Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 144
Tổng truy cập: 1350057
Bánh sự sống
BÁNH SỰ SỐNG
“Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với ta sẽ không hề đói, ai tin vào ta sẽ không hề khát bao giờ” (Gioan 6:35).
Trên thế giới ngày nay có bao nhiêu người nghèo? Hằng ngày trên con đường đến văn phòng, tôi vẫn thường thấy những người đứng ở các ngã tư đường, cầm chiếc bảng nhỏ viết nguệch ngoạc mấy dòng chữ, đại khái: “Tôi thất nghiệp cần giúp đỡ”. Hoặc: “Tôi sẽ làm bất cứ việc gì để kiếm ăn”... Đó là hình thức ăn mày kiểu Mỹ. Còn ở Việt Nam thì những người như vậy sà vào, xè tay, ngửa nón, mũ van xin rất thảm thiết. Họ không sợ bị xua đuổi, khinh bỉ, miễn sao có được đồng bạc kiếm sống qua ngày. Ở nơi những người này, lời cầu xin mà Chúa Giêsu đã dậy trong kinh Lậy Cha không những là một lời cầu xin tha thiết mà còn rất cần thiết đối với những người này: “Xin cho chúng con hằng ngày dùng đủ”.
Nhiều lần tôi đã phải tắt TV vì không cầm nổi xúc động khi xem thấy các em bé tuổi đời 5, 6, hoặc 7 tuổi lem luốc, rách nát phải lang thang, rách rưới kiếm ăn tại các cống rãnh, những bã rác, hoặc phải ngồi lê xin ăn tại các hè phố. Những hình ảnh như vậy, hoặc tương tự đang xẩy ra hằng ngày tại các quốc gia nghèo đói, trong đó có cả Việt Nam, khiến lời Chúa mà Thánh Gioan vừa được trích dẫn theo lý luận chủ quan phần nào như không đúng với thực tế và hoàn cảnh của thế giới ngày nay.
Chúa Giêsu nói ngài là bánh ban sự sống, và người nào đến với ngài thì không hề đói, khát. Ở một vài nơi khác trong Thánh Kinh, ngài còn khẳng định hai con sẻ chỉ đáng giá một đồng xu mà không con nào rơi xuống vì chết đói. Không những thế, ai không tin vào những điều này còn bị ngài cho là hèn tin, yếu tin. Như vậy thì tại sao hằng ngày vẫn có hàng trăm ngàn người lăn ra vì chết đói, chết khát. Con số đói khát vật chất tuy cao, nhưng con số đói khát tâm linh còn nhiều hơn nữa. Người ta điên loạn, cuống quít, đổ xô đi tìm những giải pháp hòa bình, những giải pháp ngưng chiến, giới hạn chế tạo vũ khí giết người, làm đẹp môi sinh... chứng tỏ sự đói khát, sự nghèo khổ tâm linh còn khủng khiếp hơn những cái nghèo khổ, đói khát và thiếu thốn vật chất.
Tóm lại, nhìn vào những cái đói khổ và nghèo túng thể xác và tinh thần của con người ngày nay khiến chúng ta tự hỏi: “Vậy Chúa Giêsu là bánh kiểu gì? Bánh ấy ở đâu mà sao con người không tìm được mà đành phải chết đói?” Như vậy thì Chúa hết bánh. Người ta không tìm ra bánh. Hoặc có tìm thấy mà vào không tiêu hóa.
1. Chúa hết bánh: Chắc chắn là không vì Chúa chính là bánh, nên bao lâu còn Chúa là còn bánh. Mà Chúa là Alpha và Omega – nguyên thủy và cùng đích - nên hiện tượng thiếu bánh là một điều không bao giờ sẩy ra, mặc dù có bao nhiêu người ăn vẫn không thiếu. Chúa Giêsu đã cho thấy điều này khi ngài nuôi hàng ngàn người trong hoang địa với 5 chiếc bánh và 2 con cá.
Không những nói về ý nghĩa của bánh tinh thần, bánh ban sự sống đời đời mà ngay cả cơm bánh hằng ngày Chúa cũng nuôi con người dư thừa. Sự túng thiếu vật chất xẩy ra cho con người đó chẳng phải là do chính lòng ích kỷ, tham lam của con người gây ra cho nhau sao?
2. Không tìm ra bánh: Bánh có đó mà con người vẫn chết đói là do lỗi của con người. Con người không tìm ra bánh vì lười, hoặc vì được chỉ dẫn đường đi sai, lạc hướng hoặc không đầy đủ.
Trong đời sống tâm linh con người, hằng ngày chúng ta vẫn thường phải chiến đấu với hiện tượng hướng dẫn sai lầm. Hướng dẫn thiếu kinh nghiệm. Những lạc giáo, lạc thuyết. Những mặc khải, tiên tri hay hiện tượng tôn giáo quá khích là những chỉ dẫn sai lạc khiến nhiều người đang mong tìm gặp Chúa, tìm gặp bánh trường sinh mà không được.
Có biết bao tâm hồn mong mỏi tìm gặp Chúa nhưng khi đến thánh đường thì chỉ được nghe những lời giảng giải chiếu lệ, những lời mà ngày này qua ngày khác vẫn được lập đi lập lại một cách máy móc. Tệ hại hơn nữa, đó là những lời mà người nghe không hề thấy người nói thực hành bao giờ. Và đó là những hướng dẫn lệch lạc, không rõ ràng, đầy đủ.
Nhưng không hẳn là lỗi hoàn toàn do thiếu hướng dẫn hay hướng dẫn sai lầm. Nhiều người được chỉ, nghe hướng dẫn những lại đi theo ý mình. Nghe thì nghe vậy, nhưng không làm, và không tin tưởng vào sự hướng dẫn. Kết quả là Chúa vẫn có đó, ở ngay bên mình. Bánh vẫn có đó ở khắp mọi nơi mà nhiều người vẫn không tìm đâu ra đến độ phải chết đói.
3. Không tiêu hóa nổi: Trong lãnh vực vật lý và thể lý, một người ăn đồ bổ, nhiều chất lượng mà vẫn không lên cân, không phát triển thân thể thì chắc chắn là cơ thể người đó có vấn đề.
Trong đời sống tâm linh cũng tương tự là nhiều người tìm ra bánh, nhưng ăn vào không tiêu, và kết quả là có ăn bánh mà không đem lại sức sống, không tiêu hóa nổi. Hơn thế, còn tạo nên tình trạng bệnh tật theo lời của Thánh Phaolô “ai ăn bánh và uống chén này một cách bất xứng, là ăn và uống án phạt” (1 cor 11:29).
Mình Máu Thánh Chúa là của ăn thức uống tâm hồn, là bánh trường sinh ban cho con người sự sống. Nếu con người không đón nhận của ăn này một cách xứng đáng, tức là linh hồn không có điều kiện cho việc tiêu hóa của ăn này, họ sẽ không có sức khỏe và bánh hằng sống ấy sẽ còn làm việc tiêu hóa thiêng liêng gặp phải những khó khăn, bệnh tật.
Những tham, sân, si. Những tự ái, ích kỷ, và bất công. Những gian dối lọc lừa. Những dục vọng bất chánh... Đây là những căn bệnh tâm linh khiến cho việc tiêu hóa của ăn tinh thần là chính Chúa Giêsu, là Mình Máu Thánh người gặp trở ngại và gây phản ứng bệnh tật cho tâm hồn.
“Chính ta là bánh ban sự sống. Ai đến với ta sẽ không hề đói, ai tin vào ta sẽ không hề khát bao giờ” (Gioan 6:35). Nhưng nhân loại ngày nay vẫn đang trong cơn đói và khát trầm trọng.
Nhưng nếu như Chúa Giêsu, bánh hằng sống không bao giờ thiếu, thì một là nhân loại thiếu hướng dẫn để tìm được bánh này, hoặc giả được chỉ cho biết bánh đó ở đâu, nhưng ăn lại không tiêu vì cơ thể bệnh tật.
T.s. Trần Quang Huy Khanh
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam