Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 45
Tổng truy cập: 1347964
SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT III CHAY B
Ðền thờ gia đình
Ai cũng tin rằng Chúa Giêsu là Ðấng hiền lành và khiêm nhường vì chính Ngài đã từng nói và làm theo chân lý ấy. Thế nhưng có một biến cố xảy ra đã khiến Ngài nổi giận và ra tay hành động rất mạnh mẽ cho dù Ngài sẽ phải trả một giá rất đắt. Chắc chắn phải có một điểm gì đó làm cho Chúa của chúng ta nổi nóng như thế. Kinh nghiệm cuộc sống cho tôi thấy rằng dù cho một người có tốt lành và thánh thiện đến đâu đi chăng nữa thì cũng phải có lúc bộc phát ra sự nóng nảy và giận dữ. Bởi thế mới có câu “ngấm ngầm mà giết voi.” Dĩ nhiên, Chúa chúng ta không thuộc thành phần đó. Trên đời này, không ai hoàn toàn không có sự bực mình hay nóng giận nhất là khi phải đối diện với sự xúc phạm, bất công hoặc gian ác quá đáng. Tôi biết có những người rất hiền và hay mỉm cười vui vẻ nhưng lâu lâu nổi nóng lên thì ôi thôi chẳng ai cản nổi. Nếu tôi hiền lành đến độ gặp một người đang bắt nạt người kia một cách quá bất công và dã man mà tôi không tỏ ra khó chiu hay nóng giận thì tôi chưa hẳn là người hiền lành và khiêm nhường.
Trong Tin Mừng Chúa Nhật thứ ba Mùa Chay năm B, Chúa Giêsu cằm dây thừng xua đuổi những người buôn bán chiên, bò, dê, cừu ra khỏi đền thờ. Ngài đẩy những bàn đổi tiền và nói với những người bán chim câu: “nhà Cha tôi là nơi thờ phượng, đừng biến nó thành cái chợ.” Chợ là nơi đổi chác, nơi mà tiền trao cháo múc, nơi mà bà con trả giá và đấu giá qua lại rất ồn ào. Ngày nay, các nước văn minh như Mỹ thì không còn nhiều chợ (market) nữa mà được thay thế băng những siêu thị (supermarket).
Tại sao Chúa nổi nóng? Chúa nổi nóng trước tiên là vì có những anh tư tế, biệt phái, và luật sỹ lợi dụng những sự buôn bán để trục lợi cá nhân. Những chuyện như móc nối với những người bán hàng hoặc đặt bà con họ hàng vào ngồi bán và đổi chác những chỗ ngon khó lòng không xảy ra. Nhưng ở đậy, Chúa Giêsu nổi giận là vì trước hết họ đã biến nhà Cha Ngài thành nơi mất trật tự, ồn ào và quá nhiều về chuyện buôn bán và thủ lợi bỏ túi riêng. Người giàu thì không nói, nhưng họ đã vô tình làm khổ cho những người vốn đã nghèo khổ không đủ tiền ăn uống qua ngày cỡ như bà góa nghèo bỏ hai đồng xu vào đền thờ. Làm sao Chúa chịu nổi khi thấy những người nghèo rớt mồng tơi phải mua những lễ vật hoặc nộp tiền cho đền thờ trong khi mấy anh tư tế lãnh đạo cứ mặc nhiên bỏ túi và không một chút cảm thộng hoặc cho họ được miễn trừ. Làm sao Chúa chiu nổi khi thấy sự buôn bán và trao đổi trở thành điểm chính yếu trong tâm tư của những người đi tới đền thờ gọi là để thờ lạy Chúa.
Ðền thờ là nơi để thờ phượng, ca tụng và lắng nghe Lời Chúa. Tâm tình của người đến nhà Chúa phải hoàn toàn khác với người đi chơ. Người đi chợ thì làm đủ mọi cách để mua cho rẻ, càng rẻ càng tốt, có nhiều khi phải gian trá thì mới mua được giá rẻ. Nói chung chợ là nơi tiền trao thì cháo múc. Chợ là nơi bỏ tiền vào máy thì thức ăn hoặc đồ dùng tự động ra. Nếu giáo dân đi nhà thờ mà cứ nghĩ rằng mình bỏ thời giờ nhất là tiền bạc vào thùng tiền thì Chúa phải cho mình điều này điều nọ như khỏi bệnh hoặc làm ăn khá giả thì có khác gì Chúa của mình là cái máy hoặc cái chợ? Dĩ nhiên ai đã quảng đại với Chúa thì Chúa sẽ quảng đại với người ấy, nhưng người có niềm tin đến nhà thờ trước hết là để thờ phượng và ca tụng Chúa trước cái đã. Sau đó lắng nghe xem Ngài muốn dạy dỗ ta sống thế nào rồi sau đó mới xin cho ơn lành phần xác. Không phải lúc nào Chúa cũng chiều theo ý của ta khi ta xin được khỏi bênh, giàu có, may mắn, thành công hoặc đỗ đạt…Nếu ta đặt quá nặng về phép lạ thì hãy coi chừng vì trong phần cuối của Tin Mừng Chúa Nhật này, Chúa Giêsu không tín nhiệm những người tin vào Ngài chỉ vì những dấu lạ Ngài làm (Gioan 2:23-25). Ngài chỉ tín nhiệm những ai biết lắng nghe và sống Lời Thiên Chúa cũng như biết tuân giữ Mười Giới Răn. Ðến nhà thờ mà không hấp thụ được một chút Lời Chúa để mang ra ngoài sống thì coi như là một điều rất thiếu xót.
Nói đến đền thờ thì không gì quan trọng bằng đền thờ tâm hồn. Thánh Phaolô nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng thân xác chúng ta chính là đền thờ của Thiên Chúa. Sở dĩ nghe và sống Lời Chúa và giữ Mười Giới Răn quan trọng vào bậc nhất là vì nhờ thế mà thân xác và linh hồn chúng ta mới xứng đáng là đền thờ Chúa cư ngụ. Chúa Giêsu chính là đền thờ đích thực của Thiên Chúa vì Ngài hằng vâng theo Ðức Chúa Cha mọi đàng. Ngài sinh ra và chết đi để cứu đền thờ tâm hồn của chúng ta chứ không phải đền thờ Giêrusalem hay bất cứ đền thờ đá gạch nào. Ngài nói, “phá đền thờ này đi và tôi sẽ cho chỗi dậy sau ba ngày. ” Ý Ngài muốn ám chỉ chính Ngài là đền thờ sống đông nhất của Thiên Chúa và Ngài cũng muốn tẩy rửa đền thờ tâm hồn chúng ta. Hôm nay Chúa Giêsu đã làm mạnh để dẹp bỏ những thói xấu và tật hư của những con người chưa hiểu rõ và sống đúng về giá trị của đền thờ. Vì vậy, Ngài đã bị ghét và cuối cùng bị giết chết. Nhưng cái chết của Ngài đã gầy dựng lên biết bao đền thờ tâm hồn trên thế giới.
Là người Công Giáo, mọi người trở nên một đền thờ của Chúa Giêsu sau khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Bí Tích Thêm Sức lại làm cho ta mạnh mẽ trong Chúa Thánh Thần rồi đến Bí Tích Thánh Thể cho ta trở nên nơi Chúa Phục Sinh ngự trị. Xác tín được như thế, mỗi người trong gia đình sẽ nói năng, cư xử với nhau trong tinh thần kính trọng và khiêm tốn. Ngoài ra, trong tình yêu vợ chồng thì không nên có sự tính toán và thứ lỗi cho nhau. Tình yêu chân thật thì sẽ trao ban và chia sẻ một cách tình nguyện và không tính toán. Chúa Giêsu người yêu của Giáo Hội đã sống tình yêu và hy sinh cho Giáo Hội một cách vô điều kiện.
Ước chi, những đền thờ tâm hồn của cha mẹ và con cái sẽ tạo thành một đại thánh đường đẹp đẽ nhất nơi mà những nhân đức tốt lành được nổi bật từ tâm hồn mọi phần tử trong gia đình.
Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH (26/04/2025) .: Thánh Toma và vết thương lòng thương xót Chúa (26/04/2025) .: Hãy nhìn xem (26/04/2025) .: “Tôi nhận ra bạn…” (26/04/2025) .: Vui mừng vì thấy Chúa. (26/04/2025) .: Lỡ hẹn (26/04/2025) .: Sống đức tin. (26/04/2025) .: Lòng thương xót. (26/04/2025) .: Lòng Chúa xót thương (26/04/2025) .: Niềm tin Chúa Phục Sinh (26/04/2025) .: Đức tin là một sự tăng trưởng. (26/04/2025) .: Tần số tình yêu (26/04/2025) .: Đức tin ngọn đuốc cuộc đời (26/04/2025) .: Tôma đa nghi (26/04/2025) .: Gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh. (26/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam