Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 48
Tổng truy cập: 1355938
AI LÀ NGƯỜI PHARISIEU?
AI LÀ NGƯỜI PHARISIEU?
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh
Chúng ta thường nói người Pharisieu là đạo đức giả! Bài Tin Mừng hôm nay (Mc 7:1-8, 14-15, 21-23) giúp chúng ta hiểu nhiệm vụ của người Pharisieu trong Do Thái Giáo. Tại sao chúa Giesu và nhiều người lại ghét thái độ giả hình của người Phrisieu? Ai là Pharisieu trong thời Chúa Giesu và thời đại ngày nay?
Người Pharisieu muốn cho lề luật được sống động nên đã cố gắng làm cho lề luật thích hợp với mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Giáo lý của người Pharisieu thì không trái với giáo lý Kito giáo. Thời chúa Giesu, người Pharisieu thuộc phe “bảo thủ” trong Do Thái Giáo. Họ tỏ ra rất đạo đức, giữ luật Torah và Talmud thật khít khao. Họ là thủ lãnh phe đa số và được những tín đồ ngoan đạo, nhiệt thành nể trọng. Đối lập với phe này là phái Sa Đóc, đại diện phái “tự do” trong Do Thái Giáo. Người Sa Đóc thì bình dân và nổi tiềng trong phái thượng lưu xã hội nhưng là thiểu số. Pharisieu và Sa Đóc được nhắc tới trong tin mừng Mathieu (Mt 3:7-10), khi Gioan Tiền Hô kết án họ lúc họ đến xin chịu phép rửa: “ Loài rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp ráng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa trái xứng với lòng xám hối…. Tại sao Gioan lại mắng những người Pharisieu là rắn độc, là quân giả hình nhân đức?
Chúa Giesu cũng dùng những lời trách móc rất nặng để chửi những người Pharisieu. Trong Mathieu 16:6 Chúa đã cảnh giác các môn đệ: “Hãy để ý đến căn nguyên của dân Pharisieu và Sa Đóc.” Người môn đệ phải để ý đến cái gì? Có phải cái tính vô đạo đức của dân Pharisieu và Sa Đóc không?
GIỮ LỀ LUẬT THẬT KHẮT KHE
Thời chúa Giesu, người Pharisieu thường cổ động cách giữ luật thật khit khao và sống đạo hàng ngày thực sự trong lòng. Nhưng một số người chỉ giữ đạo bề ngoài và bị những Pharisieu khác đả kích. Tiên tri Isaiah cũng từng gọi họ là kẻ giả hình nhân đức. Chúa Giesu cũng phản đối việc cắt nghĩa luật của họ, nhưng Chúa không kết án chủ thuyết của họ hoặc tất cả những người Pharisieu.
Người Pharisieu “dựa vào chính họ, coi họ là người công chính.” Họ tin rằng bồn phận của họ là làm điều mà Thiên Chúa truyền và cấm điều Thiên Chúa cấm. Những điều làm được và gìn giữ được sẽ tiến dâng lên Thiên Chúa. Họ tự cho mình là người công chính, khinh miệt tất cả những ai không tuân giữ luật theo cách của họ. Họ không ngồi ăn với những người thu thuế và những kẻ tội lỗi là những kẻ xấu. Họ xì xào nói xấu những người ngồi ăn với chúa Giesu. Thấy vậy Chúa bèn nói: “Người khỏe mạnh không cần bác sĩ mà là kẻ yếu đau bệnh hoạn. Ta đến không vì người công chính nhưng vì kẻ tội lỗi cần ăn năn thống hối” (Lc 5:31-32).
THỰC TÂM QUAN TRONG HƠN BỀ NGOÀI
Đoạn Tin Mừng hôm nay (Mc 7:1-8, 14-15, 21-23) cho biết những người Pharisieu và những nhà thông luật đến từ Jerusalem là để điều tra về Chúa Giesu. Chúa Giesu đã bãi bỏ cách thực hành nghi thức thanh tẩy và phân biệt thức ăn sạch và dơ theo truyền thống tôn giáo nên Chúa muốn thi hành luật một cách thông thoáng hơn. Thấy một số môn đệ ngồi vào bàn ăn mà không rửa tay (Mc 7:2) mấy ông Pharisieu và thông luật bèn hạch hỏi chúa Giesu: “Tại sao các đệ tử của ông không giữ truyền thống của các tổ phụ, ngồi ăn với hai bàn tay dơ?” (c.5). Chúa Giesu đã không trả lời nhưng gọi mấy tên Pharisieu và nhà thông luật đó là “quân giả hình nhân đức” (c.6). Nhắc lời Isaiah, chúa Giesu lột mặt nạ họ. Các ông bám lấy nguyên tắc của người đời rồi tin tưởng vào truyền thống của các tổ phụ mà quên đi lề luật của Thiên Chúa (c.8). Chống lại cách hành đạo kiểu bề ngoài, theo thuyết thanh tẩy (Mc 7:2-5), hẹp hỏi của các Pharisieu, chỉ giữ các giới răn thờ phương bằng môi miệng (7:6-7), Chúa Giesu đã lấy luật của Thiên Chúa phản bác lại (7:8-13): “Các ông đã gạt bỏ giới răn của Thiên Chúa mà duy trì truyền thống của người phàm….”
Chúa còn nêu lên sự tương phản giữa luật và cách cắt nghĩa luật của người Pharisieu. Thực vậy, Macco 7:14-15 đã để luật qua một bên mà vẫn tôn trọng thức ăn sạch và bần. Quan điểm của chúa Giesu rất rõ ràng, chính đa số các Pharisieu cũng công nhận cái tâm mình, lòng mình quan trọng hơn vẻ bề ngoài.
Ý NIỆM TỘI CỦA DÂN PHARISIEU
Chúa Giesu bác bỏ quan niệm tội của người Pharisieu và các nhà thông luật. Đối với chúa Giesu, tội từ tâm mà ra. Không biết phân biệt các loại thức ăn không phải là tội. Thái độ của Chúa về tội là quan niệm về ngày Sabbath. Giữ luật mà không có lòng trắc ẩn cảm thông và yêu thương thì thiếu lòng nhân đạo và không có tình người.
Chúng ta có thể hiểu dễ dàng sứ điệp của Chúa Giesu muốn nói với các Pharisieu và những nhà thông luật (c.1-8) cũng như đám đông: Tất cả các ngươi kể cả các môn đệ (c.21-23), hãy nghe ta đây, để mà hiều (c.14-15). Đây là tin vui cho tất cả mọi người, là Thiên Chúa không cứng ngắc theo sát luật. Người uyển chuyển, bởi vì qua đức Giesu Kito, Thiên Chúa Cha đã cho chúng ta một đời sống mới. Không nên quá lo lắng làm sao để vâng theo luật lệ và giữ mình thanh sạch.
Giữ mình thanh sạch là chúng ta tự do dùng bàn tay mình để phụng sự tha nhân. Chúng ta có thể bị dơ bẩn trở lại, nhưng Thiên Chúa cho chúng ta tự do giữ luật, lại ban cho chúng ta ân sủng. Đây cũng là một tin vui chúng ta phải chia sẻ khi chúng ta phụng sự những người có tâm hồn giữ luật, đám đông, và cả những môn đệ chúa Giesu ở chung quanh ta.
NGƯỜI PHARISIEU THỜI ĐẠI
Ai là Pharisieu và đệ tử của họ ở thời đại ngày nay? Pharisieu thời đại và đệ tử của họ là những người rất sùng đạo và giữ phẩm hạnh nhưng cũng hay ganh ghét. Họ cố gắng giữ luật Chúa nhưng lại hay phân bua khi thực hành đạo. Họ rất siêng năng đi lễ Chúa Nhật. Họ là những công dân làm việc chăm chỉ, bề ngoài tỏ ra rất ngay thẳng. Họ giữ mình tránh các tội ác và luôn luôn giảng giải về luân lý và luật lệ, nhưng lại có đặc điểm hay phân bì ganh tỵ.
Ngoài ra họ không tin là ơn cứu độ phụ thuộc vào hành động của chúa Kito. Họ cho rằng ơn cứu độ là do cố gắng của con người và những điều mà kẻ tội lỗi thêm vào công việc của chúa Kito.
Ngược lại, người Kito hữu thực sự là những người tin và tuyên xưng chúa Kito bị đóng đanh. Không có cách nào khác. Họ tin rằng hành động của chúa Kito là bảo đảm cho ơn cứu độ cho tất cả mọi người mà họ là một đại diện. Chỉ một điều đó làm nổi bật sự khác biệt giữa cứu độ và luận phạt. Họ biết rằng cố gắng của riêng họ tuyệt đối không can dự vào chuyện họ được chấp nhận trước mặt Thiên Chúa. Họ an nghỉ trong một chúa Kito mà thôi khi niềm tin duy nhất của họ là nhận biết công việc của chúa Kito nhờ ân sủng của Thiên Chúa làm bảo đảm cho ơn cứu độ. Chúa Giesu biểu lộ cho chúng ta biết ai là kẻ tội lỗi cần được chữa lành, ai không tự mình trở thành công chính, ai không có quyền hành Thiên Chúa, ai không đáng được làm bạn với Thiên Chúa, ai là người mà đức Giesu đến để kêu gọi họ thống hối.
ĐÔI LỜI KẾT- KHOAN DUNG HƠN LUẬN PHẠT
Đọc bài Tin Mừng hôm nay nói về lề luật, chúng ta nên coi lại Công Đồng Vatican II khai mạc ngày 11-10- 1962. Trong lời mở đầu, Đức Gioan XXIII nói rõ ràng ngài không kêu gọi Vatican II bào chữa cho những sai lầm hay làm sáng tỏ những điểm chính của giáo lý. Ngài nhấn mạnh, Giáo Hội ngày nay phải “ khoan dung hơn là luận phạt.”
Gioan XXIII khi được yêu cầu, đã từ chối nghe ý kiến của những người chung quanh là những vị “luôn luôn tiên đoán về tương lai xấu.” Ngài goi họ là những “tiên tri bi quan”, thiếu cảm quan về lịch sử mà lịch sử là “thầy dạy đời sống”. Ngài quả quyết, sự quan phòng của Thiên Chúa đã dẫn thế giới đi vào một trật tự mới tốt đẹp hơn trong tình liên đới giữa loài người với nhau. “Và tất cả mọi sự, ngay cả những khác biệt của con người, đều dẫn đưa tới điều thiện vĩ đại hơn của Giáo Hội.”
“Papa Roncalli” là con người, để ý đến niềm tin của mình hơn là hình ảnh của mình, đến những người chung quanh mình hơn là những ham muốn của mình. Với một nhiệt tình và viễn kiến truyền cảm, ngài nhấn mạnh Giáo Hội cần phải thích ứng với một xã hội đang thay đổi từng giờ và làm cho những sự thật thâm sâu nhất của Giáo Hội được sáng tỏ trong thế giới tân kỳ ngày nay. Ngài biết rằng luật mà không có tình thương, thiếu lòng trắc ẩn cảm thông thì không còn nhân tính.
Papa Giovanni được vị kế tiếp là Gioan Phaolo II phong chân phước năm 2000, và năm 2014 được vinh thăng hiển thánh cùng với Gioan Phaolo II bởi đức Phan Sinh. Xin ngài tác động lên tâm hồn những Pharisieu và Sa Đốc tân thời là những vị đang sống và sống khỏe trong Giáo Hội và thế giới ngày nay!
Lm. Antôn
Trong đời sống hằng ngày của mỗi người chúng ta bị ảnh hưởng không ít thì nhiều bởi môi trường và bởi tình cảnh. Những ảnh hưởng này rất cần thiết và hữu ích, chẳng hạn tại ngã tư đường đèn đỏ báo hiệu chúng ta biết phải dừng lại. Nếu không sẽ có thể đưa đến tai nạn lưu thông và hậu quả trầm trọng. Khi đi chợ hay đến những văn phòng, chúng ta phải xếp hàng chờ đợi. Khi tới một nơi công cộng hay nhà thờ không được xả rác. Nếu chúng ta ý thức được điều đó thì sẽ bị coi là người kém hiểu biết, hay kém văn minh, nhất là trong xã hội Hoa kỳ này. Ngoài ra chúng ta còn bị chi phối bởi luật lệ của quốc gia, phong tục gia đình, luân lý của xã hội và luật lệ trong tôn giáo. Như chúng ta đều biết, luật lệ cần thiết cho đời sống vì mục đích là bảo vệ những giá trị căn bản cho cá nhân, và bảo đảm cho chúng ta sự tự do và an toàn.
Những bài Kinh thánh tuần này nhắc nhở và giúp chúng ta hiểu sự khác biệt và hiệu quả đưa đến từ những gì chúng ta tiếp nhận từ bên ngoài vào, và những hành động và thái độ phát xuất ra từ trong con người chúng ta.
Bài đọc 1 nhắc nhở chúng ta về 10 điều răn của Thiên Chúa dạy, mục đích là hướng dẫn cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nếu chúng ta tuân giữ và sống 10 điều răn Chúa dạy, chúng ta sẽ kết hợp mật thiết với Chúa và sống trong ơn sủng và bình an của Người.
Trong bài Tin mừng, chúng ta thấy Chúa cảnh cáo những người Biệt phái đã giữ những điều luật rất tỉ mĩ, cặn kẽ, nhưng không chú ý đến ý nghĩa và giá trị tinh thần hay mục đích của việc giữ luật. Họ giữ luật cặn kẽ cốt ý là tỏ ra mình là đạo đức trước mặt mọi người và để được người ta ca tụng. Chính vì thế mà Chúa Giêsu đã gọi họ là những người giả hình. Giả hình hay giữ luật lệ một cách hình thức bề ngoài đều bị Chúa Giêsu lên án và Chúa không ngại ngùng thẳng thắn tuyên bố rằng: “Dân này kính ta ngoài môi miệng nhưng lòng chúng thì xa ta. Nó sùng kính ta cách giả dối.” //
Thái độ đó của những người Biệt phái và luật sĩ ngày xưa có thể đang được tái diễn lại trong đời sống của người kitô hữu ngày nay, nhất là trong một xã hội chú trọng tới vật chất, tiền bạc và tự do cá nhân này. Đây là điều mà chúng ta phải lưu ý. Khi nói đến đời sống tôn giáo, thông thường chúng ta nghĩ ngay đến một số các luật lệ và nghi thức, và chúng ta cũng thường có khuynh hướng đánh giá mức độ đạo đức, thánh thiện qua sự tham dự các lễ nghi, qua việc giữ các luật lệ hay đọc kinh. Chính vì thế mỗi khi thấy người nào không giữ như chúng ta, chúng ta liền phê bình, chỉ trích và cho là “khô khan” hay không đạo đức. Đó cũng chính là quan niệm của những người Biệt phái thời Chúa Giêsu, điển hình là khi thấy các môn đệ của Chúa Giêsu dùng bữa mà không rửa tay theo luật.
Nếu chỉ chú ý tới giữ những nghi thức, tuân theo lề luật hay đọc kinh mà quên đi việc phải sống hy sinh, bác ái, quảng đại như Lời Chúa dạy trong cuộc sống hàng ngày thì phải thành thật thú nhận rằng cũng là điều mà tôi và quí ông bà anh chị em thường rất dễ mắc phải. Thực ra, thì tất cả chúng ta chẳng ai muốn sống giả hình hay hình thức, nhưng vì giữ những hình thức đó xem ra dễ hơn là sống những đòi hỏi, luật lệ của Chúa dạy, hơn nữa vì sống trong xã hội này, chúng ta muốn sống đạo theo phương cách, đường lối, luật lệ của chính chúng ta. Do đó, chúng ta chỉ mới giữ đạo, chứ chưa sống đạo. Chúng ta chưa thật sự để Tin mừng của Chúa biến đổi cuộc sống của chúng ta, và cũng chính vì thế mà chúng ta vẫn còn phải nghe những nhận xét thật đau lòng của anh chị em chưa có đức tin, đó là: Tin đạo chứ không tin người có đạo. Họ không tin chúng ta vì chúng ta chưa thật sự sống điều chúng ta tin, hay đời sống của chúng ta không phản ảnh những gì chúng ta tin. Ngoài ra, nếu chỉ lo giữ những nghi thức bên ngoài, mà không có một tấm lòng chân thật bên trong, thì những nghi thức này sẽ còn dẫn chúng ta đến những thói xấu khác là kiêu căng, tự phụ, tự cao và dễ kết án người khác.
Chúng ta biết những hình thức bên ngoài không phải là không cần thiết, nhưng những hình thức bên ngoài, muốn có giá trị và ơn ích, cần phải phát xuất từ tâm tình tốt bên trong. Bởi vì nội tâm trong con người là nguồn mạch, căn nguyên của mọi hành động, việc làm và lời nói, cho nên nội tâm có tốt thì những hành động, lời nói, việc làm phát xuất ra từ đó mới tốt, mới có giá trị.
Thật vậy, bài Tin mừng nhấn mạnh đến điểm quan trọng này: chính lòng con người là nguồn gốc của việc lành hay dữ, việc tốt hay việc xấu. Đồng ý rằng chúng ta bị ảnh hưởng, chi phối, lôi cuốn, thúc đẩy của hoàn cảnh, nhưng thật ra thiện căn ở tại lòng của chúng ta. // Và cũng chính từ trong lòng này sinh ra 12 nết xấu mà Tin mừng kể ra là: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loan, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng.
Cho nên câu mà chúng ta thường nghe nói: “không gì xấu bằng lòng người’’ chưa hẳn quá đáng. Ca dao tục ngữ của người Việt nam chúng ta cũng có câu nói về lòng dạ con người: “Sông sâu còn có thể dò, lòng người nham hiểm ai đo cho lường.”
Vì thế, chúng ta phải gieo vào cánh đồng tâm hồn con người chúng ta những hạt giống tư tưởng tốt lành, những luật lệ điều răn của Thiên Chúa, thì mới sinh ra những hoa trái là những việc tốt lành, thánh thiện và hữu ích cho chúng ta và tha nhân.
Ngày xưa Chúa Giêsu đã dùng lời ngôn sứ Isaia để trách dân Do Thái rằng: “Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta”. Thế thì chúng ta tự hỏi: “Phải chăng chúng ta cũng đáng bị trách như thế không?” Xin Chúa giúp chúng ta từ bỏ những cách sống giả dối, hình thức bề ngoài. Vì chúng ta có thể giả hình, giả dối với người khác, nhưng không thể dấu được Thiên Chúa. Xin Chúa giúp chúng ta có tâm hồn yêu mến và thành tâm lắng nghe và tuân giữ, sống luật Chúa dạy.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam