Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 51
Tổng truy cập: 1361336
Bổn Phận Kitô Hữu
Bổn phận Kitô hữu
Trả cho Xê-da những gì thuộc về Xê-da; và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" là một câu nói lừng danh của Chúa Giêsu được rất nhiều người biết đến, và cũng là một câu nói khiến nhiều người hiểu lầm.
Hiểu lầm thứ nhất là nhiều người cho rằng đạo và đời khác nhau như hai thái cực nóng và lạnh, do đó nếu theo đạo thì không nên tham dự vào các sinh hoạt chính trị, ngay cả việc đi bầu cũng giữ thái độ thờ ơ, lạnh nhạt vì họ cho rằng sinh hoạt đó không thuộc về đạo.
Hiểu lầm thứ hai là về đời sống đạo và đời sống xã hội. Nhiều người cho đó là hai môi trường khác biệt nhau, do đó, có các tín hữu Công Giáo đến nhà thờ thường xuyên nhưng ngoài xã hội thì họ lại nổi tiếng là một con buôn tham lam, một nhà kinh doanh ma đầu, gian dối medicare medicaid, hay một chính trị gia xảo quyệt.
Trở về câu nói của Chúa Giêsu trong bài phúc âm hôm nay, để hiểu được câu nói ấy chúng ta cần biết đến bối cảnh lịch sử.
Lúc bấy giờ, đế quốc La Mã đang thống trị người Do Thái và vua của La Mã là hoàng đế Xê da, trong khi vua của Do Thái là Hêrôđê, một ông vua bù nhìn, nhu nhược, xu nịnh đế quốc La Mã để duy trì ngôi báu hơn là bảo vệ quyền lợi của dân tộc Do Thái.
Dân bị cai trị thì không ưa gì kẻ cai trị, do đó, trong dân tộc Do Thái có những nhóm quá khích luôn tìm cách nổi dậy, chống đối nhà cầm quyền La Mã mà một trong những hành động chống đối đó là họ chủ trương không nộp thuế cho hoàng đế Xê da. Và những ai chống lại hoàng đế Xê da thì đều bị cầm tù vì tội phản động.
Đối với người Pharisiêu lúc bấy giờ, Chúa Giêsu là một kẻ thù nguy hiểm cần phải tiêu diệt, nên họ âm mưu với bọn thuộc hạ của vua Hêrôđê để giao nộp Chúa Giêsu cho chính quyền La Mã bằng cách gài bẫy Người về vấn đề đóng thuế. Nhưng bọn thuộc hạ của Hêrôđê nổi tiếng là vô luân lý, sống trụy lạc, sẵn sàng bẻ cong mọi quy tắc, mọi lề luật để duy trì quyền lực của bọn chúng. Trong khi đó, người Pharisiêu là những người giữ luật rất cặn kẽ, nhất là về vấn đề thanh tẩy, nên họ không muốn bị ô uế vì bọn thuộc hạ này, do đó họ mới sai các môn đệ đi với bọn thuộc hạ của Hêrêđê.
Hành động của phe Pharisiêu đã bị Chúa Giêsu khiển trách là "giả hình, " vì hai lý do: trước hết, trong thâm tâm họ không thích gì chính quyền La Mã nhưng chỉ vì ghen tị họ đã đứng về phe kẻ cai trị để giao nộp một người cùng dòng giống với mình. Thứ hai, họ âm mưu hãm hại một người vô tội là Chúa Giêsu trong khi lại tự cho mình là trong sạch nên không muốn đồng hóa với bọn thuộc hạ của Hêrôđê. Đó là những hành động giả hình.
Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu bị gài vào câu hỏi: "Có hợp pháp để nộp thuế cho Xêda hay không?" Người phải đối diện với hai vấn đề: nếu không nộp thuế cho Xêda, Người sẽ bị bọn thuộc hạ của Hêrôđê bắt giao cho chính quyền La Mã; nhưng nếu chủ trương nộp thuế cho Xêda, Người sẽ bị mang tiếng là phản bội dân tộc.
Và chúng ta thấy Chúa Giêsu đã hành động phù hợp với bản chất mà chính những người muốn hãm hại Người đã nói lên trong bài Phúc Âm hôm nay: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là một người chân thật và Thầy dạy bảo đường lối Thiên Chúa phù hợp với sự thật".
Chúa Giêsu cũng không ưa gì đường lối cai trị tàn bạo, sưu cao thuế nặng của nhà cầm quyền La Mã nên trên thực tế Chúa Giêsu đã không dùng tiền của người La Mã, vì thế Người không có sẵn trong túi và mới hỏi họ cho Người xem đồng tiền nộp thuế.
Khi họ đưa cho Người một đồng tiền La Mã, Chúa Giêsu hỏi họ: "Hình và danh hiệu này là của ai?"
Đây là một câu hỏi thật thâm thuý. Đối với những người sống hời hợt bên ngoài, không màng gì đến chân lý, sẵn sàng ngả nghiêng theo chiều gió của thời đại thì họ chỉ thấy đó là hình ảnh của người cầm quyền, tượng trưng là hoàng đế Xê da, đầy quyền lực, danh vọng và lạc thú. Tiêu biểu cho giới người này là Pharisiêu, và vì thế họ đã trả lời: "Hình của Xêda." Nhưng đối với những người khao khát chân lý, muốn tìm kiếm Thiên Chúa thì đối với họ, Xêda cũng chỉ là một con người, nay còn mai mất, điều quan trọng không phải uy thế, quyền lực, danh vọng, khoái lạc, nhưng là phẩm giá con người. Và đó là câu trả lời của Chúa Giêsu. "Trả cho Xê-da những gì thuộc về Xê-da; và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa". Những gì của Xêda giờ đây chỉ là vết mực trong trang giấy lịch sử. Thịnh vượng và giầu sang như đế quốc La Mã giờ đây đã chìm sâu vào cát bụi. Nhưng các chân lý của Thiên Chúa thì vẫn tồn tại và được minh chứng qua con người Giêsu.
Với những ai ham muốn quyền lực, danh vọng thì người ta sẽ tranh dành, chống đối, gây hận thù, chia rẽ để tiêu diệt kẻ thù. Nhưng với những ai chỉ mong muốn đạt được phẩm giá đích thực của một con người thì kẻ thù cần phải tiêu diệt lại là chính bản tính yếu hèn của mỗi người chúng ta.
Có câu chuyện của ba người cùng chết và về trời cùng một lúc. Người thứ nhất là giáo hoàng, người thứ hai là linh mục và người thứ ba là một chính trị gia.
Thánh Phêrô dẫn cả ba vào thiên đàng: vị giáo hoàng và vị linh mục được ở trong hai túp lều nhỏ, còn chính trị gia thì được ở trong một tòa nhà to lớn.
Vị giáo hoàng và vị linh mục mới thắc mắc hỏi Thánh Phêrô xem tại sao hai tôi tớ trung thành như họ lại được ở một nơi coi bộ không hấp dẫn lắm, trong khi ông chính trị gia kia thì lại được sống trong một toà nhà vĩ đại.
Thánh Phêrô trả lời: "Ở thiên đàng đã có nhiều linh mục và giáo hoàng. Nhưng đây là nhà chính trị gia đầu tiên của chúng ta. "
Câu chuyện tưởng tượng nói trên có nghĩa những người tốt lành thì ít tham gia chính trị để thay đổi bộ mặt của xã hội. Ông Edmund Burke là một nghị viên và chính trị gia của Anh quốc trong thế kỷ 18 đã nói một câu thật chí lý: "Chỉ cần những người tốt lành giữ im lặng thì sự xấu sẽ gia tăng. " Câu nói này phải thức tỉnh tất cả chúng ta trước hiện trạng của xã hội ngày nay. Có thể nói truyền thông hiện đang nắm giữ tư tưởng của quần chúng. Những phim ảnh đề cao việc ly dị thì nhiều hơn là đề cao sự chung thủy của vợ chồng, do đó không lạ gì, ngay trong giới Công Giáo, tỉ số người ly dị lên đến hơn 50%. Trên truyền hình thì đầy dẫy những hình ảnh hận thù và võ lực và người bị ảnh hưởng là chính con cái chúng ta. Vấn đề tự do luyến ái và khiêu dâm đang lan tràn hơn bao giờ hết, từ những môn học trong trường đại học cho đến ngay trong gia đình chúng ta qua hệ thống internet, và hậu quả là chính gia đình chúng ta bị băng hoại.
"Trả cho Xê-da những gì thuộc về Xê-da; và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" không phải là sự khuyến khích tách biệt giữa đạo và đời, giữa lối sống này và lối sống khác mà là một chân lý của đời sống.
Sống trong một xã hội chúng ta không thể không lệ thuộc vào đường lối sinh hoạt của xã hội đó, từ cách ăn mặc, giải trí đến tư tưởng và chiều hướng chính trị, và bổn phận của chúng ta là phải tiếp tay để xây dựng, hay cải tổ đường lối sinh hoạt đó cho phù hợp với các quy tắc luân lý của Thiên Chúa. Nói cách khác, chúng ta không thể im lặng, thờ ơ với quyền lợi của một công dân mà sức mạnh là lá phiếu. Chúng ta không thể làm ngơ trước sự chà đạp quyền lợi căn bản của người dân mà phải tích cực tham gia hoặc đóng góp tài chánh cho các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, cho luân lý xã hội. Tuy nhiên, điều cần nhớ của một Kitô Hữu là khi chúng ta tranh đấu cho công bằng xã hội thì không phải bằng súng đạn mà bằng chính đời sống liêm chính của mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta kêu gào chính phủ phải nhớ đến người nghèo thì chính chúng ta phải là những người đóng góp đầu tiên cho người nghèo. Khi tham gia hoạt động chính trị, chúng ta không thể chiều theo xu hướng của đám đông mà phải can đảm nêu lên các quy tắc đạo đức của Thiên Chúa dù có bị mất phiếu, vì những gì của Xê da sẽ tàn theo mây khói, nhưng những gì của Thiên Chúa sẽ tồn tại đến muôn đời.
Pt Giuse Trần Văn Nhật
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam