Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 48
Tổng truy cập: 1351144
Làm theo Lời Chúa
- Làm theo Lời Chúa
Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã nhiều lần hiện ra với các môn đệ và với các người phụ nữ để củng cố niềm tin của họ. Chúa Giêsu Phục sinh đã hiện ra với bà Maria Mađalena (Ga 20, 14); Chúa cũng hiện ra với các môn đệ đang họp nhau trong căn phòng mà các cửa đều đóng kín. (Ga 20, 19-29); Chúa Phục Sinh còn hiện ra với các môn đệ trên đường Emmau nữa (Lc 24, 13-35).
Hôm nay, một lần nữa Chúa Giêsu Phục Sinh lại hiện ra với các môn đệ của Người, nhưng lần này Chúa hiện ra ở Biển Hồ Tibêria, nơi các môn đệ đang thả lưới. Các ông đã vất vả suốt đêm mà không bắt được một con cá nào. Một nhóm thuyền chài lành nghề, vậy mà quần quật suốt đêm, rất vất vả, lại chẳng được gì hết. Phải chăng do tâm trạng của các môn đệ không ổn định, nổi buồn mất Thầy mấy ngày qua vẫn còn, niềm tin về việc Thầy sống lại cũng chưa chắc chắn. Tâm trạng không thoải mái và ổn định, thì làm việc sao có kết quả tốt được!
Chúa hiện ra và chỉ cho các ông chỗ để thả lưới: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạng thuyền đi, thì sẽ bắt được cá”. Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá’. Kết quả thật lạ lùng, vượt quá sự mong đợi của các Tông đồ.
Chúng ta có thường xuyên làm theo lời Chúa dạy chúng ta không? Do chúng ta chưa nghe lời dạy của Chúa nên cuộc đời của mỗi người chúng ta có nhiều hư hỏng, thất bại. Muốn thành công trong mọi công việc chúng ta phải dựa vào Chúa: năng tham dự Thánh lễ và năng lãnh nhận các Bí tích. Lấy Lời Chúa dạy làm kim chỉ nam hướng dẫn mọi hành động của chúng ta. Cầu nguyện nhiều hơn không chỉ ở nhà thờ, ở gia đình mà còn ở mọi nơi mọi lúc nữa.
Nhà bác học thời danh của nước Pháp là ông Louis Pasteur. Ông được nổi tiếng chẳng những trong lãnh vực y khoa mà còn ở niềm tin sâu sắc của ông. Người ta thuật lại một lần ông đi xe lửa, có một sinh viên ngồi bên cạnh ông, thấy ông cầm tràng chuỗi đọc kinh cầu nguyện thì ngạc nhiên hỏi:
Thưa ông, thế là ông còn tin ở chuyện nhảm nhí à?
Ông điềm tỉnh trả lời:
Đúng thế. Tôi vẫn còn tin và tin đến chết. Còn cậu, cậu không tin sao?
Người thanh niên cười ngạo nghễ và nói:
Lúc nhỏ tôi tin. Nhưng bây giờ tôi không còn tin nhảm nhí thế nữa, vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông hãy quăng bỏ tràng chuỗi đó đi và học những khám phá của khoa học, ông sẽ thấy tất cả những gì ông tin từ trước đến giờ toàn là mê tín dị đoan.
Ông thản nhiên hỏi lại:
Cậu vừa nói đến những khám phá của khoa học. Cậu có cách nào giúp tôi biết những điều đó không?
Cậu sinh viên vui mừng đề nghị:
Vậy ông cho tôi địa chỉ của ông. Hôm nào tôi gởi cho ông quyển sách, để ông học biết những điều nhiệm lạ của khoa học.
Ông từ từ lấy tấm danh thiếp trao cho cậu. Đọc xong tấm danh thiếp, cậu sinh viên tái mặt, xin lỗi và cúi đầu quay đi vì xấu hổ, vì danh thiếp đề như sau: ‘Louis Pasteur, viện trưởng nghiên cứu khoa học Paris ‘.
Nhà bác học Louis Pasteur đã trả lời với chàng sinh viên: “Tôi vẫn còn tin và tin cho đến chết”; ông đã thể hiện đức tin đó bằng việc cầu nguyện, lần chuổi ngay cả lúc đi trên xe lửa. Niềm tin vào Thiên Chúa đã giúp nhà bác học Louis Pasteur thành công trong nghiên cứu khoa học.
Các Tông đồ đã nghe lời Chúa dạy mà thả lưới bên phải mạn thuyền và đã bắt được rất nhiều cá. Nhà bác học Louis Pasteur đã làm theo lời Chúa dạy: “hãy cầu nguyện luôn đừng nản chí “(Lc 18,1), nhờ đó ông đã thành công lẫy lừng trong nghiên cứu khoa học.
Còn chúng ta thì sao? Những suy nghĩ, những việc làm của chúng ta có dựa vào lời Chúa dạy không? Đời sống của chúng ta còn những hư hỏng, thất bại là do chúng ta không làm theo lời Chúa dạy, chúng chưa cầu nguyện nhiều, chưa gặp gỡ Chúa nhiều.
Xin Chúa cho mọi Kitô hữu chúng ta biết cậy dựa vào Chúa trong mọi việc, biết cầu nguyện thường xuyên và gắn bó với Chúa hơn qua việc lãnh nhận các Bí tích, để Chúa hướng dẫn chúng ta trong mọi việc làm, hầu đạt được kết quả tốt nhất ở đời này và cả đời sau nữa.
NHẬP LỄ
Yêu thương là một hoạt động sâu thẳm trong tâm hồn, nhưng cũng là một động lực thúc đẩy sức sống. Thiên Chúa là Tình Yêu và Người dựng nên con người để con người được chia sẻ tình yêu với Thiên Chúa. Tương quan cuộc sống con người với Thiên Chúa hay con người với nhau, chính là tương quan tình yêu.
– Lạy Chúa, chỉ có tình yêu / mới giúp chúng con vượt qua được mọi gian khó, để trung thành với Chúa. Xin Chúa thương xót …
– Lạy Chúa, chỉ có tình yêu / mới giúp chúng con nhận biết Chúa đang hiện diện trong cuộc sống chúng con. Xin Chúa Kitô…
– Lạy Chúa, chỉ có tình yêu / mới giúp chúng con được vào cộng đoàn “chúc tụng, ngợi khen, tôn vinh và bái phục Chúa đến muôn thuở muôn đời”. Xin Chúa thương xót…
GIẢNG
Người ta nói: Sống với nhau “vì tình vì nghĩa, chẳng ai vì đĩa xôi đầy”, cho nên những ai vì tiền vì của mà bán nghĩa bạn bè, sẽ bị người đời khinh chê sỉ nhục. Vợ chồng sống với nhau được, là nhờ vì tình vì nghĩa. Cha mẹ hy sinh cho con cái, cũng chỉ nhờ vì nghĩa vì tình. Tình càng nồng, nghĩa càng hậu, cách cư xử càng nhân ái, càng trung thực. Điều này đòi buộc chính bản thân con người phải cảm nghiệm.
Chúa Giêsu đã sống lại, nhưng chỉ vì không có thiện cảm với Chúa, luôn ganh tỵ và sợ hãi Chúa, nên các lính canh đã nhận tiền để xuyên tạc; các thượng tế, kinh sư thì tìm cách che giấu sự thật, bịt mắt bưng tai. Còn các Tông Đồ và môn đệ của Chúa thì bởi vì gặp được Chúa, nên càng xác tín hơn. Họ yêu Thầy, sống chết với Thầy, bởi vì chính bản thân họ đã được cảm nghiệm ở bên cạnh Thầy. Sự thật đã được liên kết trong tình yêu, nên họ không thể xuyên tạc hay làm ngược lại điều chính họ đã sống. Tình yêu đối với Thầy, thúc đẩy họ phải rao giảng về Thầy -cho dù có gặp phải người đời hoặc những kẻ có thế lực chống đối, ngược đãi, đe doạ mạng sống. Ông Phêrô -một con người bộc trực và cũng dễ chao đảo- nhưng sau khi đã cảm nghiệm được Tình Thương Yêu của Chúa, đứng trước hội đồng Dothái giáo đã mạnh dạn phản bác lời cấm đoán của vị thượng tế: “Phải vâng phục Thiên Chúa hơn là vâng phục người phàm” (Cv 5,29). Tình yêu đối với Thầy đã thúc đẩy ông can đảm nói lên cả những điều mà những kẻ có thế lực đang cấm cản ông, điều mà trước đây vì nhát sợ, vì chưa đủ mức độ yêu thương, ông đã 3 lần chối bỏ: “Đức Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi, nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho Người chỗi dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên, đặt làm Thủ Lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israen ơn sám hối và ơn tha tội” (5,30-31). Chỉ có Tình Yêu của Chúa và có tình yêu đối với Chúa / mới có thể giúp cho các Tông Đồ can đảm và kiên cường như thế. Cũng chỉ có Tình Yêu của Chúa và có tình yêu đối với Chúa như thế, mới có thể giúp cho Giáo Hội từ thuở sơ khai cho đến ngày hôm nay, vẫn phát triển không ngừng giữa biết bao gian nan thử thách. Thánh Gioan -được mệnh danh là “người môn đệ được Đức Giêsu thương mến” (Ga 21,7)- nhờ tấm lòng yêu quý dành cho Thầy sâu đậm hơn những anh em khác, nên sớm nhận ra Chúa trên bãi biển hơn những Tông Đồ khác.
Như thế, tình yêu đóng vai trò rất quan trọng trong tương quan giữa con người với Thiên Chúa, cho nên sau ngày sống lại, Chúa Giêsu đã muốn đặt tiêu chuẩn để trao trách nhiệm cho Thánh Phêrô: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” (21,15). Chúa Giêsu hỏi tới 3 lần, để Thánh Phêrô xác định tình yêu tuyệt đối của mình nơi Chúa: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy” (21,17).
Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn luôn hiện diện trong cuộc sống chúng ta, nhưng chỉ có tình yêu mới giúp chúng ta nhận ra được Chúa. Nhờ Tình Yêu của Chúa và nhờ tình yêu của chúng ta đối với Chúa, chúng ta mới có đủ can đảm, sáng suốt để trung thành với Chúa vượt qua những gian truân, đau khổ, thử thách của cuộc đời cho đến cùng. Xin Chúa Thánh Thần đã cho Đức Giêsu Kitô phục sinh, giúp chúng con phục sinh tình yêu của chúng con đối với Chúa.
Chúa Giêsu Phục Sinh hiện diện như một người bạn
Mặc dầu trước mặt Thiên Chúa, Đức Giêsu phục sinh là Đấng đầy tràn vinh quang, tuy nhiên đối với Giáo hội trên trần gian, Người lại muốn hiện diện một cách khác: Người muốn tỏ ra là một người bạn rất gần gũi với tất cả mọi người.
Với ý hướng này, chúng ta hãy dừng lại những chi tiết thật đơn sơ trong bài Tin mừng hôm nay, để nhận ra sự hiện diện rất gần gũi thân thương của Đấng Phục Sinh.
Các Tông đồ đã đánh cá suốt đêm trên biển hồ Tibêria mà không bắt được con cá nào cả. Khi Đức Giêsu hiện đến, Ngài thăm hỏi như một người bạn có sự quan tâm và khi thấy họ gặp khó khăn, Ngài đã giúp họ vượt qua. Ngài rất gần gũi: “ Này các chú, không có gì ăn ư?” (Ga 21, 5b). Hay có thể diễn giải: Thầy đói rồi, có cái gì cho Thầy ăn không?
Sau khi sống lại, qua các lần hiện ra dọc theo Tin Mừng ta cũng đã bắt gặp thái độ này của Chúa Giêsu khi Ngài hiện ra với bà Maria Mađalêna. Ngài hiện diện như một người làm vườn và thăm hỏi khi thấy nỗi khổ của người khác: “Này bà sao bà khóc?” (Ga 20, 13) Bà tìm ai? Còn đối với hai môn đệ trên đường Em-mau thì sao? Vẫn thần thái đó, vẫn cách thức đó, Ngài hiện diện như một khách hành hương và đồng cảm với những suy nghĩ lo lắng hoang mang của họ: “Các ông vừa đi vừa nói những chuyện gì vậy?” (Lc 24, 17).
Chúng ta lại thấy một chi tiết rất thân tình và đơn sơ trong bài Tin mừng hôm nay. Ngài hiện đến như một người đồng nghiệp, quan tâm đến sự thành công hay thất bại của bạn hữu mình. Khi các tông đồ gặp thất bại: “suốt đêm ấy họ không bắt được gì cả” (Ga 21, 3b), thì Người gợi ý: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá”(Ga 21, 6a)
Đức Giêsu phục sinh vẫn hiện diện và có đó. Ngài hiện diện một cách rất gần gũi trong cuộc đời của chúng ta, khi chúng ta lao động vất vả và nhất là chịu đựng những thất bại. Chúa hiện diện để thông cảm với những khó nhọc của chúng ta và đôi khi, Ngài tìm cách để giúp chúng ta tháo gỡ những khúc mắc mà chính chúng ta không tài nào thoát ra được.
Noi gương các tông đồ, chúng ta phải biết lắng nghe để nhận ra ý Chúa và thực thi mau mắn. Các ngài đã làm theo gợi ý của Chúa, nên các Ngài đã thành công: “các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá” (Ga 21, 6b).
Xin Chúa Kitô Phục Sinh luôn ban Thánh Thần cho chúng ta, để chúng ta có thể nhận ra sự hiện diện rất thân tình của Ngài. Ngài luôn mang đến sự bình an và hạnh phúc thật. Bên cạnh đó, xin cho chúng ta có lòng nhiệt thành, hăng say đem tình thương của Chúa chia sẻ cho người khác, để họ cũng nhận ra được sự hiện diện của Chúa qua những cử chỉ thật dễ thương của chúng ta.
Chúng ta hãy để Chúa Phục Sinh luôn là người bạn thân của chúng ta và chúng ta cũng hãy là người bạn thân của tất cả những ai mà chúng ta đang gặp gỡ và sẽ gặp gỡ trong cuộc đời của mình.
Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, xin tỏ mình ra cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày, để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến và đang ở thật gần bên chúng con. Lạy Đấng Phục Sinh, xin ở mãi với chúng con, xin đừng rời xa chúng con vì chúng con luôn cần Ngài. Al-lê-lu-ia.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025) .: Dù có chối nhưng hãy yêu Phêrô! (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam