Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 34
Tổng truy cập: 1359407
ĐỨC KHÔN NGOAN CỦA THIÊN CHÚA
Jorathe Nắng Tím
Những nuối tiếc, hối hận làm ray rứt con người hơn cả, nhất là khi về già, chính là những chọn lựa và quyết định thiếu khôn ngoan, những hành vi dạo dột, thái qúa bất cập, và thiếu chuẩn mực của mình trong quá khứ, bởi càng sống, người ta càng cảm nhận đức khôn ngoan thực “quý hơn trân châu bảo ngọc”, chẳng gì sánh được, “vì vàng trên cả thế giới, so với Đức Khôn Ngoan, cũng chỉ là cát bụi” (Kn 7, 9).
Thực vậy, Đức Khôn Ngoan quý hơn cả “sức khoẻ và sắc đẹp”, “vì vẻ rực rỡ của Đức Khôn Ngoan chẳng bao giờ tàn lụi” (Kn 7, 10.11). Nhưng đâu là Đức Khôn Ngoan mà Thiên Chúa muốn ở con người? Đâu là Đức Khôn Ngoan làm cho chúng ta được trở nên “bạn hữu với Thiên Chúa, và được Ngài tin cậy ” (Kn 7, 14) ?
Thánh Phaolô trả lời cho cộng đoàn tín hữu Do Thái: Đó là Lời Thiên Chúa, vì là “lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi” (Dt 4,12. Theo thánh nhân, Lời Thiên Chúa giúp chúng ta nhận định rõ vấn đề, phân tích ngọn ngành, đến nơi đến chốn và phân định chính xác để đúng đắn chọn lựa.
Sở dĩ Lời Chúa ban ơn khôn ngoan cho chúng ta trong mọi lựa chọn, vì tất cả con người của ta được lộ nguyên hình trước ánh sáng của Lời Chúa, như thánh nhân quả quyết: “Không có loài thọ tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bầy trước mặt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ” (Dt 4, 13).
Chính vì được phơi bày trần trụi trước Lời Chúa, mà những bóng tối thành kiến, thiên kiến, những mảng tối ích kỷ, tham lam, ganh ghét, thù hận trong chúng ta được ánh sáng Lời Chúa xua đuổi, quét sạch, để chúng không ảnh hưởng trên phân định và chọn lựa của chúng ta, nhờ thế, chúng ta có sự khôn ngoan khi phân định, khôn ngoan khi chọn lựa, khôn ngoan khi hành động.
Qua kinh nghiệm bản thân, chúng ta không khôn ngoan, phần lớn vì đã kiêu căng, tìm danh vọng, quyền lực, và ích kỷ, tham lam, đố kỵ, hận thù; chúng ta thiếu khôn ngoan vì đã không đủ yêu thương tha thứ, không đủ quảng đại chia sẻ, không đủ kiên trì chịu đựng, và nguyên nhân đưa đến những “thiếu khôn ngoan, không khôn ngoan” ấy, chính là vì Lời Chúa là Ánh sáng đã không chiếu sáng tâm trí, Lời Chúa là sự sống đã không nuôi dưỡng tâm hồn, Lời Chúa là Nguồn Vui, Hy Vọng đã không làm tươi trẻ đời sống chúng ta.
Đức Giêsu trong Tin Mừng hôm nay đã cho chúng ta thấy sự cần thiết của Đức Khôn Ngoan để người môn đệ đi theo Ngài nhận ra: đâu là mục đích của đời mình, đâu là cùng đích của đường đời, đâu là bến bờ sẽ phải đạt tới?
Khi hỏi Đức Giêsu: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” (Mc 10, 17), người thanh niên giàu có đã nói lên mục đích tối hậu của đời người là được sống đời đời trong Nước Thiên Chúa. Hơn nhiều người, anh đã biết: chỉ sự sống đời đời mới là gia nghiệp đích thực, mới là Hạnh Phúc vĩnh cửu mà con người đi tìm trên hành trình cuộc sống.
Khi trả lời anh, Đức Giêsu cũng khẳng định Nước Trời là mục đích tối hậu con người phải tìm đạt tới khi nói với anh và những người có mặt: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (Mc 1, 21). Điều này đồng nghĩa với điều kiện để đi theo làm môn đệ Ngài.
Như thế, Đức Khôn Ngoan mà Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta, chính là Đức Khôn Ngoan của Từ Bỏ, như Đức Giêsu “vốn dĩ là Thiên Chúa” “nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nõi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2, 6. 7-8).
Đức Khôn Ngoan ấy chắc chắn không phải sự khôn ngoan của loài người, bởi Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa không đi tìm những sự thế gian tìm, không mơ ước những điều thế gian mơ ước. Trái lại, những gì bị coi là “điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất” lại là khôn ngoan “đối với những người được cứu độ” (x. 1 Cr 1,18), và thánh Tông Đồ dân ngoại quả quyết: “Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do Thái hay Hy Lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa . Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1 Cr 22-25).
Chính vì nhận ra sự khác biệt quá lớn giữa Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa và sự khôn ngoan của loài người, và vực thẳm khó vượt qua của người giàu không biết từ bỏ đã được Đức Giêsu so sánh: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu vào Nước Thiên Chúa” (Mc 10,25) mà các môn đệ đã sửng sốt thưa với Ngài: “Thế thì ai có thể được cứu?” (Mc 10,26).
Vâng, “thật khó biết bao!” (Mc 10, 24), vì “đối với loài người thì không thể được” (Mc 10, 27), với sự khôn ngoan của loài người thì chẳng bao giờ đạt tới Thiên Chúa, hay vào được Nước Trời, nhưng “đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được”, vì Đức Giêsu chịu đóng đinh chính là “sức mạnh và khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1, 24), bởi Ngài “đã cam chịu tử hình, đã phải nếm sự chết, là để cho mọi người được cứu độ” (Dt 2, 9), là mục đích tối hậu của Đức Khôn Ngoan nơi những người lắng nghe Lời Chúa hằng thao thức, khao khát kiếm tìm.
Lm. Thái Nguyên
Qua bài Tin Mừng, ta thấy người thanh niên có đời sống luân lý thật tốt. Anh ta còn cả một ước mơ cao vời là muốn có “được sự sống đời đời làm gia nghiệp”. Một thanh niên có được đời sống tốt lành như vậy trong xã hội hôm nay quả thật rất hiếm. Bao nhiêu thông tin hằng ngày cho thấy bộ mặt giới trẻ thật đáng ngại: trong đời sống luân lý thì phóng túng; trong quan hệ tình yêu thì gian dối; trong giao dịch kinh tế thì mánh mung lừa đảo; trong bổn phận thì thiếu trách nhiệm; trong việc chung thì đùn đẩy; trong học hành thì đối phó, gian lận… Những gì là đạo đức, hiền lành, chân thật, dường như không còn nữa.
Đối với phái nam như trung, hiếu, hay nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, xem ra đã lạc hậu; đối với phái nữ thì công, dung, ngôn, hạnh, có lẽ đã lỗi thời. Có nhiều lý do bức bách giới trẻ, làm cho họ bị tha hóa. Đúng hơn đó là hậu quả của một xã hội hay một lối sống vô thần, chỉ biết gia tăng kinh tế mà không biết gia tăng đạo đức, chỉ biết tôn thờ khoa học kỹ thuật mà không biết đến Đấng chí tôn, nên tạo ra một lớp người hỗn loạn, yêu cuồng sống vội, nóng ruột kiếm tiền, mê man hưởng thụ, và sẵn sàng đánh đổi tất cả để có được những gì mình muốn. Trong bối cảnh như vậy, chủ nghĩa duy lợi lên ngôi, là con đẻ của chủ nghĩa duy vật. Nhưng dù sao thì mỗi người vẫn có tự do để sống cuộc đời mình, không thể đổ trách nhiệm cho xã hội hay một lớp người nào.
Dù sao giữa đám rừng vẫn có những bông hoa đẹp như người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay. Gặp được Đức Giêsu, anh ta vui mừng hỏi… Nghe Đức Giêsu trả lời, anh ta càng vui mừng hơn vì thấy mình đã sống tốt mọi đòi hỏi của giới luật. Nhưng khi nghe Đức Giêsu mời gọi từ bỏ tất cả để đi theo Ngài… thì anh ta sa sầm nét mặt xuống, và buồn rầu bỏ đi. Không những thế mà xem ra anh ta còn có đau sâu hơn, vì thấy mình có lý tưởng sống mà lại không sống lý tưởng. Anh anh ta bị tiền của trói buộc, không có can đảm thoát ra. Biết rằng sự sống đời đời là trên hết, nhưng đành thúc thủ. Anh ta rất buồn và Đức Giêsu cũng thật buồn. Tình huống đáng buồn này sẽ còn tái diễn mãi mỗi khi ta yêu mình hơn yêu Chúa, yêu của cải hơn yêu con người.
Đức Giêsu cho thấy người giàu có khó vào Nước Thiên Chúa biết bao! Vào thời Chúa Giêsu, giàu có được coi là một phúc lành, vậy mà Ngài lại coi đây là một cản trở nguy hiểm. Của cải tiền bạc dễ làm người ta khép kín trước Thiên Chúa và tha nhân. Trong một sứ điệp Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Việc coi trọng tiền bạc quá đáng không những làm ta xa lìa tha nhân nhưng còn làm cho con người mình trở nên trống rỗng, bất hạnh, sống ảo tưởng, vì đã thay thế Thiên Chúa bằng các của cải vật chất. Làm sao ta có thể hiểu được lòng nhân từ của Thiên Chúa nếu tâm hồn ta đầy tự mãn và những dự phóng riêng của mình, tưởng mình có thể đảm bảo tương lai cho mình?”
Bi kịch của thanh niên trong Phúc Âm cũng là bi kịch của mỗi người chúng ta, vì ai cũng từng bị giằng co giữa ước mơ bay cao và sự kéo ghì của vật chất, giữa lý tưởng và thực tế, giữa cao thượng và tầm thường. Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì. Cuộc sống là một cuộc trao đổi, cái gì cũng phải trả giá. Đó là quy luật tự nhiên của đời sống con người, những gì đi ngược lại sẽ bị đào thải. Không biết người thanh niên giàu có này sẽ như thế nào, nhưng trước mắt khó mà hạnh phúc, cho dù nỗi buồn kia anh ta có tìm cách quên đi, nhưng sự khao khát vô biên vẫn không ngừng ray rứt.
Theo Đức Giêsu là chấp nhận mọi tình trạng, có thể là trắng tay, nhưng lạ thay lại được gấp trăm ngay từ đời này. Đó là điều mà Ngài đã quả quyết với các môn đệ, nhưng điều cao quí nhất vẫn là sự sống đời đời, là chính Thiên Chúa. Thực ra, người theo Chúa mất quá ít mà được thì quá nhiều. Thân phận con người ngay từ bản chất cũng đã gắn liền với mất mát và khổ đau, nên dù có bị ngược đãi hay bách hại vì Chúa Giêsu thì cũng chẳng đáng là gì. Thánh Phaolô đã nói lên điều đó:“Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta.” (Rm 18, 18).
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Là người ai cũng ươm mơ dệt mộng,
ai cũng muốn sống an vui và hy vọng,
đều muốn đạt được những ước mong.
Hơn thế nữa,
Chúa còn đặt nơi lòng người một khát vọng,
muốn sống hoài trong hạnh phúc hiệp thông.
Như người thanh niên giàu đã hỏi Chúa,
phải làm gì để được sống đời đời?
Nghe Chúa trả lời, anh ta chới với,
vì phải bán hết của cải đem bố thí,
rồi lên đường và tiến bước theo Ngài.
Biết rằng sự sống đời đời là trên hết,
nhưng anh không muốn bị mất hết,
nên lặng lẽ cúi đầu rồi quay gót,
anh rất buồn và Chúa cũng thật buồn.
Tình huống này sẽ còn luôn tái diễn,
khi con yêu mình hơn yêu Chúa,
yêu của cải hơn yêu con người,
yêu đời này hơn yêu sự sống đời sau.
Thực tế từng ngày theo Chúa,
cuộc đời con vẫn có những giằng co:
ước mơ bay cao và kéo ghì của vật chất;
muốn cho đi nhưng cũng muốn giữ lại;
muốn dâng trao nhưng cũng muốn thu vào.
Xin cho con có được lòng can đảm,
bán dần đi mọi sở hữu trong đời,
để bước đi theo Chúa ở mọi nơi,
như Chúa vẫn kêu mời và mong đợi,
vì con chỉ có Ngài là tất cả Chúa ơi! Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam