Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 132
Tổng truy cập: 1348375
Một vợ một chồng
Kinh Thánh kể lại một câu chuyện thật trớ trêu: Cụ Abraham gần một trăm “cái xuân xanh” mà chưa được mụn con nào cho vui cửa vui nhà, thế mà Thiên Chúa còn hứa cho dòng dỏi ông sẽ đông đúc như “Sao trên trời” , như “Cát dưới biển” . Bà Sara nhanh nhảu hiến kế cho chồng, hãy lấy đứa gái tơ Agar của bà làm thiếp. Khốn thay khi Agar vừa mới có thai, đã khinh khi bà chủ ra mặt. Bà liền than thở nhỏ to với chồng, ông đã cho bà tự do quyết định.
Thế là Agar bị hành hạ khốn khổ, đến nỗi phải trốn ra khỏi nhà, không còn mãnh đất dung thân. Một “Bài học xương máu” cho cảnh sống đa thê. Hạnh phúc vừa mới ghé thăm phải tức tưởi đội nón ra đi!
Anh chị thân mến!
Đạo “Một vợ một chồng” là luật lệ ngàn đời của Thiên Chúa, là luật tự nhiên xã hội, nó cũng hợp với tâm lý vợ chồng, là không muốn bị chia sẻ. Hơn nữa, nó còn là yếu tố quan trọng mang lại hạnh phúc cho gia đình.
1. Một vợ một chồng là luật Thiên Chúa
Thật vậy, khi tạo dựng Adam Evà, Thiên Chúa phán: “Cả hai sẽ trở nên một xương một thịt” (St 2,24).
Chỉ khi con người phạm tội, chế độ đa thê và đa phu mới nảy sinh, phụ nữ trở thành “đồ chơi” của nam giới. Thảm trạng ngoại tình cũng theo đó phát triển, làm rối loạn và ly tán biết bao gia đình, đến độ Thiên Chúa phải ra lệnh: “Ngươi không được ngoại tình, không được ham muốn vợ người ta” (Xh 20,14.17).
Chính Đức Kitô, trong một cuộc tranh luận với người biệt phái về vấn đề ly dị, đã nhắc lại ý định của Thiên Chúa: “Các ngươi đã chẳng đọc thấy rằng: Từ thuở ban đầu, Thiên Chúa đã dựng nên một nam một nữ đó ư. Và Ngài đã phán: Bởi thế người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mình để khăn khít với vợ và cả hai chỉ còn là một thân xác” (Mt 18, 3-5). Nếu cả hai chỉ còn là một, thì người thứ ba không thể chen chân vào.
Theo triết lý Phương Đông: Vợ chồng trong hôn nhân như hai mặt của một đồng tiền, như hai thanh sắt của đường ray xe lửa, rất cần có nhau. Thật là thú vị và đầy ý nghĩa khi nói:
“Mình với ta tuy hai mà một,
Ta với mình tuy một mà hai”
Một tình yêu, một cuộc sống, một hạnh phúc và một trách nhiệm, nhưng vẫn tôn trọng sự khác biệt. Khác biệt nhưng không đối chọi, có thể đồng tình nhưng không đồng hoá; tái lại, còn bổ túc cho nhau, cùng nhau đồng hành:
“Đôi ta lên thác xuống ghềnh
Em ra đứng mũi cho anh chịu sào”
Ông cha ta rất thâm thuý khi đặt trên môi miệng người chồng gọi vợ là “mình ơi” , và vợ cũng gọi lại chồng là “mình ơi”. Bởi vì chử “mình” vừa thân xác vừa là anh, vừa là em, vừa là chúng ta. Hai tiếng “mình ơi” sao nó “Ngọt như đường cát, mát như đường phèn” , thấm tới lục phủ ngũ tạng, làm chết lịm con tim, đến nỗi vợ chồng không thể nào xa nhau:
“Vợ chồng đầu gối má kề,
Lòng nào mà bỏ mà về cho đang,
Hồ về chân lại đá ngang,
Vè sao cho đứt cho đang mà về.”
Nếu người kia phải ra đi thì người còn lại như ngu ngơ dại khờ:
“Người đi một nữa hồn tôi mất,
Một nữa hồn tôi bổng dại khờ”
Tình vợ chồng “Hai trong một” ấy cũng được Maria Lowell diển tả rất sâu sắc
“Hai tâm hồn cùng một ý nghĩ,
Hai trái tim chung một nhịp đập”.
Thánh Phaolô còn tâm lý hơn khi nói: “Ai yêu vợ là yêu chính mình” (Ep 5,28). Hai vợ chồng đã trở nên một xương một thịt thì yêu thương nhau là lẽ bình thường. Bởi có ai ghét mình bao giờ?
2. Một vợ một chồng hợp với tâm lý vợ chồng
Cổ nhân đã từng nói:
“Trăm năm trăm tuổi
May rủi một vợ một chồng,
Tơ duyên âu cũng đành lòng
Dẫu ai thêu phungj vẽ rồng mặc ai”
Đăc tính của tình yêu là không chấp nhận chia sẽ, không muốn có người thứ ba:
“Lấy chồng cho đáng tấm chồng,
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng”
Nếu tình yêu vợ chồng mà san sẻ cho người thứ ba thì sớm muộn gì cặp uyên ương ấy, cho dù “Trai tài gái sắc” cũng phải nghẹn ngào nấc lên bản biệt ly:
“Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi”
3. Một vợ một chồng bảo đảm hạnh phúc
Muốn có hạnh phúc thì phải sống hoà thuận. Muốn sống hoà thuận phải xây dựnh hoà bình. Mà có hoà bình thế nào được khi phải sống trong cảnh “Một ông hai bà” . Trường hợp bà Sara là một điển hình. Chính bà đã tình nguyện trao nàng Agar cho Abraham. Thế mà cô dâu dám lên mặt khinh khi bà chủ. Hậu quả thế nào chúng ta đã rõ
Thời nay, hai vợ ở chung một nhà, cuộc nội chiến chỉ là một sớm một chiều. Quả bom nổ chậm để trên giường nằm, hạnh phúc mong manh như “Ngàn cân treo sợi tóc”
Việc giáo dục con cái còn nan giải hơn nữa. Muốn giáo dục con cái cho hiệu quả, vợ chồng phải trên dưới thuận hoà, gia đình sống trong hiệp nhất, như lời cha ông đã dạy:
“Vợ chồng là nghĩa tào khang,
Chồng hoà vợ thuận nhà thường yên vui,
Sinh con mới ra thân người,
Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no.”
Nhưng hoà thuận thế nào được, khi trong gia đình luôn có chiến tranh. Hai trái tim đàn bà đã khó hoà hợp, huống chi là còn tình địch của nhau, thì việc sống chung hoà bình chỉ là chuyện hoang đường.
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Nỗi này vì biết đường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong!”
Chẳng thế mà một nhà thơ Việt Nam đã thốt lên”
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
Anh chị thân mến!
Ở phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng có một khu chợ khá sầm uất tên “Cợ Bà Kỷ”. Bà kỷ là người sáng lập ra khu chợ này từ năm 1965.
Giờ đây tuổi đã xế chiều, bà sống hạnh phúc bên người chồng tài hoa về đàn ca, mặc dù vẫn không nguôi nhớ chợ.
Tìm nhà bà Kỷ - ông Xuân không mấy khó khăn, bởi dân vùng này không ai không biết đến đôi vợ chồng già, giữ nếp gia phong vang tiếng khắp vùng. Thấy khách đến, ông đỡ bà dậy, ra chiếc ghế dài đón nắng ấm. Ở tuổi ngoài 80 của bà và 85 của ông, tình cảm vợ chồng vẫn được bà chắt chiu, gìn giữ. Dù đã có 14 đứa cháu cố nhưng ông vẫn kể cho bà nghe truyện tiếu lâm, rồi chuyện làng chuyện xóm để bà giảm đi đau đớn của bệnh tật.
Ông dạo đàn vài khúc nhạc cho bà nghe rồi móm mém:”Không có thứ thuốc nào thần diệu bằng âm nhạc của tui đâu. Bà nghe thì bệnh thuyên giảm đến 7- 8 phần” Bà cười, vẻ mãn nguyện vì hạnh phúc.
M. Montaigne đã nói: “Thời gian sống không đo được bằng tháng năm dài, nhưng đo được bằng chất lượng cuộc sống.”. Xin tặng anh chị mẫu gương tuyệt vời đó, với lời cầu chúc cho anh chị sẽ mãi thuỷ chung với nhau tới “Đầu bạc răng long”, và vui hưởng một niềm hạnh phúc sung mãn, trong một gia đình tràn đầy sự tình thương, đầm ấm.
Thiên Phúc
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam