Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 58
Tổng truy cập: 1355863
BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI
BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI
Cả chúng con nữa, chúng con có muốn bỏ Thầy mà đi hay không?
Câu hỏi Chúa Giêsu đưa ra đòi buộc các môn đệ phải chọn lựa, phải dứt khoát lập trường. Đây không phải là một việc dễ dàng, vì ngay trước đó đã có nhiều môn đệ rút lui, bởi điều Ngài xác quyết một cách mạnh mẽ về thứ lương thực thiêng liêng nuôi sống linh hồn, thật là chói tai không thể nào chấp nhận được theo lẽ tự nhiên: Thịt Ngài là của ăn và Máu Ngài là của uống mang lại cho chúng ta sự sống đời đời.
Với lời tuyên bố ấy, chúng ta có thể nghĩ tới bí tích Thánh Thể, chúng ta đã cử hành trong suốt cả cuộc đời người công giáo, mà chẳng có lấy một chút băn khoăn hay do dự. Chúng ta cũng đã từng đón nhận Mình và Máu thánh Ngài một cách quen thuộc theo nghi lễ và chúng ta không còn nhận ra tính cách chói tai và những khó khăn mà các môn đệ đã găp phải.
Sự tuyên xưng của các ông chính là một sự dấn thân, một hành đông liên quan tới vận mạng của một con người. Tuy nhiên, điều đáng cho chúng ta suy nghĩ hơn cả, đó là mặc dầu chúng ta tin tưởng vững chắc vào lời xác quyết của Chúa: Thịt Máu Ngài chính là lương thực nuôi dưỡng tâm hồn và đem đến cho chúng ta sự sống vĩnh cửu, nhưng trong thực tế, chúng ta lại sống, lại hành động trái ngược với niềm tin tưởng ấy.
Đúng thế, có những người công giáo vốn tự xưng là đạo dòng, đạo gốc… Thế mà cả chục năm không rước Chúa lấy được một lần. Có những người khác, ngày Chúa nhật cũng đến nhà thờ nhưng cho qua lần đoạn lượt mà thôi. Họ đứng ở ngoài sân, vừa nói chuyện, vừa phì phèo điếu thuốc lá và vừa tham dự thánh lễ. Mình không tham dự đã đành, mà còn cả trở và làm cho người khác lo ra, chia trí.
Hơn thế nữa, phần đông chúng ta lại tách biệt thánh lễ ra khỏi cuộc sống.
Chúng ta giữ đạo ở trong nhà thờ như một người công chức tới giờ đến sở làm việc. Có nghĩa là khi đến nhà thờ, chúng ta trang nghiêm sốt sắng. Nhưng khi thánh lễ kết thúc, cửa nhà thờ đóng lại và chúng ta trở về với cuộc sống thường ngày. Lúc bấy giờ chúng ta lại vội vã gian than, độc ác và bất công. Trong nhà thờ chúng ta là những con chiên ngoan, nhưng giữa lòng cuộc đời, chúng ta lại hoá kiếp thành một loài sói dữ. Như vậy, thánh lễ cũng chỉ là một chiếc ngăn kéo rất nhỏ bé giữa những ngăn kéo biệt lập khác của cuộc sống.
Thế nhưng, với những người có đức tin thì khác, cuộc sống phải trờ thành thánh lễ, hay nói cách khác, tinh thần thánh lễ phải thấm sâu vào cuộc sống của họ. Có nghĩa là chúng ta phải biến đổi đời sống chúng ta thành một thánh lễ nối dài, bằng cách thực thi tinh thần yêu thương và hợp nhất, giúp đỡ những người chung quanh, như một bài hát quen thuộc: Ta về thôi khi thánh lễ đã hết, nhưng đời ta là thánh lễ nối dài, đem tình thương Thiên Chúa đến mọi nơi, ta sống sao để làm chứng nhân.
Hãy góp nhặt những hy sinh rải rắc trong đời thường, để làm nên tấm bánh và chén rượu, như những của lễ chúng ta dâng lên Chúa. Từ đó chúng ta đi đến một câu hỏi, một kết luận, đó là chúng ta đã thực sự sống tinh thần thánh lễ giữa lòng cuộc đời của chúng ta hay chưa?
12. Trong anh em có những kẻ không tin
(Suy niệm của Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty SDB)
Lời mời gọi tiếp nhận ‘bánh hằng sống’, hay đúng hơn ‘ăn thịt và uống máu’ của Đức Giêsu, đã bị đám thính giả Do Thái nói chung, thậm chí cả một số môn đệ nói riêng, khước từ; “Lời này chướng tai quá, ai mà nghe cho nổi!… Từ lúc đó nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa”. Chắc chắn không phải vì họ không muốn có bánh ăn là thứ mà họ đang kiếm tìm, nhưng họ khước từ ‘ăn thịt và uống máu’ vì là hình thức ghê tởm đối với bất kỳ ai. Điều đó thật ra cũng dễ hiểu thôi, và chẳng có gì đáng chê trách! Tuy nhiên điều làm chúng ta suy nghĩ chính là, từ sự ghê tởm tự nhiên đó, họ đã không còn tin vào Đức Giêsu nữa, “Trong anh em có những kẻ không tin”… và nhiều người quyết định lìa bỏ Người.
Nếu chỉ là vì hình thức ‘ăn thịt và uống máu’ làm họ ghê tởm, thì cách giải quyết cũng nhẹ nhàng thôi: chỉ cần trao bánh và rượu, rồi nói: “này là thịt và máu Ta”, như Người sẽ làm trong bữa ăn ly biệt, là sẽ dễ dàng được chấp nhận ngay. Thế nhưng, trong nhận thức của Đức Giêsu, thì rõ ràng đó không phải là lý do đáng quan tâm nhất để họ từ khước. Đối với Người, các môn đệ đang cần củng cố một điều gì còn thâm sâu hơn nhiều mà Người gọi là đức tin nhờ Thần Khí; “Thần Khí mới làm cho sống chứ xác thịt chẳng có ích gì”, vì cũng chỉ có Thần Khí mới có thể mở miệng Phê-rô thốt lên lời tuyên xưng: “Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”
Ngày nay trong số các Kitô hữu cũng có nhiều kẻ không tin, nhưng vấn đề chúng ta phải giáp mặt có lẽ lại trái ngược hẳn với các môn đệ Do Thái thời xưa. Khi giảng giải về Thánh Thể, người ta nhấn mạnh, bánh và rượu thật là ‘mình và máu’ Chúa (cũng có thể là do phản ứng của Công Giáo trước việc anh em Tin Lành chối bỏ học thuyết ‘biến thể’ transubstantiation). Điều này ngày nay không quá khó chấp nhận, ngay cả đối với các dự tòng, chỉ cần đưa ra một lý luận đơn giản: có điều gì mà Thiên Chúa không làm được? Cũng vậy khi tiến lên rước lễ, chẳng ai trong chúng ta còn có cái cảm giác ghê tởm của ‘ăn thịt và uống máu’. Thế nhưng, như đã từng xẩy ra cho các môn đệ xưa, vấn đề chính của chúng ta sẽ là: tôi có thật sự ‘tin và theo Thầy’ cách triệt để hay không? ‘Uống nước hằng sống’ và ‘ăn bánh trường sinh’ thực chất chỉ là những kiểu nói tượng hình để diễn đạt một điều hệ trọng hơn nhiều. Môn đệ Phê-rô đã biểu lộ niềm tin này qua lời tuyên xưng chân thành: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6:68).Chính Đức Giêsu cũng chỉ rõ: “… Trong anh em có những kẻ không tin… Vì thế, Thầy bảo anh em: không ai đến với Thầy được nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”. Tác giả Gio-an hình như cũng có cùng một nhận định khi nói về các môn đệ: “Quả thực ngay từ đầu đức Giêsu đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp người”. Như vậy ‘tin Đức Giêsu’ có nghĩa là lấy cái chết tự hiến thập giá của Người làm sức sống cho đời mình, làm con đường duy nhất dẫn đến Chúa Cha – sự sống vĩnh cửu; “Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao?” Chỉ ai tin như thế (= ăn thịt và uống máu) mới bảo đảm cho mình được sống muôn đời; “Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”.
Xác tín điều này, tôi không hề có ý hạ thấp tầm quan trọng của bí tích Thánh Thể trong nội dung triết học và thần học; ngược lại là đàng khác. Khi cử hành Thánh Thể, thay vì chỉ suy nghĩ rằng mình đang làm một việc đạo đức tốt lành và thánh thiện bậc nhất (hàng đầu trong số các bí tích hay phụng vụ), tôi cần minh định rõ rằng mình đang tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô cách long trọng nhất, cũng như đang đón nhận ơn cứu độ cách thâm sâu nhất. Đức tin của tôi không đơn thuần chỉ là xác tín bánh và rượu đã trở thành Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Đức tin phải đưa tôi tới việc đón nhận Đấng đã hiến dâng mình trên thập giá để tôi được thông phần vào sự sống từ ái vô biên của Chúa Cha… Và điều này thiết thực tới độ, cho dầu tôi, nếu có chết trước cả khi có dịp ‘ăn thịt và uống máu’ Người nơi bí tích Thánh Thể, và nếu tôi đã từng hết lòng ‘ăn bánh trường sinh’ trong niềm tin phó thác thâm sâu nhất đó, thì chính niềm tin này mới đảm bảo cho tôi “không còn chết nữa, nhưng được sống muôn đời”.
Điều tối quan trọng là đôi lúc tôi cần thật sự duyệt lại niềm tin của mình đạt nơi bí tích Thánh Thể, nhất là trong Thánh Lễ tôi cử hành hàng ngày
Lạy Cha chí ái, mỗi ngày khi con cử hành Thánh Thể, cho dầu có là một thói quen như hầu hết các linh mục khác, xin Cha luôn làm con ý thức rằng, đây chính là lời tuyên xưng đức tin thâm sâu nhất của con. Thánh Thể khi đó sẽ diễn đạt việc con đón nhận ơn cứu độ vô giá của thập giá Chúa Kitô cách trọn vẹn nhất, sẽ trở thành con đường để con đi vào sức sống vô biên của Chúa Cha, và bảo đảm cho con cuộc sống vĩnh hằng. Xin Cha giúp con luôn cử hành Thánh Lễ trong niềm tin như vậy. Amen.
13. Tình đời thay trắng đổi đen!
(Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)
Con người thường đổi trắng thay đen. Lòng người thường thay lòng đổi dạ khiến cho nhiều người đã chua chát nhìn đời mà bảo rằng:
“Còn tiền còn bạc còn đầy tớ.
Hết tiền hết bạc hết ông tôi”.
Người ta gắn bó với nhau thường là vì tình, vì tiền và quyền lợi. Và một khi quyền lợi của mình bị lung lay, họ liền thay lòng đổi dạ để rồi “gió chiều nào xuôi theo chiều đó” để được an toàn bản thân. Xem ra tình cảm giữa con người với nhau thật mong manh. Mọi quan hệ đều được liên kết với nhau bằng những quyền lợi và nghĩa vụ phải thi hành với nhau. Tình đời thường thay trắng đổi đen nên mới có chuyện “ông ăn chả bà ăn nem”. Bất trung và phản bội với lời đoan hứa thường là sự mất tín nhiệm nơi nhau và hậu quả là chẳng ai tin ai, ai cũng lo cho chính mình để khỏi bị thiệt hại bản thân.
Lịch sử cứu độ là một chuỗi dài sự tha thứ của Thiên Chúa và sự bất trung, phản bội của dân tộc được tuyển chọn. Họ hứa rồi quên. Họ đứng lên rồi lại ngã qụy. Dân Do Thái đã từng hứa trung thành với Giavê Thiên Chúa, nhưng rồi họ lại tin thờ thần ngoại bang. Mặc dầu Thiên Chúa luôn bảo vệ họ, chăm sóc họ như tình phụ tử dành cho con cái. Ngược lại, họ thường lãng quên ân huệ của Thiên Chúa. Họ năm lần bảy lượt quay lưng lại với tình yêu mà Thiên Chúa dành cho họ.
Lời Chúa trong bài đọc thứ nhất là bằng chứng về quá khứ đầy thất trung của dân tộc được tuyển chọn. Cha ông họ đã từng thờ thần ngoại bang. Hôm nay họ tuyên hứa chỉ tôn thờ một mình Thiên Chúa Giavê duy nhất, nhưng rồi lời hứa lại đi vào quên lãng chỉ còn lại những thất tín, bội thề. Thiên Chúa đối với họ như là một kho ơn, chỉ đề rút tỉa và một khi không đáp ứng nguyện vọng là họ lại tìm kiếm nơi các thần ngoại bang. Thế nhưng, Thiên Chúa là Đấng tín trung với lời giao ước. Ngài chỉ giận, giận trong giây lát nhưng yêu thương, yêu thương trọn đời.
Hôm nay, Chúa Giêsu đặt ra cho các môn đệ một chọn lựa. Chọn gắn bó với Chúa hay chạy theo thói đời của thế gian “hạnh phúc thì xum vầy, gian nan thì bỏ chạy”. Chúa đòi các môn đệ không lấp lửng, lập lờ “làm tôi hai chủ”, mà phải tỏ rõ lập trường. Bỏ đi hay ở lại. Chọn sự sống đời đời hay sự sống chóng qua đời này. Các môn đệ đã gắn bó với Chúa bao lâu nay nhưng liệu rằng bằng đó thời gian có đủ để niềm tin các ông trưởng thành và có thể nhận ra Thầy là Chúa, là Đấng ban sự sống hay chưa? Trước câu hỏi: “cả anh em, anh em cũng muốn bỏ Thầy đi sao?”. Nhiều môn đệ đã bỏ đi. Và chắc chắn ngay trong số 12 vẫn còn có kẻ muốn bỏ đi. Số còn lại do dự, im lặng, chỉ có một mình Phêrô đã mạnh dạn thưa lên rằng: “bỏ Thầy chúng con biết theo ai? Vì chỉ có Thầy mới có lời ban lại sự sống đời đời”. Thánh Phêrô đã ở lại với Thầy, vì ông tin vào Thầy mình là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Ông ở lại với Thầy vì chỉ có Thầy mới mang lại sự sống đời đời.
Người xưa thường nói: “Qua gian nan mới biết ai là bạn, là thù”. Chúa Giêsu biết rõ một trong nhóm sẽ nộp mình. Ngài cũng Phêrô sẽ ba lần chối Thầy và đa số sẽ bỏ Thầy cho người ta hành hạ và treo lên thập tự giá, nhưng Ngài vẫn yêu thương. Ngài vẫn tìm mọi cách cho các môn đệ ở lại mãi trong tình yêu của Ngài. Tình yêu của Thiên Chúa đời đời vẫn thế. Tựa như tình yêu của cha của mẹ sẽ không bao giờ bỏ rơi con cái. Tình yêu của Thiên Chúa vẫn mãi mãi trung thành với tình yêu ban đầu. Ngài vẫn hằng tha thiết mời gọi con người hãy ở lại trong tình yêu của Ngài. Dù rằng đó là đứa ngỗ nghịch, dù rằng đó là đứa thường phạm sai lầm, đôi khi còn bất hiếu bất trung. Ngài vẫn yêu thương và yêu thương cho đến cùng.
Ngày hôm nay, Thiên Chúa vẫn hỏi chúng ta “phần các con có muốn bỏ Thầy không?”. Chúng ta có dám ở lại với Thầy khi mà nhiều người đã không còn tin có thế giới thần linh? Chúng ta có dám gắn bó với Người khi mà cả khối đông nhân loại đang bỏ đi để chạy theo ma lực của đồng tiền và địa vị? Có lẽ phần nhiều chúng ta do dự, phần nhiều chúng ta im lặng. Vì biết bao lần chúng ta cũng bị cám dỗ bỏ đạo để được tiến thân trên đài cao danh vọng. Vì biết bao lần đồng tiền đã làm mờ con mắt, khiến chúng ta chao đảo đức tin, muốn buông xuôi theo thói gian dối của thế gian để tìm mối lợi cho bản thân của mình. Có thể chúng ta đang đóng vai trò một Giuđa vẫn ở xen lẫn với nhóm 12 nhưng chỉ chờ cơ hội để bán đứng Thầy và bán đứng anh em.
Nguyện xin Thiên Chúa tình yêu tha thứ những yếu đuối, nhỏ nhen đầy ích kỷ của chúng con. Xin Mình Máu Thánh Ngài nâng đỡ chúng con thoát khỏi những cám dỗ trần thế để mãi mãi con có thể nói như thánh Phêrô ngày nào: “Bỏ Ngài chúng con biết đến với ai. Thầy mới có Lời ban sự sống đời đời”. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam