Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 40
Tổng truy cập: 1353357
Ai Là Người Mục tử Nhân Dũng
Cập nhật : 23-04-2010 |
AI LÀ NGƯỜI MỤC TỬ NHÂN DŨNG? Tôi thích cách dịch từ ngữ Kinh Thánh của linh mục Giuse Đinh Xuân Long: người mục tử nhân dũng, thay vì chỉ là nhân lành. Quả thật, người mục tử tốt lành không chỉ nhân hậu mà còn can trường, vì cả hai đặc tính này đi chung mới giúp chủ chăn sống chết cho đoàn chiên. Đức Giêsu vô cùng nhân hậu với quả tim đầy yêu thương. Chính vì thế Người đã được sai đến để làm Đấng cứu độ duy nhất cho trần gian. Nhưng chính nhờ sự can trường anh dũng mà Người sẵn sàng chịu hiến tế để làm của lễ muôn đời. Mừng ngày Chúa Chiên Lành (Chúa Chiên Nhân Dũng), Giáo Hội muốn trình bày cho thế gian hai dung mạo tưởng như đối nghịch mà lại gắn bó không tách rời của Đấng Cứu Độ: nhân hậu và can trường. Và Giáo Hội cũng muốn cho các mục tử đi vào con đường chính Thầy mình đã đi, và thực tế từng con người theo Đức Giêsu qua các thời đại cũng bước đi trên con đường ấy. Nếu là hoạ sĩ minh hoạ cho hai từ nhân dũng, chúng ta sẽ vẽ ra rất nhiều hình ảnh, nhưng chắc chắn trong đó có máng cỏ Bêlem, năm chiếc bánh và hai con cá, người Cha nhân hậu, và nhất là đường Canvê mà đỉnh cao là Thánh Giá cứu độ. Thời đại này là thời đại của các mục tử. Chúng ta có thể khẳng định như thế vì lần đầu tiên trong lịch sử Hội Thánh có năm linh mục, và đây là thời đại mà các vị chủ chăn trong Hội Thánh, từ Đức Thánh Cha, bị thế gian vu cáo, đe doạ và phản đối nhiều nhất. Con đường Thánh giá mà Hội Thánh bước đi theo lệnh Thầy mình, dường như đã đến đỉnh cao, nơi ấy Thánh giá đang được dựng lên. Ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về thăm Balan, cây Thánh giá thật vĩ đại được dựng lên ngay trong quảng trường của đảng cộng sản Balan, thay cho lá cờ đỏ. Thánh giá vinh thắng và Thánh giá cũng mời gọi những hy sinh. Năm của mục tử ở Việt nam được thế gian chuẩn bị giùm bằng việc đánh các mục tử, kết án người tín hữu và nhất là đập phá Thánh giá của Đấng Cứu Độ mà hàng tỉ tỉ người qua hai ngàn năm kính thờ. Và ấy là dấu hiệu của ơn Cứu độ, bởi vì khi đi lại con đường khổ hình, Hội Thánh, đặc biệt các mục tử nhân dũng, thông phần vào mầu nhiệm cứu rỗi. Mục tử tốt lành là phải nhân hậu và anh dũng. Tình yêu cần minh chứng bằng sự hy sinh cho đoàn chiên như Chúa Giêsu dạy, chứ không phải chỉ ngồi yên đó mà nói yêu thương. Một tình cảm nhát đảm là tình cảm vị kỷ, là eros. Tình yêu thật là tình yêu vị tha, là agapè. Nhưng thế nào là nhân dũng? Chúa Giêsu đã định nghĩa bằng Lời và bằng chính cuộc đời của Người: “Chủ chăn tốt lành thì hy sinh mạng sống vì đoàn chiên”. Hy sinh mạng sống là sẵn sàng chết cho đoàn chiên, và dấu hiệu của “sẵn sàng chết” chính là “sẵn sàng sống” với mọi gian nguy mà không hề sợ hãi. Chúng ta có thể tóm lại “sẵn sàng sống” cho đoàn chiên như sau: Thứ nhất là vị mục tử ấy dám đứng dưới chân Thánh giá cho đến giây phút Chúa Giêsu trút hơi thở, chứ không quăng áo choàng mà chạy khi người ta đạp ngã Thánh giá Chúa. Nhưng có một chi tiết giá trị cần lưu ý: tất cả các Tông đồ, trừ Gioan, bỏ chạy hết. Điều quan trọng là các ngài sau đó trở lại rao giảng Đức Kytô chịu đóng đinh. Nếu chạy luôn thì các ngài đứng về phía Philatô mất! Thứ hai, vị mục tử ấy dám hiên ngang tuyên xưng công lý và sự thật, vì chỉ có tuyên xưng như thế ngài mới tuyên xưng đức tin của mình. Thế giới này không bao giờ tin rằng có một loại đức tin sợ sự thật và sợ công lý. Sở dĩ ngày hôm nay Giáo Hội, với bao thử thách và đàn áp, vẫn được nhiều người yêu mến, vì Giáo Hội dám bênh vực công lý. Thứ ba, mục tử ấy đứng về phía đoàn chiên. Có người lý luận: đứng về phía chiên để chết hết à? Thà đứng về phía sói để khi sói xông tới chiên thì kéo đuôi nó, chiên có giờ bỏ chạy. Đây là lối nguỵ biện ngây thơ. Khi sói xông tới cướp đất của chiên, có mục tử ngồi đàm đạo với sói và bảo chiên: chạy đi chỗ khác! Có vị khác đứng chung với chiên và bảo sói hãy lui đi. Ai là mục tử chân chính thì chiên đều thấy rõ. Mục tử ngồi trong phòng lạnh nói về dân nghèo thì phản tác dụng. Nếu vị mục tử ấy phải lội xuống nước, phải theo dân oan ra toà, phải bị quăng lên chuyến xe đò chen chúc về miền Tây chiều 30 Tết, phải bị đánh chảy máu thì quả là niềm hy vọng lớn cho dân. Một mục tử dám từ chối khi quyền lực bắt phải bảo dân giao nộp nghĩa trang giáo xứ là mục tử chân chính. Nhưng nếu chưa có điều kiện để thông phần vào mầu nhiệm Tử Nạn của Thầy chí thánh, thì vị mục tử nhân dũng ít ra phải từ chối thoả hiệp với những thế lực chống lại Đấng Phục Sinh. Thỉnh thoảng đi lễ tôi nghe các mục tử đọc thư của các phe nhóm yêu cầu dân đi làm việc này việc nọ, thậm chí những việc trái lương tâm và công lý. Vậy mà có vị đọc y như đọc Tin Mừng, chỉ thiếu câu “Đó là Lời Chúa”. Bàn Tiệc thánh có phải là chỗ dọn những món cho tử thần đâu? Mừng ngày Chủ Nhật Chúa Chiên Lành, dân Chúa tha thiết cầu nguyện cho các vị chủ chăn của mình và mong cho các ngài anh dũng đứng dưới chân Thập giá, hoặc anh dũng quay về bên Đấng Phục Sinh. Chúa Giêsu đã buồn rầu nhìn người thanh niên giàu có bỏ đi, chắc chắn Người sẽ khóc khi một chủ chăn đứng về phía thế gian. Một chủ chăn sa ngã, chạy theo một bóng hồng chắc chắn không làm hại Giáo Hội cho bằng một chủ chăn rúm người lại để dân Chúa phải đi trong bóng tối của sự gian trá và bạo lực. Xin Chúa chiên lành gìn giữ Giáo Hội trước sức tấn công từ nhiều phía của thế gian hôm nay. Có điều là khi Giáo Hội càng bị tấn công, chúng con càng hy vọng vì biết rằng Giáo Hội đang bước đi trên con đường Chúa muốn. Gioan Lê Quang Vinh |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam