Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 62

Tổng truy cập: 1362213

BÌNH AN CHO CÁC CON

BÌNH AN CHO CÁC CON- Lm. Giuse Đinh Lập Liễm

 

A. DẪN NHẬP.

Sau khi Đức Giêsu chịu chết và táng trong mồ, các môn đệ bàng hoàng lo lắng vì, theo các ông, chết là hết, bao nhiêu mộng ước đã tan thành mây khói. Nhưng Chúa Giêsu đã hiện ra để củng cố đức tin cho các ông, yên ủi các ông, nâng đỡ các ông, đem sự bình an và niềm vui đến cho các ông. Trong niềm tin tưởng đó, các ông hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.  Tuy được niềm tin và niềm vui Phục sinh nâng đỡ, các ông cũng phải găp nhiều gian nan thử thách trong cuộc sống :”Anh em sẽ được vui mừng mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách”.

Trong những lần hiện ra với các môn đệ, Đức Giêsu đặc biệt quan tâm đến lời chào các ông:”Bình an cho các con”(Ga 20,19). Phải chăng đây là quà tặng của Chúa Giêsu Phục sinh tặng ban cho các ông ? Đúng vậy, đây không phải chỉ là lời chào thông thường của người Do thái chào nhau mà còn có ý nghĩa thâm thúy hơn. Bình an mà Chúa Phục sinh ban cho các ông là ân ban của Chúa Thánh Thần giúp các ông giữ vững được tình yêu đối với Chúa và kiên tâm rao giảng Tin mừng trong những hòan cảnh phức tạp.

Muốn đón nhận và kiên trì giữ được sự bình an ấy, chúng ta phải cố gắng thực hiện : mặt tiêu cực là đừng phạm tội vì tội là phản nghịch cùng Chúa, sẽ gây xáo trộn trong tâm hồn ; mặt tích cực là phải nỗ lực xây dựng sự bình an trong tâm hồn mình trong mọi hòan cảnh, dù gặp những phong ba bão táp trong cuộc đời. Sự bình an đích thực chỉ có được nơi những tâm hồn biết chiến đấu chứ không phải cho những người ngồi chờ sự an nhàn hưởng thụ.

*B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.

Bài đọc 1 : Cv 2,42-47.

Sau ngày lễ Hiện xuống, các tông đồ chia nhau đi rao giảng Tin Mừng, bắt đầu từ Giêrusalem. Cộng đoàn tín hữu sơ khai này có một điểm nổi bật đó là tình huynh đệ keo sơn. Mọi thành viên trong cộng đoàn yêu thương nhau, chỉ có một trái tim, một tấm lòng, một linh hồn : họ cùng nhau chia sẻ lời Chúa, tham dự lễ nghi bẻ bánh, góp của riêng thành của chung, phân phát cho nhau để không một ai trong cộng đoàn phải đói khát. Cộng đoàn tiên khởi này là khuôn mẫu tình huynh đệ cho Kitô hữu hôm nay. Cần phải trở về nguồn, cần phải canh tân đời sống Giáo hội theo khuôn mẫu cộng đoàn tiên khởi ấy.

+. Bài đọc 2 : 1Pr 1,3-9.

Trong thư gửi cho tín hữu ở Tiểu Á, thánh Phêrô đã nói lên tâm tình cảm tạ và chúc tụng Thiên Chúa vì Người cho ta được tái sinh nhờ việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết.  Ngài khuyên nhủ các tín hữu, trong niềm tin vào Đức Kitô Phục sinh, hãy sống trung thành với ơn gọi của mình trong mọi hoàn cảnh. Theo Ngài, những khó khăn thử thách mà Kitô hữu phải đối diện hằng ngày là nhằm thanh luyện và củng cố đức tin vì đức tin phải được thử thách mới có giá trị. Vì thế, các tín hữu hãy sống trong hy vọng về sự phục sinh của mình để sống vui tươi và vững vàng trong mọi cơn gian nan thử thách.

+. Bài Tin Mừng : Ga 20,19-31.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, thanh Gioan thuật lại cho chúng ta hai lần hiện ra của Chúa Giêsu. Lần thứ nhất là ngay chiều phục sinh và lần thứ hai là sau tám ngày.  Mặc dù bà Maria Madalena đã báo cho các tông đồ biết rằng Chúa đã hiện ra với bà, nhưng các ông không tin.  Chúa Giêsu phải hiện ra trước mặt các ông để các ông tin rằng Ngài đã sống lại như lời đã báo trước.  Ngài hiện ra để củng cố đức tin cho các ông, đem lại an bình và niềm vui cho các ông để các ông vững mạnh đi rao giảng Tin mừng. Chính các ông sẽ là chứng nhân của việc Chúa sống lại. Còn sự cứng lòng tin của ông Tôma chỉ là cơ hội khơi lại đức tin nơi các tông đồ, giúp các ông vững tin trong việc rao giảng Tin mừng mặc dù gặp gian nan thử thách.

*C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.

Bình an cho các con

ĐỨC GIÊSU BAN BÌNH AN CHO CÁC MÔN ĐỆ.

Chúng ta đang ở vào cuối tuần bát nhật Phục sinh. Mầu nhiệm lớn lao của Chúa Phục sinh còn đang chi phối tâm hồn chúng ta. Bài Tin mừng hôm nay vẫn còn tiếp tục bàn về việc Chúa sống lại hiện ra với các Tông đồ.

Đức Giêsu đã sống lại được một tuần rồi, hôm nay thánh Gioan kể gồm hai lần Chúa hiện ra : một lần hiện ra ngay chính chiều ngày Chúa sống lại không có mặt Tôma và một lần có mặt Tôma. Mục đích việc Chúa hiện ra là làm cho các Tông đồ tin rằng Ngài đã sống lại thật.

Mặc dầu đã được Kinh Thánh cũng như Đức Giêsu báo trước về Ngài, các môn đệ vẫn tỏ ra bàng hòang khi chứng kiến cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu. Ông Phêrô thì chối Chúa, các môn đệ hầu hết đã bỏ trốn chỉ còn một số ít theo Ngài xa xa. Bao nhiêu mộng ước của các ông dường như đã tiêu tan cùng với cái chết của Thầy mình. Khi được báo tin Chúa sống lại, các ông vẫn còn bán tín bán nghi. Đức Giêsu đã phải hiện ra nhiều lần để trấn an, giải thích và củng cố niềm tin cho các ông.

Tin mừng của thánh Gioan hôm nay thuật lại hai lần hiện ra của Đức Giêsu với các môn đệ trong phòng cửa đóng kín và lời đầu tiên của Ngài là lời chúc bình an cho các ông. Trong cả hai lần gặp gỡ, Đức Giêsu đã lập lại lời chúc này tới ba lần :”Bình an cho các con). Ngài đã cho các ông xem tay chân và cạnh sườn Ngài, các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa, nhưng lần này vắng mặt Tôma.

Tám ngày sau các môn đệ lại tụ họp trong nhà, có cả Tôma ở đó nữa. Trong khi các cửa đều đóng kín, Đức Giêsu đến đứng giữa các ông, và sau lời chào bình an Ngài bảo Tôma :”Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”(Ga 20,27). Xem ra Chúa có ý trách ông Tôma vì sự cứng lòng của ông, nhưng chính nhờ đó mà các môn đệ, và các thế hệ sau này là chúng ta có thêm bằng chứng mạnh mẽ về việc Chúa sống lại. Ở những lần hiện ra khác, Đức Giêsu cũng tỏ ra ân cần và thân mật khi gặp gỡ, giải thích Kinh Thánh hoặc cùng ăn cùng uống với các ông.

Sau khi chỗi dậy từ cõi chết, món quà đầu tiên mà Đức Giêsu trao tặng cho các môn đệ không phải là những gì kiêu sa, huy hòang hay lộng lẫy, mà là một câu nói đơn sơ chất chứa tấm lòng chân thành thương yêu và săn sóc :”Bình an cho các con”(Ga 20,19).

Chính  vì yêu thương Đức Giêsu đã đi bước trước và sớm nhận ra nhu cầu thiết yếu của các môn đệ trong hòan cảnh lúc đó. Đức Giêsu đã trấn an, củng cố niềm tin  và ban Thánh Thần để gìn giữ các ông. Một trong những điểm nổi bật khiến chúng ta nên dừng lại và cùng suy tư tại sao  Đức Giêsu lại lặp đi lặp lại nhiều lần lời chúc bình an trong đọan Tin mừng hôm nay.

Phải chăng Ngài muốn nhấn mạnh cho chúng ta biết ý nghĩa thâm sâu  của nguồn bình an đích thực ? Không có bình an của Đức Kitô, cuộc đời các môn đệ khi xưa cũng như mọi người chúng ta hôm nay sẽ dễ dàng bị lún sâu trong phiền muộn, chán nản thất vọng và dần dần sẽ đánh mất đi niềm tin của mình.

*II. BÌNH AN TRONG CUỘC SỐNG CHÚNG TA.

*1. Lý do cần sự bình an.

Đọc những trình thuật Phục sinh trong bốn cuốn sách Tin mừng, chúng ta nhận thấy các tác giả đều nhắc lại lời chào của Đức Giêsu đối với các môn đệ :”Bình an cho các con”. Chúng ta phải thắc mắc tại sao Đức Giêsu chúc bình an cho các ông nhiềâu như vậy. Chắc hẳn phải có vấn đề khi Ngài chúc bình an cho các ông.

* Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giêsu đứng giữa các ông và bảo :”Bình an cho các con”(Lc 24,37).

* Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái, Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói:”Bình an cho các con”(Ga 20,19).

* Người lại nói với các ông :”Bình an cho các con ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con”(Ga 20,21).

* Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả Tôm ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói :”Bình an cho các con” (Ga 20,26).

Đức Giêsu chúc bình an nhiều như vậy, chắc chắna Chúa là người hòan hảo chính trực, đã được huấn luyện về mọi việc lành phải làm (2Tm 3,17).          Thánh Ambrôsiô viết tiếp :”Người của Chúa phải là người sạch tội, vì tội và Chúa chống đối nhau. Đâu có Chúa đấy không có tội và ngược lại”. Thánh Phaolô viết :”Chúa chính là sự bình an của chúng ta”(Ep 2,14). Vậy thì muốn được sự bình an của Chúa – thứ bình an trong tâm hồn – tất nhiên phải sạch tội.

Cái gì đã phá vỡ đời sống thanh nhàn của các thiên thần ? (Js 14,12-13). Cái gì đã làm cho tổ tông phải khóc lóc ? (St 3,11-12).

Cái gì đã làm cho lòai người phải chìm đắm trong đại hồng thủy ? (St 6,5).

Cái gì đã làm tháo thứ  và khiến lửa bởi trời xuống  đốt thành Sođôma và năm thành kế cận ? (St 19,24).

Cái gì đã làm cho Đavít khóc lóc mất ăn mất ngủ ? (Tv 6,7)

Cái gì đã làm cho Phêrô đau đớn suốt đời ? (Lc 17,61-62).

Cái gì đã làm cho Giuđa buồn rầu bứt rứt phải đi thắt cổ ? (Cv 1,18).

Tất cả chỉ là TỘI. Hễ đâu có tội đấy không có bình an, vì lẽ sự bình an  không ưa người có tội (Is 48,22; 55, 21).

Bắc thang thử hỏi ông Trời

Những người phạm tội có ngồi yên không ?

Họ không thể ngồi yên tại vì họ đã mất sự bình an. Mất sự bình an tức là mất Chúa vì Chúa chính là sự bình an của họ.

Truyện : Thiếu trách nhiệm

Bé Tám nhìn ba nó và nói :

– Ba ơi, chiếc cầu bắc qua mương để vào nhà mình sắp gẫy, Ba sửa lại đi, kẻo có người bị té đó !

– Con phải biết cách mà bước, đừng đặït chân giữa cầu, nhưng bước sát vào phía bờ thì không nguy hiểm đâu.

Bé Tám không an lòng :

– Nhưng những người gia đình mình không biết thì sao ba ?

– Chuyện không liên quan gì đến con, con đi chơi đi, đừng hỏi nữa để ba lo việc khác.

Thấy vẻ mặt không vui của ba, bé Tám không dám nài nỉ thêm.

Tối đến, ông Bảy Minh đến gia đình bé Tám để từ giã, hai hôm nữa, ông Minh sẽ đi đòan tụ ở nước ngòai. Sau khi cạn tách trà, mọi người trong gia đình bé Tám ngậm ngùi tiễn người láng giềng ra về với những lời cầu chúc tốt đẹp  mà người ta vẫn thường trao nhau. Ba bé Tám là người lưu luyến nhất, sau cái bắt thay thật chặt, ông là người cuối cùng quay vào nhà. Mọi người đang bàn về người hàng xóm may mắn kia  thì có một tiếng động nặng nề như trái dừa rơi xuống đất. Bé Tám là người đầu tiên hét lên “Chết rồi ba ơi ! Ông Bảy té”. Cả nhà chạy ra thì quả đúng như vậy. Ông Bảy đang nằm bất động dưới mương sâu lởm chởm đá. Tấm ván làm cầu đã bị gẫy, ông Bảy bị thương nặng.

Ba bé Tám ngượng ngùng, hối hận vì những lời cầu chúc bình an của ông trao cho người láng giềng đã không hiện thực. Vì thái độ vô tâm tắc trách của ông và vì ông không có tạo cơ hội cho lời cầu chúc có được cơ may thể hiện.

*b) Tích cực : Phải nỗ lực xây dựng.

Hòa bình hay bình an không có nghĩa là không có chiến tranh, không có xáo trộn bên ngòai. Mà phải phấn đấu làm sao để tâm hồn có thể bình lặng trước những tiếng ồn ào, xáo trộn bên ngòai, tâm hồn vẫn có thể an nhiên trong mọi phong ba bão táp của cuộc đời.

Truyện : Bức tranh diễn tả bình an.

Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình an. Nhiều họa sĩ đã cố công thực hiện. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.

Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là bức tranh bình yên  thật hòan hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi  là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đàng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình… Bình yên thật sự.

“Ta chấm bức tranh này” – Nhà vua công bố.

Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa  ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự bình yên trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên giữa the ágiới  đang cần nỗ lực giành lấy trong cuộc sống này.

Không có sự bình yên thật sự khi con người không dấn thân để xây dựng. Xây dựng từ nơi chính mình bằng đời sống công chính, yêu thương với đức ái đòi hỏi. Không có sự bình an không có đấu tranh cho sự thiện, không có sự bình an cho những người ngồi chờ sự an nhàn. Sự bình an mà Đức Giêsu ban tặng là sự bình an cho những con người chấp nhận những thử thách để vượt qua thử thách bằng sự bình an của Đức Giêsu.

Truyện : Bình an trong tâm hồn.

Một tu sĩ rất đau khổ vì tính nhạy cảm của mình. Sau nhiều ngày chịu đựng bản tính nóng nảy không tự chủ được, từ cử chỉ đến lời nói, tệ hơn nữa, anh ta luôn dành những phần phải về phía mình. Một hôm, anh tự nhủ :”Ta sẽ bình an, nếu ta vào sống trong sa mạc hoang vắng xa cách mọi người”.  Nghĩ sao làm  vậy, anh ta đã sống những ngày bình an, nhưng một buổi chiềâu nọ, anh đặt chiếc bình sành dùng để đựng nước xuống đất, không biết vì đất nơi ấy lồi lõm  hay vì ma quỉ muốn chọc phá, mà bình nước lật sang một bên đổ vỡ đôi, và làm đổ hết nước ra ngòai. Người ẩn tu hầm hầm nổi cơn thịnh nộ tưởng chừng như trời long đất lở.

Khi nguôi cơn giận, anh ta nhìn ngắm chiếc bình đã bể và tự nhủ :”Tôi đã bỏ các anh em trong tu viện, nhưng khổ nỗi lại mang chính cái tôi vào sa mạc hoang vu này, không phải họ, nhưng là chính cái nóng nảy của tôi đã làm cho tôi mất bình an”. Ngay chiều hôm ấy, anh ta trở về tu viện, và qua thời gian, với ơn Chúa giúp và những cố gắng cá nhân, tính nóng nảy đã bớt dần và sự bình an gia tăng trong tâm hồn anh.

Giáo hội luôn mời gọi chúng ta sống một cách thiết thực và sâu đậm lời của Đức Giêsu :”Bình an cho các con”, đó là lời chào luôn có trên môi miệng của Đấng Phục sinh. Thật ra, đây hẳn không phải là một lời chào thân thuộc của người Do thái, nhưng là ân ban mà Chúa Kitô Phục sinh đem lại cho con người. Bình an là nghịch lại với tất cả những gì sợ hãi, thất vọng, chết chóc. Bình an là đồng nghĩa với tin yêu, vui sống và hy vọng.

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH-A

PHÚC CHO AI KHÔNG THẤY MÀ TIN– ĐGM. Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Chúa nhật tuần trước tôi nói về thứ ngôn ngữ biểu tượng Hội Thánh vận dụng trong đêm Phục Sinh. Đó là ngôn ngữ của lửa, ngôn ngữ của nước để diễn tả cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô chính là một công trình tạo dựng mới.

Hôm nay. Trong mối liên kết tôi xin gợi lên một khía cạnh khi Chúa Giêsu Phục Sinh hiện đến với các môn đệ Ngài thổi hơi trên các ông và nói : “Hãy nhận lấy thánh Thần”

Anh chị em hãy để ý đến từ “thổi hơi”. Hãy nhớ lại khi TC tạo dựng vũ trụ, tạo dựng con người bằng cách nào ?

Kinh Thánh kể : Chúa lấy đất nặn thành hình người. Thổi hơi vào, thế là đất trở thành một con người sống động và mang lấy sự sống của con người theo hình ảnh của TC. Rất tiếc sau đó con người đã nhân danh tự do của mình để khước từ mối hiệp thông với Thiên Chúa. Rồi từ đó gây ra bao nhiêu đổ vỡ trong quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa anh em, quan hệ con người và thiên nhiên vạn vật gây nên Đại Hồng Thủy .

Chúng ta nhớ đến chuyện Thiên Chúa tạo dựng con người trong Kinh Thánh như vậy thì sẽ thấy rõ ý nghĩa Đấng Phục Sinh thổi hơi trên các môn đệ và nói : “Hãy nhận lấy Thánh Thần”. Hành động này thể hiện ý Chúa Kitô Phục Sinh tạo dựng con người mới bằng hơi thở của Ngài, hơi thở của Ngài ở đây là Thánh Thần, nghĩa là tinh thần của Ngài. Cái tinh thần mà Ngài ấp ủ trong cuộc đời trần thế cho đến khi chết và cho đến khi sống lại .

Cái tinh thần ấy Ngài thổi hơi cho các môn đệ và thổi hơi trên tất cả những ai tin vào Ngài để tất cả những con người ấy mang tâm tư, tình cảm, ước muốn hy vọng, chọn lựa, ứng xử y như Chúa Giêsu vậy

Trên một tư tưởng như vậy trong bối cảnh Á Châu ngày hôm nay nó nói lên được cái gì ? Tôi có dịp đọc tài liệu về phần nhận định về Á Châu tôi thấy có một vài nhận xét chúng ta nên quan tâm. Các Ngài nhận xét Á Châu là một vùng đất nghèo. Mặc dù cũng có một vài nước gọi là hóa rồng như Nhật Bản, nhưng nhìn chung thì Á Châu vẫn là vùng đất nghèo. Ngay trong các nước phát triển sự cách biệt giữa giàu và nghèo rất lớn và càng sâu hơn. Nhìn Việt Nam chúng ta thì thấy rõ người thì tung tiền hoang phí, người lại kiếm không ra. Một hố sâu ngăn cách rất lớn.

Cùng với tình trạng nghèo khổ đó thì tôi thấy các nghị phụ nhận định rằng Á Châu là vùng đất có truyền thống Tôn Giáo văn hóa lâu đời và sâu sắc. Thế nhưng trong xu hướng Tây phương hóa ngày hôm nay cái ảnh hưởng của văn hóa Tây phương tràn vào bằng con đường du lịch, bằng con đường truyền thống xã hội. Nó đã khiến cho nhiều gía trị văn hóa và tôn giáo ở Á Châu bị đảo lộn .

Anh chị em cứ nhìn vào một vài nước trong khu vực Á Châu. Thái Lan chẳng hạn, dấu ấn của Phật Giáo rất lớn. Nhưng du lịch làm cho giá trị tôn giáo ở Thái Lan bị đảo lộn. Không phải là những giá trị đảo lộn một cách trừu tượng mà nó ảnh hưởng đến quan hệ sống. Tình trạng ly dị ở Á Châu càng lúc càng gia tăng. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng bị đe dọa. Mối quan hệ giữa người trong cuộc sống đời thường bị đe dọa.

Thêm vào đó tình trạng bất công và kỳ thị trong xử thế. Rất nhiều quốc gia ở Á Châu có nơi dựa vào lý do Tôn Giáo, có nơi dựa vào lý do sắc tộc, có nơi dựa vào lý do ý thức hệ để phân biệt đối xử với nhau. Như vậy khuôn mặt của Á Châu ngày hôm nay cần đổi mới để trở thành một vùng đất có công bằng hơn, có tự do hơn, có tình liên đới hơn, có tình huynh đệ hơn. Thế thì Tin Mừng của Chúa Kitô Phục Sinh có thể đem đến cái gì mới cho vùng đất Á Châu này không ?

Đấy là vấn đề mà người Kitô hữu đích thực phải quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi đó tôi nghĩ rằng Tin Mừng Chúa Kitô có thể đóng góp rất nhiều. Chúa Kitô Phục Sinh có thể kiến tạo một khuôn mặt mới cho Á Châu. Bằng chứng cụ thể cho chúng ta thấy Ganđi một người An Độ, mặc dù ông không theo đạo công giáo nhưng rõ ràng ông rất trân trọng Chúa Giêsu, đặc biệt là 8 mối phúc thật Chúa Giêsu công bố. Nhiều người nhận định rằng : Cái lý thuyết bất bạo động của Chúa Giêsu .

Một khuôn mặt khác mới đây là Mẹ Têrêsa Calcutta. Một nữ tu cả thế giới ngưỡng mộ quí yêu. Như chứng tỏ rằng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô có thể tác động trên vùng đất Á Châu này, trong đó có đất nước Việt Nam ta. Với một điều kiện chúng ta phải cộng tác, phải trở thành con người mới, nghĩa là phải đón nhận hơi thở Phục Sinh thổi vào linh hồn mình, thổi vào trong cuộc đời mình.

Hình ảnh hơi thở gợi cho tôi suy nghĩ :

Suy nghĩ thứ 1 về đời sống cầu nguyện. Anh chị em có thể hỏi tại sao tôi lại liên tưởng đến cầu nguyện ? Lý do thế này chúng ta không thể sống nếu không có hơi thở. Từng giây phút chúng ta cần phải thở. Cần có những giây phút hít thở thật sâu thì não bộ mới có đủ dưỡng khí làm việc, cơ thể mới khỏe mạnh. Trong đời sống thiêng liêng cũng vậy. Từng giây từng phút chúng ta sống trong Chúa. Thánh Phaolô nói : “Phải sống và chuyển động trong Chúa. Những giây phút hít thở thật sâu thần khí của Thiên Chúa đó là những giây phút cầu nguyện.”

Khi cầu nguyện là tôi đã tạm ngưng mọi công việc, ngồi đấy, tập trung tư tưởng hít thở thần khí của Thiên Chúa, hít thở ý nghĩ của Thiên Chúa, tâm tư tình cảm của Thiên Chúa, để tôi không còn nghĩ theo kiểu thế gian, hành động theo kiểu thế gian, mà phải sống và hành động theo ý Chúa. Chúng ta cần phải có những giây phút hít thở thật sâu trong cầu nguyện để có thể sống được đời Kitô hữu thật sự .

Gợi ý thứ 2 đối với tôi hình ảnh của hơi thở đó là lời mời gọi bỏ mình. Tôi nói điều này là dựa vào một hình tượng của nhà thơ Targo, một nhà thơ lớn của Á Châu và của thế giới. Trong một bài thơ tác giả diễn tả cuộc đời tôi giống như một ống sáo. Thiên Chúa đặt môi vào ống sáo đó xướng lên một khúc nhạc du dương. Thực ra ống sáo chỉ là một khúc tre, nhưng mà khi người nhạc sĩ đặt môi vào thì khúc tre rất tầm thường ấy tấu lên một điệu nhạc tuyệt vời làm say đắm lòng người. Nhưng để khúc tre đó có thể tấu lên một khúc hát thì điều căn bản là khúc tre phải rỗng.

Tương tự như vậy, khi thần khí của Thiên Chúa, hơi thở của Thiên Chúa được thổi vào trong chúng ta thì trong lòng chúng ta phải rỗng. Về mặt thần học : Cái hình ảnh này nói với tôi rất sâu với cái gọi là Màu Nhiệm tự hủy nơi Chúa Kitô. Chúa Kitô là Thiên Chúa nhưng Ngài không đòi mình ngang hàng với Thiên Chúa mà trái lại Ngài hủy mình ra không, lãnh lấy thân phận tôi đòi, trở nên giống người phàm, vâng phục cho đến chết và chết trên Thập Giá TC hủy mình ra không như vậy cho nên Thiên Chúa trở nên tràn đầy ở nơi Ngài .

Chúng ta thì sao. Chúng ta chưa hủy mình ra không được vì cái tôi, cái ích kỷ của mình quá lớn cho nên tình thương của Thiên Chúa không cách nào để vào tâm hồn chúng ta được. Tâm trí chúng ta quá vẩn đục cho nên sự thanh khiết của Thiên Chúa không cách nào xâm nhập vào được.

Chúng ta phải chấp nhận bỏ mình, quên đi cái tôi ích kỷ nhỏ nhen của mình để thần khí của Thiên Chúa có thể đong đầy và tác động mạnh mẽ vào trong cuộc đời chúng ta. Có lẽ sẽ một số anh chị em cho là tôi nói những chuyện quá sâu sa, quá xa vời. Không phải thế đâu. Tôi nghĩ đây là một đòi hỏi. Dù là một Linh Mục, tu sĩ hay một giáo dân, sống trong bất cứ một hoàn cảnh nào, một nghề nghiệp nào thì đây là một thái độ căn bản .

Cầu nguyện và tự bỏ mình để thần khí Chúa có thể tác động nơi chúng ta. Biến mình thành con người mới ở Á Châu chỉ có 2 % là Kitô hữu. Nhưng chúng ta đừng quên rằng Chúa Giêsu đã từng nói : Chỉ cần một nhúm men thôi sẽ làm cho cả khối bột dậy lên.

Chỉ có 2% người Kitô hữu. Nhưng nếu họ là những Kitô hữu đích thực thì họ sẽ là một nhóm men cho cả Á Châu dậy lên một sự sống mới. Á Châu sẽ có một khuôn mặt mới .

Chuyện này nghĩ ra thì rất là lớn lao. nhưng chuyện ấy sẽ thành hiện thực nếu mỗi người Kitô hữu chúng ta cũng đóng góp cộng tác thì sẽ tìm được Giáo Hội trên quê hương chúng ta cũng như trên đất nước Á Châu. Amen.

home Mục lục Lưu trữ