Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 72
Tổng truy cập: 1362182
ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI
ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI
Câu chuyện về một người mù được Chúa cho sáng mắt đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề. Một vấn đề cần suy nghĩ ở đây, đó là tính kiêu căng cố hữu nơi con người, một sự kiêu căng đã mang đến bao tai hại cho cá nhân, gia đình và xã hội về nhiều phương diện.
- Có tội, nhưng không bao giờ nhận mình có tội.
- Bất lực nhưng vẫn tưởng mình có đầy khả năng.
- Tối tăm mù lòa nhưng lại cho mình sáng suốt thông minh.
Khi chúng ta không thành thật khiêm nhượng và can đảm nhận ra sự bất lực, tối tăm và tội lỗi của kiếp người, thì không ai có thể giải thoát chúng ta được, kể cả Thiên Chúa. Đó là điều chúng ta đọc thấy trong câu truyện hôm nay. Người ăn xin, mù mắt nhưng tâm trí anh ta lại sáng suốt. Anh ý thức được thân phận cùng khốn của mình và nhận ra Đức Kitô là Đấng toàn năng và từ bi, nên anh đã chấp nhận sự can thiệp của Chúa. Nhờ bàn tay Chúa, không những cặp mắt thể xác của anh có thể nhìn rõ mọi sự vật, mà tâm trí của anh càng sáng chói thêm. Nhờ tâm trí này, anh đã tin rằng người chữa mắt cho anh "là một tiên tri", bởi vì "nếu người đó không bởi Thiên Chúa thì đã không làm gì được." Trái lại, những anh em Biệt Phái, dù có cặp mắt sáng để đọc và nghiên cứu Thánh Kinh, nhưng đã không nhận ra Đấng vừa thực hiện phép lạ đó là ai. Thái độ tiêu cực này chính là một thứ mù lòa tinh thần. Bởi vậy, Chúa Giêsu đã nói với những anh em đó: "Nếu anh em mù thì anh em không mắc tội; nhưng anh em nói: chúng tôi xem thấy, nên tội anh em còn đó."
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều khi chúng ta cũng gặp những người, tuy không sáng suốt và hiểu biết trong nhiều lãnh vực, nhưng lại có thể trở thành những ngọn đèn sáng dẫn chúng ta đến với Chúa.
Trước ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội, một cô gái đã chia sẻ với mọi người câu truyện của đời cô:
Ba tôi là người Công giáo, nhưng ông đã bỏ đạo khi lấy má tôi. Điều này làm ông nội tôi rất khổ tâm. Khi tôi được 15 tuổi thì ông tôi bị một chứng bệnh trong óc và chẳng bao lâu thì bị mù. Thấy hoàn cảnh tội nghiệp, tôi xin phép ba má về sống với ông tại một vùng quê, cách xa nhà thờ Công giáo khoảng 600 thước. Công việc chính của tôi tại đây, ngoài việc tiếp tục đến trường, là nấu ăn và dắt ông nội đến nhà thờ dự lễ vào mỗi sáng Chúa nhật. Trên quãng đường quen thuộc này, ông thường kể cho tôi những cảm nghiệm của ông về đức tin, về Thiên Chúa, về Chúa Kitô, đôi khi nhắc lại những câu Kinh Thánh hay những lời Linh mục giảng dạy. Tôi luôn luôn chăm chú nghe, không phải vì thích thú, nhưng vì muốn làm vui lòng ông. Cho đến một lần kia, khi cùng với ông trên đường tới thánh đường tham dự Lễ Giáng Sinh, tôi cảm thấy như có một tiếng mời gọi huyền nhiệm nào đó đang vang dội trong tâm hồn, khiến tôi bồi hồi xúc động. Tôi kéo tay nội đi thật nhanh. Bỡ ngỡ, nội hỏi tôi: "Sao bữa nay con đi nhanh quá vậy?", tôi im lặng... Khi chúng tôi vừa đặt chân tới của nhà thờ, thì cặp mắt tôi như đã mờ hẳn đi vì những giọt lệ cứ trào ra. Không thể giữ lại những cảm xúc cho riêng mình, tôi ôm chầm lấy nội và nói: "Nội ơi, hôm nay con đã thực sự tìm thấy Chúa." Ông hỏi: "Cháu nói thế có nghĩa là gì?" "Nội biết không, những lời Nội nói cho cháu nghe trên quãng đường này vào mỗi sáng Chúa Nhật đã cho cháu ánh sáng để nhận ra Chúa. Cháu dẫn nội đến nhà thờ, nhưng chính nội đã dẫn cháu đến với Chúa."
Ngừng mấy giây lau khô những giọt lệ, cô gái tiếp:
- Đó là lý do tại sao tôi có mặt trong lơp Giáo lý này.
76.Mù và Sáng – Trầm Thiên Thu
Tiền nhân xác định: “Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”. Điều đó cho thấy đôi mắt sáng rất cần cho cuộc sống. Người mù bẩm sinh còn đỡ khổ hơn người lớn lên mới bị mù. Người mù bẩm sinh cảm thấy “bình thường” vì họ không có khái niệm về sáng – tối, cao – thấp, lớn – nhỏ, mập – gầy, vuông – tròn,… hoặc về màu sắc. Người lớn lên mới bị mù cảm thấy khổ hơn vì đã trải nghiệm nhiều khái niệm.
Có hai con mắt, mờ một mắt, hư một mắt, hoặc thị lực yếu thì đã thấy khổ lắm rồi, huống chi bị mù hẳn. Hai con mắt “khác” một chút như bị đau cũng thấy khổ rồi, tình trạng “bốn mắt” là khổ suốt – dù có thêm “hai con mắt” nữa.
Mắt cũng biết khóc, biết cười. Khó nhận biết khi mắt cười, nhưng ai cũng nhận biết khi mắt khóc. Khóc cũng đa dạng: vì vui, vì buồn, vì khổ, vì thương, vì nhớ, vì tức, vì sợ, vì nhõng nhẻo, vì giả bộ,… Tuy nhiên, đôi khi người ta cũng cần phải biết khóc, vì nước mắt có thể “cuốn trôi” nổi buồn và làm sạch mắt nhờ chất mặn. Đặc biệt là phải khóc vì tội lỗi mình đã phạm – tội với Thiên Chúa và lỗi với tha nhân!
Mắt còn có khả năng “bật mí” nhiều thứ khác, như người ta ví von: “Đôi mắt là của sổ của tâm hồn”. Qua hai “cửa sổ” này, người ta có thể biết người đối diện như thế nào. Cửa sổ nhỏ hơn cửa ra vào, thế nhưng đôi khi cửa sổ vẫn quan trọng lắm đấy! Người yếu vía sẽ “tự quay đi” khi nhìn vào mắt của người “mạnh vía”. Dòng nước mạnh sẽ “lướt” dòng nước yếu thôi!
Mù đồng nghĩa với tối tăm, trái ngược với sáng sủa. Khiếm thị hoặc mù lòa về thể lý là tình trạng tồi tệ đối với một con người, nhưng “mù lòa tâm linh” còn nguy hiểm hơn nhiều. Thế nên Chúa Giêsu đã nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!” (Ga 9:39). Thật đáng sợ nếu chúng ta bị Ngài quở trách như vậy. Lúc đó, chúng ta hóa thành người “có mắt như mù”. Khủng khiếp quá!
Ngày xưa, Đức Chúa đã phán với ông Sa-mu-en: “Ngươi còn khóc thương Sa-un cho đến bao giờ, khi ta đã gạt bỏ nó, không cho làm vua cai trị Ít-ra-en nữa? Ngươi hãy lấy dầu đổ đầy sừng và lên đường. Ta sai ngươi đến gặp Gie-sê người Bê-lem, vì Ta đã thấy trong các con trai nó một người Ta muốn đặt làm vua” (1 Sm 16:1). Chúa không nói đến mắt, nhưng chúng ta biết Ngài nói đến mắt nhờ động từ “khóc”.
Trình thuật 1 Sm 16:6-7, 10-13 cho biết rằng khi họ đến, ông thấy Ê-li-áp, ông nghĩ: “Đúng rồi! Người Đức Chúa xức dầu tấn phong đang ở trước mặt Đức Chúa đây!”. Nhưng Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en: “Đừng xét theo hình dáng và vóc người cao lớn của nó, vì Ta đã gạt bỏ nó. Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm: người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thì thấy tận đáy lòng”. Cách nghĩ của Thiên Chúa đã khác hẳn với loài người rồi, mà cả tầm nhìn của Ngài cũng hoàn toàn khác.
Chúng ta thường “trông mặt mà bắt hình dong”, cứ tưởng “con lợn béo” thì “lòng nó ngon”. Nhưng Thiên Chúa không như vậy, Ngài không nhìn theo bề ngoài mà Ngài nhìn “thấu suốt” nội tâm. Tục ngữ Việt Nam cũng xác nhận: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Những người coi trọng bề ngoài là những người có nội tâm hời hợt, nông cạn – gọi là dạng “yếu bóng vía” hoặc “mắt kém”.
Sau đó, ông Gie-sê cho bảy người con trai đi qua trước mặt ông Sa-mu-en, nhưng ông Sa-mu-en nói với ông Gie-sê: “Đức Chúa không chọn những người này”. Quả là “mắt thần” có khác! Rồi ông lại hỏi ông Gie-sê rằng các con ông có mặt đầy đủ chưa. Ông Gie-sê nói còn cháu út nữa, nó đang chăn chiên. Ông Sa-mu-en liền bảo ông Gie-sê cho người đi tìm nó về rồi mới nhập tiệc. Ông Gie-sê cho người đi đón cậu về. Cậu có mái tóc hung, đôi mắt đẹp và khuôn mặt xinh xắn. Đức Chúa nói với ông Sa-mu-en: “Đứng dậy, xức dầu tấn phong nó đi! Chính nó đó!”. Ông Sa-mu-en cầm lấy sừng dầu và xức cho cậu, ở giữa các anh của cậu. Thần khí Chúa nhập vào Đa-vít từ ngày đó trở đi.
Phụng vụ Chúa Nhật Hồng (*) hôm nay sử dụng trọn Thánh Vịnh 23 (gồm 6 câu). Đây là Thánh Vịnh phổ biến nên rất quen thuộc, nói về niềm hạnh phúc được Chúa quan phòng và gìn giữ, đồng thời cũng có ý đề cập niềm tín thác vào Ngài: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người” (Tv 23:1-4).
Thật vậy, khi có Chúa đồng hành thì “dầu qua lũng âm u” chúng ta cũng “chẳng sợ gì nguy khốn”, chúng ta có “côn trượng Ngài bảo vệ” thì hoàn toàn “vững dạ an tâm”. Tác giả Thánh Vịnh cho biết: “Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù. Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu con đầy tràn chan chứa. Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, và tôi được ở đền Người những ngày tháng, những năm dài triền miên” (Tv 23:5-6). Có Chúa là có tất cả, hoàn toàn an tâm vững dạ, vì chúng ta được đi trên “con đường sáng” chứ không tăm tối.
Thánh Phaolô nói: “Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật” (Ep 5:8-9). Tức là phải cẩn trọng xem “điều gì đẹp lòng Chúa”, chứ “đừng cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối, phải vạch trần những việc ấy ra mới đúng” (Ep 5:10-11). Thánh Phaolô giải thích: “Vì những việc chúng làm lén lút, thì nói đến đã là nhục rồi.
Nhưng tất cả những gì bị vạch trần, đều do ánh sáng làm lộ ra; mà bất cứ điều gì lộ ra, thì trở nên ánh sáng. Bởi vậy, có lời chép rằng: “Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ! Từ chốn tử vong, trỗi dậy đi nào! Đức Kitô sẽ chiếu sáng ngươi!” (Ep 5:12-14).
Bóng tối rất mạnh, chỗ nào không có ánh sáng thì nó phủ đầy ngay. Nó mạnh mà lại yếu, vì chỗ nào có ánh sáng, dù chỉ le lói, nó cũng sẽ lui ngay. Quẹt một que diêm sẽ thấy “tác động” giữa ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng rất cần, nhưng chúng ta phải cố gắng “tạo” ra nó. Có một câu danh ngôn liên quan ánh sáng và bóng tối, ý nói chúng ta phải không ngừng nỗ lực trong cuộc sống: “Hãy thắp lên một ngọn nến còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối”.
Chuyện đời thường mà chúng ta còn phải cố gắng thì chuyện tâm linh càng phải nỗ lực hơn nhiều lắm!
Một hôm, Thầy Trò cùng nhìn thấy một người mù bẩm sinh. Các môn đệ hỏi Sư Phụ Giêsu: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?”. Đức Giêsu trả lời: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh.
Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được. Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian” (Ga 9:3-5). Khi “thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện” là lúc Thiên Chúa được vinh danh.
Đáng lẽ chúng ta phải “ngộ” ra nhờ câu trả lời của Chúa Giêsu mới phải, thế nhưng có lẽ chúng ta vẫn không mấy quan tâm. Do đó, trong cuộc sống, chúng ta vẫn “chắc nịch” cho rằng những người kém may mắn hơn mình (làm ăn thua lỗ, mùa màng thất bát, bị tai nạn, bị bệnh hoạn, gặp điều xui xẻo,…). Có người chỉ “để bụng”, nhưng có người lại dám “phán câu xanh rờn” rằng: “Chúa phạt!”. Lạy Chúa tôi! Nói theo phim bộ Hong Kong thì phải nói: “Thiện tai!”.
Không chỉ vậy, chúng ta còn có thiên kiến. Cũng một sự việc như nhau (ví dụ: bệnh hoạn), với người không “hợp ý mình” thì chúng ta nói: “Chúa phạt cho đáng đời!”. Nhưng với người “hợp ý mình” thì chúng ta lại nói: “Thánh giá Chúa trao”. Đúng là “cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Chính định kiến đó là chúng ta “giết” người không cần gươm giáo!
Trả lời các đệ tử xong, Chúa Giêsu nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta:
“Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa” (Si-lô-ác có nghĩa là “người được sai phái”). Anh ta liền đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được. Chúa Giêsu có biệt dược độc đáo ghê đi. Mà phải nói là “thần dược” hoặc “linh dược” mới đúng ngữ nghĩa. Đó là “nước miếng trộn với bùn”. Hay dữ nghen! Mấy lang băm chớ mà học đòi theo, các pháp sư phải sợ mà chạy có cờ, còn các lương y và bác sĩ danh tiếng cũng phải tâm phục khẩu phục!
Dân chúng trước kia thường thấy anh ta ăn xin mới xì xầm bàn tán, kẻ thì bảo là chính hắn, kẻ thì bảo không phải, kẻ lại bảo ai đó giống hắn thôi. Chín người, mười ý. Chẳng ai chịu ai. Thế là họ dẫn anh ta đến với những người Pha-ri-sêu. Rắc rối là ngày Chúa Giêsu trộn bùn với nước miếng và làm cho anh ta sáng mắt lại là ngày sa-bát. Ấy thế, người Pha-ri-sêu hỏi thêm một lần nữa làm sao anh nhìn thấy được. Chính anh xác nhận: “Ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi nhìn thấy” (Ga 9:15). Trong nhóm Pha-ri-sêu, người thì bảo Chúa Giêsu không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sa-bát, kẻ thì bảo rằng người tội lỗi không thể làm được những dấu lạ như vậy. Cũng chẳng ai chịu ai, thế là họ đâm ra chia rẽ. Ngộ dữ nghen, chuyện của người ta mà xía vô làm chi vậy ha? Rồi họ lại hỏi “cựu người mù” nghĩ gì về người đã mở mắt cho mình. Anh ta đáp ngày: “Người là một vị ngôn sứ!” (Ga 9:17).
Người Do-thái không tin là trước đây anh bị mù mà nay nhìn thấy được, nên đã gọi cha mẹ anh ta đến. Họ hỏi anh ta có phải là con không. Cha mẹ anh xác nhận anh bị mù từ khi mới sinh, còn bây giờ anh sáng mắt thì họ không biết tại sao, cha mẹ canh bảo họ cứ hỏi anh ta là chính xác nhất. Cha mẹ anh nói thế vì sợ người Do-thái, những người sẵn sàng trục xuất khỏi hội đường bất cứ kẻ nào dám tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô.
Một lần nữa, họ gọi người trước đây bị mù đến và bảo: “Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa. Chúng ta đây, chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi” (Ga 9:24). Anh ta bảo rằng ông ấy có phải là người tội lỗi hay không thì anh không biết, mà anh chỉ biết một điều là trước đây anh bị mù nhưng nay anh nhìn thấy được. Họ hỏi anh xem Chúa Giêsu đã làm thế nào mà anh sáng mắt. Anh bảo rằng anh đã nói rồi mà họ không chịu nghe. Anh nói thẳng rằng có phải họ cũng muốn làm môn đệ Chúa Giêsu hay không. Tự ái bốc tới chỏm đầu nên họ không tiếc lời mắng nhiếc: “Có mày mới là môn đệ của ông ấy; còn chúng ta, chúng ta là môn đệ của ông Mô-sê. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã nói với ông Mô-sê; nhưng chúng ta không biết ông Giêsu ấy bởi đâu mà đến”.
Anh vừa gãi đầu vừa nói: “Kể cũng lạ thật! Các ông không biết ông ấy bởi đâu mà đến, thế mà ông ấy lại là người đã mở mắt tôi! Chúng ta biết: Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi; còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy. Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì” (Ga 9:30-33). Họ đối lại: “Trứng khôn hơn vịt. Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?” (Ga 9:34). Và rồi họ liền trục xuất anh. Người có tâm địa xấu là vậy, chỉ chờ có thế thôi!
Đức Giêsu cũng biết họ đã trục xuất anh. Khi gặp lại anh, Ngài hỏi anh có tin vào Con Người không, anh ta hỏi Đấng ấy là ai để anh ta tin. Đức Giêsu trả lời: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây” (Ga 9:37). Thật bất ngờ, nhưng anh thấy rất vui nên nói ngay: “Thưa Ngài, tôi tin” (Ga 9:38). Nói xong, anh sấp mình xuống trước mặt Ngài. Đức tin của “cựu người mù” này lớn quá! Tại sao? Thường thì đa số hơn thiểu số, nhiều người ghét Chúa Giêsu, nhưng anh vẫn có lập trường rõ ràng của riêng mình, không chịu “gió chiều nào ngả theo chiều nấy”.
Biết anh thật lòng, Chúa Giêsu nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!” (Ga 9:39). Những người Pha-ri-sêu đang ở đó và nghe vậy thì liền lên tiếng: “Thế ra cả chúng tôi cũng đui mù hay sao?”. Lại tự ái. Đầu óc “bã đậu” và “nhỏ mọn” như thế thì chả bao giờ khá lên được. Đầu óc gì mà nhỏ như hạt đậu, hẹp như ống hút nước vậy! Có lẽ lúc ấy Chúa Giêsu lắc đầu, rồi thản nhiên bảo họ: “Nếu các ông đui mù thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng ‘chúng tôi thấy’, nên tội các ông vẫn còn!” (Ga 9:41). Họ thường ngu đột xuất, giờ lại tiếp tục ngu kinh niên, ngu tầm cỡ quốc tế luôn!
Còn chúng ta? Chắc hẳn đã có những lần chúng ta y như người Pha-ri-sêu vậy, chẳng hơn họ đâu. Và rồi chúng ta cũng vẫn cứng lòng, không chịu “cho vào tai” những lời “thuận ngôn”, không chịu “cân nhác” lời hơn lẽ thiệt, không chịu “mở mắt” to để nhìn rõ vấn đề, thế nên chúng ta “có mắt như mù”. Thật đáng sợ!
Mù thì chắc chắn khổ, nhưng chỉ mờ mắt hoặc thông manh cũng khổ, và cũng khổ nếu cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Nói chung là khổ hết ráo, nếu đôi mắt không bình thường. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Mở mắt coi, bạn liền thấy rõ thế nào là số phận bọn ác nhân” (Tv 91:8). Do đó, chúng ta phải luôn biết cầu nguyện: “Xin mở mắt cho con nhìn thấy luật pháp Ngài kỳ diệu biết bao” (Tv 119:18).
Chúa Nhật IV Mùa Chay là “cột mốc” cho biết rằng chúng ta đã đi được nửa Hành Trình Mùa Chay. Chúng ta đã “nhìn” thấy gì, “sáng” thêm mấy độ, còn cận thị, viễn thị hoặc loạn thị nhiều hay ít? Chúng ta cận thị vì tưởng mình đạo đức tốt lành, viễn thị vì không nhận biết tội mình, và loạn thị vì “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại bạn một phần”. Đã qua nửa Mùa Chay, chúng ta cùng tạ ơn Chúa và tiếp tục xin Ngài dìu dắt chúng ta đi hết chặng đường Mùa Chay theo đúng Thánh Ý Ngài.
Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin mở mắt đức tin cho chúng con, xin tăng thị lực đức tin cho chúng con, xin giúp chúng con nhìn thấy chính Chúa trong mọi người – nhất là nơi những người nghèo khổ, nơi những người hèn mọn, và xin cho bất kỳ ai gặp chúng con cũng có thể nhận thấy nơi chúng con thực sự có Chúa sống động. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa Cứu Độ của chúng con. Amen.
77.Bây giờ tôi đã thấy – Mark Link
"Bí tích rửa tội cất đi sự mù loà tâm linh của chúng ta và mở mắt cho chúng ta được nhìn thấy Chúa Giêsu."
Vào thập niên 1960, John Howard Griffin ngụy trang thành một người da đen đi chơi vòng quanh miền Nam. Ông muốn trực tiếp cảm nghiệm được sự kiện phải làm người da đen trong những năm ầm ĩ về vấn đề chủng tộc này. Griffin mô tả lại cảm nghiệm của mình trong một cuốn sách nhan đề Black Like Me (đen như tôi). Cuốn sách này về sau được dựng thành phim.
Tuy nhiên còn một khía cạnh khác trong cuộc đời của John Howard Griffin mà rất ít người biết đến: trong thế chiến thứ hai, John đã bị mù trong một vụ nổ máy bay suốt 12 năm sau đó, ông không trông thấy gì cả. Một hôm, trong khi bước xuống con phố cạnh nhà bố mẹ ông ở Texas, thình lình John bỗng thấy được "cát đỏ" (red sand) trước mắt ông. Thị giác của ông đã phục hồi trở lại mà chẳng hề báo trước. Về sau, một bác sĩ chuyên khoa mắt cắt nghĩa cho ông là vết máu tụ thần kinh thị giác do vụ nổ gây ra được khai thông, vì thế thị giác ông phục hồi trở lại. Khi bình luận về kinh nghiệm này, Griffin đã kể lại cho một phóng viên báo chí như sau:
"Quí bạn không cảm nghiệm được những gì mà một ông bố cảm nghiệm khi nhìn thấy con cái mình lần đầu tiên đâu. Cả bố với con đều tuyệt vời hơn tôi nghĩ rất nhiều"
Giai đoạn bi đát trong đời Griffin giúp anh ta đánh giá sâu sắc hơn câu chuyện của bài Phúc âm hôm nay, nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn cảm giác người mù từ lúc mới sinh khi anh ta được Chúa Giêsu chữa lành thật kỳ kiệu như thế nào.
Tuy nhiên, trong câu chuyện người mù trên còn có một phép lạ thứ hai. Phép lạ này còn tuyệt diệu hơn: đó là đức tin hay còn gọi là ánh sáng thiêng liêng mà Đức Giêsu ban cho người mù ấy, chính phép lạ thứ hai này tức ân sủng đức tin đã khiến cho anh quì gối xuống nói với Đức Giêsu với tư cách là "Chúa". Thánh Gioan đã nhấn mạnh phép lạ thứ hai này tức ân sủng đức tin một cách thâm thuý trong bài Phúc âm hôm nay.
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về điểm này.
Điều đầu tiên chúng ta để ý đến trong phép lạ này là phép lạ ấy diễn ra từ từ không xảy ra ngay tức khắc. Chẳng hạn, phản ứng đầu tiên của anh mù đối với Đức Giêsu là anh ta xem Đức Giêsu cũng giống như người bình thường khác. Vì thế, khi vài người hỏi anh ta về sự lành bệnh của mình, anh liền trả lời: "Cái ông có tên là Giêsu ấy lấy một ít bùn bôi lên mắt tôi và bảo tôi tới hồ Silôê rửa mặt. Thế là tôi đi và ngay khi rửa xong tôi liềân được trông thấy."
Đầu tiên gã mù chỉ coi Đức Giêsu như một người tuy khá đặc biệt nhưng dầu sao cũng chỉ là một con người.
Thế rồi anh ta bước qua nhận thức thứ hai về Đức Giêsu khi đám Pharisêu điều tra anh: "Mày bảo ông Giêsu chữa cho mày khỏi mù à! Vậy mày cho rằng ông ấy là ai?" anh ta liền đáp: "Ông ấy là một tiên tri". Câu trả lời trên đây chứng tỏ rõ ràng nhận thức của anh mù về Đức Giêsu đã nhảy vọt một bước vọt khổng lồ về phía trước. Càng suy nghĩ đến sự kiện xảy ra, gã ta càng xác tín Đức Giêsu không chỉ là một người như những người khác mà Ngài còn là một vị tiên tri. Điều này dẫn chúng ta đến nhận thức sau cùng của anh mù về Đức Giêsu.
Cuối ngày anh mù mới được gặp mặt đối mặt với Đức Giêsu, vì khi anh mù đi rửa mắt ở hồ Silôê về, thì Đức Giêsu, không còn quanh quẩn đó nữa. Lúc này, khi gặp lại anh mù, Đức Giêsu nhìn thẳng vào mắt và nói: "Anh có tin vào CON NGƯỜI" không? Anh ta trả lời: Thưa Ngài, xin nói cho tôi biết vị ấy là ai để tôi tin. Đức Giêsu trả lời: "Anh đã thấy vị ấy rồi, vị ấy chính là kẻ hiện đang nói chuyện với anh". Anh đáp ngay: "Lạy Chúa, con tin!" vừa nói anh vừa quì gối xuống trước mặt Đức Giêsu.
Như thế, nhận thức của anh về Chúa Giêsu đã nhảy bước cuối cùng về phía trước. Anh nhận ra Đức Giêsu không phải chỉ là một người bình thường hoặc một vị tiên tri, mà Ngài còn là Thiên Chúa, vị Chúa mà "muôn loài trên trời dưới đất, cả trong địa ngục phải quì gối" (Pl 2: 10). Ân sủng đức tin, hay "ánh sáng tâm linh" mà Đức Giêsu ban cho anh mù còn kỳ diệu hơn sự phục hồi thị giác cho anh nữa.
Không cần bàn bạc quá nhiều về ân sủng đức tin nơi anh mù nọ, chúng ta nên nhớ lại chúng ta cũng đã nhận được ân sủng đức tin này do Đức Giêsu ban cho trong bí tích rửa tội.
Trước khi thanh tẩy trong nước rửa tội, chúng ta cũng bị "đui mù tâm linh" như anh mù trong Phúc âm hôm nay. Nhưng sau khi được rửa tội, Đức Giêsu trở nên quí báu hơn nhiều đối với chúng ta. Ngài trở thành một kẻ hết sức thân mật đối với chúng ta.
Điều này dẫn đến điểm tương tự thứ hai giữa chúng ta và anh mù trong Phúc âm hôm nay. Ngoài việc nhận lãnh ân sủng đức tin, nhận thức của chúng ta về Chúa Giêsu cũng dần dần lớn lên giống như nơi anh mù ấy. Chẳng hạn khi còn rất bé chúng ta thường mường tượng Đức Giêsu là một con người phi thường. Đến lúc lớn lên. Nhận thức của chúng ta về Ngài cũng trưởng thành hơn. Cuối cùng nhận thức ấy đạt được hình thức viên mãn nhất: chúng ta nhận ra Ngài đúng như bản chất thực sự về Ngài, là Con Thiên Chúa. Điều thú vị là khi chúng ta càng học hỏi về Đức Giêsu thì Ngài càng trở nên cao cả hơn đối với chúng ta. Thông thường, có sự kiện đáng buồn trong các mối tương giao khác là càng tìm hiểu về kẻ khác chúng ta càng nhận khiếm khuyết của kẻ ấy. Nhưng trong trường hợp Đức Giêsu thì không như thế. Càng hiểu biết về Ngài, chúng ta càng thấy Ngài tuyệt diệu và vinh hiển hơn.
Để kết thúc, chúng ta hãy trích lại lời Albert Schweitzer ở cuối cuốn sách của ông nhan đề The Quest for The Historical Jesus (Tìm kiếm Giêsu Lịch sử) Schweitzer từng là nhạc sĩ dương cầm thính phòng ở Âu Châu. Ông đã từ bỏ nghề nghiệp âm nhạc của mình để trở thành một bác sĩ, và ông đã đến sống ở Phi châu với tư cách một thừa sai. Schweizer viết: "Chúa Giêsu đến với chúng ta như một người vô danh, chẳng khác nào thủơ xưa người đến với các tông đồ trên bờ biển. Ngài nói với chúng ta cũng chính những lời Ngài đã từng nói với họ: "Hãy theo Ta!". Và bất cứ ai chấp nhận lời mời gọi của Ngài thì dù họ thông thái hay tầm thường, trẻ trung hoặc già nua, Chúa Giêsu đều mạc khải chính Ngài cho họ ngay trong những truân chuyên và đau khổ của họ. Và qua kinh nghiệm riêng của mình, họ sẽ biết được "NGÀI là ai?".
78.Bài đọc thêm: Về “cái biết”
Trong Tin Mừng Ga đoạn 9, mười câu từ 24-34, thấy diễn ra một cuộc đối chọi giữa hai ‘cái biết’: một của nhóm chức quyền Do thái, một của anh mù.
a) “Chúng ta biết rằng tên đó (Chúa Giêsu) là một đứa tội lỗi” (c.24).
aa) “Ông ấy là người tội lỗi ư? Tôi không biết. Một điều tôi biết được là: tôi đã mù, và rày tôi thấy được” (c.25).
b) “Chúng ta biết Thiên Chúa đã phán với Môsê (và truyền giữ luật Hưu lễ), còn hắn, chúng ta chẳng biết hắn tự đâu ra?” (c.29).
bb) “Chúng tôi biết Thiên Chúa không nhận lời hạng tội lỗi, nhưng ai thờ Chúa và làm theo ý Người, thì Người nhận lời kẻ ấy (bằng chứng là phép lạ chữa bệnh mù của tôi đây)… Nếu ông ấy đã không bởi Thiên Chúa mà đến, thì đã chẳng làm gì được” (c.31-33)
Ta có thể nhờ lời cổ nhân mà phân tích đoạn này. Tuân Tử (330TCN-227TCN) cho rằng: Điều mà ai cũng biết là: tri thức nào cũng đều bắt đầu từ ngũ quan, tiếp nhận ấn tượng; còn cái tâm thì suy xét, phân biệt các ấn tượng ấy mà biết. Tai, mắt, mũi, miệng… thì tiếp xúc với bên ngoài, nhận các ấn tượng, nhưng không có cái nào làm chủ sai khiến cái nào. Còn tâm đứng giữa, thì làm chủ để cai trị các ngũ quan, thâu gom tất cả về nó. Nó có cái năng lực suy xét, phân biệt; cho nên mới có câu: “Nhờ đâu mà biết? Đáp: Nhờ Tâm” (thiên: Giải tế). “Tâm không (hoạt) động, thì trắng đen ở ngay trước mắt mà không nom thấy, trống khua lớn ở bên cạnh mà tai không nghe” (Giải tế).
Đó là nói về cái biết đối với các vật có hình tượng…
Đối với đạo lý, muốn biết, thì tâm phải ở trong trạng thái “hư nhất nhi tĩnh”: “Hư” là trống không, ý nói đừng có sẵn thành kiến trước, mà làm tổn hại đến điều gì sắp tới. – “Nhất” là một, nghĩa là thường tâm ôm đồm nhiều quá, nên muốn biết một điều gì, thì phải chọn một điều thôi, tập trung vào đó, để cho cái biết được tinh vi. – “Tĩnh” là yên lặng. Bản chất tâm là luôn hoạt động, nhưng khi để ý vào một việc gì, tâm phải giữ cho bình tĩnh, đừng để cho huyễn mộng, tưởng tượng vẩn vơ… và những buồn phiền giao động mà làm rối loạn (Giải tế). Hồi xưa, Đức Khổng Tử cũng đã tâm niệm 4 điều quyết: không ức đoán, không võ đoán, không cố chấp, không chủ quan” (Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã. – Tử Hãn).
Muốn cho tâm được hư nhất nhi tĩnh, thì phải “tri dã cung” là nghĩ một cách kính cẩn, ngoài ra phải “tri dã lạc”, tâm phải ở trong một trạng thái hòa đồng làm một với thiên đạo, tức là phải thành: vừa trong sáng, vừa ngay thẳng, thành tâm, thiện chí (lấy theo Giản Chi…,sđd, t.I, 488tt, 606tt). Bây giờ áp dụng vào hai cái biết của đoạn trên, thì thấy:
Về a): Cái tâm của nhóm Biệt phái không ‘hư’ (trống rỗng), nhưng đã bị nhiều thành kiến chiếm cứ, và không ‘tĩnh’, tức là đã để cho nhiều đố kỵ bè phái, thiên kiến đối với Đức Giêsu (x. Ga 5, 15-18) làm giao động và làm lú lấp mà quên thiên đạo. Họ không xét đến cái tốt (chữa lành bệnh mù) mà chỉ bo bo nhìn vào việc không giữ Hưu lễ (mà họ đã chẻ tóc làm tư cho thành một luật nặng nề, cứng ngắc, nghẹt thở), và nhất là tưởng rằng đó là tất cả đạo.
Về aa): Anh mù đã dựa vào giác quan kinh nghiệm sự vật mà suy xét: đã mù (một sự kiện hữu hình), nay được sáng mắt (một sự kiện nữa). Và từ đó, anh để tâm suy xét phân biệt người chữa anh có là kẻ tội lỗi hay ngược lại, và đó là điều anh nói ra ở bb).
Về b): Cái tâm của họ không trống rỗng (‘hư’), đầy thành kiến; thêm vào đó không giữ cho ‘hòa đồng với thiên đạo’, và không thành thực, ngay thẳng, trong sáng. Họ chỉ biết luật Môsê (toàn mặt cấm kỵ) mà không thấy toàn bộ thiên đạo chép trong Kinh Thánh: Thiên Chúa yêu thương, dạy người ta yêu thương, và coi đó là điều quan trọng hơn hết, hơn cả muôn ngàn hy lễ, và yêu thương là giới luật trọng nhất gồm thâu mọi giới luật (x. Mc 12, 32-33). Nói nôm na, cái tâm của họ đã không được nỗ lực ‘trừ dục’, ‘thắng tà’ mà nên trong sáng, thành thực.
Về bb): Chính anh mù (được lành) lại sáng cái tâm ra mà nhìn nhận được cái thiên đạo ấy: “Ai thờ Chúa và làm theo ý Người” (mà ở đây ý Người là yêu thương, giúp đỡ nhau…), “thì Thiên Chúa nhận lời người ấy”. Nhận lời là làm phép lạ theo ý người ấy xin. Đang khi nhóm Biệt phái mù tịt không biết “hắn tự đâu ra” (mà họ là những người thông thái), vì cái tâm không ‘hư’, không ‘dã cung’, ‘dã lạc’, nên đâm mù quáng, chỉ dán mắt vào một bộ luật và khư khư giữ từng nét…; thì anh mù lại sáng mắt ra và chỉ cho họ biết nguồn gốc của Đức Giêsu là “bởi Thiên Chúa mà đến”, dựa theo thiên đạo này, tức quy luật chung, tự nhiên, mọi người nhìn nhận: Vì ai làm lành, ai gây phúc đức (ai phục vụ anh em mình), thì chỉ có thể từ Thiên Chúa mà ra, chứ không từ sự ác, từ ma quỷ, từ tội lỗi.
Lời dạy của triết gia Tuân Tử không phải là đã lỗi thời đâu!
79."Ngài là ai để tôi tin Ngài?"
(Suy niệm của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh)
Như tuần trước đã chia sẻ, trong ba tuần giữa (III, IV, V) của Mùa Chay thuộc Chu Kỳ Phụng Niên Năm A, Phụng Vụ Lời Chúa (ba bài Phúc Âm theo Thánh Gioan, chứ không phải theo Thánh Mathêu) cho thấy tiến trình Mạc Khải tam đoạn về Con Người Giêsu là Đường Lối, là Sự Thật và là Sự Sống. Thật vậy, ở Chúa Nhật thứ III tuần trước, Chúa Giêsu đã Mạc Khải Người là Đường Lối, qua đoạn Phúc Âm trình thuật về việc Người tỏ mình ra cho phụ nữ tội lỗi ở miền đất Samaritanô ngoại lai, và làm cho chị nhận biết Người quả thực là Đức Kitô Thiên Sai, Vị sẽ dẫn con người đến cùng "Thiên Chúa là Thần Linh", Đấng muốn những ai tôn thờ Ngài phải "tôn thờ trong tinh thần và chân lý" (Jn 4:24), là tất cả những gì Người sẽ ban cho những ai tin vào Người, để từ họ sẽ vọt lên mạch nước sự sống đời đời là Thánh Thần (xem Jn 4:14, 7:38-39). Ở Chúa Nhật thứ IV tuần này, Chúa Giêsu đã Mạc Khải Người là Sự Thật, qua đoạn Phúc Âm trình thuật về việc Người tỏ mình ra cho một kẻ mù từ lúc mới sinh người Do Thái ở miền đất chính giáo Giuđêa. Bởi vì, trong đoạn trình thuật đây, Phúc Âm Thánh Gioan cho thấy Chúa Giêsu đã nói đến thực tại "Thày là ánh sáng thế gian" trước khi phục quang cho người mù này, cũng như nói đến tác dụng nơi việc hiện diện và hành động của Người: "Tôi đến để làm cho kẻ mù được thấy và kẻ thấy bị mù", sau khi đã chữa lành cho người mù ấy.
Tiến trình Mạc Khải của Chúa Giêsu trong cả ba trường hợp (Đường Lối, Sự Thật và Sự Sống) đều giống nhau, chẳng những theo chiều hướng của Phúc Âm Thánh Gioan ("Ánh sáng chiếu soi trong tăm tối" - Jn 1:5) mà còn theo đúng đường lối của Phúc Âm Thánh Mathêu thuộc Chu Kỳ Phụng Vụ Năm A nữa ("Cải thiện đời sống! Nước Trời đã đến" - Mt 4:17). Thật thế, theo chiều hướng của Phúc Âm Thánh Gioan, vì là "ánh sáng thật đã đến trong thế gian chiếu soi hết mọi người" mà Chúa Giêsu, như Phúc Âm hôm nay cho thấy, đã tự động, (chứ không cần hay không phải do yêu cầu hay kêu xin của đối tượng, vốn thường xẩy ra nơi bộ ba Phúc Âm Nhất Lãm), đến với người mù từ lúc mới sinh và chữa lành cho anh ta. Để làm gì? Nếu không phải để anh ta có thể nhìn thấy Người mà tin vào Người hay mới có thể tin vào Người. Phải, tuyệt đỉnh của việc Chúa Giêsu tỏ mình cho người mù từ lúc mới sinh này là ở chỗ đó. Ở chỗ, như Phúc Âm hôm nay cho biết: "Chúa Giêsu hay tin họ đuổi anh ta ra ngoài, Người tìm gặp anh mà hỏi: "Anh có tin Con Thiên Chúa không?" Anh đáp: "Thưa ông, Ngài là ai để tôi tin Ngài?" Chúa Giêsu phán: "Anh đã nhìn thấy Ngài, Đấng đang nói với anh đây". Anh ta liền nói: "Lạy Chúa, tôi tin" rồi sấp mình xuống thờ lạy Người".
Tuy nhiên, trình thuật Mạc Khải này của Chúa Giêsu cũng hợp với đường lối của Phúc Âm Thánh Mathêu nữa. Nếu yếu tố nhân sinh (cải thiện đời sống) được đặt trước yếu tố Thần Linh (Nước Trời đã đến) thế nào, trong trình thuật Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay chúng ta cũng thấy rõ điều đó. Thật vậy, ngay trước khi được Chúa Giêsu hoàn toàn tỏ mình ra cho mình, nghĩa là trước khi người mù từ lúc mới sinh chẳng những tuyên xưng đức tin mà còn tỏ cử chỉ phục xuống tôn thờ Người, anh ta đã phải tỏ lòng khát khao mong muốn biết Người là ai: "Thưa ông Ngài là ai để tôi tin Ngài?". Như thế, nếu anh ta không tỏ ra yếu tố nhân sinh quyết liệt này trước, thì thử hỏi anh ta có được thấy "Nước Trời đã đến" ngay trước đôi mắt vừa được chữa lành của anh ta hay chăng? Hoặc anh ta lại rơi vào trường hợp của chín trong mười người tật phong, sau khi được chữa lành, đã không hề quay trở lại để nhận biết Đấng đã chữa lành cho mình bằng việc tạ ơn Người, như một người ngoại lai trong họ đã làm (xem Lk 17:11-19). Thật ra, qua những đối đáp của anh ta với nhóm Pharisiêu, anh ta chẳng những đã tỏ ra niềm tin của mình vào Đấng đã chữa lành cho anh ta, mà còn hiên ngang làm chứng cho một Đấng anh ta chưa hề được trực diện, chưa hề được diện kiến dung nhan để có dịp dâng lời tạ ơn Người. Vì trước khi thấy đã tin rồi, (tin trước biết sau là như thế), nên khi anh ta vừa được hỏi "Anh có tin Con Thiên Chúa không?", anh liền tỏ ước muốn tin tưởng của mình ngay, nhờ đó, và cũng chỉ nhờ đó, anh mới được và đã được hoàn toàn thấy "Sự Thật", thấy được "Con Thiên Chúa" Làm Người.
Thế nhưng, tại sao Giáo Hội lại đặt trình thuật của Phúc Âm Thánh Gioan về việc Chúa Giêsu chữa người mù từ lúc mới sinh này vào Mùa Chay, trước trình thuật về người phụ nữ Samaritanô và sau trình thuật về Lazarô được hồi sinh? Hay nói cách khác, đâu là ý nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay trong Mùa Chay?
Như đã đề cập đến ở hai bài chia sẻ, tuần về biến cố biến hình hai tuần trước và tuần về biến cố bên bờ giếng Giacóp vừa rồi, Mùa Chay là thời gian hướng về và sửa soạn cho Biến Cố Vượt Qua, tuyệt đỉnh của Mầu Nhiệm Kitô Giáo. Thế nhưng, con người không thể chấp nhận và nhờ đó mới có thể thông phần vào Biến Cố Vượt Qua này, một biến cố đã làm rung chuyển tận gốc rễ nền tảng đức tin của Nhóm 12 bấy giờ, nếu con người không chịu bỏ mình và nhờ đó mới có thể tin tưởng, nghĩa là mới có thể cùng Người Vượt Qua: "Tôi nói thật cho quí vị biết, ai nghe lời Tôi mà tin vào Đấng đã sai Tôi thì có sự sống trường sinh. Họ không bị luận phạt, song vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Jn 5:24). Ngay trong biến cố biến hình, ba môn đệ đã chẳng nghe thấy có tiếng phán ra từ đám mây hay sao: "Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người. Hãy nghe lời Người" (Mt 17:5). Như thế, chính Cha trên trời cũng làm chứng về Con mình, để con người có thể tin tưởng Đấng Ngài sai.
Đó là lý do, hai tuần đầu của Mùa Chay, Giáo Hội đã khôn ngoan đặt bài Phúc Âm về biến cố Chúa Giêsu chịu cám dỗ trước biến cố Chúa Giêsu biến hình, với mục đích để củng cố đức tin Kitô hữu, tức để Kitô hữu thấy được ý nghĩa và mục đích sâu xa của bỏ mình và chịu đựng khổ đau. Ngay trong biến cố biến hình của mình, Chúa Giêsu cũng có ý hướng muốn củng cố đức tin của ba người môn đệ thân tín nhất của Người nữa. Bởi thế, cuối trình thuật về biến cố biến hình này, Người mới hướng các vị về biến cố Phục Sinh của Người: "Đừng nói với bất cứ ai những gì các con thấy cho đến khi Con Người từ trong cõi chết sống lại" (Mt 17:9). Về phía con người, cho dù đức tin của Nhóm 12, nhất là của cả 3 vị thân tín nhất đã được tận mắt chứng kiến vinh hiển của Con Thiên Chúa qua biến cố biến hình, có bị choáng váng tối tăm đến chối bỏ "Sự Thật", nhưng, nhờ những gì Thày đã làm trước hay báo trước về Người (xem Jn 13:19), cuối cùng họ cũng đã tin vào Người: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi" (Jn 20:28).
Như thế, nếu chứng từ là yếu tố thuộc về Mùa Phục Sinh thế nào, thì đức tin là yếu tố làm nên Mùa Chay như vậy. Đó là lý do Phụng Vụ Lời Chúa theo Phúc Âm Thánh Gioan cho ba tuần giữa (III, IV, V) của Chu Kỳ Phụng Niên Năm A nói chung, cũng như của Chúa Nhật Thứ III Mùa Chay hôm nay nói riêng, mới trình thuật về việc Chúa Giêsu tỏ mình ra để làm cho con người tin vào Người mà được sự sống đời đời. Bởi nguyên tội, con người đều là những người mù từ lúc mới sinh, không thể nào nhận biết "Thiên Chúa là Thần Linh" (Jn 4:24), nếu không được Ngài mở mắt tâm linh ra cho. Thật ra, Thiên Chúa luôn ở bên con người và tỏ mình cho con người, như trường hợp của người phụ nữ Samaritanô trong bài Phúc Âm tuần trước, hay của người mù từ lúc mới sinh trong bài Phúc Âm tuần này: "Ta chính là Đấng đang nói với chị/anh" (Jn 4:26; 9:37), với chúng ta.
Tuy nhiên, muốn nhận ra Người, như hai nhân vật trong hai bài Phúc Âm tuần trước và tuần này, chúng ta phải chân thành và khao khát tìm kiếm chân lý. Có thế, tới giây phút hội ngộ thần linh, giây phút cảm nghiệm thần linh, chúng ta mới nghe được tiếng của Người, nhận ra những gì Người đã nói với chúng ta, như trường hợp của người phụ nữ Samaritanô, hay những gì Người đã làm cho chúng ta, như trường hợp của người mù từ lúc mới sinh. Và từ cuộc hội ngộ thần linh này, chúng ta mới có thể loan báo về Người, như trường hợp của người đàn bà Samaritanô, hay mới có thể phục xuống thờ lạy Người, như trường hợp của người mù từ lúc mới sinh. Riêng trong trường hợp của Người mù từ lúc mới sinh, ngay trước khi gặp được Đấng phục quang cho mình, anh đã làm chứng về Người rồi, chứ không cần đợi đến sau khi nhận ra Người, như trường hợp của chị phụ nữ Samaritanô. Một con người sống theo lương tâm chân chính có thể làm chứng cho chân lý là thế: "Ai tìm kiếm chân lý sẽ nghe thấy tiếng của Tôi" (Jn 18:37) là thế; "chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi. Tôi biết chúng và chúng theo Tôi" (Jn 10:27) là như vậy. Nếu trong Biến Cố Vượt Qua, Chúa Giêsu muốn "làm chứng cho chân lý" (Jn 18:37) Người là Đấng Thiên Sai và Cha là Đấng đã sai Người, thì người mù từ lúc mới sinh hôm nay, qua những minh chứng hùng hồn theo lý lẽ tự nhiên cùng với cảm nghiệm thần linh của anh trước nhóm Pharisiêu thông luật, quả thực đã tin tưởng đúng như những gì Chúa Giêsu muốn đến để làm chứng: "Nếu người này không từ Thiên Chúa mà đến thì không thể nào làm được một việc như vậy" (Jn 9:33).
Vấn đề thực hành sống đạo: Mùa Chay là thời điểm hướng về Biến Cố Vượt Qua và sửa soạn cho Biến Cố Vượt Qua, bằng những việc củng cố Đức Tin, những tác động làm cho Kitô hữu nhờ đó có thể hiệp thông với Chúa Kitô Phục Sinh hơn. Bởi vậy, Mùa Chay sẽ chẳng có nghĩa gì, thậm chí những việc hy sinh hãm mình, chay tịnh phạt xác, ăn năn thống hối cũng chẳng có nghĩa lý gì, nếu con người không nhờ đó mà tin tưởng hơn, gắn bó với Chúa Kitô hơn, theo sát Người hơn, cảm thấy vinh dự vì thập giá của Người hơn. Đúng thế, chỉ có đức tin trưởng thành và mãnh liệt như thế, con người môn đệ Chúa Kitô mới thực sự là những chứng nhân sống động của Người và cho Người đến tận cùng trái đất mà thôi (xem Lk 24:48).
80.Chúa Giêsu mở mắt cho người mù lòa
(Suy niệm của Lm. Augustine SJ.)
Để cảm thông được cảnh khổ của những người mù, hẵy thử hình dung xem bặn sẽ xử sự ra sao khi ánh đèn trong khu phố bạn vụt tắt.
Một buổi tối mùa đông, vào giờ tan sở, thủ đô Pari hoa lệ bị dìm vào bóng đêm do cúp điện đột xuất. Mọi người đều hốt hoảng vì không quen với bóng tối, nhất là những ai bị kẹt trong thang máy, hoặc trong các xe điện ngầm. Mới đến định cư ở Pari từ hai tháng nay, Maily cũng bị kẹt trên hè phố tối tăm của một thành phố mà cô chưa thông tỏ đường đi lối về. Cô cảm thấy lo âu, bất lực, sợ hãi. Bỗng nhiên cô vấp phải một người đi bộ phía trước vì không nhận ra người đó. Sau khi ngỏ lời xin lỗi, cô biết được chàng thanh niên đó sống gần khu phố của cô, nhưng hai người chưa từng có dịp làm quen. Cầm lấy bàn tay ấm áp của anh, cô yên tâm vì anh cứ rẽ đám đông mà đi và đưa cô về đến con ngõ trước nhà. Chính khi chia tay, Maily mới biết tại sao anh ta thuộc đường như vậy: Đó là chàng trai ấy bị mù: vì luôn sống trong tối tăm, anh ta đã quen "nhìn" sự vật hầu như nhờ "giác quan thứ sáu". Thế mới hay rằng lắm khi người mù lại tỏ ra hơn kẻ sáng mắt.
SỰ MÙ TỐI CỦA TÂM HỒN
Phúc Âm hôm nay không chỉ thuật lại phép lạ Chúa Giêsu chữa anh mù về mặt thể lý; nhưng còn cho thấy việc Chúa mở mắt Đức tin để anh ta TIN VÀO NGÀI. Anh mù được chữa lành vì anh đã tin và làm theo lời Chúa dạy là đi rửa mắt ở hồ Silôác. Điều trái ngược trong câu chuyện này là anh mù, tuy bị mù loà, nhưng lại nhìn thấy những điều mà các người Pharisêu không thấy được: anh đă nhận ra lòng nhân lành của Chúa, đặt niềm tin nơi Chúa, khác hẳn thái độ của người Pharisêu mù loà, vì họ từ chối nhìn nhận phép lạ của Chúa và khước từ tin vào Người.
Để có thể nhìn rõ mọi sự, có được một đôi mắt tinh anh thôi chưa đủ. Bởi lẽ ngoài bệnh mù loà của thân xác còn có rất nhiều dạng mù loà khác, không cho phép chúng ta tiếp nhận ánh sáng của Chúa. Đó là lòng ích kỷ ngăn cản ta nhìn thấy nhu cầu của những anh em nghèo khổ; đó là sự kiêu căng không cho phép ta nhận ra những lỗi phạm của mình; đó là những thành kiến khiến ta bị bưng bít đối với sự thật; đó là lòng ham muốn vật chất khiến linh hồn ta không còn thấy được những giá trị thiêng liêng.
Bằng đôi mắt của tâm trí và của linh hồn, ta có thể nhìn ra những điều mà đôi mắt xác thịt không thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, chỉ với đôi mắt đức tin, ta mới có thể nhìn thấy được những thực tại về Thiên Chúa và về ơn cứu độ. Phúc Âm hôm nay chính yếu là chuyện kể về đức tin. Thật vậy, cao điểm của câu chuyện này là ở việc anh mù tuyên xưng niềm tin của anh vào Đức Kitô khi nói: "Lạy Ngài tôi tin!" Nhờ tin, anh đã được chữa lành cả về thể xác lẫn tâm hồn.
CHÚA GIÊSU MỞ MẮT CHO NHỮNG NGƯỜI MÙ LÒA
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu không chỉ chữa tật mù loà về thể lý, mà còn chữa tình trạng mù loà tâm hồn. Loạt người thứ hai này gồm những kẻ lầm lạc, thiếu khả năng nhìn thấy đường về nhà Cha. Người đã mở mắt cho ông Giakêu thấy được sự nguy hiểm của tiền tài đối với phần rỗi của ông (Lc 19,1-10); Người đã mở mắt cho một cô gái lỡ đường để cô dứt bỏ với quá khứ không mấy tốt đẹp của mình (Lc 7,36-50); Người cũng đã mở mắt cho người trộm lành cùng chịu đóng đinh với Người trên đồi Gôn-gô-tha, để anh ta nhận ra ánh sáng của lòng Chúa thương xót (Lc 23,32-43). Chính nhờ Chúa Giêsu, những người này đã tìm lại được ánh sáng dẫn đưa tới Nước Thiên Chúa. Ngược lại, những người Pharisêu vì cố chấp, cứng tin, nên đã bị bỏ lại trong bóng tối. Họ đã không tin nhận Chúa Giêsu, cũng không đón nhận ơn cải hoá được khơi dậy nơi lòng họ (Ga 9,41)
Cũng vậy, bằng cách này hay cách khác, mỗi người chúng ta đều vương phải những chứng mù loà bẩm sinh. Đó là những thói xấu và tội lỗi. Vậy chúng ta cần được Chúa Giêsu soi sáng, cứu chữa đôi mắt tâm hồn của chúng ta, từng bị mù loà do từ khước ánh sáng của Người. Chúa Giêsu luôn đến với mọi người đau yếu, tật bệnh, tội lỗi để kêu mời và giúp họ hoán cải và được chữa lành. Chúng ta hãy can đảm đến với Chúa, để Người chạm đến chỗ kín ẩn, thâm sâu nhất của lòng ta; đồng thời hãy vâng lời Người, chấp nhận đi gột rửa tâm hồn ta ở hồ Silôác thiêng liêng là Lời Chúa, trút lại đó cái mù loà của tâm hồn ta, để mặc lấy ánh sáng của Lời Chúa.
81.Đức tin người mù
(Suy niệm của Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng)
Có một người kia sinh ra đã bị mù, anh sống trong một gian phòng, bởi vì không nhìn thấy gì nên anh phủ nhận tất cả những gì những người chung quanh quả quyết là có: "Tôi không tin, vì tôi có thấy đâu nào". Một vị lương y thấy vậy thì thương hại anh, ông đi tìm một thứ linh dược chữa cho anh được sáng mắt, anh sung sướng quá, tự phụ nói: "Giờ đây tôi đã thấy được tất cả sự thật chung quanh tôi rồi". Nhưng có người nói với anh: "Bạn ơi, bạn mới chỉ thấy được những vật chung quanh bạn trong căn phòng này thôi. Như thế có là bao, ngoài kia người ta còn thấy được mặt trời, mặt trăng và các tinh tú hằng hà sa số, còn biết bao vật khác mà bạn chưa thấy, bạn đừng tự phụ như vậy". Anh tỏ vẻ không tin, lại còn nói mạnh hơn: "Làm gì có được những cái đó, những gì có thể thấy được, tôi đã thấy tất cả rồi".
Một vị y sĩ khác lên tận núi cao, gặp được Sơn Thần chỉ cho một thứ linh dược khác, đem về giúp cho anh được cặp mắt sáng hơn và thấy xa hơn. Bây giờ anh thấy được mặt trời, mặt trăng và các tinh tú trên không trung. Mừng quá và lòng tự phụ tự đắc lại tăng thêm, anh nói với mọi người: Trước đây tôi không tin, nhưng bây giờ tôi thấy, tôi tin. Như thế giờ đây không còn có gì mà tôi chẳng thấy, chẳng biết, đâu còn ai hơn tôi được nữa".
Thấy anh tự phụ như vậy, một hiền nhân nói với anh: "Cậu ơi, cậu vừa hết mù, nhưng cậu cũng vẫn chưa biết gì cả. Tại sao cậu lại quá tự phụ như thế? Với chừng mực và giới hạn của tầm mắt, cậu làm gì biết có những vật ngoài ngàn dặm mà mắt cậu không làm sao thấy được. Cậu có thấy được những nguyên nhân nào đã cấu tạo ra cậu khi cậu còn nằm trong bào thai của mẹ cậu chăng? Ngoài cái vũ trụ nhỏ bé mà cậu đang sống đây, còn không biết bao nhiêu vũ trụ khác vô cùng to lớn và nhiều không kể hết như cát ở bãi biển, cậu có thấy không? Tại sao cậu dám tự phụ bảo rằng:"Tôi thấy cả, tôi biết cả rồi". Cậu vẫn còn là một anh mù, cậu vẫn còn lấy tối làm sáng, lấy sáng làm tối".
Đó là câu chuyện của một anh mù bẩm sinh ở Ấn Độ. Còn câu chuyện của anh mù, cũng mù bẩm sinh, kể lại trong bài Tin Mừng, thì lại khác hẳn: trong khi mù và sau khi được sáng, anh luôn khiêm nhường, luôn nhìn nhận thân phận hẩm hui buồn tủi của mình. Ngược lại, những người sáng mắt thì lại mù tối, kiêu ngạo trong sự mù tối của mình, đó là những người Pha-ri-sêu. Chúng ta thấy sự khác biệt tàn nhẫn giữa đôi mắt của người mù và đôi mắt của những người Pha-ri-sêu. Đôi mắt thân xác của người mù nhưng mắt tâm hồn anh lại sáng. Những người Pha-ri-sêu có đôi mắt thân xác không mù loà, nhưng đôi mắt tâm hồn đã chết. Sự khác biệt đó là niềm tin và đức tin: anh mù được phép lạ đã tin Chúa Giêsu. Còn những người Pha-ri-sêu thấy phép lạ nhưng không tin Chúa.
Đây là một phép lạ đặc biệt chưa từng có trong nhân loại. Cho đến ngày nay, mặc dầu y khoa tiến bộ nhưng vẫn còn bó tay trước những người mù bẩm sinh. Còn đối với những người vì một lý do nào đó bị mù loà thì y khoa có thể dùng một loại ra-đa hay dùng con mắt của người khác thay vào thì có thể thấy được. Trường hợp anh mù trong Tin Mừng, Chúa Giêsu không làm thế, Ngài không thay mắt cho anh, Ngài dùng quyền năng Thiên Chúa để làm một phép lạ phi thường cho anh được sáng mắt. Nhưng trên hết con mắt đức tin của anh được bừng sáng, anh nhận ra Đức Kitô mà nhiều người sáng mắt không nhận ra.
Theo ý nghĩa tượng trưng, trong phạm vi thiêng liêng, bệnh mù về tinh thần là tình trạng mê muội của những người sống trong tội lỗi và tình trạng mù quáng của những kẻ cố chấp. Vậy hình thức thứ nhất của bệnh mù về tinh thần là tội lỗi, nó che lấp mắt linh hồn làm cho linh hồn không nhận ra Chúa và cũng chẳng nhận ra thánh ý Chúa. Vì thế, Kinh Thánh gọi những người sống trong tội lỗi như ngồi trong chỗ tối tăm, ngồi trong bóng đêm, ngồi trong bóng sự chết. Một hình thức khác của bệnh mù tinh thần là sự cố chấp, tức là bảo thủ trong sự lập luận sai lầm hay càn dở của mình và nhất định không chịu phục thiện. Chính vì thế mà nhiều lần Chúa Giêsu đã gọi những người Pha-ri-sêu là những người mù quáng, bài Tin Mừng hôm nay là một điển hình. Chúa đã nói: "Tôi đến thế gian này chính là để những kẻ không xem thấy thì được xem thấy, còn những kẻ xem thấy sẽ trở nên đui mù". Chúng ta thường nói về những người cố chấp: "Không ai điếc nặng cho bằng kẻ không muốn nghe", thì chúng ta cũng có thể nói về những người mù tinh thần: "Không ai mù quáng nặng cho bằng kẻ mở mắt mà không muốn xem".
Chúng ta có đang sống trong tình trạng mù lòa về tinh thần không? Chúng ta tội lỗi và cố chấp ư? Và hiện giờ chúng ta vẫn còn cố chấp trong tình trạng đó ư? Không được đâu. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu để Ngài thắp sáng cuộc đời chúng ta như Ngài đã thắp sáng cuộc đời người mù xưa kia. Nói khác đi, trên đời này không ai có thể giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, vì lý do ai cũng có tội, chỉ có một Đấng không có tội gì, tuyệt đối chí thánh, mới có quyền cứu giúp chúng ta mà thôi, đó là Chúa Giêsu. Vấn đề là chúng ta có bằng lòng đến với Chúa không?
Người mù sung sướng biết bao khi đôi mắt anh ta mở ra và nhìn thấy Chúa Giêsu, vị ân nhân vĩ đại của mình. Chúa đã thắp sáng đời anh. Trong Mùa Chay, chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu, vị đại ân nhân của chúng ta, để Chúa mở mắt tinh thần cho chúng ta, để Chúa thắp sáng đời chúng ta.
82.Ánh sáng soi chiếu
Anh chị em thân mến,
Ánh sáng là món quà quí giá nhất cho con người, nhất là cho người mù không nhìn thấy. Người ta thường nói: "Chính bóng tối đã kêu gọi (cần có) ánh sáng". Người mù, một khi được sáng mắt, sẽ thấy ánh sáng quí giá như thế nào. Chỉ khi nào người ta mù, không có ánh sáng, người ta mới hiểu được ánh sáng cần cho sự sống. Câu chuyện của bài Tin Mừng hôm nay nói về việc Chúa Giêsu chữa cho một anh mù từ khi mới sinh. Chính Chúa nói: "Ta là ánh sáng thế gian". Chính Chúa và Lời Chúa là ánh sáng, là của ăn tinh thần cho con người đang sống trong mù tối, vì không nhận ra Thiên Chúa. Đây là chủ đề mà Hội thánh muốn chúng ta suy niệm trong ngày Chúa Nhật hôm nay.
a/. Trước hết, có một vài câu cần tìm hiểu:
"Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến anh này sinh ra bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?" Quan niệm xưa cho rằng người bị mù, hay bệnh tật chính là do tội lỗi của mình hay của người thân mình gây ra. Chúa Giêsu trong câu chuyện này đánh đổ quan niệm đó, Người nói: "không phải anh ta, cũng không phải cha mẹ anh ta, nhưng để cho mọi người thấy được quyền năng và tình thương của Thiên Chúa."
Thầy là ánh sáng cho thế gian: lời tự xưng của Chúa Giêsu, cũng là sự thật. Chúa chính là ánh sáng, và ai đến với Người sẽ có được ánh sáng như câu chuyện anh mù được chữa lành trong bài Tin Mừng hôm nay.
Chúa nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn, thoa vào mắt người mù: người xưa tin nước miếng có sức chữa bệnh. Có lẽ Chúa muốn dùng cử chỉ tượng trưng để anh mù tin.
Có 3 thái độ cản trở con người đến để được Chúa Giêsu chữa lành: 1. của người Do Thái: mày sinh ra trong tội lỗi ngập đầu... Họ cho người bị bệnh mù bẩm sinh, là do tội của mình. Thật là đáng sợ khi nghĩ Thiên Chúa đã để anh mù bị bệnh, để trừng phạt anh ta. Hiểu như thế về Thiên Chúa là hoàn toàn sai lạc. Chúa nói: có người cha nào, con xin bánh lại cho con rắn hay con bò cạp? Cha trần gian mà còn đối xử với con cái mình như thế, huống chi Cha trên trời. 2. là thái độ của những người lân cận, cha mẹ của anh mù: lúc đầu họ ngạc nhiên vì anh mù được sáng mắt, sau cùng là sợ hãi, vì sợ bị vạ lây, đến nỗi tỏ ra hèn nhát và dửng dưng. 3. cách riêng là thái độ của nhóm Pharisêu, tư tế: họ ngoan cố phủ nhận Chúa Giêsu là ánh sáng là sự sống, dù họ thấy cả phép lạ Chúa cho người chết sống lại...Họ không đủ khiêm tốn để nhìn nhận sự thật. Họ là những con người đui mù thiêng liêng, họ không cần và cũng không muốn được Chúa chữa lành...
b/. Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu tiến trình Chúa Giêsu chữa lành tâm hồn cho anh mù: Trong câu chuyện chữa lành hôm nay, ta không thấy người mù cầu xin Chúa chữa bệnh cho mình. Cho dù nếu có mà Phúc Âm không ghi, ta cũng thấy rõ thái độ của Chúa Giêsu, muốn tự mình đi đến cứu chữa cho anh ta: Người lấy nước miếng trộn với đất xức mắt anh ta, rồi bảo anh đi đến hồ Siloê mà rửa. Anh đi đến đó rửa, và được khỏi. Sau khi anh được chữa bệnh phần xác, những người chứng kiến bị "sốc" và cứng lòng tin. Họ chất vấn anh mù. Anh công khai nói lên sự thật; chính thái độ này đã dẫn anh đi xa hơn trong niềm tin của mình. Sau đó, những người Pharisêu chất vấn nữa, nhất là khi họ biết anh được chữa lành trong ngày sabbat. Họ còn cho mời cả cha mẹ anh đến, cốt để tìm ra lý lẽ chối bỏ việc Chúa Giêsu chữa lành. Sau đó, Chúa hay biết anh bị "tấn công", Người đến gặp anh ta, tỏ mình cho anh ta biết Người là ai. Chính Chúa mời anh đi đến niềm tin. Anh mù đã không cưỡng lại, nên đã quì xuống thưa: "lạy Chúa, con tin." Anh đã được chữa lành đôi mắt tâm hồn...
c/. Gợi ý sống và chia sẻ: Qua câu chuyện anh mù được chữa sáng mắt, ta là hạng người nào trong những hạng người trên? Có phải ta ở trong hạng của anh mù, và ta thấy mình cần được Chúa chữa cho lành, để ta được sáng mắt tâm hồn không?
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam