Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 40

Tổng truy cập: 1346986

Cả Nhà Cùng Thai Giáo

Cả Nhà Cùng Thai Giáo

*************

  • Giảng viên Phạm Thị Thúy, Thạc Sĩ Xã Hội Học và Thực Hành Phương Pháp Sư Phạm. Cty Tham vấn và đào tạo Kỹ năng sống. Giảng viên Học viện Hành chính, trình bày về đề tài “Kỹ năng thai giáo. Bí quyết giúp con phát triển toàn diện” và
  • Giảng viên Nguyễn Thị Thanh Thúy, Chuyên Viên Xã Hội Học. Hội Phó Hội Quán Các Bà Mẹ- Công ty Tham vấn KỸ NĂNG SỐNG trình bày đề tài “ Cả Nhà Cùng Thai Giáo”. 

Song Thúy hôm nay đến với Chương Trình ngoài tư cách là một diễn giả thuyết trình còn với tư cách là những người đã từng làm mẹ và áp dụng phương pháp thai giáo cho chính đứa con của mình khi mang thai

Cả hai sự kiện hòa quyện vào nhau những tiết mục ca múa hát được xen kẽ vào các phần thuyết trình của hai giảng viên đã tạo nên một bầu khí tràn ngập niềm vui, thân thương và cởi mở.

Lời đầu tiên giảng viên Phạm Thị Thúy đưa ra là một câu kinh thánh trích trong sách Sáng Thế. Lời của Thiên Chúa phán khi tạo dựng con người. “Hãy sinh sản ra nhiều trên mặt đất và thống trị trái đất” (Sáng thế 1:28). Và một câu hỏi mà giảng viên đã đặt ra là: Vậy chúng ta đã thống trị được trái dất chưa? Chúng ta có muốn con cái chúng ta có cái tài, cái tâm như Thiên Chúa muốn hay không? Các bạn là những người may mắn hơn những người khác vì các bạn có Đức tin vào Thiên Chúa. May mắn khác nữa là Tôn giáo có những buổi sinh hoạt cộng đồng, ca hát, cầu nguyện với nhau. Đây chính là những thuận lợi hết sức tốt đẹp để giúp cho các bạn về mặt tinh thần, về tâm linh, giảm đi những bất ổn về tâm sinh lý của các bạn.

Là một khán giả lắng nghe, tôi thầm nghĩ. Câu kinh thánh trong sách Sáng thế đoạn 1 câu 28 đó là: “Lời chúc phúc của Thiên Chúa và Ngài mời gọi con người cùng cộng tác với Ngài trong công trình sáng tạo, Ngài chia sẻ quyền năng cho con người trong vai trò sáng tạo nên “một sự sống mới” và đưa sự sống đó vào cuộc đời. Như thế, con người được đứng trong vị trí ‘đồng sáng tạo và đồng thống trị’ cùng Thiên Chúa ”. 

Nhưng tôi phải hiểu vai trò đồng thống trị theo nghĩa nào đây?

  • Thống trị có phải là thu tóm quyền lực, tài nguyên, kỹ thuật tiên tiến trong tay rồi để làm bá chủ hoàn cầu như một một vài quốc gia đang âm thầm muốn thực hiện?
  • Thống trị có phải là gom góp nhiều tiền của, cố chiếm cho được một chút địa vị nào đó trong xã hội, tạo cho mình một uy tín, một thế lực, để rồi một lời tôi nói ra mọi người răm rắp phải tuân theo?
  • Thống trị có phải là ăn trên ngồi trước và ra lệnh cho người này làm việc này, người kia làm việc nọ theo ý mình muốn, mà bất chấp những điều mình muốn có hợp lý hay không?

Chắc chắn không phải thống trị theo cách này rồi, vì nó không đem con người lại gần nhau hơn, nó chỉ làm cho con người thêm thù nghịch và xa cách nhau. Những gì không đem lại lợi ích cho con người, không đem lại sự bình an, sự yêu thương, niềm hạnh phúc cho con người là những thứ mà chúng ta không thể nào đón nhận.

Giảng viên Phạm Thị Thúy đã đưa ra 4 điều lợi ích khi áp dụng thai giáo là:

1.    Tốt đẹp cho con

2.    Gắn bó gia đình

3.    Tu dưỡng được mình

4.    Lợi nhà, ích nước

 Áp dụng thai giáo nghĩa là nuôi dạy con từ lúc 0 tuổi, từ khi còn là bào thai. Công việc này được tiến hành đồng thời cả hai mặt thể chất và tinh thần. Vì thời kỳ trong bụng mẹ là thời gian vàng để bà mẹ giúp con NÊN NGƯỜI TỐT ĐẸP sau này. Và người mẹ là người thầy vĩ đại nhất của người con. Đây là một bản năng tự nhiên gắn liền với những ai mang nỗi khát khao làm cha làm mẹ.

Giảng viên cũng chia sẻ các bài tập tác động đến 5 giác quan của mẹ và bé. Vì những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy… đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu của mình giúp nuôi dưỡng tinh thần, tình cảm, trí tuệ của trẻ.

Thính giác

v  Bài 1: Người mẹ nằm thư giãn nghe nhạc có âm điệu nhẹ nhàng, du dương. Có thể là nhạc cổ điển, nhạc dân ca, nhạc không lời…2 mẹ con nên nghe ngày 2 lần, vào những giờ nhất định, liên tục hàng ngày.

  • Kích thích sự phát triển trí tuệ và tình cảm của trẻ
  • “Nếu con người nghe những âm thanh như những bản giao hưởng nổi tiếng của Beethovan, những bản sonat của Schubert, Mozart, Chopin… thì con người sẽ có những tính cách anh hùng, đại trượng phu… Còn nghe những bản nhạc thời hiện đại nghe lắm chỉ sinh ra những con người hạn hẹp đầu óc, những kẻ bần tiện tiểu nhân” (Trích trong sách Thai giáo – Tủ sách thực dưỡng)

v  Bài 2: Người mẹ nghe tiếng nhạc từ thiên nhiên: tiếng chim hót, lá reo, nước chảy.

v  Bài 3: Người mẹ nghe những lời nói dịu dàng từ người bố, giọng tôn trọng thương yêu từ mọi người xung quanh.

v  Bài 4: Người mẹ hát hoặc hát ru, nói chuyện cho con nghe càng có lợi cho cả 2 mẹ con.

  • Điều GS.Khê trăn trở, trong lúc tại Canada các bà mẹ tương lai tìm mua đĩa hát ru 3 miền của Việt Nam cho thai nhi nghe. Rồi có bà mẹ Hà Lan lại học hát ru, con gái cô ấy hát được ru bằng tiếng Việt cho GS nghe...
  • Vậy mà các bà mẹ Việt Nam hiện đại lại tìm đến nhiều đĩa nhạc giao hưởng nước ngoài...
  • Các bài tập này giúp em bé sẽ biết nói và biết cách dùng những từ phức tạp rất sớm. Những đứa trẻ này sẽ có phản xạ nhanh hơn đối với những tác động từ bên ngoài, dễ thích nghi với ngoại cảnh, chịu lắng nghe bố mẹ nói lâu hơn, ít khóc, ít hờn dỗi hơn so với những đứa trẻ khác.
  • Một thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ, với sự tham gia của 700 người sắp làm bố mẹ, có một người tên R. Danienxo tham gia cuộc thí nghiệm đã áp má vào bụng vợ và nói: “Bé ơi, bố đây”, Thai nhi trả lời bằng cách đạp chân. Đấy là phản xạ trước tiếng nói. Khi đứa trẻ sinh ra, người bố ngay lập tức nói chuyện với đứa trẻ và nhắc lại “Bé ơi, bố đây”. Nghe câu nói đó, bé quay lại nhìn bố. Đứa bé phát triển nhanh một cách lạ thường. Mới 4 tháng em đã gọi mẹ và bố, lên 7 tháng đã bắt đầu biết đi, lên 15 tháng đã biết nói sõi những tiếng phức tạp.

Bằng cách này có thể dạy trẻ các nội dung như:

  • Toán học: đọc cho con nghe từ 1-10, từ 1-100, phép cộng trừ đơn giản...
  • Tiếng Anh hay tiếng Việt: đọc bảng chữ cái, những từ đơn giản, những đoạn hội thoại ngắn…
  • Đọc những câu chuyện thiếu nhi, chuyện danh nhân, gương người tài đức…

Thị giác:

  • Bài 1: Người mẹ nhìn những cảnh đẹp, tranh đẹp trong lòng thư thái yêu đời rất có lợi cho tâm tính của đứa con sau này.
  • Bài 2: Người mẹ ngắm những đứa trẻ đáng yêu, những người mình thương mến, trân trọng, tôn kính.
  • Bài 3: Nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, có hoa tươi trong phòng. 
  • Bài 4: Người mẹ trang điểm nhẹ, sửa soạn quần áo để ngắm mình thấy tự tin.

Khứu giác

  • Bài 1: Người mẹ ngửi những hương thơm mà mình thích như nước hoa, mùi hoa quả, cây cỏ.
  • Bài 2: Người mẹ được ngửi những thức ăn ưa thích

Vị giác:

  • Bài 1: Người mẹ ăn những thức ăn n

home Mục lục Lưu trữ