Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 57
Tổng truy cập: 1362120
BƯỚC VÀO MỘ TRỐNG
BƯỚC VÀO MỘ TRỐNG
Thiên San, MTG. Thủ Đức
Tin Mừng Phục sinh là Tin Mừng được khởi đi từ bước chân của những người nữ. Từ trước đến nay, họ luôn được gọi là những người “nhiều chuyện”. Đa số các phụ nữ thích chia sẻ, bày tỏ cảm xúc. Họ không thể dấu được cảm xúc của mình. Phải chăng chính vì điều này mà Chúa Giêsu đã chọn các bà làm sứ giả loan báo Tin Mừng Phục sinh của Người. Tin Mừng theo thánh Gioan kể lại việc bà Maria Mađalêna ra mộ Chúa từ sáng sớm, lúc trời còn tối. Bà ra đến mộ, thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ thì vội vã chạy về báo tin cho ông Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến: “Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu” (Ga 20,2).
Chúng ta thấy gì nơi lời loan báo của bà Maria Mađalêna? Bà không hề nói rằng bà đã thấy Chúa sống lại. Lời loan báo của bà nói lên nỗi lo lắng của bà khi không thấy xác của Thầy. Theo bà nghĩ thì người ta đã lấy mất xác của Thầy, và các bà thì không biết họ để Người ở đâu (x. Ga 20, 1-9). Điều đầu tiên các bà có thể làm là chạy về báo cho những người có trách nhiệm. Maria Mađalêna đã phản ứng rất nhanh trước những gì đang xảy ra. Chúng ta không rõ là trên quãng đường từ mộ Chúa đến chỗ các môn đệ, các bà có gặp ai và đã nói gì chưa. Hai môn đệ là Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến đã chạy ra mộ sau khi hay tin. Cả hai người cùng chạy, chạy nhanh nhất có thể. Gioan kể rất rõ, cả hai ông cùng chạy nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn ông Phêrô nên đã tới mộ trước, nhưng không vào. Sau đó, ông Phêrô cũng đến nơi, ông vào thẳng trong mộ. Điều các ông thấy là một ngôi mộ trống với những băng vải còn ở đó, chúng được xếp gọn lại, để riêng (x. Ga 20, 1-9). Người môn đệ Đức Giêsu thương mến, kẻ đã tới mộ trước cũng vào, ông đã thấy và đã tin (x. Ga 20, 8).
Nếu cùng các môn đệ chạy ra mộ, bước vào trong mộ, chúng ta sẽ thấy gì và cảm thấy điều gì? Bước vào mộ là bước vào thế giới của sự chết. Có thể không ít người trong chúng ta sẽ cảm thấy “ớn lạnh” trước những gì đang xảy ra. Đối với người khác, bước vào mộ là bước vào thế giới của sự chết, một nơi không ai muốn bước vào nhưng các môn đệ thì không. Những gì các ông đang thấy mách bảo cho các ông về thế giới của sự sống. Một sự thân quen, cái gì đó rất gần gũi qua cách thức những khăn vải được sắp đặt. Đó là những dấu chỉ của sự sống. “Ông đã thấy và đã tin” (Ga, 20, 8).
Trong cuộc sống, những khi ta phải trải qua cảnh tang tóc, mất mát khi chứng kiến sự ra đi của những người thân yêu, những người sống bên cạnh ta. Càng thân gần bao nhiêu thì sự mất mát càng lớn đối với ta. Bởi đó, ta mới hiểu sự ra đi của Thầy Giêsu là mất mát quá lớn đối với các môn đệ. Có thể, khi nghe tin từ Maria Mađalêna, các môn đệ cũng chưa thể nghĩ ngay là Thầy mình đã sống lại. Tình yêu dành cho Thầy hối thúc các ông chạy thật nhanh. Chỉ khi nhìn thấy những gì cần phải thấy, các ông mới tin, mới hiểu. Cả bà Maria Mađalêna cũng vậy, bà chỉ nghĩ rằng xác của Thầy đã bị đem đi. Nếu ở trong hoàn cảnh của các môn đệ, có thể chúng ta cũng sẽ có những phản ứng như vậy.
Hôm nay, Tin mừng Phục sinh vẫn mời gọi mỗi người chúng ta can đảm bước vào ngôi mộ trống, nơi chứa đựng những mất mát của chúng ta. Chúng ta hãy để tình yêu dẫn bước như Maria Mađalêna, như môn đệ Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Khi can đảm đối diện với những mất mát, can đảm đi đến và can đảm bước vào sâu trong mộ, chúng ta sẽ được thấy Chúa Giêsu phục sinh đang đợi ta ở đó. Chính Người sẽ dùng những dấu chỉ quen thuộc, thân thương để giúp ta nhận ra chính Người, giúp ta vượt qua đau thương, mất mát. Cùng với Chúa, chúng ta sẽ được đổi mới, được phục sinh trong sự sống mới của Chúa theo cách thức Người muốn cho ta.
Tin Mừng Phục sinh là Tin Mừng được khởi đi từ bước chân của những người nữ. Từ trước đến nay, họ luôn được gọi là những người “nhiều chuyện”. Đa số các phụ nữ thích chia sẻ, bày tỏ cảm xúc. Họ không thể dấu được cảm xúc của mình. Phải chăng chính vì điều này mà Chúa Giêsu đã chọn các bà làm sứ giả loan báo Tin Mừng Phục sinh của Người. Tin Mừng theo thánh Gioan kể lại việc bà Maria Mađalêna ra mộ Chúa từ sáng sớm, lúc trời còn tối. Bà ra đến mộ, thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ thì vội vã chạy về báo tin cho ông Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến: “Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu” (Ga 20,2).
Chúng ta thấy gì nơi lời loan báo của bà Maria Mađalêna? Bà không hề nói rằng bà đã thấy Chúa sống lại. Lời loan báo của bà nói lên nỗi lo lắng của bà khi không thấy xác của Thầy. Theo bà nghĩ thì người ta đã lấy mất xác của Thầy, và các bà thì không biết họ để Người ở đâu (x. Ga 20, 1-9). Điều đầu tiên các bà có thể làm là chạy về báo cho những người có trách nhiệm. Maria Mađalêna đã phản ứng rất nhanh trước những gì đang xảy ra. Chúng ta không rõ là trên quãng đường từ mộ Chúa đến chỗ các môn đệ, các bà có gặp ai và đã nói gì chưa. Hai môn đệ là Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến đã chạy ra mộ sau khi hay tin. Cả hai người cùng chạy, chạy nhanh nhất có thể. Gioan kể rất rõ, cả hai ông cùng chạy nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn ông Phêrô nên đã tới mộ trước, nhưng không vào. Sau đó, ông Phêrô cũng đến nơi, ông vào thẳng trong mộ. Điều các ông thấy là một ngôi mộ trống với những băng vải còn ở đó, chúng được xếp gọn lại, để riêng (x. Ga 20, 1-9). Người môn đệ Đức Giêsu thương mến, kẻ đã tới mộ trước cũng vào, ông đã thấy và đã tin (x. Ga 20, 8).
Nếu cùng các môn đệ chạy ra mộ, bước vào trong mộ, chúng ta sẽ thấy gì và cảm thấy điều gì? Bước vào mộ là bước vào thế giới của sự chết. Có thể không ít người trong chúng ta sẽ cảm thấy “ớn lạnh” trước những gì đang xảy ra. Đối với người khác, bước vào mộ là bước vào thế giới của sự chết, một nơi không ai muốn bước vào nhưng các môn đệ thì không. Những gì các ông đang thấy mách bảo cho các ông về thế giới của sự sống. Một sự thân quen, cái gì đó rất gần gũi qua cách thức những khăn vải được sắp đặt. Đó là những dấu chỉ của sự sống. “Ông đã thấy và đã tin” (Ga, 20, 8).
Trong cuộc sống, những khi ta phải trải qua cảnh tang tóc, mất mát khi chứng kiến sự ra đi của những người thân yêu, những người sống bên cạnh ta. Càng thân gần bao nhiêu thì sự mất mát càng lớn đối với ta. Bởi đó, ta mới hiểu sự ra đi của Thầy Giêsu là mất mát quá lớn đối với các môn đệ. Có thể, khi nghe tin từ Maria Mađalêna, các môn đệ cũng chưa thể nghĩ ngay là Thầy mình đã sống lại. Tình yêu dành cho Thầy hối thúc các ông chạy thật nhanh. Chỉ khi nhìn thấy những gì cần phải thấy, các ông mới tin, mới hiểu. Cả bà Maria Mađalêna cũng vậy, bà chỉ nghĩ rằng xác của Thầy đã bị đem đi. Nếu ở trong hoàn cảnh của các môn đệ, có thể chúng ta cũng sẽ có những phản ứng như vậy.
Hôm nay, Tin mừng Phục sinh vẫn mời gọi mỗi người chúng ta can đảm bước vào ngôi mộ trống, nơi chứa đựng những mất mát của chúng ta. Chúng ta hãy để tình yêu dẫn bước như Maria Mađalêna, như môn đệ Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Khi can đảm đối diện với những mất mát, can đảm đi đến và can đảm bước vào sâu trong mộ, chúng ta sẽ được thấy Chúa Giêsu phục sinh đang đợi ta ở đó. Chính Người sẽ dùng những dấu chỉ quen thuộc, thân thương để giúp ta nhận ra chính Người, giúp ta vượt qua đau thương, mất mát. Cùng với Chúa, chúng ta sẽ được đổi mới, được phục sinh trong sự sống mới của Chúa theo cách thức Người muốn cho ta.
Về mục lục
CHÍNH NGƯỜI ĐÃ HẸN TRƯỚC
Bông hồng nhỏ, MTG. Thủ Đức
Hôm nay, sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, có ba môn đệ đi ra mộ tìm Chúa. Khi thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ, bà Maria Macdala hốt hoảng chạy về báo tin cho hai môn đệ là Phêrô và Gioan. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu” (Ga 20, 2b). Khi chạy ra đến nơi, đứng trước ngôi mộ trống, Gioan – kẻ đã tới mộ trước chỉ cúi xuống nhìn mà không vào trong. Ông Phêrô theo sau cũng đến nơi, ông vào thẳng trong mộ. Rồi Gioan cũng bước vào. Bà Maria chưa bước vào ngôi mộ nên chưa thấy những gì còn lại trong đó. Ông Phêrô đã bước vào nhưng những gì ông thấy chỉ là những khăn vải và khăn che đầu của Chúa được xếp gọn, để riêng. Gioan cũng thấy như vậy, nhưng ông đã tin. Điều gì khiến Gioan tin là Chúa đã sống lại, trong khi Phêrô chỉ dừng lại ở những gì mình thấy và Maria còn khẳng định Chúa đã bị người ta đem đi?
Maria là người có lòng yêu mến Chúa sâu nặng, bằng chứng là bà đã đi theo Chúa đến cùng khi đứng dưới chân thập giá, bà để ý xem chỗ người ta an táng Thầy và ra mộ từ lúc sáng sớm. Bà ra tìm gặp Chúa nhưng bà chỉ mong được ướp xác Thầy cách chu đáo hơn. Khi hai môn đệ kia đã về thì chỉ có bà vẫn ở lại bên mộ mà khóc, khóc vì nghĩ rằng người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ và bà chẳng biết họ để Người ở đâu. Nỗi đau, sự mất mát quá lớn khiến bà khóc lóc, buồn sầu. Chỉ đến khi Chúa gọi tên bà: “Maria!”, bà mới nhận ra Chúa đã sống lại, niềm hạnh phúc mới ngập tràn.
Còn Phêrô, ông là kẻ đã cảm nhận được thế nào là nỗi đau mất Chúa đang khi chính mình là kẻ chối Chúa đến ba lần. Ông là người tuyên xưng đức tin mạnh mẽ nhất nhưng cũng chính ông là người đã từ chối khuôn mặt bị nhục mạ của Thầy. Lòng ông vẫn còn chất đầy nỗi buồn sầu, hối hận; và cả sự sợ hãi, lo lắng sẽ phải chịu chung số phận với Thầy. Người ta thường nhổ cỏ sẽ nhổ tận gốc, thủ tiêu tất cả những ai có liên quan đến vụ án Giêsu. Ông chạy ra mộ để xem thực hư thế nào. Ông thấy quả thực xác của Chúa không còn ở trong mồ nữa. Chỉ còn băng vải được xếp lại và khăn che đầu của Đức Giêsu được xếp riêng một nơi. Điều ông trông thấy càng khiến ông hoang mang hơn nữa.
Nhưng Gioan, ông là người đã tới mộ trước, ông chỉ cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Bước vào một ngôi mộ là bước vào nơi chốn của kẻ chết, thế nhưng Gioan lại thấy được một trật tự vừa mới vừa rất quen thuộc nơi ấy. Chính Chúa Giêsu đã sắp xếp lại tất cả những gì còn lại trong ngôi mộ. Chẳng có ai trộm xác lại đi cẩn thận sắp xếp lại các khăn vải, và dù họ có xếp lại thì cũng không thể nào biết được thói quen sắp xếp của Chúa. Chỉ có người luôn hướng nhìn về Chúa, sống gần gũi với Chúa, có sự nhạy bén của con tim và lý trí mới nhận thấy những dấu chỉ rất đơn giản mà Chúa Giêsu đã để lại. Trong cuộc sống của mình, lắm lúc ta cũng sẽ được đặt trước một ngôi mộ trống của đời mình, ta sẽ phản ứng như Maria và Phêrô, hay Gioan? Dù ta là ai trong ba môn đệ ấy, ta cũng sẽ được gặp gỡ Đấng Phục Sinh, chỉ là vấn đề thời gian. Đừng để cho nỗi sợ hãi khiến ta không dám lên đường tìm kiếm Chúa. Dù cho những dấu chỉ mà Chúa Giêsu dùng để gợi ý cho ta, nhất thời ta chưa nhận ra, thì chỉ cần ta trung thành tìm kiếm đến cùng, nhất định Người sẽ đến gặp ta, bởi chính Người đã có hẹn trước.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh! Cảm tạ Chúa đã luôn yêu thương con và ban cho con được đón nhận niềm vui Chúa đã phục sinh. Xin giúp con biết cùng với Chúa hiến tế chính mình mỗi ngày, để khi được cùng chết với Chúa cho anh chị em, con cũng biết cùng Chúa “mang sự sống đến với người mình mến thương, cùng bước theo Chúa trên con đường Chúa đã đi để làm tỏa lan hơi ấm tình thương cho đời, dù sóng gió làm con hao tốn chính mình. Đời con mong ước, sống sao nên giống như Người” (x. Bài hát Cuộc thương khó Chúa Giêsu).
Hôm nay, sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, có ba môn đệ đi ra mộ tìm Chúa. Khi thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ, bà Maria Macdala hốt hoảng chạy về báo tin cho hai môn đệ là Phêrô và Gioan. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu” (Ga 20, 2b). Khi chạy ra đến nơi, đứng trước ngôi mộ trống, Gioan – kẻ đã tới mộ trước chỉ cúi xuống nhìn mà không vào trong. Ông Phêrô theo sau cũng đến nơi, ông vào thẳng trong mộ. Rồi Gioan cũng bước vào. Bà Maria chưa bước vào ngôi mộ nên chưa thấy những gì còn lại trong đó. Ông Phêrô đã bước vào nhưng những gì ông thấy chỉ là những khăn vải và khăn che đầu của Chúa được xếp gọn, để riêng. Gioan cũng thấy như vậy, nhưng ông đã tin. Điều gì khiến Gioan tin là Chúa đã sống lại, trong khi Phêrô chỉ dừng lại ở những gì mình thấy và Maria còn khẳng định Chúa đã bị người ta đem đi?
Maria là người có lòng yêu mến Chúa sâu nặng, bằng chứng là bà đã đi theo Chúa đến cùng khi đứng dưới chân thập giá, bà để ý xem chỗ người ta an táng Thầy và ra mộ từ lúc sáng sớm. Bà ra tìm gặp Chúa nhưng bà chỉ mong được ướp xác Thầy cách chu đáo hơn. Khi hai môn đệ kia đã về thì chỉ có bà vẫn ở lại bên mộ mà khóc, khóc vì nghĩ rằng người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ và bà chẳng biết họ để Người ở đâu. Nỗi đau, sự mất mát quá lớn khiến bà khóc lóc, buồn sầu. Chỉ đến khi Chúa gọi tên bà: “Maria!”, bà mới nhận ra Chúa đã sống lại, niềm hạnh phúc mới ngập tràn.
Còn Phêrô, ông là kẻ đã cảm nhận được thế nào là nỗi đau mất Chúa đang khi chính mình là kẻ chối Chúa đến ba lần. Ông là người tuyên xưng đức tin mạnh mẽ nhất nhưng cũng chính ông là người đã từ chối khuôn mặt bị nhục mạ của Thầy. Lòng ông vẫn còn chất đầy nỗi buồn sầu, hối hận; và cả sự sợ hãi, lo lắng sẽ phải chịu chung số phận với Thầy. Người ta thường nhổ cỏ sẽ nhổ tận gốc, thủ tiêu tất cả những ai có liên quan đến vụ án Giêsu. Ông chạy ra mộ để xem thực hư thế nào. Ông thấy quả thực xác của Chúa không còn ở trong mồ nữa. Chỉ còn băng vải được xếp lại và khăn che đầu của Đức Giêsu được xếp riêng một nơi. Điều ông trông thấy càng khiến ông hoang mang hơn nữa.
Nhưng Gioan, ông là người đã tới mộ trước, ông chỉ cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Bước vào một ngôi mộ là bước vào nơi chốn của kẻ chết, thế nhưng Gioan lại thấy được một trật tự vừa mới vừa rất quen thuộc nơi ấy. Chính Chúa Giêsu đã sắp xếp lại tất cả những gì còn lại trong ngôi mộ. Chẳng có ai trộm xác lại đi cẩn thận sắp xếp lại các khăn vải, và dù họ có xếp lại thì cũng không thể nào biết được thói quen sắp xếp của Chúa. Chỉ có người luôn hướng nhìn về Chúa, sống gần gũi với Chúa, có sự nhạy bén của con tim và lý trí mới nhận thấy những dấu chỉ rất đơn giản mà Chúa Giêsu đã để lại. Trong cuộc sống của mình, lắm lúc ta cũng sẽ được đặt trước một ngôi mộ trống của đời mình, ta sẽ phản ứng như Maria và Phêrô, hay Gioan? Dù ta là ai trong ba môn đệ ấy, ta cũng sẽ được gặp gỡ Đấng Phục Sinh, chỉ là vấn đề thời gian. Đừng để cho nỗi sợ hãi khiến ta không dám lên đường tìm kiếm Chúa. Dù cho những dấu chỉ mà Chúa Giêsu dùng để gợi ý cho ta, nhất thời ta chưa nhận ra, thì chỉ cần ta trung thành tìm kiếm đến cùng, nhất định Người sẽ đến gặp ta, bởi chính Người đã có hẹn trước.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh! Cảm tạ Chúa đã luôn yêu thương con và ban cho con được đón nhận niềm vui Chúa đã phục sinh. Xin giúp con biết cùng với Chúa hiến tế chính mình mỗi ngày, để khi được cùng chết với Chúa cho anh chị em, con cũng biết cùng Chúa “mang sự sống đến với người mình mến thương, cùng bước theo Chúa trên con đường Chúa đã đi để làm tỏa lan hơi ấm tình thương cho đời, dù sóng gió làm con hao tốn chính mình. Đời con mong ước, sống sao nên giống như Người” (x. Bài hát Cuộc thương khó Chúa Giêsu).
Về mục lục
TÌNH YÊU LÀ VĨNH CỬU
Chúa Phục Sinh: Ga 20, 1-9
Lm. Jos. DĐH, GP. Xuân Lộc
Vạn vật có sinh có tử, có đầu tư công sức tiền của, có hy vọng thành công, có đau khổ có hạnh phúc, là thật, dù thiên hạ vẫn sống trong hoài nghi: một nửa sự thật vẫn chỉ là nửa sự thật ! Một người tài cao đức rộng, xinh đẹp, thu hút được đám đông, nổi tiếng khắp tứ phương, vẫn chỉ là người mang thân phận phải chết, không thể khác: sinh bệnh lão tử. Con người tự nhiên: thành công thì dễ tự mãn, thất bại lại hay tự ti, đâu phải ai cũng đủ bình tĩnh để sống chủ trương, thành công là đi từ thất bại này đến thất bại khác, mà không mất đi nhiệt huyết. Dù quan niệm xã hội: thành công, chiến thắng, nhiều tiền lắm của, tài giỏi, có sức khoẻ tinh thần thể xác, đó cũng chỉ là sự thật ở hiện tại, ai biết được gì, nói được gì, đằng sau cánh cửa sự chết ?
Công nghệ ghi hình để xem lại, camera giám sát hành trình, ít nhiều cũng là dịp ta rà soát lại thiếu sót, nguy hiểm, những bài học cần thiết, có ích, cho tương lai phía trước. Đức Giêsu có đủ “tố chất” của một người hoàn hảo: đẹp, khoẻ, tài đức song toàn, giảng giải hùng biện, đi tới đâu cũng ưu tiên làm việc bác ái, khiêm tốn phục vụ, quảng đại với kẻ xúc phạm đến mình. Đức Giêsu chịu đau khổ, bị kết án nhục hình thập giá, đã chết thật, vì là người thật, kẻ thương yêu, người đạo đức, đã tẩm liệm và đặt Đức Giêsu trong huyệt đá theo truyền thống Do-thái. Hành trình ở đời tự cho ta kinh nghiệm: thước đo cuộc sống không phải là thời gian dài ngắn, mà là sự cống hiến hết tình hết mình. Trước khi bản án chết được thi hành, Philatô đã có dịp tiếp xúc và hỏi: “vậy ông là vua ư ? Đức Giêsu nói: ông nói đúng. Nước tôi không thuộc về thế gian này…”.
Chân lý thì không bao giờ thay đổi: mặt trời mọc ở hướng đông và khuất lấp ở hướng tây. Chỉ những ai dám tự “thất bại” cách đau đớn, mới được gọi là thành công thật vĩ đại. Đức Giêsu là người thật, là Thiên Chúa thật, Đức Giêsu chịu đau khổ, chịu chết, và Đức Giêsu cũng sẽ sống lại thật: “các ngươi cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại”. Tất cả sự thật được khai mở từ sự bế tắc, từ những ai thành tâm: chết không phải là hết. Tất cả sự thật được hé mở từ sự kiện “ngôi mộ trống”: “người ta đã lấy mất xác Thầy rồi, chúng tôi không biết họ để xác Thầy ở đâu nữa” ! Vâng, tình yêu đã thôi thúc các chị em phụ nữ ra thăm mồ Chúa từ buổi sớm, tình yêu và ơn tha thứ đã nhắc nhớ Phêrô và môn đệ yêu dấu, phải can đảm đứng dậy. Tất cả mọi thứ rồi sẽ qua đi, duy chỉ tình yêu thì tồn tại.
Tình yêu không mầu không mùi, nhưng thu hút người già người trẻ, người tri thức, bình dân, người có niềm tin và cả người nửa chừng hời hợt. Tình yêu làm cho người ta sống, hận thù chia rẽ dẫn người ta đến sự chết, song tình yêu là vĩnh cửu, là thiêng liêng, bất tử. Ai lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ, linh canh mồ đâu rồi ? Chính tình yêu thức tỉnh sự giới hạn, yếu đuối, tội lỗi, nơi các học trò, nơi con người qua các thời đại. Thời gian sẽ hàn gắn mọi vết thương, việc làm cụ thể sẽ khai mở sự tự tin để ta sống đúng, sống đẹp hơn. “Ngôi mộ trống”, đã phản ánh một sự thật: tình yêu là bất tử, tình yêu tồn tại mãi mãi, tình yêu là lời mời gọi: hãy thức tỉnh trái tim bằng thịt của mình, chứ không phải sự khôn ngoan, bằng cấp. Đấng phục sinh là Giêsu Nagiaret, là Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá, là Giêsu đã được mai táng cẩn thận trong huyệt đá, Ngài sẽ mở trí lòng để nhân loại cảm nhận thế nào là tình yêu cứu độ.
Tình yêu là vĩnh cửu, tình yêu của Người đã hy sinh vì bạn hữu, vì chúng nhân tội lỗi, mãi mãi là đẹp, là chuẩn, là bất tử. “Ngôi mộ trống” không nói lên điều gì, thân xác linh hồn Đấng là Thầy là Chúa đang ở đâu, sao im lặng, ngoài việc môn đệ Thầy yêu cảm nhận: “tôi đã thấy và tôi tin”. Tất cả vì yêu, vì cần phải hiểu: mục đích cao cả đời người không phải là nhiều kiến thức, mà là luôn khẩn trương hành động. Dấu hiệu của sự sống lại, sự rõ ràng của tha thứ quảng đại đang bắt đầu lôi kéo các phụ nữ, các môn đệ hành động, xa hơn nữa là người tội lỗi, thống hối. Vâng: lo lắng, dằn vặt lương tâm, không làm cho điều tồi tệ ngừng xảy ra, mà chúng sẽ làm cho điều tốt đẹp ngừng lại mà thôi ! Qua đau khổ đến vinh quang, biết nhiều khổ nhiều, yêu nhiều khổ nhiều, niềm vui hạnh phúc sẽ trở nên vĩ đại, khi ta dấn thân và cho đi cách vô điều kiện.
Tình yêu là bất tử, tình yêu là sự thật, dù không thấy bằng mắt, chỉ cảm nhận bằng trái tim thổn thức ! Các đấng bậc chúng ta có suy tư rất hay: tình yêu là cốc nước, nóng hay lạnh, chỉ đương sự mới cảm, mới thấu đủ ! Các phụ nữ nặng lòng với Thầy, họ ra mồ từ sáng sớm, giọt nước mắt thảm thiết của Phêrô, những ưu tư lắng lo của số môn đệ khác, tất cả được hoá giải bởi tình yêu vĩnh cửu Đấng phục sinh. Ngôi mộ trống mở ra hy vọng, Ngôi mộ trống thôi thúc lòng cậy trông tín thác, hàn gắn vết thương lòng giữa tình người với tình Giêsu. Các chuyên gia thật lãng mạn khi nói: thế gian đẹp nhất là mặt trời, cuộc sống đẹp nhất là nơi có người mình yêu, ánh dương soi tỏ muôn chiều, cũng chưa rực rỡ bằng yêu thắm nồng. (Tago) Tình yêu vĩnh cửu mở toang sức sống mới, khai thông bế tắc, sự nhút nhát mù mờ tin yêu nơi các môn đệ: “Con người phải trải qua nhiều đau khổ, chịu chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại”. Amen.
Lm. Jos. DĐH, GP. Xuân Lộc
Vạn vật có sinh có tử, có đầu tư công sức tiền của, có hy vọng thành công, có đau khổ có hạnh phúc, là thật, dù thiên hạ vẫn sống trong hoài nghi: một nửa sự thật vẫn chỉ là nửa sự thật ! Một người tài cao đức rộng, xinh đẹp, thu hút được đám đông, nổi tiếng khắp tứ phương, vẫn chỉ là người mang thân phận phải chết, không thể khác: sinh bệnh lão tử. Con người tự nhiên: thành công thì dễ tự mãn, thất bại lại hay tự ti, đâu phải ai cũng đủ bình tĩnh để sống chủ trương, thành công là đi từ thất bại này đến thất bại khác, mà không mất đi nhiệt huyết. Dù quan niệm xã hội: thành công, chiến thắng, nhiều tiền lắm của, tài giỏi, có sức khoẻ tinh thần thể xác, đó cũng chỉ là sự thật ở hiện tại, ai biết được gì, nói được gì, đằng sau cánh cửa sự chết ?
Công nghệ ghi hình để xem lại, camera giám sát hành trình, ít nhiều cũng là dịp ta rà soát lại thiếu sót, nguy hiểm, những bài học cần thiết, có ích, cho tương lai phía trước. Đức Giêsu có đủ “tố chất” của một người hoàn hảo: đẹp, khoẻ, tài đức song toàn, giảng giải hùng biện, đi tới đâu cũng ưu tiên làm việc bác ái, khiêm tốn phục vụ, quảng đại với kẻ xúc phạm đến mình. Đức Giêsu chịu đau khổ, bị kết án nhục hình thập giá, đã chết thật, vì là người thật, kẻ thương yêu, người đạo đức, đã tẩm liệm và đặt Đức Giêsu trong huyệt đá theo truyền thống Do-thái. Hành trình ở đời tự cho ta kinh nghiệm: thước đo cuộc sống không phải là thời gian dài ngắn, mà là sự cống hiến hết tình hết mình. Trước khi bản án chết được thi hành, Philatô đã có dịp tiếp xúc và hỏi: “vậy ông là vua ư ? Đức Giêsu nói: ông nói đúng. Nước tôi không thuộc về thế gian này…”.
Chân lý thì không bao giờ thay đổi: mặt trời mọc ở hướng đông và khuất lấp ở hướng tây. Chỉ những ai dám tự “thất bại” cách đau đớn, mới được gọi là thành công thật vĩ đại. Đức Giêsu là người thật, là Thiên Chúa thật, Đức Giêsu chịu đau khổ, chịu chết, và Đức Giêsu cũng sẽ sống lại thật: “các ngươi cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại”. Tất cả sự thật được khai mở từ sự bế tắc, từ những ai thành tâm: chết không phải là hết. Tất cả sự thật được hé mở từ sự kiện “ngôi mộ trống”: “người ta đã lấy mất xác Thầy rồi, chúng tôi không biết họ để xác Thầy ở đâu nữa” ! Vâng, tình yêu đã thôi thúc các chị em phụ nữ ra thăm mồ Chúa từ buổi sớm, tình yêu và ơn tha thứ đã nhắc nhớ Phêrô và môn đệ yêu dấu, phải can đảm đứng dậy. Tất cả mọi thứ rồi sẽ qua đi, duy chỉ tình yêu thì tồn tại.
Tình yêu không mầu không mùi, nhưng thu hút người già người trẻ, người tri thức, bình dân, người có niềm tin và cả người nửa chừng hời hợt. Tình yêu làm cho người ta sống, hận thù chia rẽ dẫn người ta đến sự chết, song tình yêu là vĩnh cửu, là thiêng liêng, bất tử. Ai lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ, linh canh mồ đâu rồi ? Chính tình yêu thức tỉnh sự giới hạn, yếu đuối, tội lỗi, nơi các học trò, nơi con người qua các thời đại. Thời gian sẽ hàn gắn mọi vết thương, việc làm cụ thể sẽ khai mở sự tự tin để ta sống đúng, sống đẹp hơn. “Ngôi mộ trống”, đã phản ánh một sự thật: tình yêu là bất tử, tình yêu tồn tại mãi mãi, tình yêu là lời mời gọi: hãy thức tỉnh trái tim bằng thịt của mình, chứ không phải sự khôn ngoan, bằng cấp. Đấng phục sinh là Giêsu Nagiaret, là Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá, là Giêsu đã được mai táng cẩn thận trong huyệt đá, Ngài sẽ mở trí lòng để nhân loại cảm nhận thế nào là tình yêu cứu độ.
Tình yêu là vĩnh cửu, tình yêu của Người đã hy sinh vì bạn hữu, vì chúng nhân tội lỗi, mãi mãi là đẹp, là chuẩn, là bất tử. “Ngôi mộ trống” không nói lên điều gì, thân xác linh hồn Đấng là Thầy là Chúa đang ở đâu, sao im lặng, ngoài việc môn đệ Thầy yêu cảm nhận: “tôi đã thấy và tôi tin”. Tất cả vì yêu, vì cần phải hiểu: mục đích cao cả đời người không phải là nhiều kiến thức, mà là luôn khẩn trương hành động. Dấu hiệu của sự sống lại, sự rõ ràng của tha thứ quảng đại đang bắt đầu lôi kéo các phụ nữ, các môn đệ hành động, xa hơn nữa là người tội lỗi, thống hối. Vâng: lo lắng, dằn vặt lương tâm, không làm cho điều tồi tệ ngừng xảy ra, mà chúng sẽ làm cho điều tốt đẹp ngừng lại mà thôi ! Qua đau khổ đến vinh quang, biết nhiều khổ nhiều, yêu nhiều khổ nhiều, niềm vui hạnh phúc sẽ trở nên vĩ đại, khi ta dấn thân và cho đi cách vô điều kiện.
Tình yêu là bất tử, tình yêu là sự thật, dù không thấy bằng mắt, chỉ cảm nhận bằng trái tim thổn thức ! Các đấng bậc chúng ta có suy tư rất hay: tình yêu là cốc nước, nóng hay lạnh, chỉ đương sự mới cảm, mới thấu đủ ! Các phụ nữ nặng lòng với Thầy, họ ra mồ từ sáng sớm, giọt nước mắt thảm thiết của Phêrô, những ưu tư lắng lo của số môn đệ khác, tất cả được hoá giải bởi tình yêu vĩnh cửu Đấng phục sinh. Ngôi mộ trống mở ra hy vọng, Ngôi mộ trống thôi thúc lòng cậy trông tín thác, hàn gắn vết thương lòng giữa tình người với tình Giêsu. Các chuyên gia thật lãng mạn khi nói: thế gian đẹp nhất là mặt trời, cuộc sống đẹp nhất là nơi có người mình yêu, ánh dương soi tỏ muôn chiều, cũng chưa rực rỡ bằng yêu thắm nồng. (Tago) Tình yêu vĩnh cửu mở toang sức sống mới, khai thông bế tắc, sự nhút nhát mù mờ tin yêu nơi các môn đệ: “Con người phải trải qua nhiều đau khổ, chịu chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại”. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam