Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 30
Tổng truy cập: 1356140
BÁNH BỞI TRỜI
“Làm sao bấy giờ ông ấy dám bảo: Ta đã từ trời mà xuống?”
Điều Chúa Giêsu vừa nói về nguồn gốc thiên giới của Người xem ra quá phóng đại. Làm sao một kẻ mà thiên hạ biết rõ họ hàng lại dám gán cho mình một nguồn gốc thiên giới. Những ý nghĩ này giúp chúng ta biết các dư luận phổ biến lúc ấy về Chúa Giêsu. Dĩ nhiên đây không phải là quan niệm của thánh sử và người ta cũng chẳng lấy được gì từ đó để chống lại tín điều về sự sinh hạ đồng trinh của Chúa Giêsu. Và cũng không có gì cho phép giả thiết là thánh Giuse lúc đó còn sống. Gioan chẳng nói đến điều đó bao giờ. Có lẽ là thánh Giuse đã chết trước khi Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai.
“Các ngươi đừng kêu ca với nhau tranh luận chỉ tổ vô ích; chỉ có hoạt động của Chúa Cha mới hướng dẫn những kẻ tin Ngài đến với Đấng có mặc khải viên mãn (3,21). “Đấng ấy đã thấy Chúa Cha” (xem 1,18).
Với câu này, Gioan loại trừ mọi lối giải thích sai lạc có thể có về câu trích dẫn (16,45 chết thảy chúng sẽ là môn sinh của Thiên Chúa), chính nhờ Chúa Giêsu, Đấng duy nhất biết Chúa Cha cách trực tiếp và hoàn toàn, mà lời hứa trên sẽ được thực hiện.
KẾT LUẬN
Khi nói về thịt (sarx) Người sẽ bị nộp để ban sự sống cho thế gian, rồi xa hơn về máu Người, Chúa Giêsu mặc nhiên loan báo Người sắp bị sát tế thành hy lễ, và các tín hữu của Người sẽ có thể tham dự vào hy tế ấy bằng cách ăn thịt của Tế vật, hầu nhờ đó lãnh nhận sự sống thần linh. Việc thịt Người sẽ trở nên phong phú sự sống và việc Chúa Giêsu sẽ đích thân trao ban nó, rõ rệt bao hàm điều này là: qua cái chết hy tế, Người sẽ tìm lại sự sống bằng sự Phục sinh. Khi để thịt Người, thân xác Người (và đồng thời cả bản thân vinh hiển Người) dưới hình thức bánh để các kẻ tin Người ăn uống, Chúa Giêsu một ngày nào đó sẽ cho thấy rõ ràng Người thật là bánh bởi trời, của ăn thiêng liêng cho nhân loại.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
*Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu nhiều lần nói “Ta là”: “Ta là” ánh sáng, mục tử tốt lành, cửa chiên, sự sống lại và sự sống, đường, sự thật và sự sống, cây nho thật. Dưới mắt người Do thái, các danh xưng này có giá trị như những hồng ân của Thiên Chúa. Chúa Giêsu quả quyết Người chính là ân huệ thực sự và chung quyết của Thiên Chúa hôm nay.
*Khi phán bảo: “Bánh sự sống chính là Ta”, Chúa Giêsu biết rằng Người sẽ gây ra thắc mắc, sự cứng tin và cả thái độ công phẫn. Thật vậy, cách nói “Ta là” lúc bàn về sự sống, ánh sáng… gợi lên trong não trạng của các thính giả Người một ý niệm về tuyệt đối. Thiên Chúa mới có quyền bảo “Ta là”. Con người chỉ có thể nói: Tôi là kẻ này người nọ, nhưng không được bảo: Ta là bánh, là ánh sáng, là chân lý, là sự sống. Thế mà Chúa Giêsu đã làm vậy. Một xác quyết ntlư thế gây nên sự công phẫn hay đức tin. Chúng ta may mắn thuộc về những kẻ đáp lại bằng đức tin.
*Diễn từ bánh sự sống thu hút chúng ta nhờ những lời quả quyết mạnh mẽ và đồng thời để chúng ta phân vân trước nỗi cô đơn mà Chúa Giêsu tạo ra quanh người qua những xác quyết đó. Ta tự hỏi tính cách đích thực của cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với người Do thái đã là gì. Một điều chắc chắn là người Do thái không thể nâng mình lên bình diện mà Chúa Giêsu đang ở và từ đó Người đang nói. Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều. Người Do thái lưu ý tới Người lập tức, nhưng không phải để theo vị sứ giả của Thiên Chúa, mà là để hắt lây Người hầu thỏa mãn những khát vọng trần tục của họ. Khuynh hướng sâu xa của họ ngược lại với khuynh hướng Chúa Giêsu. Họ muốn kéo Chúa Giêsu vào trong lãnh vực thế trần với họ; còn Chúa Giêsu. Người cố gắng đỡ nâng họ lên bình diện của Thiên Chúa. Trong vấn đề này, Chúa Kitô không có ngoại giao. Người xác quyết mình là ai, cho dù người Do thái chỉ muốn thấy trong người kẻ mà họ biết rõ cả cha lẫn mẹ.
*Như tổ tiên của họ ngày xưa trong sa mạc, người Do thái kêu ca phàn nàn. Đây là một thái độ phức tạp, nhưng chủ yếu phát xuất từ một sự từ chối không tin, một sự bất lực đương đầu với số mệnh, và từ một nhu cầu muốn an thân này đó. Đấy là phản ứng hết sức nhân loại. Chúng ta chấp nhận đi theo Thiên Chúa bao lâu Ngài còn phục vụ hạnh phúc chúng ta, còn phục vụ quan niệm hạnh phúc của chúng ta; nhưng khi Ngài hay Giêsu, Đấng Ngài sai đến, muốn cắt đứt chúng ta khỏi những cái hiển nhiên thường nhật, khỏi lòng ham muốn tiện nghi và thỏa mãn của chúng ta, thì chúng ta chống chọi, phản kháng. Bấy giờ các “dấu chỉ” Thiên Chúa đã thực hiện trong đời chúng ta không còn giá trị gì nữa; chúng ta làm như chẳng có gì đã xảy ra; chúng ta dấy nẩy và trở lại dùng ân huệ của Thiên Chúa để chống lại Ngài (x. Ds 11,4-6), chúng ta gây gổ với Ngài và bịa ra nhiều cớ để khỏi tin; chúng ta quả là những người có tà ý.
*“Không ai có thể đến với Ta, nếu Cha, Đấng đã sai Ta, không lôi kéo nó”. Phải hiểu cho đúng lời này của Chúa Giêsu. Nó chẳng có nghĩa là Thiên Chúa chỉ lôi kéo một số người và bỏ rơi những kẻ khác. Thiên Chúa muốn cứu rỗi tất cả mọi người. Ngài không chọn lựa cách tiên thiên, ngay từ đầu, một phần nhân loại để cứu rỗi và bỏ rơi phần khác. Ngài đặt trong lòng mỗi con người một bản năng quy hướng họ về định mệnh hạnh phúc mà vì đó họ được tạo ra. Bản năng thiêng liêng này có nhiều hình thái và chỉ mình Thiên Chúa biết lúc nào nó thức dậy trong tâm thức mỗi người. Hãy nhớ rằng mỗi một con người, cho dù chỉ hiện hữu trong chốc lát thôi, cũng được kêu gọi để trở thành con Thiên Chúa.
*“Phàm ai nghe và học nơi Cha thì sẽ đến với Ta”. Hãy lưu ý: Chúa Giêsu không nói ở thì quá khứ mà là hiện tại. Không phải đã nghe lời giáo huấn của Cha, đã được Ngài giảng dạy và đã đến với Chúa Giêsu, thì sau đó đạt mục đích. Đây là một thực tại hiện tại mà ta phải củng cố gia tăng thêm không ngừng. Mỗi ngày cần phải đặt mình vào tình trạng lắng nghe giáo huấn của Chúa Cha, học hỏi Ngài và đến với Chúa Giêsu. việc Chúa Giêsu đến trong cuộc sống của chúng ta là một thực tại luôn luôn tác động bên trong chúng ta không ngừng không dứt. Cũng vậy, việc chúng ta tiến về Chúa Giêsu việc chúng ta tin vào Người và gắn bó với Người, cũng là một sự tiến triển sống động ngày càng hơn. Tìm đâu năng lực nội tại để luôn tiến về Chúa Giêsu Kitô như thế? Tìm trong bánh sự sống, Thánh Thể.
(*) Tựa đề do BTT.GPBR đặt
CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN- B
BÁNH BỞI TRỜI– ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Cuộc đời tiên tri Êlia là một cuộc chiến đấu anh dũng và kiên cường. Một mình người phải chiến đấu chống lại cả một dân tộc bỏ đạo do hoàng hậu Dêdaben cầm đầu. Người khiển trách dân chúng vì họ đã nghe theo hoàng hậu mà bỏ Chúa. Người thách thức 400 sư sãi của thần Baan trong một cuộc dâng của lễ cầu mưa. Người đã chiến thắng. Nhưng chính vì chiến thắng. Người bị hoàng hậu săn đuổi, phải chạy trốn vào sa mạc. Hôm nay, đói khát đến lả người, vị tiên tri dũng mãnh rồi cũng cảm thấy mệt mỏi rã rời. Người mất hết sức lực thể chất lẫn tinh thần. Chẳng thiết sống, người xin Chúa cất người ra khỏi thế gian phiền nhiễu đầy bất trắc. Người mất hết sức phấn đấu. Người chỉ muốn an nghỉ trong Chúa. Nhưng Chúa sai thiên thần đem bánh cho người. Ăn được bánh bởi trời, tiên tri mới đủ sức vượt qua sa mạc, sau cùng đi tới núi của Thiên Chúa.
Tương tự như thế, đời sống ta cũng là một chuyến đi về nhà Thiên Chúa. Để đến với Thiên Chúa, ta phải vượt qua sa mạc cuộc đời đầy chông gai cạm bẫy. Đường đi rất xa và rất khó khăn. Những chiến đấu có thể sẽ khiến ta mệt mỏi rã rời. Ta sẽ chẳng đủ sức đi trọn con đường nếu không được nâng đỡ, an ủi. Để giúp ta đủ sức chiến đấu và đi trọn con đường khó khăn thử thách tiến về nhà Cha. Thiên Chúa đầy tình yêu thương đã ban cho ta tấm bánh bởi trời. Tấm bánh bởi trời mà Chúa Cha ban cho ta chính là Đức Giêsu Kitô, người Con duy nhất của Người. Món quà của Chúa Cha ban được thực hiện dưới hai hình thức: Lời Chúa và Phép Thánh Thể.
Đức Giêsu Kitô là Lời Ban Sự Sống của Thiên Chúa. Lời Thiên Chúa là Lời Ban Sự Sống. Chính Đức Giêsu đã khẳng định điều này khi Người trả lời ma quỉ cám dỗ: “Người ta sống không nguyên bởi bánh. Nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Thật vậy, chính Lời Chúa làm cho sự sống xuất hiện. Nhờ Lời quyền năng của Thiên Chúa, vũ trụ được tạo thành. Lời Chúa là lẽ sống của Đức Giêsu, nên trọn đời Người luôn đi tìm thực hiện thánh ý Chúa Cha: “Lương thực của Thầy là làm theo ý Đấng sai Thầy”. Xưa kia, Thiên Chúa nói qua trung gian các tổ phụ và các tiên tri. Nay, Đức Giêsu là Lời của Thiên Chúa trực tiếp nói với nhân loại. Lời Người ban sự sống cho Ladarô, cho con trai bà góa thành Naim. Lời Người tha thứ tội lỗi cho Mađalêna, cho người phụ nữ ngoại tình, cho Giakêu. Lời Người hoán cải người phụ nữ xứ Samaria. Người đưa tất cả những người tội lỗi trở về con đường sự sống. Lời Người đã giúp cho bao thế hệ tìm thấy lẽ sống. Lời Người ban cho họ một sự sống mới, tươi trẻ, phong phú, dồi dào hơn. Chính vì thế, thánh Phêrô đã lên tiếng tuyên xưng: “Lạy Thầy, bỏ Thầy chúng con biết đi theo ai. Chỉ Thầy mới có những Lời ban sự sống đời đời”.
Ban Lời hằng sống chưa đủ với tình yêu thương của Người, Đức Giêsu còn ban cho ta chính bản thân Người trong bí tích Thánh Thể. Thật là một tình yêu sâu xa tha thiết. Khi nuôi dưỡng ta bằng chính thịt máu Người, Đức Giêsu không những muốn kết hiệp mật thiết với ta trong từng thớ thịt, từng dòng máu, mà Người còn muốn ban cho ta sự sống đời đời. Bí tích Thánh Thể là lương thực thần linh. Lương thực thần linh ban sự sống thần linh. Qua bí tích Thánh thể, sự sống thần linh dần dần thấm nhập bản thân ta. Đây là một tiến trình thần hóa chầm chậm. Ta trở nên một thân thể với Đức Giêsu. Ta sống cùng sự sống của Người, sự sống đời đời trong hạnh phúc của Thiên Chúa.
Thánh lễ chính là bữa tiệc trong đó Thiên Chúa dọn ra hai bàn tiệc. Bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể. Cả hai bàn tiệc cũng đều là chính Đức Giêsu. Trong thánh lễ, ta nghe lời Chúa dạy dỗ ta. Lời Chúa chỉ cho ta con đường ngay thẳng, con đường hạnh phúc, con đường đưa ta về với Chúa. Thánh Thể Chúa ban sức mạnh giúp ta đủ sức đương đầu với những khó khăn thử thách của cuộc đời.
Bởi thế, khi tham dự thánh lễ, ta cần lưu ý lắng nghe Lời Chúa. Chúa muốn nói riêng với từng người. Hãy lắng nghe để tìm ra điều Chúa muốn nhắn gửi. Hãy lắng nghe để tìm ra lẽ sống. Hãy lắng nghe để biết con đường phải đi. Lời Chúa là con đường đưa tới sự thật và sự sống.
Hãy rước lễ một cách kính cẩn sốt sắng. Phép Thánh Thể chính là một quà tặng của tình yêu Thiên Chúa. Hãy hưởng nếm sự ngọt ngào được kề cận Thiên Chúa. Hãy múc lấy nơi Thánh thể nguồn sức mạnh để thắng vượt những thử thách trong cuộc đời. Hãy để Thánh Thể uốn nắn, biến đổi ta để ta ngày càng nên giống Người hơn. Hãy nếm cảm hương vị thiên đàng ngay khi còn tại thế.
Lạy Chúa là Cha vô cùng yêu thương, con cảm tạ Cha đã ban cho con chính Con Một yêu quý của Cha làm bánh trường sinh nuôi dưỡng và đưa chúng con vào sự sống đời đời.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam