Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 66

Tổng truy cập: 1362139

ÁNH SÁNG THẾ GIAN

ÁNH SÁNG THẾ GIAN

 

(Suy niệm của Lm. Giuse Đỗ Đức Trí)

Cuối thế kỷ 18 là thời kỳ được các triết gia gọi là Thời Kỳ Ánh Sáng, vì vào giai đoạn này nền triết học được hồi sinh và đem đến nhiều tư tưởng mới cho nhân loại, đồng thời đây cũng là thời kỳ khoa học kỹ thuật bắt đầu phát triển mạnh, nhiều người cho rằng với sự phát triển của cả lý trí và khoa học như thế, thế giới và con người được khai sáng khỏi những u mê lạc hậu, và nhất là những người cực đoan còn cho rằng đây là thời kỳ con người thoát ra khỏi sự ràng buộc của các tư tưởng tôn giáo, được giải thoát, được bay bổng trong bầu trời của ánh sáng tự do. Tuy nhiên những ước mơ và dự đoán đó không như con người dự tính, chính khoa học và cả triết học các thời kỳ sau đó đã để lại những khoảng trống tăm tối cho con người, và thay vì con người được khai sáng tự do, thì nó lại trói buộc con người vào những hình thức nô lệ mới của khoa học và công nghệ, nó mãi mãi cho thấy sự giới hạn và bất lực của con người.

Trong khi đó Lời Chúa của Chúa nhật thứ IV mùa chay lại giới thiệu cho chúng ta về Đức Giêsu là ánh sáng, Ngài đem ánh sáng đến thế gian để giải thoát con người khỏi sự mù tối của u mê lầm lạc, Ngài đem ánh sáng của Tin Mừng đến để giải thoát con người khỏi sự ràng buộc của bóng tối thế gian và vật chất, giúp con người sống đúng với địa vị phẩm giá mà Chúa trao ban.

Qua câu chuyện Chúa chữa người mù từ khi mới sinh, Thánh Gioan cho thấy Chúa đã khai sáng không chỉ cho người mù, mà còn cho mọi người chung quanh anh nữa. Người Do Thái thời Đức Giêsu bị bao trùm bởi rất nhiều những quan niệm sai lạc, kể cả các tông đồ cũng thế, các ông vẫn nghĩ rằng người thanh niên kia bị mù là do tội của anh ta hoặc tội của cha mẹ anh ta, nên họ mới hỏi Chúa Giêsu: “Anh bị mù do tội của anh hay tội của cha mẹ anh?” Nhưng Chúa Giêsu đã thay đổi suy nghĩ cổ hủ của các tông đồ, khi Ngài khẳng định với các ông: “Anh bị mù không phải vì tội của anh, cũng không bởi cha mẹ anh, nhưng là để mọi người được thấy công trình của Thiên Chúa được thể hiện nơi anh”. Cùng một sự kiện, nhưng Chúa muốn các tông đồ nhìn theo chiều hướng tích cực và trong cái nhìn tình yêu của Thiên Chúa, chứ không phải cái nhìn mang tính kết án.

Đối với người mù, Chúa Giêsu đã chạm đến mắt anh, tức là động chạm đến cả con người của anh, không chỉ chạm bằng tay, mà còn là sự đụng chạm gặp gỡ của trái tim, của tình yêu của một vị Thiên Chúa làm Người, dành cho một con người bất hạnh, bị xã hội loại bỏ, bị gán cho muôn vàn thứ tội. Ngài không chỉ mở mắt thể xác cho anh, mà Ngài còn mở mắt linh hồn để anh nhìn thấy Đức Giêsu là một vị ngôn Sứ, trong khi những người Biệt Phái bị bao trùm bởi bóng tối của sự tự cao tự phụ, cho mình cái quyền kết án người khác, họ bị thành kiến che mờ mắt, khiến họ chỉ nhìn thấy Chúa Giêsu là một người vi phạm ngày Sabat. Sau khi được sáng mắt, thì người trước đây bị mù được khai sáng đã trở thành người hết sức bênh vực cho Đức Giêsu, anh khẳng định: “Ngài là một vị Ngôn Sứ”.

Với đám đông người Do Thái cũng thế, họ bị trói buộc trong những tập tục của mình, khiến họ khó lòng đón nhận được ánh sáng mới từ Tin Mừng của Chúa Giêsu, họ đến để gây áp lực với cha mẹ của anh mù: “Đây có phải là con ông bà không? Có phải nó bị mù từ khi mới sinh không? Tại sao bây giờ nó lại thấy?” Vì sợ bị trục xuất ra khỏi cộng đồng, nên cha mẹ anh mù đã để cho bóng đêm của sự sợ hãi giam giữ khiến họ không dám tuyên xưng Đức Giêsu là một Ngôn Sứ, mà họ đã nói tránh rằng: “Con tôi nó lớn rồi, các ông cứ hỏi nó.”

Còn đối với người mù đã được chữa lành, anh đã hoàn toàn thoát ra khỏi bóng đêm của sự sợ hãi cho dù người Do Thái đã nhiều lần chất vấn anh, lần này họ muốn anh nhân danh Thiên Chúa để vu cáo cho Đức Giêsu là người tội lỗi. Nhưng câu chuyện cho thấy anh đã bước một bước dài trong đời sống đức tin, anh không chỉ tin Đức Giêsu là một Ngôn sứ, mà giờ đây anh còn can đảm làm chứng và bênh vực Ngài, anh lặp lại việc Chúa Giêsu đã chữa anh và anh tuyên bố: “Trước đây tôi bị mù nhưng nay ông ấy đã chữa cho tôi được sáng.” Anh còn trở thành người giải thích về quyền năng của Thiên Chúa cho những người chung quanh:” Ai kính sợ Thiên Chúa, luôn làm theo ý Người thì Người nhậm lời kẻ ấy… nếu không phải bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ấy sẻ chẳng làm được gì.”

Trước một đức tin non nớt lại gặp thử thách bởi những thành kiến, quan niệm và tập tục của những người chung quanh, nên khi gặp lại anh, Chúa Giêsu đã dẫn anh lên một bước cao hơn, củng cố đức tin cho anh, khi Ngài mời gọi anh tuyên xưng đức tin: “Anh có tin vào Con Người không?” Anh thưa: “Đấng ấy là ai để tôi tin?” Chúa Giêsu xác nhận với anh: “Chính Đấng ấy đang nói với anh đây”. Và anh đã tuyên xưng: “Thưa Ngài tôi tin và sấp mình xuống trước mặt Ngài”. Đó là thái độ thể hiện sự vâng phục của đức tin nơi anh mù, anh sấp mình để thờ lạy Ngài.

Như thế, ánh sáng của đức tin khác với ánh sáng của khoa học, của triết học và khác hẳn với ánh sáng của tự nhiên, để nhìn thấy được ánh sáng này đòi phải có một con mắt của linh hồn thật trong sáng, vì cái nhìn của con mắt loài người bên ngoài có thể lầm lẫn, có thể đánh lừa và dẫn đến sai lạc, còn ánh sáng của Tin Mừng của Đức Giêsu thì chiếu dọi vào trong tâm hồn, những ai mở cửa tâm hồn, thì đón nhận được ánh sáng này, và những ai khiêm nhường thì sẽ được ánh sáng này dẫn lối và đưa đến hạnh phúc. Sách Samuel cũng cho thấy sự khác biệt giữa cái nhìn của Thiên Chúa và cái nhìn của con người trong việc Samuel được sai đi xức dầu chọn Đavít làm vua Israel. Con người chỉ nhìn và đánh giá sự việc theo cái nhìn và tiêu chuẩn bên ngoài, còn Thiên Chúa lại nhìn thấu tâm hồn và Ngài đánh giá tuyển chọn một con người là tùy ở thái độ tâm hồn của người đó sẵn sáng đáp lại lời mời gọi của Chúa.

Thưa quý OBACE, thánh Phaolô đã quả quyết rằng: “Nhờ ơn của Bí tích Thánh tẩy chúng ta đã trở nên con cái của ánh sáng, con cái của Tin Mừng và vì thế, chúng ta phải ăn ở, phải sống cho xứng đáng là con cái của ánh sáng, tức là phải sống công chính, ngay thẳng lương thiện, và không bao giờ được tán đồng, làm ngơ hay cộng tác với sự dữ và bóng tối”.

Mặc dù đã là con cái sự sáng, nhưng chúng ta vẫn bị ma quỷ lôi kéo chúng ta vào bóng tối hoặc vì để mình sống trong tình trạng tội lỗi gian dối, nên chúng ta sợ ánh sáng, sợ những gì là minh bạch. Còn rất nhiều những bóng tối đang bao trùm trong các gia đình, đó là bóng tối của bất hạnh, cãi vã, đổ vỡ, của sự bạo hành, bóng tối của gian dối, của việc làm ăn lươn lẹo, bất công. Giống như những người Do Thái, nhiều người đã sống trong sự cố chấp, bảo thủ trong sự sai lầm của mình, không dám đón nhận ánh sáng sự thật của Đức Kitô và Tin Mừng và vì thế, họ dùng nhiều lý do để gạt bỏ Đức Giêsu ra khỏi tâm hồn, ra khỏi công việc và đời sống của gia đình. Chúa Giêsu là Đấng đem đến cho chúng ta ánh sáng cứu độ, chỉ cho chúng ta con đường giải thoát, mời gọi chúng ta đón nhận tình yêu và sự săn sóc của Chúa, song nhiều người đã nhất định từ chối Ngài, và muốn tự mình bước đi trong bóng tối của thế gian, của ma quỷ và của dục vọng.

Trong xã hội ngày nay còn nhiều những bóng tối và sự mù lòa khác, sự mù lòa của những kẻ nhân danh khoa học để từ chối không tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa, xã hội ngày nay bị che phủ bởi bóng tối của sự gian dối, của bất công, khiến cho nhiều người bị lầm lạc và lẫn lộn không thể phân biệt đúng hay sai; sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng kéo theo nó bóng tối của sự ích kỷ, dửng dưng khiến cho nhiều người quên mất sự hiện diện của người bên cạnh. Bên cạnh đó còn bao nhiêu những triết lý, học thuyết sai lạc đang dẫn con người đi vào ngõ cụt, đang hủy hoại tâm hồn của nhiều thế hệ, biến nhiều tâm hồn trở nên khô cằn sỏi đá không còn nhạy bén trước lời mời gọi của Tin Mừng nữa.

Những loại bóng tối mù lòa này đang ảnh hưởng và bao trùm trên nhiều người trẻ, khiến cho nhiều bạn trẻ lạc đường mất hướng, sống một cuộc sống không có mục đích, không lý tưởng, hoặc biến nhiều người trẻ khác lao vào những hình bóng, ảo ảnh của danh vọng, địa vị, tiền bạc, và đoạn cuối của con đường này là sự bế tắc và trống rỗng. Chỉ có Đức Giêsu và Tin Mừng của Ngài mới là ánh sáng thật soi rọi cho chúng ta, giới răn và lề luật của Ngài sẽ chữa chúng ta khỏi sự mù lòa của thể xác và tâm hồn, tình yêu của Ngài sẽ dẫn lối chúng ta bước đi trong ánh sáng của tự do, của sự thật, của công lý.

Xin Chúa giúp chúng ta noi gương Mẹ Maria mạnh dạn mở tung mọi cánh cửa của tâm hồn để cho ánh sáng của Tin Mừng chiếu dọi vào mọi góc khuất của cuộc đời, biến chúng ta nên con cái của ánh sáng, giúp chúng ta loại trừ bóng tối của chết chóc, giúp mỗi người sống và hành động như là con cái của ánh sáng. Amen.

 

25.Mở quà – Lm Vũ Đình Tường

Tuần qua Đức Kitô đàm đạo với chị phụ nữ tại giếng nước. Chị nhận ra Ngài là Con Thiên Chúa và xin Ngài ban cho nước trường sinh. Nước rửa sạch tội đời để được sống muôn đời.

Tuần này câu chuyện người mù từ lúc mới sinh cho thấy lợi ích khác của nước. Nước rửa sạch bụi trần, lột trần tăm tối. Mang lại ánh sáng cho người mù giúp anh trở nên con người mới. Con người của niềm tin, nhân chứng trung kiên cho Đức Kitô.

Người ta thường nói mù dẫn mù cả hai sa xuống hố. Câu chuyện người mù hôm nay Chúa thực hiện trái ngược thói đời. Người mù chỉ đường cho kẻ tự nhận sáng mắt.

Bởi vì tự hào mình sáng nên không biết là sáng mắt thể lí có thể mù mắt tâm linh và mù mắt thể lí có thể sáng mắt tâm linh.

Có lẽ trong ánh sáng ngầm chứa mầm tối và trong tối ẩn dấu sự sáng. Mạnh sẽ khống chế yếu. Nếu ánh sáng mạnh hơn nó sẽ, đẩy lui làm lu mờ bóng tối. Nếu bóng tối mạnh hơn nó sẽ bao trùm, phủ kín ánh sáng.

Người mù từ lúc mới sanh từng sống trong tăm tối. Anh trở nên sáng vì anh khao khát ánh sáng. Khi ánh sáng đến anh vui mừng đón nhận. Anh trân trọng chào đón và mắt anh được sáng. Anh nhìn thấy vật mà trước đây chưa từng thấy. Anh còn nhìn rõ hơn cả những nhà lãnh đạo trong cộng đoàn. Chính vì nhìn rõ, tốt và chính xác hơn mà nhà lãnh đạo ghen, tức với anh. Họ xỉ vả và cuối cùng lạm quyền xua đuổi anh khỏi hội đường. Anh mù được sáng mắt thể lí. Quan trọng hơn anh còn sáng cả con mắt tâm linh, con mắt đức tin. Nhờ thế mà anh nhìn và nhận biết Đức Kitô chính là Thiên Chúa, Đấng ban ơn cứu độ. Mắt anh từ từ được mở ra.

Đầu tiên anh không nhìn thấy Đức Kitô.

Anh nhận biết Ngài như thầy thuốc nhân hậu

Anh tuyên xưng Ngài là Con Thiên Chúa.

Chính nhận biết này mà anh gặp rắc rối, chống đối từ các người tự nhận là sáng mắt. Họ kết án anh là quân tội lỗi. Không phải tội thường mà tội ngập đầu. Có nghĩa là anh sinh ra trong đống tội.

Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư. Rồi họ trục xuất anh c.34

Điều lạ

Điều lạ lùng là người mù bị hất hủi mà không giận hờn. Bị xua đuổi mà không tủi hổ. Bị coi thường mà vẫn kính trọng người. Bị đối xử bất công mà vẫn công tâm làm chứng. Bị áp bức không sờn lòng. Rất có thể anh đã quen với lối xã hội đối xử bất công với người tàn tật. Điều chắc chắn là ơn Chúa trong anh mạnh hơn mọi khốn khó. Ơn chúa ban cho anh an bình nội tâm nên anh bình tĩnh, trung kiên, trước sau như một, làm nhân chứng sống động cho Đức Kitô. Một nhân chứng gây chia rẽ trong nội bộ nhà lãnh đạo. Phúc âm nhắc rất vắn gọn.

Thế là họ đâm ra chia rẽ c.16

Điều lạ khác là hàng xóm, láng giềng không nhận ra anh. Kẻ xác quyết chính anh. Kẻ khác cãi không phải. Kẻ nữa trung dung hơn giải thích, không phải anh mà là người nào đó trông giống anh. Tất cả đều tự nhận mình mắt sáng nhưng đều không biết mình mờ khi cần phải quan sát, nhận định. Càng không nhận ra nhận định của mình mù quáng.

Có lẽ giọng nói người mù vẫn như xưa, còn mọi sự đều mới. Mắt anh sáng. Cách xử thế trong sáng. Dáng đi thay đổi, không còn dò đường như xưa. Anh đứng thẳng mà không khòm lưng kiểu xin ăn. Anh thành con người mới trong Đức Kitô. Thay đổi tốt hơn nơi anh không mở mắt cho người mắt sáng. Trái lại làm cho họ mù mờ thêm.

Người ta mù mờ ngay cả với sự xác nhận của anh. Anh quả quyết chính anh là người mù, được Đức Kitô chữa làm cho sáng mắt. Anh còn kể mạch lạc đầu đuôi, diễn tiến sự việc, dẫu thế người ta vẫn mù loà trong lối suy nghĩ cứng nhắc của mình. Cứng ngắc trong phán đoán là một loại mù quáng ít ai chấp nhận. Người ta bảo anh

Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu c.34

Với họ anh luôn là tội nhân. Tật mù loà bẩm sinh của anh trở thành một tội không thể tha thứ. Giờ đây anh sắng mắt. Người ta muốn anh chối bỏ chính con người anh. Nếu không chối bỏ, được sáng mắt anh vẫn mang kiếp tội nhân. Trong tâm trí nhà lãnh đạo anh luôn là tội nhân. Anh không được phép thay đổi. Sanh ra kiếp nào mang số đó đến ngàn đời. Đức Kitô đã thay đổi số kiếp cho anh. Biến anh thành chứng nhân Kitô cho dân tộc anh, cho thế giới.

Thưa Ngài, tôi tin. Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người c.38

Anh sấp mình xuống trước mặt Ngài biểu tỏ lòng khiêm nhường nơi người mù. Anh sấp mình xuống, vì anh hạ mình xuống nên Đức Kitô nâng anh dậy và cho anh nhận biết sự sống trường sinh. Anh có một ước mong duy nhất, được mắt sáng và anh được toại nguyện. Sáng mắt, anh ước mong được trở thành môn đệ Đức Kitô và Ngài đón nhận anh. Nghe nói họ trục xuất anh. Đức Kitô tìm đến an ủi, tạo cho anh cơ hội tuyên xưng đức tin. Thưa Ngài, tôi tin.

Nhà lãnh đạo có mắt mà nhìn không thấy vì bản tính cao ngạo của họ. Chính bản tính cao ngạo này gây chia rẽ giữa họ. Làm cho họ ra mù mờ về Đức Kitô, cản trở họ nhận biết Đức Kitô và cản trở người khác đón nhận Chúa. Chúng ta cầu xin biết sống khiêm nhường bởi đây là lối sống dẫn đến sự sáng tâm hồn.

 

26.Đón nhận chân lý – Achille Degeest.

(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)

Câu chuyện hôm nay đặt ra trước mầu nhiệm khôn lường của sự từ khước ánh sáng. Phái Pharisêu không tự truy vấn mình, kiểm thảo mình, lại từ chối sự thật hiển nhiên bằng cách khai trừ người mù được chữa lành. Để hiểu rõ hai chi tiết trong bài, nên lưu ý điều này là, theo quan niệm thông thường, nước miếng có sức chữa lành. Ta hiểu tại sao Chúa Giêsu đã làm bùn xức vào mắt người mù. Đức Giêsu thường ghép hành động thần thiêng của Người vào trong các thực tại tự nhiên khiêm tốn nhất. Đàng khác, sở dĩ người Pharisêu tố cáo người mù đã sinh ra trong tội, là vì theo đạo lý họ, bệnh tật là hình phạt về một lỗi phạm –ở đây là lỗi phạm của cha mẹ- Đó là điều Chúa phản đối. Câu chuyện về người mù đặt ra một cách gay cấn vấn đề đón nhận chân lý như thấy hiện ra khắp nơi trong các bản văn của thánh Gioan. Ở đây ta đứng lên trên cả vấn đề phép lạ và hiệu năng của phép lạ xét như dấu hiệu; ta đứng trước một sự mù quáng tinh thần không chịu nhìn xem chính cái dấu hiệu nữa. Lòng thù ghét có sức tạo nên một trạng thái tâm lý làm cho con người nên đui mù. Khi tâm hồn bị đóng kín lại, nó không còn thấy điều hiển nhiên nữa. Cả đến sự thật bên ngoài khách quan về việc người mù đã lành bệnh, ai ai cũng biết hết, thế mà người Pharisêu vẫn từ chối, vẫn bài bác. Có lần Chúa Giêsu đã phải nói với người Do Thái rằng dù một phép lạ xảy ra trên trời (gây chấn động mạnh mẽ) cũng khó cho họ nhìn nhận.

Thái độ từ khước ánh sáng có nhiều đặc điểm. Sau đây là hai đặc điểm:

1) Người ta lấy một khía cạnh của sự thật, cô lập nó, dựng nó lên thành tuyệt đối, mà quên rằng nó tuỳ thuộc vào những yếu tố khác quan hệ hơn của sự thật ấy. Kiêng việc xác ngày lễ nghỉ là một điều luật. Giữ luật ấy là việc tốt. Nhưng nó lệ thuộc vào luật bác ái, luật này cao trọng hơn. Vậy mà người Do Thái xem nó là một điều tuyệt đối. Nhân danh ngày “lễ nghỉ”, họ từ khước lòng bác ái. Lối suy nghĩ này là đầu giây mối nhợ của bao nhiêu vụ tranh luận, cãi cọ mà họ kéo Chúa Giêsu vào. Trong Giáo Hội hiện nay cũng có nhiều hiện tượng thuộc loại này. Ví dụ: người ta tách riêng một ít trong Phúc Âm, coi đó là tuyệt đối, rồi sử dụng để biện minh cho bạo lực nhân danh Tin Mừng.

2) Người ta ngồi vào trong một hệ thống ý tưởng mà họ quyết đoán là đúng. Họ làm như thế có thể là vì trí không hướng nhiều về dường ấy, vì một lợi ích nào, vì tình liên đới với phe nhóm v.v… Nét tiêu biểu là ở chỗ họ coi mình là người biết, người sáng suốt, người hiểu rõ, Chúa Giêsu trách bọn Pharisêu vì họ nói: “Chúng tôi thấy”. Trước một não trạng như thế, khi chân lý xuất hiện một cách khác thường, nó sẽ không được nhìn nhận. Mà trong đời sống con người, chân lý của Chúa thường mặc những hình thức bất ngờ và gây khó chịu cho thói quen của ta. Chân lý ấy làm nổ tung mọi hệ thống tư tưởng và mọi chương trình hành động. Người Kitô hữu khi suy nghĩ cũng như lúc hành động phải chăm chú nhìn những dấu hiệu của Chúa.

 

27.Ánh sáng trần gian

Anh chị em thân mến.

Khi ánh hoàng hôn từ từ buông xuống, vạn vật cũng chuẫn bị khép mình để bước vào sự yên lặng của màn đêm, một sự yên lặng bất động.

Khi ánh bình minh từ từ ló dạng, mọi vật bắt đầu vươn mình đón chào một sức sống mới, một sức sống mãnh liệt trong ánh sáng chan hoà của ngày mới. Mọi công việc đều được hoạt động dưới ánh sáng, nếu không có ánh sáng thì không thể làm gì được. Khi con người làm việc dưới ánh sáng dù cho là ánh sáng ban ngày hay ánh sáng nhân tạo đi nữa thì vẫn phải cố sức mà làm việc, có khi vì công việc mà con người phải vất vả mệt nhọc, nhưng vẫn phải cố gắng vượt qua tất cả. Ánh sáng được mang đến để cho con người có phương tiện thuận lợi mà làm việc. Nếu con người không biết tận dụng những lúc có ánh sáng thì thật là uổng phí, vì khi không còn ánh sáng, con người khó mà thực hiện công việc cho hoàn hảo. Nhưng khi có ánh sáng, không phải lúc nào công việc cũng thành công, cũng có những khó khăn của công việc cho dù với ánh sáng đòi buộc con người phải vượt qua với tất cả quyết tâm của mình.

Một người mù từ lúc mới sinh, nghĩa là anh ta được sinh ra trong bóng đêm của cuộc đời. Anh ta ngồi bất động bên vệ đường chờ người khác ban phát. Anh không hành động gì hết vì chung quanh anh chỉ là bóng tối, nên anh không lãnh trách nhiệm gì hết. Nhưng khi anh vừa sáng mắt, ánh bình minh chiếu vào cuộc đời, thì sự yên tĩnh của màn đêm không còn nữa, mà anh bắt đầu hoạt động, bắt đầu một ngày mới trong ánh sáng. Một ngày mới với tất cả trách nhiệm của cuộc đời. Anh phải đối diện với sự thật, anh phải chọn lựa để làm chứng cho những gì anh biết là sự thật, anh phải chịu trách nhiệm về mình và những việc làm của mình. Anh đã nhìn thấy ánh sáng, anh có trách nhiệm định hướng cho cuộc đời của chính anh, nghĩa là anh phải biết vượt qua những khó khăn trở ngại để bảo vệ hồng ân Chúa. Vừa mới được sáng mắt, anh bị khai trừ khỏi cộng đoàn, bị cha mẹ từ chối, nhưng anh nhất quyết bảo vệ cho ánh sáng mà anh vừa mới nhận được, cho dù phải đối diện với những khó khăn trở ngại.

Nhận được ánh sáng là một niềm vui, nhưng là niềm vui trong trách nhiệm. Có những người không dám nhận ánh sáng, không dám bước đi trong ánh sáng, mà chỉ thích màn đen của bóng đêm.

Mỗi người trong chúng ta nhìn lại cuộc sống của chính mình, xem đang bước đi trong bóng tối, hay đang bước đi trong ánh sáng. Chúng ta đã được lãnh Bí Tích Rửa Tội, đã nhận được ánh sáng của Chúa Kitô hướng dẫn, thế mà trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta muốn từ chối ánh sáng đó, để bước đi trong đêm tối của cuộc đời, để không ai biết, không ai nhìn thấy những hành động việc làm của chúng ta. Những lúc chúng ta muốn trốn chạy ánh sáng, để mọi người không nhìn thấy được con người thật của chúng ta. Đó là những lúc mình chỉ muốn ngồi hưởng những mối lợi không do công sức mình làm ra, những lúc chúng ta muốn cướp công lao cực khổ của người khác mà đem về làm của mình. Những lúc đó có phải chúng ta muốn mình như người mù ngồi bên vệ đường trông chờ vào những đồng tiền bố thí, có khi khó chịu vì người khác bố thí ít quá. Cũng có những lúc chúng ta chỉ muốn sống cho riêng mình chỉ biết hưởng thụ mà bất chấp đến những người chung quanh, không nhìn thấy được những giọt nước mắt phải chảy xuống vì hành động của chúng ta. Những lúc chúng ta không nhìn thấy được trách nhiệm phải làm, phải chu toàn: trách nhiệm của một người công giáo, trách nhiệm của một người trong xã hội, trách nhiệm làm cha, làm mẹ và cả trách nhiệm làm người. Như vậy chúng ta đang sống trong ánh sáng hay bóng tối?

Nếu chúng ta biết chấp nhận cuộc sống này, với trách nhiệm của đời người và nhận thức cách chính đáng, để chu toàn thật tốt đẹp, cho dù có những sóng gió cũng không làm cho mình chùn bước. Nếu chúng ta nhìn thấy được những việc tốt đẹp cần phải làm và sẳn sàng hành động cho dù phải gặp những khó khăn trở ngại cũng không sờn lòng. Đó là chúng ta đang bước đi trong ánh sáng thật của Chúa Kitô đã ban cho chúng ta.

Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa mở mắt tâm hồn chúng ta để nhìn thấy ánh sáng Chúa và luôn bước đi trong ánh sáng.

 

28.Suy niệm của Lm. Tađêô Lê Văn Ý

Phụng vụ lời Chúa hôm nay trình bày cho chúng ta thấy,ánh sáng của Chúa là cần thiết cho con người. Để giải quyết những vấn đề nhân sinh, trước hết phải có ánh sáng của Chúa soi rọi, và con người biết vâng nghe thực hiện lời của Chúa. Bài đọc thứ hai, thư Êphêsô thánh Phaolô nói “xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng, mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật.

Câu chuyện trong Tin Mừng càng chứng tỏ tính cách độc đáo ánh sáng của Chúa. Anh mù từ khi mới sinh, được Chúa Giê su nhìn thấy, Chúa động lòng thương và cứu chữa bằng cách mời gọi anh làm theo lời Ngài chỉ dẫn. phần anh Mù, đã thể hiện niềm tin vào Chúa Giê su, một cách thành tâm thiện chí, anh đã cẩn thận thực hiện lời chỉ bảo của Ngài, nhờ đó mà Anh được sáng mắt. Có thể nói ở đây chúng ta nhận ra, Thiên Chúa luôn là Đấng đi bước trước, ban bố lòng thương xót của Ngài để mang đến cho con người chúng ta ánh sáng thật, nhờ ánh sáng này là nguồn gốc để con người có hướng giải quyết những vấn đề nhân sinh. Cũng như anh Mù, con người cần có niềm tin thật sự vào chính tình yêu của Chúa bằng cách biết vâng nghe, thực hiện lời chỉ dẫn của Chúa nữa, cuộc sống con người mới trở nên trong sáng sáng, thoát khỏi những đau thương và có nhiều niềm vui hạnh phúc. Kết thúc câu chuyện chữa bệnh cho anh Mù, Điều gây ấn tượng mạnh mẽ cho chúng ta nhận thấy; Anh Mù không những sáng đôi mắt thể xác, mà anh còn nhận ra chính danh Chúa Giê su. Lúc đầu anh chỉ biết một người đang đối thoại thân mật với anh tên là Giê su, rồi dần dần anh nhận ra Ngài là một ngôn sứ và cuối cùng Anh đã quỳ lạy nhìn nhận và tuyên xưng Ngài là một Thiên Chúa: “Lạy Chúa con tin”. Chúa Giê su cùng một lúc khai sáng con mắt thể xác và đôi mắt tâm hồn của anh Mù. Anh không những được hạnh phúc phần xác và còn đạt đến hạnh phúc sâu thẳm trong tâm hồn vì anh đã biết tuyên xưng Chúa Giê su là Chúa của mình.

Trong Tin mừng hôm nay xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau về nguyên nhân gây nên bệnh mù, về Người cứu chữa. Đó là cái nhìn của con người, còn Chúa Giê su thì trả lời cho các môn đệ “ Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội.....Chúng ta phải làm những việc của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng...bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian”. Chúa Giê su có một nhãn quan khác chúng ta, cái nhìn của Ngài hoàn toàn khác với chúng ta. Ngài quan tâm đến hoàn cảnh đau khổ hiện tại của anh mù, và nhiệm vụ Ngài được sai đến. Ngài muốn thi hành sứ mạng đặc biệt của Ngài để chứng tỏ tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho loài người, làm cho con người khỏi đau khổ đi đến hạnh phúc và đỉnh cao là giải phóng, cứu độ con người.

Cuôc sống con người ngày nay, người ta tưởng chừng như đạt đến nhiều tiến bộ đến tột cùng. Các nghành công nghệ phát triển một cách nhanh chóng vượt bậc, như công nghệ tin học, điện tử, các lãnh vực khác nữa của khoa học kỹ thuật làm cho con người lên tới tận mặt trăng, sao hỏa v.v. chính vì vậy mà con người ngày nay có vẻ tự hào về những thành quả đạt được. Tự hào đến độ cho rằng chỉ cần nhiều tiền, nhiều của cải vật chất phát triển khoa học là giải quyết được những vấn nạn nhân sinh, vì thế không ít người, suốt cuộc đời lao vào những lãnh vực tìm kiếm cho được nhiều tiền của. Dưới ảnh hưởng của sự tự mãn nơi con người trong xã hội hiện đại này, nhiều người đã có những ý tưởng tôn thờ chủ nghĩa duy vật chất, duy khoa học kỹ thuật, tôn thờ năng lực con người, và cũng từ đó nhiều hệ quả kéo theo là cuộc sống trở nên tục hóa trầm trọng, vô cảm và tinh thần hưởng thụ tràn ngập. Biết bao nhiêu điều đạo đức thánh thiên bị con người làm giảm xuống đến mức độ tệ hại, như nhân phẩm, phụ nữ, trẻ em, thai nhi, hôn nhân, con người, sự sống v. v và các vấn đề thiêng liêng khác nơi các tôn giáo cũng bị ảnh hưởng không kém: những nghi lễ bị biến dạng, đôi khi chỉ còn là những lễ hội vui chơi. Rồi một hiên tượng nữa cuộc sống đang diễn ra trước mắt chúng ta đó là tình trạng tha hóa, sa đọa, suy đồi về đạo đức, dối trá lan tràn cũng được bày ra không ít. Tinh thần tục hóa và chủ nghĩa tương đối ảnh hưởng không nhỏ đến cách sống đạo nơi người kitô hữu hiện nay.

Tự hào như thế, chủ nghĩa duy khoa học hay vật chất chủ nghĩa mang một tham vọng rất lớn, cũng không giải quyết nỗi những căng thẳng trong những vấn đề trung tâm của cuộc sống con người. Trên thế giới và tại nhiều miền khác vẫn còn đầy dẫy những đau khổ, bất hạnh, hố phân cách giữa giàu có và nghèo đói mỗi ngày một lớn hơn, nạn phá thai, ly dị, sự đổ vỡ hạnh phúc, gia đình ly tán, chiến tranh, loạn lạc, xung đột, môi trường sống ô nhiễm, hư hại, tính an toàn trong thức ăn thức uống, giao thông bị đe dọa cách trầm trọng.

Người ta dùng những hiểu biết khoa học kỹ thuật để giải quyết cuộc sống. Nhưng kết cục, cuôc sống con người ngay nay vẫn nằm trong vòng lẫn quẫn, chưa mang lại an bình và hạnh phúc thật sự. Thế giới tương tự như người mù, trong tối tăm, mất ánh sáng, loay hoay dò dẫm tìm hướng đi cho mình, nhưng chưa có lối thoát đích thực vì quá cậy dựa vào khả năng giới hạn của mình. Còn quá nhiều góc tối vẫn tồn tại trong thế giới hiện tại

“Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng ”nhỏ bé” hơn và vì thế, trong đó dường như người ta dễ gần gũi với nhau hơn. Những phát triển về giao thông và kỹ năng truyền thông đang làm cho chúng ta xích lại gần nhau, ngày càng nối kết với nhau hơn, và sự hoàn cầu hóa làm cho chúng ta lệ thuộc nhau. Nhưng giữa lòng nhân loại vẫn còn những chia rẽ, nhiều khi rất nặng nề. Trên bình diện hoàn cầu chúng ta thấy sự cách biệt ”gương mù” giữa sự sa hoa của những người giàu nhất và sự lầm than của những người nghèo nhất. Nhiều khi chỉ cần làm một vòng qua những con đường trong một thành phố là đủ để thấy những trái ngược giữa những người sống bên vệ đường và những ánh sáng chói lòa của các cửa tiệm. Thế giới đang đau khổ vì nhiều hình thức loại trừ, gạt ra ngoài lề và nghèo khổ.. cũng như những cuộc xung đột trong đó có trộn lẫn các nguyên nhân kinh tế, chính trị, ý thức hệ, và đáng tiếc là nhiều khi có các nguyên ngôn tôn giáo nữa.” (trích sứ điệp truyền thông của ĐGH Phanxicô)

Mù tối giam giữ chúng ta trong tối tăm, lầm lạc, bức màn đen tối luôn phủ khắp không gian, chúng ta dường như lần mò trong đường hầm không chút ánh sáng, mọi hoạt động trở nên vất vả, hết sức khó khăn. Ánh sáng thật cần thiết cho chúng ta, nhờ nó chúng ta mới dễ dàng nhận thấy đường đi nước bước đời mình. Mù tối, mê muội cần phải được tháo gỡ khỏi cuộc sống con người chúng ta. Chúa Giê su đã thi hành sứ mệnh “mở dạy kẻ mê mụội”, giải thoát người mù tối, mang lại ánh sáng niềm tin cho con người chúng ta.

Để thoát khỏi tình trạng mù tối, lẫn quẫn, bế tắt, con người ngày nay hơn bao giờ hết, được các giáo huấn của Giáo Hội mời gọi đến gặp gỡ Chúa Giê su là ánh sáng khai mở của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại, gặp Ngài trong đối thoại, người Kito hữu gặp Ngài trong cầu nguyện, kinh nguyện sáng tối, trong ân sủng các Bí tích và biết khiêm tốn vâng nghe thực hành những chỉ dẫn của Thiên Chúa là Cha qua Đấng trung gian duy nhất,Chúa Giê su Kito. Giáo lý của Ngài chính là những hướng dẫn đưa cuộc sống con người thoát ra khỏi mù tối.Chúa Giê Su, một Thiên Chúa làm người, chỉ Ngài mới đủ quyền năng để cứu chữa con người chúng ta. Ngài là ánh sáng từ Thiên Chúa đến soi rọi vào cảnh đời tăm tối, cứu chữa sự mù lòa nơi cuộc sống con người trần gian. Chỉ những ai, những cộng đồng xã hội nào, tiếp cận gặp được Ngài, thực hiện những gì Ngài chỉ giáo thì kể như gặp được ánh sáng nơi Ngài và có được cơ hội vượt khỏi sự tối tăm đau khổ.

Việc khai sáng của Chúa Giê su thực hiện cho anh mù, ngày nay cũng chính là công việc của người ki tô hữu chúng ta nữa. Với đời sống của mình, chúng ta được mời tham gia vào việc khai sáng cho người tối tăm lầm lạc, mang ánh sáng đến cho đời bằng những việc làm thiết thực, đạo đức thánh thiện, như những ngọn đèn luôn cháy sáng soi roi cho trần gian hôm nay.

 

29.Mù đôi mắt tâm linh

(Suy niệm của Lm. JB. Lê Ngọc Dũng)

Câu chuyện Chúa Giêsu chữa người mù trong Tin Mừng hôm nay, khiến chúng ta phải suy gẫm về sự mù của chúng ta, cái mù trong tâm linh, như những người Pharisiêu.

Câu chuyện Tin Mừng cho thấy, sau khi được chữa lành thì người mù có được đức tin, còn những người Pharisiêu thì lại không tin. Anh mù sau khi được chữa lành thì nói với Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, tôi tin”. Rồi anh sắp mình xuống trước mặt Người. Còn những  người Pharisiêu, dù sau khi tra hỏi cặn kẻ người mù, ai đã chửa cho anh, chửa như thế nào... và họ cũng đã được người mù quả quyết rằng chính Chúa Giêsu đã chửa cho mình, nhưng cuối cùng họ vẫn không tin.

Vì sao những người Pharisiêu lại không tin?

Trước nhất, là vì họ biết được một điều. Điều này lại rất quan trọng đối với họ: Chúa Giêsu chửa bệnh trong ngày Sabat. Ngài đã thực hiện chửa bệnh như một thầy lang và làm trong ngày Sabat, ngày mà theo luật Do Thái là cấm không được làm việc, để dành cho việc thờ phượng Thiên Chúa.

Đức Giêsu đã vi phạm ngày Sabát, nên một số người Pharisiêu kết luận ngay rằng Ngài là người tội lỗi. Một số khác lại thắc mắc: “Một người tội lỗi sao lại làm được những dấu lạ như vậy?” (Ga 9,16). Họ đâm ra chia rẻ.

Ở đây, việc nhìn thấy tội nơi người khác đã khiến cho những người Pharisiêu đã không nhận ra được sự thật. Cái tội, cái xấu của người khác như là một tấm chắn hay một cặp kính đen thui, mà nếu ta đặt trước mắt, thì khiến ta không thấy, không hiểu biết được những việc khác trước mắt.

Điều này càng rõ hơn, ở phần Tin Mừng kế tiếp. “Họ lại hỏi người mù: ‘Còn anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho anh?’ Anh đáp: “Người là một vị ngôn sứ!”. Họ đối lại: ‘Mày sinh ra đã tội lỗi ngập đầu, thế mà mày muốn làm thầy chúng ta ư?’ Rồi họ trục xuất anh” (Ga 9, 17,34).

“Mày sinh ra đã tội lội ngập đầu” là câu mà họ gán cho người mù từ mới sinh. Họ đã nhìn thấy sự bất hạnh, tật nguyền của kẻ khác là do tội lỗi. Nếu tật nguyền từ khi mới sinh thì đã tội lỗi ngập đầu từ lúc ấy! Quả thật, đây là cái nhìn về người khác một cách phi lý.

“... thế mà mày muốn làm thầy chúng ta ư”. Câu này biểu lộ sự khinh khi người khác và tỏ ra tự cao tự đại.

Như vậy, ở đây, có ba điều khiến làm cản trở con người chúng ta nhận ra sự thật hay cản trở cho đức tin:

Thứ nhất, khi thấy người khác phạm luật thì ta cho rằng người ấy tội lỗi. Nếu vi phạm điều luật nặng thì ta cho rằng là phạm tội nặng, bất kể tâm lòng hay lương tâm người ấy như thế nào. Ví dụ như: Người này đã ly dị tái hôn tức là phạm điều răn thứ sáu, người này có tội nặng; người kia nói dối lừa gạt, làm chứng gian, là kẻ đã phạm trọng tội nghịch điều răn thứ tám...

Thứ hai, khi thấy người khác tật nguyền, nghèo hèn, có thân phận đầy bất hạnh thì ta cho họ là tội lỗi. Đây là cái mù do thành kiến, do những kiến thức lạc hậu mà ta vẫn cứ khư khư giữ trong tâm trí.

Thứ ba, khi thấy người khác tật nguyền, nghèo hèn, thì khinh thường họ. Những người Pharisiêu khinh thường người mù, nói rằng: “...thế mà mày muốn làm thầy chúng ta ư?’ (Ga 9,34). Đây là cái mù do tự cao tự đại, cho mình hiểu biết hơn người khác.

Những người Pharisiêu đã không ngờ, họ mới là người mù, còn kẻ mù lại được sáng. Họ có đôi mắt sáng nhưng tâm linh thì mù tối. Còn người mù vừa được chửa khỏi mù thân xác vừa được sáng đôi mắt tâm linh.

Trong cuộc đời chúng ta cũng dễ rơi vào những cái mù tâm linh mà ta không ngờ tới. Những người ta tưởng họ mù nhưng họ lại sáng suốt. 

Như trước đây ở Nữu Ước, một thành phố lớn, đang lúc đêm, bổng dưng cúp điện. Một người đàn ông tên John cũng bị kẹt trong đêm đen đó. anh ta bị lạc, quờ quạng và sợ hãi. Anh đi đụng vào một người lạ. Anh xin lỗi, nói với người này vài câu. Không ngờ rằng người này lại là một người biết anh, gợi ý giúp dẫn đưa John về nhà. Người lạ có vẻ thông thạo đường đi và không e sợ. Điều này làm John ngạc nhiên: “Quái lạ tối đen như thế này mà anh ta vẫn đi được dễ dàng”. Cuối cùng họ về đến nhà và John nhận ra người lạ. Đó là người mù trong xóm của anh. Chỉ lúc đó anh mới nhận ra rằng người đã dẫn anh đi trong đêm đen chính là một người mù.

Như vậy, trong trường hợp này, kẻ có mắt lại không thấy, kẻ mù lại thấy. Suy nghĩ thêm về cái mù tâm linh, thì có thể kể như:

- Thành kiến là cái mù đối với sự thật.

- Sự kiêu hãnh là cái mù đối với những lỗi lầm của chúng ta.

- Tính ích kỷ là cái mù đối với nhu cầu của kẻ khác;

- Sự dửng dưng chai đá là cái mù đối với đau khổ ta gây ra cho kẻ khác;

- Duy vật là cái mù đối với những giá trị tâm linh.

Tất cả những cái trên đóng vai trò như một màng chắn cửa sổ. Nó không cho người ngồi trong nhà nhín thấy ra bên ngoài. Chúng ta có thể có đôi mắt tốt nhưng không thể thấy những gì là tốt, là đẹp, là chân lý.

Đức Giêsu đến là để mở mắt người mù. Ngài đã mở mắt cho ông Giakêu trưởng ban thu thuế, mở mắt cho người phụ nữ tội lỗi, cho người trộm lành, cho tất cả những ai muốn tìm thì tìm được con đường về nhà Cha.

Niềm tin vào Chúa Giêsu giúp chúng ta thấy trong bóng tối. Ngài như người bạn đường dẫn chúng ta đi trong đêm tối. Chúng ta hãy đi sát vào Ngài. Chúng ta hãy đặt hoàn toàn tin tưởng vào Ngài, Đấng đã nói rằng: “Ta là Ánh sáng thế gian. Ai theo Ta không đi trong tối tăm nhưng luôn có ánh sáng ban sự sống” (Ga 8,12).

 

30.Suy niệm của André Sève

XIN CHO CON NHỮNG CON MẮT ĐỂ ĐƯỢC THẤY NGÀI

Đây là bài tường thuật một phép lạ hay sao? Không phải, Gioan nói lên điều này trong hai chi tiết trong câu 41. Ngài thuật lại bước đường đức tin với đầy đủ chi tiết. Đầu tiên, tất cả đều là những người mù. Cuối cùng, một người được sáng mắt và nhiều người bị mù. Chúng ta gặp gỡ với bóng đêm và với Giêsu – Ánh sáng.

Đó là bóng đêm sự dữ và tội lỗi. Đứng trước người mù từ khi mới sinh ra, các môn đệ muốn tìm hiểu.

- Làm sao người ta lại bị mù từ lúc mới sinh, lỗi tại ai?

Chúa Giêsu gạt bỏ một cách nhìn sai về sự vật: thiết lập quan hệ giữa người tàn tật và tội lỗi. Nhưng Ngài không đưa ra một lối giải thích khác, Ngài chỉ muốn là ánh sáng để chúng ta có thể sống điều chúng ta phải sống.

Điều ác kinh khủng nhất, màn đêm ghê gớm nhất, chính là thiếu vắng sự gặp gỡ này với ánh sáng: “Màn đêm tối, và Ta là ánh sáng”.

Phép lạ sẽ là dấu hiệu lớn lao này: Chúa Giêsu ban cho con mắt để được thấy. Nhưng từ chính dấu hiệu này, người mù hoàn toàn đạt được mục đích khi gặp gỡ Chúa Giêsu – Ánh sáng, và những “Người Do thái” (những người chống đối) thì bị thất bại. Người mù ra khỏi bóng đêm: “Lạy Chúa, tôi tin Ngài”. Còn người Do thái thì dấn mình vào bóng đêm: “Ông Giêsu này là người tội lỗi”.

Người mù tuyệt vời! Bổn mạng của những người tìm kiếm ánh sáng. Người mù một mực hướng tới mầu nhiệm Giêsu mà không để mình bị những “người thông thái” khủng bố, và thậm chí nói khôi hài khi mọi người run sợ. Ở đây Gioan viết một trang hết sức sống động, xen kẽ những câu hỏi và những thái độ tức giận: Người ấy là ai? Người ấy đã làm gì cho anh? Người ấy ở đâu? Người ấy là ai vậy? Và anh, anh bảo người ấy là ai? Người này không từ Thiên Chúa mà đến! Nhưng nếu thế thì làm sao người âý có thể làm được những điều như thế? Anh là môn đệ của người đó sao? Anh là kẻ sinh ra trong tội lỗi!

Họ nói “chúng tôi, chúng tôi là những người thông thài, thếmà họ không thấy gì. Người mù trả lời “tôi không biết gì hết”, và anh ta dần dần thấy ánh sáng. Anh nói: “người ấy”, rồi sau đó lại bảo “Ngài đến từ Thiên Chúa”, và cuối cùng là “Lạy Chúa!”.

Người ta có thể đọc đi đọc lại Phúc Âm mà vẫn không thấy Đức Giêsu. Ngay từ đầu, Gioan không ngừng lặp lại điều đó: “Ánh sáng chiếu soi đêm tối, nhưng đêm tối không hiểu được ánh sáng” (Ga 1,5). Đứng trước người mù “thấy” được Ngài và những người Pharisêu nhìn Ngài mà không thấy Ngài, Chúa Giêsu bắt buộc phải nhận xét điều xảy ra khi Ngài xuất hiện: “Người mù trở nên sáng mắt và người sáng mắt trở nên mù”.

Nhưng tôi biết, tôi thấy! Không, chúng ta đọc trang Phúc Âm này đến trang Phúc Âm khác, ngày này qua ngày khác, và chúng ta chỉ “ cố gắng” để thấy Ngài mà thôi. Chúng ta là những kẻ mù được Chúa Giêsu cho mắt hai lần: lần đầu để nhìn Ngài và lần sau để thấy Ngài. Chúng ta đừng ngần ngại lặp đi lặp lại lời cầu nguyện này cho tới giây phút cuối cuộc đời: “Lạy Chúa Giêsu, xin cho con những con mắt để được thấy Ngài”.

 

31.Đức tin

Mù lòa là một nỗi bất hạnh. Thà chết còn hơn bị mù. Người mù nhất là mù từ hồi bẩm sinh, không phải chỉ là một thiệt thòi cho đôi mắt, mà còn thiệt thòi cho toàn thể con người và cuộc đời. Thế giới xinh đẹp này đã chết đi trong lòng họ. Họ không có quan niệm gì về màu sắc, về hình dáng những người thân yêu. Ánh sáng và bóng tối cũng như văn minh tiến bộ cũng như không. Đã vậy, họ còn mang nặng mặc cảm tự ti, bất an, lệ thuộc và bị bỏ rơi.

Vì thế, chúng ta hiểu được nỗi khao khát được sáng, dù chỉ rất lờ mờ. Họ làm bất cứ chuyện gì để được sáng, như người mù bẩm sinh hôm nay đã vận dụng tới cả đức tin:

- Lạy Ngài con tin.

Đức tin của anh thật sáng giá. Anh tuyên xưng đức tin trước tòa án, trước công chúng và trước Chúa Giêsu, Đấng đã làm phép lạ cho anh. Vì tin vào Ngài mà anh bị cha mẹ tránh xa không bênh đỡ, bị hội đồng Do Thái trục xuất ra khỏi cộng đoàn, cắt đứt mọi liên hệ trong một thời gian dài vô hạn định. Người ta lên án anh:

- Toàn thân mày sinh ra trong đống tội lỗi.

Một mình anh cô đơn, đứng riêng một phe, tách biệt khỏi cộng đoàn chỉ vì đức tin. Đức tin làm cho chúng ta cũng phải “chia lìa” với cả những người thân yêu nhất trong gia đình, nhưng lại làm cho chúng ta gần gũi Thiên Chúa hơn cả.

Đức tin của người mù hôm nay cũng giúp chúng ta nhìn lại đời sống đức tin của mình.

Có người đời sống đức tin lên xuống như nhiệt độ của kẻ bị sốt. Nhất là đối với tuổi trẻ mới lớn, đang đứng trước những khúc quanh của muôn giòng thác tư tưởng.

Có người trưởng thành mà đời sống đức tin vẫn cứ lên xuống bất tử, chỉ vì họ sống theo cảm xúc, lệ thuộc vào ngoại cảnh hay vào những người chung quanh. Một đời sống đức tin lung lay như vậy nhất định sẽ không thể nào nhận biết Chúa, sẽ không thể nào nắm vững được Chúa, chưa tin nhận Chúa là Đấng phải tin cậy. Chúa phán:

- Phải thờ lạy Chúa trong tinh thần và chân lý.

Điều đó có nghĩa là phải thờ lạy Chúa với tất cả tấm lòng chân thành vì Chúa nhìn thấy tự bên trong. Nhưng đồng thời còn phải thờ lạy Chúa trong chân lý.

Trên thế giới này biết bao nhiêu người sùng kính và trung thành với giáo chủ của họ hơn chúng ta, nhưng họ không có chân lý hướng dẫn, còn chúng ta, chúng ta có chân lý hướng dẫn, nhưng chúng ta lại không chịu làm theo.

Thực vậy, có những người đời sống đức tin luôn thay đổi theo cảm xúc và tùy theo hứng. Đó là điều rất tệ hại. Họ không giúp ích gì cho ai được, vì chính họ cũng đang chao đảo, ngả nghiêng.

Ngoài ra, có những người cuộc sống trở nên quá êm ả bình thản, không một chút lo âu, không một sự phấn đấu, đức tin của họ cũng sẽ mau phai tàn. Vì cuộc đời quá bình thản, quá dư thừa, khiến họ không còn chiến đấu và cầu nguyện nữa. Trước mặt Chúa chúng ta không có một chiến tuyến nào rõ rệt để phải xử dụng đến đức tin. Đức tin lúc đó như một viên ngọc lu mờ vì không được mài dũa. Chúng ta xin Chúa đánh thức chúng ta dậy đừng để chúng ta sống trong cảnh êm xuôi ru ngủ để rồi xa lìa Chúa.

Sau cùng có những người đời sống đức tin đang vững chắc nhưng lại gặp nhiều thử thách nặng nề của hiểu lầm, của tai ương và bệnh tật. Trong trường hợp này, chúng ta hãy thận trọng. Đừng nhìn vào quá khứ hay hiện tại, nhưng hãy vươn tới tương lai. Phải nhắm tới mục đích của những khó khăn thử thách. Một người càng kiên vững, thì đức tin càng bị tôi luyên cho đến lúc gặp được chính Thiên Chúa.

Đừng để cho nghịch cảnh làm chủ đời sống đức tin. Nhưng hãy noi gương anh mù, can đảm tuyên xưng Chúa trước mặt mọi người vì đức tin đòi hỏi một lập trường công khai và quyết liệt.

 

32.Chúa vẫn trung thành mãi – Lm. Vũ Xuân Hạnh

Không sợ Thiên Chúa chối bỏ, chỉ sợ con người bưng tai bịt mắt để khỏi nhận ra Thiên Chúa mà thôi. Đó là tâm tình của tôi khi suy niệm câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành người bị mù mắt từ khi mới sinh trong Tin Mừng Chúa nhận IV mùa Chay. Từ ngàn xưa, Thiên Chúa vẫn chỉ có một đường lối đó là trung thành ngỏ lời với con người. Người sử dụng mọi cách thức, mọi hoàn cảnh, mọi chiều kích để thế giới này, vũ trụ này nói chung và nơi cuộc đời của từng người nói riêng, ghi đậm dấu ấn lòng thương xót của Chúa. Tắt một lời, Thiên Chúa luôn tìm cách để gần gũi, để nên một với con người. Vì thế, Người không ngừng yêu thương tỏ mình cho con nguời. Chính Chúa Kitô là bằng chứng lớn lao cho tình yêu ấy.

Về phía con người, lẽ ra phải khát khao, phải vui mừng đón nhận, và đón nhận bằng tất cả niềm hạnh phúc của một thụ tạo được Đấng Tạo Hóa cúi xuống đoái thương, thì ngược lại, họ lại phản bội, lại ghanh ghét, chối từ, lắm lúc muốn thay quyền Thiên Chúa... Càng là những người kiêu ngạo, nắm quyền hành, mang bộ mặt đạo đức bao nhiêu, có khi lại là kẻ chống đồi Thiên Chúa nhiều bấy nhiêu.

Ngày Chúa Giêsu giáng sinh, qua thiên thần, Chúa tỏ mình cho các mục đồng. Những người bị coi là thấp bé này đã mở lòng đón nhận mạc khải của Chúa. Còn với các đạo sĩ, những người ngoại giáo, chỉ bằng một ánh sao lạ trên bầu trời phương Đông, Chúa đã ngỏ lời với họ. Các đạo sĩ chân thành đón nhận mạc khải. Bởi vậy, những tâm hồn đơn hèn, khiêm nhu của các mục đồng, của các đạo sĩ đã hạnh phúc nhiều vì là những người đầu tiên đón nhận Tin mừng Giáng sinh.

Cũng là một cách tỏ mình, có lẽ còn thế giá hơn sự tỏ mình bằng một ánh sao cho ba nhà đạo sĩ, đó là việc hoàng triều Hêrôđê và cả thành thánh Giêrusalem được các đạo sĩ đến với mình, mang theo Tin mừng Giáng sinh để ngỏ lời với Hêrôđê và cả Giêrusalem. Gọi là cách tỏ mình "thế giá", bởi một ánh sao, dù có lạ, có sáng đến đâu, trước sau vẫn chỉ là một ánh sao. Trong khi để ngỏ lời với Hêrôđê và Giêrusalem, thì không phải chỉ là ánh sao, nhưng là những con người. Thiên Chúa đã dùng chính bản thân những nhà đạo sĩ để mời gọi cả hoàng triều Hêrôđê. Thiên Chúa vẫn trung thành và mãi mãi trung thành, dù con người có khép lòng mình lại, khép rất chặt, Thiên Chúa vẫn yêu thương mời gọi, vẫn kiên nhẫn đợi chờ, vẫn tha thiết lấp đầy khát vọng của họ bằng chính sự hiến thân của mình, trao ban chính mình làm gia nghiệp đời đời của họ.

Nhưng thật đáng tiếc cho Hêrôđê và tất cả những người thuộc về ông! Bởi tất cả đã không có một chút mảy may nào muốn mở lòng để nhận ra Thiên Chúa đang ngỏ lời với mình. Thật chua chát làm sao, bởi Hêrôđê và quần thần của ông không phải là những người ngoại giáo, không phải là những người ở xa xôi, hẻo lánh, tận trời Đông nào đó như các đạo sĩ, nhưng là ở rất gần nơi Thiên Chúa làm người vừa giáng sinh. Họ cũng không phải là những người nghèo dốt nát như các mục đồng, nhưng có đầy đủ mọi phương tiện: nguồn Kinh Thánh nắm trong tay; những nhà thông luật và hiểu biết Thánh Kinh luôn luôn vây quanh để sẵn sàng giải thích Thánh Kinh; phương tiện vật chất có dư thừa..., lại trở nên những tâm hồn chết lạnh vì thiếu vắng Thiên Chúa.

Hóa ra cái giàu của hoàng triều Hêrôđê lại chính là cái nghèo, nghèo không thể tưởng, ngèo đến mức trần trụi, đáng thương. Họ chỉ có mỗi bản thân của mình mà thôi. Ích kỷ đến thế làm sao có thể gặp Thiên Chúa, Đấng chỉ có yêu và xả thân vì yêu. Ích kỷ đến thế, vì thế cũng độc ác không vừa. Ông đã đóng chặt cửa lòng trước tin vui Chúa Cứu Thế giáng trần đã vậy, ông còn sợ Người tranh giành ngai vàng của ông, đến nỗi thẳng tay thanh trừng sự sống của Người. Không có Thiên Chúa trong lòng mình, không có bất cứ điều gì người ta không dám làm, dù tàn nhẫn đến đâu đi nữa. Bởi vậy, dù không thể giết chết Thiên Chúa làm người, Hêrôđê cũng đã giết chết vô vàn trẻ sơ sinh Dothái.Cũng vậy, câu chuyện Chúa chữa lành đôi mắt cho người mù từ khi mới sinh trong Tin Mừng Chúa nhật thứ IV hôm nay, thánh Gioan cho thấy điệp khúc của việc bưng tai, bịt mắt trước tình yêu, quyền năng của Thiên Chúa vẫn lặp lại.

Thay vì nhận ra Thiên Chúa nơi dấu lạ sáng mắt của anh mù, người biệt phái lại cho đó là hành vi của tội lỗi. Họ nói về Chúa Giêsu: "Chúng ta biết người đó là một kẻ tội lỗi", và nói về anh mù được chữa lành: "Mày sinh ra trong tội". Còn chính bản thân họ thì sao? Khi khẳng định người khác tội lỗi, người Dothái đã cố tình để lộ một khẳng định về chính họ: họ là kẻ trong sạch, là người thuộc về Thiên Chúa. Chính miệng họ nói lên điều đó: "Chúng ta là môn đệ của Môisen. Chúng ta biết Thiên Chúa đã nói với Môisen, còn người đó, chúng ta không biết bởi đâu mà đến". Nhưng ngay trong chính lời khẳng định mình là "môn đệ của Môisen", là kẻ thuộc về Thiên Chúa, đã cho thấy chính họ mới là những kẻ đui mù trầm trọng: không thể biết Chúa Giêsu!

Đúng là nghịch lý. Nghịch lý đến mức mâu thuẫn lớn lao. Bởi người "tội lỗi" lại có thể làm nên những điều kỳ diệu quá tốt đẹp mà từ xưa chưa một ai làm nổi: mở mắt người mù từ khi chưa biết nói, biết cười. Còn "người sinh ra trong tội" lại thừa hưởng những điều kỳ diệu ấy cũng lớn lao không kém. Trong khi đó, những kẻ "vô tội" lại không bao giờ có thể chữa lành cho ai, càng không thể làm nổi một dấu lạ, dù là dấu lạ nhỏ nhất. Đó mới thực sự là điều mỉa mai đầy đau xót. Nỗi đau xót ấy mới chính là bài học vô giá dạy ta biết ý thức mình, ý thức thân phận mong manh của một con người đầy giới hạn, để ngay từ bây giờ, sẽ luôn luôn đón nhận anh chị em bằng tất cả tình yêu thương, sự chia sẻ và cảm thông.

Hóa ra người mù lại sáng, còn kẻ sáng lại mù. Anh mù được chữa lành có một đôi mắt tâm hồn sáng đến lạ thường. Đôi mắt ấy chính là đức tin mà anh đã đón nhận từ Chúa Giêsu. Đôi mắt đức tin của người mù đã giúp anh nhìn thấu đáo về người chữa lành cho mình: "Đó là một tiên tri". Và khi đối diện với Chúa Giêsu, anh đã tuyên xưng: "Lạy Thầy, tôi tin".

Trong khi khẳnh định về Chúa như thế, anh cũng đã vạch trần cái đui mù của người biệt phái: "Đó mới thật là điều lạ: người đó đã mở mắt cho tôi, thế mà các ông không biết người đó ở đâu. Nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa không nghe lời những kẻ tội lỗi, mà hễ ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý Chúa, thì kẻ đó mới được Chúa nghe lời. Xưa nay chưa từng nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ khi mới sinh. Nếu người đó không bởi Thiên Chúa thì đã không làm được gì". Lời của anh mù được chữa lành đơn sơ quá, nhưng đẹp quá, hay quá, lý luận của anh chắc chắn quá. Giá mà những người biệt phái mềm lòng một chút, chỉ cần một chút thôi, đã có thể gặp gỡ Chúa Giêsu và đón nhận Người.

Nhưng nơi anh mù, đâu chỉ có những lời đầy can đảm như trên. Đứng trước quyền lực của tôn giáo và của xã hội thời ấy, chính đôi mắt đức tin đã cho anh lòng kiên trung không một chút sợ sệt. Anh khẳng khái để lên tiếng một cách dứt khoát, mạnh mẽ dẫu biết mình có thể gặp nguy hiểm, cuộc sống có thể mất bình an. Chẳng hạn anh đã nói: "Nếu đó là người tội lỗi, tôi không biết, tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi mù và bây giờ tôi trông thấy"; "Hay là các ông cũng muốn làm môn đệ Ngài chăng"...

Chúa đâu có hẹp hòi, chỉ có lòng người hẹp hòi mà thôi. Chúa đâu có đòi hỏi điều gì cao xa, hay vượt quá sức mình. Người chỉ cần một chút thiện chí của ta thôi là đã có thể trở thành điều kiện tốt để Người đến với ta. Chúa đâu có chối bỏ ai, chỉ có con người mới chối bỏ Chúa. Chúa luôn luôn dung thứ và tha thứ, chỉ có ta mới là kẻ vô tâm trước tình yêu của Chúa. Chúa luôn luôn mời gọi và ngỏ lời với ta, chỉ có ta khép chặt lòng mình, để khỏi đón nhận mạc khải của Người. Chúa vẫn là Thiên Chúa trung thành, chỉ có ta là không ngừng phản bội.

Sau cùng, chúng ta hãy mượn lời thánh Augustinô, để cùng thánh nhân nguyện xin Chúa ban cho mình thoát khỏi tình trạng mù lòa của tâm hồn, để có thể nhận ra Chúa nơi chính mình và nơi anh chị em:

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa. Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa. Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương và chỉ nghĩ đến Chúa. Ước gì con biết hảm mình và sống trong Chúa. Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì xảy đến cho con và biết chọn theo Chúa luôn. Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa. Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa. Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa. Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen.

 

33.Người mù

Qua đoạn Tin Mừng vừa nghe, tôi muốn chia sẻ hai điểm.

Điểm thứ nhất đó là thái độ của những người chung quanh đối với anh mù.

Nhìn thấy anh mù ngồi ăn xin bên vệ đường, thay vì xót thương thì người ta lại cho là đáng kiếp. Kẻ thì bảo tình trạng mù lòa ấy là do tội lỗi của cha mẹ, bởi vì Thiên Chúa trừng phạt tội lỗi của cha mẹ nơi con cái. Kẻ thì bảo Thiên Chúa thấy trước những tội lỗi, nên đã trừng phạt anh ta từ lúc mới sinh. Tựu trung lại chính tội lỗi và sự vi phạm giới luật Thiên Chúa đã dẫn tới tình trạng bi đát ấy.

Cuộc tranh luận không phân thắng bại và các môn đệ bèn phải thỉnh ý Chúa Giêsu. Các ông hỏi:

- Thưa Thầy, vậy thì ai đã phạm tội, anh hay cha mẹ của anh, để rồi bản thân anh bị mù lòa.

Chúa Giêsu, lúc bấy giờ có lẽ đã nhìn anh bằng một cái nhìn cảm thông. Con người ta thường tỏ ra cay độc khi xét đoán, nhưng Chúa thì khác, Ngài đã trả lời như sau:

- Không phải vì anh hay cha mẹ anh đã phạm tội, nhưng để công việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh.

Chúng ta là những người đau khổ. Nào là đau khổ phần hồn, nào là đau khổ phần xác. Chẳng hạn như bệnh tật, nghèo túng, tang tóc. Đau khổ như một cái gì gắn liền với thân phận con người, như một đám mây đen che phủ cuộc đời chúng ta. Và nhiều khi, trong những giờ phút tăm tối ấy, chúng ta đã kêu lên:

- Tôi đã làm gì nên tội mà phải khổ thế này.

Chúng ta hãy bình tĩnh và suy nghĩ, đồng thời dưới ánh sáng đức tin, chúng ta thấy đau khổ không phải chỉ là hậu quả của tội lỗi, mà nó còn mang một ý nghĩa cao cả hơn nhiều, bởi vì những công việc của Chúa phải được thực hiện nơi bản thân chúng ta.

Thực vậy, nếu chúng ta biết can đảm chấp nhận những gian nguy thử thách, thì tình thương và ân sủng của Chúa sẽ được biểu lộ nơi chúng ta. Vì thế, đừng phàn nàn oán trách, đừng bực bội tức tối như những kẻ không có đức tin. Hãy mang lấy cây thập giá đời mình như lời Chúa Giêsu đã truyền dạy.

Điểm thứ hai chúng ta cùng nhau chia sẻ, đó là phép lạ Chúa Giêsu đã thực hiện.

Phúc âm kể lại rằng: Ngài lấy nước bọt trộn lẫn với đất rồi bôi lên mắt anh và bảo:

- Hãy đi rửa ở giếng Siloe thì anh sẽ được khỏi.

Anh đã làm theo lời căn dặn của Chúa Giêsu và mắt anh đã được sáng. Trước phép lạ quá hiển nhiên ấy, người ta đâm nghi ngờ không biết có phải là chính anh hay không? Để rồi anh đã phải lên tiếng xác nhận và kể lại những sự việc đã xảy đến với mình.

Chúng ta chia sẻ nỗi bất hạnh khi anh bị mù, cũng như niềm vui khi anh được sáng. Niềm tin tưởng và cậy trông của anh đã được ân thưởng một cách xứng đáng. Theo lời chỉ dẫn của Chúa Giêsu, anh đã đi rửa tại giếng Siloe và anh đã được khỏi. Từ đó chúng ta rút ra một kinh nghiệm sống, đó là ai tin tưởng vào Chúa, sẽ tìm thấy một nơi nương tựa còn vững hơn cả núi đá.

Đôi khi chúng ta than phiền về gánh nặng cuộc đời. Thiên Chúa biết cây thập giá chúng ta đang vác và với những hy sinh gian khổ. Ngài không bao giờ đặt trên vai chúng ta một gánh nặng vượt quá sức của chúng ta.

Hãy chấp nhận với lòng tin yêu để những hy sinh gian khổ đem lại lợi ích thiêng liêng cho chúng ta, bởi vì tất cả đều là hồng ân của Chúa.

 

34.Suy niệm của Nguyễn Văn Thành

NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI MÙ TỪ THUỞ MỚI SINH.

Tôi là một người mù từ thuở mới sinh. Sáng nay, Đức Kitô đã làm cho mắt của tôi được THẤY trở lại, như một người bình thường, không bao giờ mang tật nguyền gì...

1.- Bao nhiêu năm sống trong cô đơn và khổ đau, suốt ngày đi ăn xin từ xóm làng này qua xóm làng khác. Từ đây, trở lại với xã hội loài người, tôi chỉ ước mong được cư xử và đãi ngộ như một con người có giá trị bình thường như mọi người. Có lời ăn tiếng nói, khi tiếp xúc và trao đổi. Được lắng nghe và coi trọng, khi tôi cất lời phát biểu, trình bày ý kiến riêng tư của mình. Khi được mọi người xác nhận phẩm chất làm người như vậy, tự nhiên tôi " vươn lên, hướng thượng ", cố gắng đóng góp phần mình, khi anh chị em bà con cần đến tôi.

2.- Ngoài ra, khi tôi có những hành động sai trái, lầm lỡ... ước vọng của tôi là được anh chị em hai bên cạnh trở nên cho tôi một ngọn đèn hướng dẫn và nâng đỡ, sẵn sàng chỉ bày cho tôi một cách cụ thể và rõ ràng tôi phải điều chỉnh thế nào hành động và ngôn ngữ của tôi. Sai lầm lúc bấy giờ không còn là một sai lầm, trái lại đã trở nên cho tôi một bài học cao quí, khả dĩ xây dựng cuộc đời và làm đẹp bộ mặt của tâm hồn.

3.- Nhu cầu thứ ba của tôi là có người dạy bảo những bài học ĐÁNH GIÁ, bằng cách chia sẻ và giải bày những định chuẩn rõ ràng và khách quan. Dựa vào đó, tôi xác định vị trí hay là chỗ đứng của tôi, trong lòng xã hội hay là trong lãnh vực nghề nghiệp.Cuộc sống bình thường luôn luôn có trên có dưới, có trước có sau, có trong có ngoài. Không ai dạy cho tôi những bảng thang giá trị hay là những qui luật ấy, tôi chỉ là hạt cát phiêu lưu, bất định "vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo".

Thay vì mang đến cho tôi ba quà tặng cao quí ấy - là xác nhận giá trị, hướng dẫn hành động và đánh giá cuộc sống - nhằm xây dựng bản thân và cuộc đời hằng ngày cho tôi... những người mà tôi gặp trên mọi nẻo đường đó đây chỉ tung ra "những lời tố cáo, phê bình, chỉ trích, mạ lị và chưởi bới":

"Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?"

Với thái độ trịch thượng ấy, thay vì đón nhận và yêu thương tôi, họ đã trục xuất, khai trừ, loại thải tôi ra khỏi cung lòng của họ.

Hỡi ai là người Kitô-hữu - có nghĩa là Đức Kitô thứ hai, Alter Christus - thay vì xua đuổi tôi, hãy lấy một ít bùn đất, trộn với nước miếng của quí bạn, và đụng đến hai con mắt Đức Tin của tôi, để cho tôi có thể " nhìn thấy Mặt Trời Công Chính ", trong tất cả cuộc đời còn lại của tôi. Hãy có gan " làm phép lạ ", để cho tôi ngày ngày trở nên con cái của Thiên Chúa.

 

home Mục lục Lưu trữ