Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 75
Tổng truy cập: 1354571
Bởi Người Này Cũng Là Con Cháu Apbraham
BỞI NGƯỜI NÀY CŨNG LÀ
CON CHÁU TỔ PHỤ APRAHAM
Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB
Việc đức Giê-su chủ động xin vào trọ trong nhà ông Da-kêu, một thủ lãnh nhóm thu thuế, lại một lần nữa cho thấy đời Ngài gắn liền với người tội lỗi… Chúng ta có thể dần quen thuộc với hình ảnh này, nhưng không phải vậy đối với các người Biệt Phái và đám đông dân chúng. “Mọi người xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!” Lý do duy nhất đức Giê-su đưa ra là: “Bởi vì người này cũng là con cháu tổ phụ Ap-ra-ham”, cho dầu ông ta có tội lỗi.
“Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất”, tư tưởng này, bằng nhiều cách nói khác nhau, đã được đức Giê-su dùng để xác định sứ mệnh của mình. Đó chính là mục tiêu và lẽ sống của đời ngài. Chấp nhận đức Ki-tô là nhìn nhận rằng mình đã bị hư mất. Ai không nhìn nhận như thế sẽ không thể tin vào ngài. Nhưng về phía thụ nhân có lý do nào không? Chẳng có lý do nào hết ngoại trừ,trong ngôn ngữ của đám đông Do Thái, “người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham”, ngài khảng định. Nếu nói theo kiểu người công giáo thời nay sẽ là: “vì người tội lỗi này cũng là con Thiên Chúa”.
Đối với dân chúng Do Thái, nhất là các luật sĩ và nhóm Biệt Phái, thì các người thu thuế và kẻ tội lỗi không còn phải là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham nữa. Họ đã phản bội, họ phải bị khai trừ, họ đáng bị khinh miệt và ghét bỏ. Mọi người Do Thái chân chính, đáng danh con cháu tổ phụ Áp-ra-ham, phải xa tránh và, nếu có thể, tiêu diệt họ (ném đá chẳng hạn). Một lối suy nghĩ phổ biến và hoàn toàn hợp lý trong bất cứ tập thể xã hội nào, kể cả xã hội Ki-tô giáo. Vậy mà đức Giê-su xác định ngược lại: thu thuế hay tôi lỗi tới đâu cũng vẫn là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham! Và vì thế cần đến tìm để cứu họ.
Suy nghĩ thông thường vẫn là: anh sai phạm thì anh phải cải tà qui chính để may ra được thứ tha và được nhận trở lại. Nếu anh thành tâm sám hối và sửa mình thì anh mới được tha, và được cho hội nhập trở lại (với nhiều điều kiện và sau thử thách phức tạp). Trường hợp của Da-kêu thì ngược lại: đức Giê-su chủ động tới với ông ta và muốn chia sẻ cuộc sống của ông, trước cả khi ông bỏ nghề thu thuế và đền bù thỏa đáng. Ngài giải thích: “hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi vì người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham”. Nếu sau đó ông có thưa ngài: “Đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn” thì vẫn không phải là lý do của việc đức Giê-su quyết định vào nhà ông, mà chỉ là hậu quả. Như vậy, nếu đức Giê-su có quyết định tới với tôi, hay với cứ ai, thì cũng không phải vì công nghiệp, mà chỉ vì ngài coi tôi, dầu tội lỗi tới mấy, vẫn là con cái Thiên Chúa. Con chiên dầu có đi lạc thì vẫn là chiên của người chăn. Đồng bạc dầu có bị mất thì cũng vẫn là đồng bạc của bà chủ. Và vì thế “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất”.
Một trong các tư tưởng căn bản tôi được học về ơn cứu độ của Thiên Chúa là nó hoàn toàn là một quà tặng biếu không (gratuitous). Chúng ta chỉ có thể khiên tốn đón nhận với lòng tri ân sâu xa. Nếu ai cho rằng mình xứng đáng được cứu độ, vì công nghiệp, nhân đức, thánh thiện, trung thành kể cả tới độ tử đạo, hay gì gì đi nữa, thì người đó đã mắc sai lầm cực lớn. Ngay cả Mẹ Tê-rê-xa Kon-ka-ta, con người cả đời chỉ làm việc thiện và bác ái, cũng đã nhìn nhận: “Thiên Chúa yêu thương tôi không phải vì tôi tốt lành, nhưng tôi cố gắng trở nên tốt lành vì biết rằng Chúa thương yêu tôi”. Thế đấy, khi nêu lên các đền bù sẽ làm, Da-kêu đang cố gắng trở nên tốt hơn vì nhận thức rằng thầy Giê-su thương mình. Nỗ lực sửa mình và cố gắng vươn lên không phải là điều kiện để được Chúa tha thứ và thương mến , nhưng là hậu quả của niềm tin này; và đương nhiên nó tùy thuôc rất nhiều vào mức độ tôi nhận biết mình được Thiên Chúa yêu thương. Hầu như có tỷ lệ thuận giữa hai vế, nhưng thứ tự lại ngược hẳn với lối suy nghĩ thông thường: “Ai được tha nhiều (và nhận thức rõ điều đó) thì yêu nhiều hơn”.
Ôi sức mạnh của việc nhận biết lòng thương xót Chúa: vừa mạnh mẽ, lại vừa dịu êm!
Lạy Thiên Chúa từ nhân, xin cho con không ngừng nhận biết lòng thương xót Chúa, nhất là trong những dịp con đi xưng tội. Ngay cả trước khi con bước vào tòa giải tội để xưng thú, trước cả khi con giục lòng ăn năn thống hối và quyết tâm sửa mình, Chúa đã tha thứ cho con vô điều kiện. Xin cho những nỗ lực vươn lên của con luôn xuất phát từ niềm tin vào tình yêu vô biên của Chúa. Amen
Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDBCác tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam