Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 45
Tổng truy cập: 1356446
BÍ TÍCH TÌNH YÊU
BÍ TÍCH TÌNH YÊU
(Suy niệm của AM. Trần Bình An)
Tại Xứ Bùi Thái, tỉnh Biên Hoà, giáo phận Xuân Lộc, Việt Nam, có một gia đình làm nghề mổ thịt chó. Ông chồng làm xong, bà vợ đem ra chợ bán. Vào quãng năm 1984 bà vợ lâm trọng bệnh. Cha chính xứ Bùi Thái, lúc ấy là Cha Bách, được mời đến để ban các phép cuối cùng. Cha xứ tới ban phép Giải tội và Xức dầu xong, khi trao Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt, thì không thấy Mình Thánh trong hộp đựng Mình Thánh đâu! Ngài tưởng mình quên, nên chỉ khuyên bảo bệnh nhân đôi lời rồi ra về.
Ngày thứ hai, trước khi tới nhà bà ấy, Cha Bách đã nhắc mình nhớ lấy Mình Thánh Chúa. Ở tại nhà kẻ liệt, khi ngài làm các lễ nghi xong, tới lúc mở hộp đựng Mình Thánh Chúa ra, ngài cũng chẳng thấy Mình Thánh đâu. Thật lạ lùng, chẳng hiểu tại sao. Sau đó, ngài cũng lại âm thầm trở về.
Tới lần thứ ba, Cha Bách mới nói với Ông Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ biết, hôm trước ngài đem Mình Thánh đến nhà kẻ liệt, mà thấy Mình Thánh Chúa biến mất. Lần này ngài xin ông ấy làm chứng, ngài đã lên nhà thờ lấy Mình Thánh Chúa, để đem tới nhà kẻ liệt. Nhưng kết quả lần thứ ba này cũng như hai lần trước: khi mở hộp Mình Thánh Chúa ra, thì cũng chẳng còn Mình Thanh Chúa nữa. Cha Bách và Ông Chủ Tịch trở về đầy kinh ngạc.
Tới lần thứ tư, Cha Bách cùng với ông Chủ Tịch đem Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt như ba lần trước. Lần này trước khi mở hộp đựng Mình Thánh Chúa ra, thì Cha Bách hoi bệnh nhân:
- Đã ba lần tôi đem Mình Thánh cho bà, mà cả ba lần Mình Thánh Chúa đều biến mất. Vậy để lần này Chúa khỏi biến mất đi như trước, thì bà xét mình lại, xem có điều gì ngăn trở cho được chịu lễ chăng? Những lan xưng tội vừa qua bà xưng tội có nên không? Có giấu tội không?
- Thưa cha con không giấu tội.
- Vậy không hiểu tại sao Mình Thánh Chúa biến đi? Bà thử nhớ lại coi, trong gia đình có sự hoà thuận yêu thương nhau không?
- Thưa cha, không có hoà thuận, vì trước đây có mấy lần con đi bán thịt về, bán không được giá, phải bán rẻ, nhưng nhà con không hiểu, lại hồ nghi cho con giấu tiền, hay làm thế này thế nọ, nên giữa con và chồng con từ đó khong tin tưởng và yêu thương nhau nữa!
- Nếu vậy thì bà hãy làm hoà với ông ấy, để xứng đáng Chúa ngự vào lòng bà. Chúa không muốn ngự vào những tâm hồn giận ghét nhau.
Cha xứ cho mời ông chồng đến bên giường. Hai vợ chồng làm hoà cùng nhau. Sau đó ngài mở hộp đựng Mình Thánh Chúa ra, Mình Thánh Chúa vẫn còn. Bệnh nhân đã được Rước lễ, sau đó mấy ngày thì qua đời. Một người trong cuộc đã thuật lại câu chuyện này trong tuần tĩnh tâm cua tổ chức Gia đình Đồng Công tại Thủ Đức, Việt Nam. (Tu sĩ Kim Ngân, CRM, Dongcong.net)
Tin Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa hôm nay, Thánh Máccô thuật lại Đức Giêsu thành lập Bí tích Thánh Thể. “Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người.” (Mc 14, 22-24)
Hy tế
Giao Ước Cũ dùng chiên bò làm của lễ hiến dâng lên Thiên Chúa, như Bài Đọc I, trích sách Xuất Hành vào thời ông Môsê. “Sáng sớm, ông chỗi dậy, lập bàn thờ ở chân núi, dựng mười hai cột trụ, chỉ mười hai chi họ Israel, ông sai các thanh niên trong con cái Israel mang của lễ toàn thiêu và hiến dâng lên Chúa những con bò tơ làm hy lễ giao hoà.” Mặc dù dân Chúa luôn sống bất tín bất trung, nhưng “Thiên Chúa chậm bất bình và rất mực khoan dung.” (Tv 85, 5b)
Sang đến thời Giao Ước Mới, Chúa Giêsu dùng chính Máu và Thịt của mình làm của lễ hiến tế, gánh hết tội lỗi nhân loại, làm giá cứu chuộc muôn dân, tái lập mối giao hoà giữa Thiên Chúa và con người, cùng như hoà giải con người với nhau. “Đức Kitô Giêsu, Đấng tự hiến làm giá cứu chuộc mọi người.” (1Tm 2, 6)
Phục vụ
Chính Đức Giêsu cũng đã công khai sứ vụ nhập thể là phục vụ và hy te: “Con người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn người.” (Mt 20, 28)
Khiêm hạ, thầm lặng, nhẫn nhục, nhập thể trong nghèo khó, Đức Giêsu hoàn toàn vâng phục Thánh Ý Chúa Cha, rao giảng, chịu lăng mạ, khổ nạn, chịu chết và phục sinh, vì sức sống của Người chính là tuân phục Thánh Ý: “Lương thực của Thầy là làm theo thánh ý Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy.” (Ga 4,34). Không những phục vụ Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu còn phục vụ con người, tự biến mình thành lương thực trường sinh, dưỡng nuôi và giải thoát con ngưởi khỏi vũng lầy tội nhơ, khỏi vong thân chịu chết, được sống viên mãn muôn đời. “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.” (Ga 6, 54-55)
Đức Giêsu cũng không chỉ phục vụ bằng việc rao giảng, mặc dù Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi (Tv 119,105), nhưng còn bằng chính hành động, thái độ phục vụ tha nhân cụ thể, như biến nước thành rượu giúp đôi tân hôn ở Cana, chữa bệnh, trừ quỷ, tha thứ lội lỗi, hoá bánh ra nuôi hàng ngàn dân, cho sống lại. Cao điểm phục vụ nhân loại là Chúa Giêsu hoá thân vào Bánh và Rượu để trở nên lương thực trường sinh. “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em.” (Lc 22, 19)
“Mỗi khi trao Chúa Giêsu Thánh Thể cho giáo dân, con hãy ý thức trao cả đời con, thời giờ của con, sức khoẻ, tài năng, tiền của, nghĩa là máu thịt con cùng với Mình Máu Thánh Chúa làm của nuôi mọi người và mỗi người, không phân biệt ai.” (Đường Hy Vọng, số 376)
Hiệp nhất
“Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì kẻ ấy ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy.”( Ga 6, 56) Người Kitô hữu được hiệp nhất và thánh hoá nhờ Chúa Giêsu, mỗi khi tham dự Thánh Lễ, đón rước Thánh Thể. Như cành nho kếp hợp chặt chẽ với cây nho, chung một dòng nhựa dưỡng nuôi toàn thân, toàn thể mọi cành, người tín hữu Kitô cùng chịu khổ nạn với Chúa Giêsu qua những thánh giá bổn phan, trách nhiệm hằng ngày.
Như thế nhờ Người, với Người và trong Người, người Kitô hữu dồi dào ân sủng, thanh khiết, mới có thể xứng đáng trở nên con cái Thiên Chúa, cũng như gắn bó mật thiết với nhau, trở thành anh em với mọi người. “Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.” (Ep 4, 3)
“Giọt nước hoà tan vào rượu thế nào, đời con tan biến trong Chúa Kitô như vậy.” (Đường Hy Vong, số 368)
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Người hằng đêm ngày, thầm lặng chờ đợi chúng con đến với Người, dâng lời cảm tạ và ngợi khen, cùng được đón rước vào lòng. Nhưng chúng con đã nhiều khi hững hờ, thờ ơ, lười biếng, ngại ngùng, quên bẵng, chỉ vì thiếu lòng mến, thiếu tình yêu Chúa. Kính xin Chúa Thánh Thần tái sinh chúng con, ban xuống Tin Cậy Mến dồi dào, cho chúng con biết trở về với Tình Yêu vô biên, với Lòng Thương Xót vô bờ.
Lạy Mẹ Maria, Người Nữ Thánh Thể, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II đã khẳng định, xin cầu bầu, giúp đỡ chúng con luôn hiệp nhất với Mình Máu Chúa Giêsu, để chúng con đầy tràn hồng ân, đem chia sẻ tình yêu Thiên Chúa với mọi người. Amen.
21.Lễ Mình Máu Chúa Kitô
Trong một dịp gặp gỡ với những bạn bè cùng lới thời phổ thông trung học, thì bất ngờ, một người bạn ngồi bên cạnh đặt câu hỏi như thế này: "Bánh Thánh trên bàn thờ mà mọi người sẽ lên nhận lấy, có phải là Mình Chúa thật sự, hay đó chỉ là một biểu tượng?" Và con đã trả lời rằng: "Đây là một vấn đề thuộc lãnh vực đức tin. Nếu không cùng một niềm tin, thì làm sao anh có thể chấp nhận được những điều tôi nói."
Thưa anh chị em! Câu chuyện đã kết thúc một cách ngắn ngủi như vậy. Thế nhưng dư âm của nó thì có thể nói là vẫn còn kéo dài cho tới ngày hôm nay. Và rồi hàng năm, mỗi khi đến ngày lễ này, ngày lễ kính Mình Máu Chúa Kitô, con đều nhớ lại kỷ niệm đó, một kỷ niệm không chỉ đơn giản là một lần tay bắt mặt mừng, mà dường như đó là một cơ hội Chúa gửi đến để giúp mình xác tín mạnh mẽ hơn về sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh thể.
Khi còn ở trần gian này, Đức Giêsu đã tuyên bố rằng: "Này đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế." Nghĩa là trong tình thương của Chúa, Người sẽ đồng hành với chúnmg ta suốt mọi ngày trong đời sống của mình. Nếu đọc lại lời hứa này trong cái nhìn tâm lý, chúng ta sẽ thấy rằng: Đức Giêsu không thể không hiện diện trong Bí tích Thánh thể được. Bởi vì khi yêu nhau, người ta không bao giờ muốn rời xa nhau. Va nếu vì lý do nào đó mà người ta không thể ở gần nhau được, thì họ sẽ cảm thấy một nỗi trống vắng rất lớn lao, cho nên người ta mới nói rằng:
"Người đi một nữa hồn tôi mất,
một nữa hồn kia đứng dại khờ."
Bước vào trần thế này bằng con đường Tình Yêu: "Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào", Đức Giêsu cũng mang một nỗi niềm như thế. Nghĩa là trong ước mơ của Chúa luôn có bóng hình của chúng ta. Chúa hoàn toàn không hề muốn xa lìa những kẻ Người thương mến, nên đã có lần Người mở miệng kêu xin rằng: "Lạy Cha! Con muốn rằng: con ở đâu thì những người Cha ban cho con cũng sẽ ở đó với con." Yêu là muốn gần nhau, là muốn đồng hành với nhau.
Người ta không thể cứ ở xa nhau mãi, rồi chỉ gửi biểu tượng đến thay thế cho tình yêu. Như vậy thì làm sao ta có thể nói bánh và rượu trên bàn thờ, mà chút nữa đây tôi sẽ rước lấy, chỉ là biểu tượng của Mình và Máu Chúa Kito. Vã lại, nếu tấm bánh trên bàn thờ đó không là sự hiện diện thật của Chúa, thì rõ ràng, Người đã không yêu chúng ta bằng con người thật, mà ngược lại, đó chỉ là bóng hình của tình yêu mà thôi.
Mà nếu chỉ là bóng hình thôi thì chắc chắn rằng, tình yêu giữa Thiên Chúa và con người vẫn mãi mãi là một tình yêu dang dở. Hơn nữa, xét trong ý nghĩa: yêu là cho đi tất cả, là cho đi trọn vẹn, thì quả thật, bánh và rượu trên bàn thờ phải thật sự là thịt và máu Chúa. Bởi vì Chúa muốn ở gần với tôi và ở trong tôi, cho nên Chúa không thể và không bao giờ gửi một biểu tượng đến ở với tôi. Chính vì thế mà khi nói rằng: Bánh và rượu trên bàn thờ chỉ là biểu tượng của mình máu thánh Chúa, thì đó mới thật sự là một điều khó hiểu, vì nó hoàn toàn mâu thuẫn với hình ảnh một Thiên Chúa đầy lòng thương xót. Người đã chấp nhận chết trên thập giá để minh chứng tình yêu giữa Thiên Chúa và con người.
Thưa anh chị em! Phụng vụ Lời Chúa ngày hôm nay xoay quanh một vấn đề rất căn bản: "Đức Kitô chính là tấm bánh mang lại sự sống đời đời cho tất cả những ai tin vào Người". Có lẽ chúng ta cũng vẫn còn nhớ phép lạ vĩ đại mà Đức Giêsu đã thực hiện để nuôi sống hơn năm ngàn người trong nơi hoang vắng. Ngày hôm ấy, liền sau khi dân chúng được no nê thừa thãi một thứ bánh đặc biệt, thì Đức Giêsu giới thiệu cho họ mot thứ bánh đặc biệt hơn, cao quý hơn.
Thứ bánh đặc biệt này mới thật sự cần thiết và đem lại sự sống đời đời cho chính họ, đó chính là Mình và Máu Chúa: "Tôi chính là Bánh Trường Sinh. Ai đến với tôi sẽ không hề đói. Ai tin vào tôi sẽ không khát bao giờ". Và hôm nay đây, trong khung cảnh ấm cúng của bữa tiệc ly, bữa ăn cuối cùng với các đồ đệ của mình, Đức Giêsu đã xác nhận một lần nữa khi cầm bánh và rượu trong tay mà đọc rằng: "Này là Mình Thầy, các con hãy cầm lấy. Này là Máu Thầy, Máu Giao ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được ơn tha tội".
Như vậy đức Giêsu đã tìm ra được một phương thế để ở lại với các môn đệ, cũng như là với tất cả những ai tin vào Người, đó chính là Bí tích Thánh thể, Bí tích của tình thương Chúa. Và chắc chắn rằng ai trong chúng ta đang ngồi đây cũng đã tin vào Chúa Giêsu hiện điện trong Bí tích ấy. Thế nhưng chúng ta hãy dành một chút thơi giờ để nhìn lại xem: thái độ bên ngoài của chúng ta có ăn khớp với niềm tin của mình không? Nói khác đi là tôi có kính trọng đủ và coi Bí tích Thánh thể như là một thứ lương thực cần thiết cho đời sống của mình không?
Bởi vì thực tế đã cho thấy rằng: có khi chúng ta đến với Bí tích Thánh thể, đến với Thánh lễ ngày Chúa nhật một cách gượng ép ngại ngùng. Người ta đi lễ thì tôi cũng đi. Tôi đi lễ vì sợ người ta có một cái nhìn không tot về tôi. Tôi đi lễ vì sợ ông cha biết mình bỏ lễ ngày Chúa nhật. Vào trong nhà thờ: người ta đứng thì tôi đứng; người ta ngồi thì tôi ngồi; người ta quỳ thì tôi cũng thế; người ta đi rước lễ thì tôi cũng vậy, mà tôi hoàn toàn không có một chút ý thức nào cả. Tệ hơn nữa là tôi đang ở trong tình trạng tội nặng mà tôi vẫn ung dung đi rước lễ như mọi người. Hoặc là ngược lại với thái độ trên, tôi quá kính trọng Mình Thánh Chúa đến độ mà giờ đây thứ lương thực siêu nhiên đó đã trở thành xa lạ với tôi. Tôi luôn cảm thấy mình bất xứng thấp hèn, nên không bao giờ tôi dám đến gần, mà cũng chẳng bao giờ tôi dám rước lấy.
Thưa anh chị em! Chúng ta cần loại trừ ngay cả hai thái độ ấy trong đời sống niềm tin của mình, bởi vì như lời một Thánh Vịnh đã viết: "Nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi, nào có ai chịu nổi được ư". Dĩ nhiên là khi muốn rước Chúa, chúng ta cần phải có một sự chuẩn bị chu đáo, ít ra là theo những điều kiện mà Giáo hội đã chỉ dạy. Thế nhưng việc rước lễ sốt sắng sẽ mang lại cho chúng ta nhiều ơn ích thiêng liêng, mà trong đó, chúng ta sẽ nhận được ơn tha thứ các tội nhẹvà những sức mạnh cần thiết để chúng ta sống cuộc đời này tốt hơn, đẹp lòng Chúa hơn.
Ước mong rằng, cùng với việc tìm kiếm lương thực nuôi dưỡng cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta cũng biết sắp xếp công ăn việc làm của mình để tìm đến với Bí tích Thánh thể, với Thánh lễ hàng ngày, hàng tuần bằng tất cả lòng tin tưởng và kính trọng, để lãnh nhận thứ lương thực thiêng liêng, một thứ lương thực mà Chúa đã bảo đảm là sẽ ích lợi và can thiết cho cuộc sống này và đời sau vĩnh cữu. Đó chính là đều mà chúng ta cùng cầu xin Chúa cho nhau trong Thánh lễ hôm nay.
22.Đây là đất thánh
(Suy niệm của Arthur Tone)
Một linh mục Mỹ, cha Frank Ramsberger đi viếng đất thánh. Cha muốn khảo cứu, đặc biệt những nơi Chúa Giêsu đã sống, đã làm việc, đã chịu nạn, chết và sống lại từ cõi chết. Cha làm thân với một cậu trai tên Yosef, người có bộ mặt nâu của một người chăn cừu Ả-rập. Cậu bé giúp le cho cha, dạy cha một vài từ ngữ Ả-rập khó.
Khi vị linh mục sắp sửa từ biệt để đến một vùng khác của đất thánh, ngài nói với Yosef: “Có ít con trai và con gái được đặc ân sống trên mảnh đất Đức Giêsu đã sống. Con biết rằng Con Thiên Chúa đã sống như một cậu con trai, một người đàn ông, đã đi đứng trên những con đường này và đã thở bầu không khí này. Cái đó không giúp con yêu Người hơn sao?
Yosef trả lời một câu đầy ý nghĩa: “Cha chẳng cần phải sống ở đây để yêu Chúa, vì bây giờ Chúa ở khắp nơi trên thế giới. Ngày nay mỗi một nơi đều là đất thánh. Bất cứ nơi nào chúng ta ở, chúng ta ở trên đất của Chúa Giêsu.
Có bao giờ bạn nghĩ như vậy không? Pilsen (thay thế bằng tên họ đạo của cha) là một phần đất thánh. Đức Giêsu ở ngay đây, ngay lúc này.
Đây là ý tưởng về ngày lễ Mình Thánh Chúa. Thân thể Đức Kitô. Chúng ta nhắc lại thứ năm tuần thánh. Lúc đầu tiên Người nói những lời này: “Đây là Mình Ta… đây là Máu Ta”. Hôm nay chúng ta mừng lễ, về việc những lời trên được lặp lại trên khắp thế giới mỗi ngày, về việc Đức Giêsu hiện diện trên mọi bàn thờ khắp thế giới. Đức Kito ở nơi đây. Đây là đất thánh Pilsen (tên họ đạo thành phố) là đất thánh.
Đây là Betlehem. Đức Giêsu sinh ra tại đây trong mỗi Thánh Lễ. Đây là Nazareth. Đức Giêsu lớn lên ở đây trong đời sống chúng ta. Chúa Giêsu làm phép lạ ở đây, phép lạ thiêng liêng: Người chữa chúng ta khỏi phong cùi tội lỗi. Người chừa những người què thiêng liêng để họ có thể bước đi trên đường lối của Người. Người mở mắt cho những ai không thấy được những sự thiêng liêng. Đức Giêsu tha thứ tội lỗi tại nơi đây trong tòa cáo giải.
Quan trọng nhất, ngôi Thánh đường này là “Căn phòng rộng trên lầu” trong Tin Mừng hôm nay, ở đó Đức Giêsu đã nói lời truyền phép đầu tiên. Không có nơi nào Thánh hơn nơi này.
Đây cũng là Cana, Đức Giêsu tham dự đám cưới trong nhà thờ này. Người dự đám tang nơi quê hương Người. Người ở ngay đây, khi chúng ta an táng một người thân yêu. Đây là Đền Thờ Giêrusalem. Đức Giêsu giảng dạy ở đây qua vị linh mục của Người, qua các thầy cô giáo lý, qua cha mẹ của các con em. Chúa Giêsu hiện diện trong làng, trong nhà thờ, ngoài phố, ngoài cánh đồng, trên bờ hồ, trên đỉnh đồi, và ngôi nhà ở đất thánh. Người cũng hiện diện trong nhà của chúng ta.
Hôm nay là ngày của Chúa Cha, trên đất thánh Đức Kitô tôn kính Cha trên trời của Người. Trong phương cách giới hạn của chúng ta, chúng ta hãy tôn kính Cha mình. Bạn hãy nói với cha bạn như Đức Giêsu thường nói với Cha Người rằng: Bạn yêu Người, bạn quý mến những gì Cha bạn làm cho bạn.
Vâng, bạn và tôi thực sự đang sống trên đất thánh, vì Thiên Chúa làm người sống tại nơi đây ở giữa chúng ta: Mình Thánh Chúa Kitô ở với chúng ta.
Xin Chúa chúc lành bạn.
23.Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy
(Suy niệm của Noel Quesson)
Năm 1263, một linh mục người Đức cử hành Thánh Lễ ở nhà thờ kính Thánh Christiana. Lúc bẻ bánh, đột nhiên, linh mục thấy Mình Thánh không còn là hình bánh, mà đã biến thành Thịt và Máu thực. Những giọt máu loang ra thấm ướt tấm khăn Thánh trên bàn thờ. Linh mục vội gấp khăn lại, nhưng gấp tới đâu, máu thấm ra tới đó, máu thấm qua 25 lần vải. Vị linh mục vừa cảm động vừa sợ hãi đến mức không tiếp tục Thánh Lễ được.
Ngài tới yết kiến Đức Giáo Hoàng Urbanô và kể lại sự kiện ấy. Đức Giáo Hoàng sai một Giám Mục đến rước Mình Thánh cùng tấm khăn đẫm máu về Tòa Thánh đặt ở nhà thờ chánh tòa cho giáo dân thờ kính. Năm sau, (1264) vào ngày mồng 8 tháng 9, Người ra sắc dụ lập lễ kính Thánh Thể trong toàn Giáo Hội như chúng ta mừng kính hôm nay.
Đã có nhiều phép lạ về Thánh Thể. Chắc Chúa Giêsu muốn củng cố niềm tin của chúng ta vào bí tích này, cho chúng ta hiểu rõ ý định của Người khi lập phép Thánh Thể, đó thực là của nuôi linh hồn chúng ta, cần thiết cho linh hồn cũng như đồ ăn cần cho thân xác. Đó thực là Thịt và Máu của Chúa, dù mắt thường không nhận rõ thực tại này.
Trong Thánh Lễ, linh mục làm những cử chỉ Chúa đã làm trong bữa Tiệc ly, cũng đọc những lời Chúa đã đọc: “Các con làm việc này để nhớ đến Thầy”. Làm việc này là việc gì? Là cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng bẻ ra và phân phát cho mọi người.
Bí tích Thánh Thể là trung tâm đời sống Kitô hữu. Trước hết vì ở đây cử hành mầu nhiệm Cứu độ. Chúa Giêsu đã chết để cứu chuộc nhân loại. Người chết vì yêu thương chúng ta. Ngoài việc chết một lần trong lịch sử, Chúa còn dùng Thịt và Máu nuôi dưỡng ta, để biểu lộ Tình yêu của Chúa, để ta thông hiệp với sự sống vô biên của Chúa, của một vị Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta cho đến muôn đời. Những thực tại này được thể hiện trong bí tích Thánh Thể, trong Thánh Lễ. Sống cuộc sống thế trần chúng ta cốt đem sự sống tới cho loài người và bí tích Thánh Thể chính là suối nguồn sự sống. Chúng ta cần năng tiếp xúc với nguồn sống đó, chúng ta mới có sự sống để có thể chuyển thông sự sống ấy cho người khác.
Trong Thánh Lễ, chúng ta được đón nhận Lời Chúa và tiếp nhận Mình Chúa vào tâm hồn. Lời Chúa đã thành cụ thể đi vào tâm hồn ta khi ta tiếp nhận Mình Chúa. Chúa đã hiến mạng sống cho mọi người và trao ban chính mình cho chúng ta như là bánh sự sống, vì lẽ đó, tiệc Thánh Thể là nhiệm tích Mình và Máu Đức Kitô, nhiệm tích của sự hiện diện đích thực của Đức Kitô. Chính Thánh Linh đã làm cho Đức Kitô thực sự có mặt và hiến ban trong Bánh và Rượu (Conseil oecuménique năm 1974).
Tiệc Thánh Thể còn là cuộc họp mặt của các tín hữu. Muốn được Ơn Chúa, chúng ta phải hiệp nhất với nhau. Thánh Thể là dấu hiệu hiệp nhất rõ ràng và vững chắc: chỉ có một tấm bánh, một chén rượu chia ra cho mọi người. Trong chúng ta đều lưu hành một của ăn và một thức uống, đều có chung một nguồn sống. Từ Thánh Lễ đi ra, chúng ta ý thức mình là một phần chi thể, là Thịt Máu Đức Kitô, chúng ta mang Đức Kitô trong mình. Trong khi đó, người anh chị em bên cạnh ta cũng là phần chi thể Máu Thịt Đức Kitô như ta. Còn gì gần gũi hơn và thân thiết hơn thế.
Lạy Chúa, nhờ bí tích Thánh Thể, chúng con được hòa nhập vào sự sống Thánh thiện của Chúa. Nhờ hiến lễ Tạ Ơn, chúng con cũng được tôn vinh Thiên Chúa; nhờ Tiệc Thánh, chúng con được hiệp nhất với nhau trong Ngài. Chúng con xin cảm tạ Ngài.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam