Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 62

Tổng truy cập: 1362211

Ăn Chay

ĂN CHAY

 

 

Từ ngữ kiêng thịt trong ăn chay có lẽ cũng không cần thiết nhắc tới nữa, bởi ngày nay trong xu thế dùng thực phẩm mỗi ngày người ta đang ít dần đi dùng những món thịt. Ăn chay người ta cũng thường nhắc đến việc ăn mà khống thường nhắc chay lòng; hoặc  chay lòng mà không thực sự điều chỉnh đời sống mình cho đúng nghĩa.

 

 

Ăn chay trong Phật giáo gọi là “thọ trai”, ép buộc chế ngự thân xác để tinh tiến về tinh thần. Ăn chay nhằm mục đích tu sửa bản thân chứ không chỉ nhắm vào việc  ăn. Bởi thế, trong từ ngữ ăn chay còn đi kèm với điều kiện chay lòng mới thực là ăn chay.

Trong những bữa ăn của thiền viện, người ta cũng nhắc đến việc dùng bữa có giúp mình nghiệm túc trên con đường đạo hạnh không? Có giúp cho mình thắng được những thú tính trong con người không?

Bữa ăn không chỉ quan trọng về thực phẩm mà còn quan trọng bởi tâm thanh tịnh. Không có tâm thanh tịnh, việc ăn chay dễ mang tính hình thức vì qua bữa ăn vẫn còn là nguồn nuôi dưỡng hỷ -  nộ - ái -  ố - ai - lạc - dục, khiến con người mang đau khổ trong dòng đời tranh đua sống.

Trai và giới là hai điều đi với nhau trong chay tịnh. Giới trong chay được hiểu là tránh những điều xấu, trong đó có giới sát sinh, giới ẩm tửu, sắc giới…Thời gian chay tịnh còn là thời gian thi hành từ bi với những người chung quanh.

 

 

Ăn chay trong Kitô giáo cũng gồm những yếu tố cơ bản trong tự nhiên để phát triển siêu nhiên. Ăn chay còn nhấn mạnh đế những điều quan trọng khác:

Thi hành ý Thiên Chúa: chay lòng trước tiên là thực tập bỏ ý riêng để vâng theo ý Thiên Chúa. “Lương thực của ta là làm theo ý Cha Ta” (Lc 4, 34), đấy mới là thực phẩm cần thiết nuôi dưỡng thể xác và tinh thần con người. Trong câu chuyện tin tưởng vao Chúa quan phòng, Chúa Giêsu kết luận: “Hãy tìm kiếm nước trời trước đã còn những gì khác Người sẽ ban cho” (Mt 6, 33).

Ăn chay cách kín đáo: Phô trương công đức hay cách sống chay tịnh ồn ào, phóng loa, thực sự không phải là cách ăn chay đích thực. Ăn chay đối với Chúa Giêsu còn là sống khiêm nhường thật sự, thấy rằng dù có ăn chay cũng chẳng lập được công phúc gì nếu chẳng được lòng Chúa thương xót. Cách sống chay tịnh kín đáo còn là cách sám hối đền tội cách riêng, cầu xin lòng khoan dung của Thiên Chúa, đón nhận tình thương của Người. Cầu nguyện và ăn chay thường đi chung với nhau, vừa là kiêng khem thể xác vừa là huấn luyện đời sống tinh thần, nhằm tăng thêm lòng yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết sức hết cả trí khôn.

Ăn chay và bác ái: ăn chay và bác ái có mối liên hệ mật thiết với nhau, đặc biệt trong lối sống của Đông phương khi thực hành ăn chay để luyện đức từ bi. Ăn chay để gạt lòng tham sân si và mở ra cách sống an bình với người và các thú vật chung quanh. Con đường ăn chay trở nên con đường hòa mình vào với thiên nhiên để sống an vui. 

Chúa đã phán qua tiên tri Isaia rằng: "ăn chay thế này, chẳng làm ta hài lòng hơn sao: Hãy cởi trói tù nhân, cất gánh nặng cho người bị áp bức, tháo xiềng xích và thả chúng đi ra, bẻ gẫy ách quàng đầu quàng cổ chúng" (Is 80,6). Ăn chay là sống tha thứ là tái lập sự công bằng là thực thi lòng thương với người khác. Ăn chaynhư thế mới thực sự được Thiên Chúa ưa thích.

Chay và tịnh: Nhiều loại thực phẩm thực sự có sức dẫn dụ con người đến ham muốn và tội lỗi. Chay và tịnh thường đi chung với nhau, kiêng bớt thể xác để hãm dẹp thú tính trong con người. Chay tịnh là cách thức để tâm trí không bị xáo động bởi dục tình xấu xa, những ghen tuông do ích kỷ… Chay tịnh giúp sống thanh cao, làm chủ được chính mình, chiến thắng được chính mình và bao dung với người khác.

 

Ăn chay không bao giờ lỗi thời, cũng chẳng bao giờ trở thành cũ kỹ. Ăn chay luôn có sức sống mới, mang lại sự tươi trẻ, khôi phục hòa bình công lý trên địa cầu và ăn chay thực sự để chết đi ccho ý riêng mình mà sống theo Thánh Ý của Thiên Chúa. Xin Chúa giúp chúng con sống mùa chay tích cực này để chúng con được đổi mới ở trong Người.

 

 

Tác giả: Hoàng Kim Toan, Lm

home Mục lục Lưu trữ