Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 74
Tổng truy cập: 1362177
Ăn Năn Sám Hối
Trong bài Tin Mừng Ngày Chúa Nhật I Mùa Chay năm B hôm nay, Chúa Giêsu dạy: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng" (Mc 1,15).
Cộng đoàn phụng vụ chúng ta hôm nay hãy cùng nhau suy niệm Lời Chúa về đề tài: Ăn Năn Sám Hối.
+++
Khi giảng dạy, Chúa Giêsu nhấn mạnh về vấn đề ăn năn sám hối.
Chúa Giêsu nói sứ mạng của Ngài đến thế gian là để kêu gọi người tội lỗi ăn năn sám hối: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mc 2,17).
Chúa Giêsu dạy hãy ăn năn sám hối vì Nước Trời đã gần đến rồi: "Anh em hãy ăn năn sám hối, vì Nước Trời đã đến gần." (Mt 3,2).
Chúa Giêsu cảnh cáo mọi người, không trừ ai, hãy lo ăn năn sám hối: “Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng ăn năn sám hối. Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: "Chúng ta đã có tổ phụ Ápraham" (Mt 3,8-9).
Chúa Giêsu lên án những thành, tuy đã được Chúa giảng dạy phải ăn năn sám hối, nhưng lại giả điếc làm ngơ: “Bấy giờ Chúa bắt đầu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Chúa làm mà không chịu ăn năn sám hối”, đó là các thành Khoradin, Bếtxaiđa, Caphácnaum (x. Mt 11,20-24).
Chúa Giêsu nói đến gương dân thành Ninivê biết ăn năn sám hối: “Trong cuộc phán xét, dân thành Ninivê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã ăn năn sám hối khi nghe ông Giôna rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giôna nữa” (Mt 12, 41)
Chúa Giêsu thương tiếc thành Giêrusalem, kinh đô của nước Ngài, sắp bị điêu tàn vì thành này không chịu nghe lời Chúa dạy để ăn năn sám hôi: "Giêrusalem, Giêrusalem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu” (Mt 23,37).
Chúa Giêsu khẳng định rằng bất cứ ai, nếu không chịu ăn năn sám hối, sẽ chết mất linh hồn: “Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Chúa Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. Chúa Giêsu đáp lại rằng: "Các ông tưởng mấy người Galilê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không ăn năn sám hối, các ông cũng sẽ chết hết như vậy” (Luca 13,1-4).
Thánh Phêrô thúc đẩy mọi người hãy ăn năn hối cải để khỏi bị Chúa tiêu diệt: “Chúa kiên nhẫn đối với anh em, vì Chúa không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” (1 Pr 3,9).
Thánh Phaolô nói mục đích của ngài rao giảng Lời Chúa là để kêu gọi người Do Thái cũng như Dân Ngoại hãy ăn năn sám hối để trở về với Chúa: “Tôi đã rao giảng trước hết cho những người ở Đamát, rồi cho những người ở Giêrusalem và trong khắp miền Giuđê, sau đó cho các dân ngoại, kêu gọi họ ăn năn sám hối và trở về cùng Thiên Chúa, đồng thời làm những việc chứng tỏ lòng ăn năn sám hối” (Tđcv 26,20).
Anh Chị Em thân mến,
Trong lời cầu nguyện của Kinh sau Rước Lễ, chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta được "lòng ăn năn tội cho thật”.
Lòng ăn năn tội cho thật, là phải nhớ rằng mình đã phạm tội làm mất lòng Chúa. Thánh Phaolô nói rõ: mọi người "đều bị tội lỗi thống trị” (Rôma 3,9). Công Đồng Triđentinô dạy: "Đời sống của người Kitô-hữu phải là một cuộc ăn năn đền tội suốt đời”. Vì thế, Giáo Hội dạy mỗi người chúng ta hãy chạy đến kêu xin Đức Mẹ Maria cầu cho cho mình là "kẻ có tội khi nầy và trong giờ lâm tử”. Có kẻ không nhớ rằng mình đã phạm tội làm mất lòng Chúa, vì thế, cứ phạm tội nầy đến tội khác. Có kẻ không cho tội lỗi mình đã phạm là điều đáng quan tâm, vì thế, cứ phạm tội nầy đến tội khác. Những hạng người nầy không có lòng ăn năn tội cho thật.
Lòng ăn năn tội cho thật, là phải có sự đau đớn bên ngoài và bên trong. Ta là con người có thân xác. Thân xác biểu lộ ra bên ngoài những gì đang xảy ra bên trong. Nếu lòng ta ăn năn đau đớn thật, thế nào bên ngoài, ta cũng tỏ ra dằn vặt, buồn phiền, than khóc. Nhưng nếu chỉ có sự đau đớn bên ngoài, mà trong lòng không có sự đau đớn thật, thì đây chỉ là một sự ăn năn hời hợt, chứ không phải là có lòng ăn năn tội cho thật.
Lòng ăn năn tội cho thật, là phải có sự đau đớn siêu nhiên, nghĩa là đau đớn vì Chúa. Ta có thể có sự đau đớn tự nhiên, đau đớn vì mình. Như kẻ kia uống rượu say, trở nên như loài vô tâm vô trí, đánh con què giò, đánh vợ gảy răng. Khi tỉnh rượu, thấy vợ con bị tai họa như vậy, liền buồn phiền, đau đớn. Đây chỉ là một sự đau đớn tự nhiên. Muốn có lòng ăn năn tội cho thật, ta phải đau đớn vì Chúa, nghĩa là đau đớn vì thấy Chúa quá tốt lành, quá yêu thương ta, thế mà ta đã làm cực lòng Chúa quá nhiều. Sau khi bán Chúa, Giudà cũng đau đớn, nhưng chỉ đau đớn tự nhiên, đau đớn vì mình, nên Giudà không có lòng ăn năn tội cho thật để được Chúa thứ tha.
Lòng ăn năn tội cho thật, là phải hết lòng trông cậy vào Chúa. Tuy nhớ mình đã phạm tội quá nhiều, đã phạm tội quá lớn, nhưng người có lòng ăn năn tội thật thì không dừng lại đó. Người ấy phó tất cả tội lỗi của mình cho Chúa, rồi nhắm mắt lại và trông cậy vào lượng từ bi hải hà của Chúa, trông cậy vào tình yêu vô bờ vô bến của Chúa. Nếu không có lòng trông cậy vào Chúa như vậy, người có tội sẽ dễ tuyệt vọng vì thấy tội lỗi mình quá nặng nề to lớn. Đó là trường hợp của Giudà tuyệt vọng sau khi bán Chúa, vì ông cho rằng tội mình quá nặng nề to lớn, không mong gì được Chúa thứ tha, nên đã ra đi tự tử trong tuyệt vọng.
Lòng ăn năn tội cho thật, là phải thật sự có lòng chê ghét tội lỗi và cương quyết chừa bỏ. Kẻ nào ăn năn tội mình đã phạm, và sau đó, cứ phạm lại một cách dễ dàng, không chịu cố gắng sửa mình cho tốt hơn, không cương quyết xa lánh tội lỗi, kẻ đó chưa có lòng ăn năn tội cho thật. Thánh Ixiđôrô dạy: "Ta giả hình, ta không ăn năn tội cho thật, nếu ta cứ tiếp tục làm điều xấu mà ta đã hối tiếc ”. Thánh Bênađô cũng dạy: "Kẻ thật tình trở về với Chúa, là kẻ biết dứt bỏ lòng mình khỏi những điều trần gian tội lỗi chóng qua nầy”.
+++
Chúng ta hãy cùng nhau đọc kinh Ăn Năn Tội là lời cầu nguyện của những ai có lòng ăn năn tội cho thật: “Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự, con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng”.
Amen!
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam