Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 42
Tổng truy cập: 1361089
Các Ngươi Hãy Trở Nên Thánh Thiện, Vì Ta Là Đấng Thánh
Cập nhật : 01-11-2011 |
CÁC NGƯỜI HÃY TRỞ NÊN THÁNH THIỆN, VÌ TA LÀ ĐẤNG THÁNH
SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 55), (Mt 5, 1-14), ( 01.11.2011) LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ NGUYỄN HỌC TẬP Bài Phúc Âm Tám Mối Phước Thật hôm nay chúng ta đọc trong tinh thần ngày đại lễ mừng Các Thánh, Anh Chị Em của chúng ta trong niềm tin Chúa Ki Tô, đã thực hiện trọn vẹn ý nghĩa của cuộc sống và đang hạnh phúc hưởng dung nhan Chúa. Sự thánh thiện, theo ý nghĩa của Thánh Kinh, không phải là một cái gì chúng ta có thể tự do tùy hỷ thêm vào cuộc sống của chúng ta, mà là chính những gì đòi buộc phải có một cuộc sống trọn hảo: - " Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh" ( Lev 19, 2). Sứ điệp của Tám Mối Phước Thật một đàng đưa ra một đường lối sống phải có, dấn thân thực hiện và bảo vệ nhũng giá trị của Nước Trời, - " có tâm hồn khó nghèo, ai không dùng bạo lực, ai đau khổ, ai khao khát sự công chính, ai thương xót người, ai có tâm hồn trong sạch, ai xây dựng hòa bình, ai bị bách hại vì công chính, bị sỉ vả, bách hại vì danh Thầy", đàng khác cũng loan báo cho chúng ta rằng thực hiện những sứ điệp vừa kể là tìm được ý nghĩa của cuộc sống thánh thiện, đạt đến hạnh phúc hoàn hảo của con người: - " vì Nước Trời là của họ, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa" ( Mt 5, 1.8.9.10)
Hay nói như Thánh Phêrô: - " đó là anh em được dự phần vào bản tính Thiên Chúa" ( 2 Pet 1,4), tức là chúng ta được Chúa cho sống bằng sự sống mà chính Thiên Chúa đang sống. Bài Phúc Âm của Tám Mối Phước Thật hôm nay luôn luôn được khởi đầu bằng điệp ngữ:
- " Phúc cho nhũng ai ". Và qua những điều chúng ta vừa trích dẫn, " Phúc cho những ai ", mà Đức Giêsu khuyên dạy chúng ta là cách thức sống và hành động của Thiên Chúa, trước khi là khuôn mẫu mà Ngài muốn cho chúng ta phải noi theo. Nói cách khác, sự thánh thiện và hạnh phúc của con người là hội nhập vào cách sống và hành động của Thiên Chúa, sống, suy tư và hành động theo khuôn mẩu của Thiên Chúa - " vâng ý Cha dưới đất cũng như trên trời" ( Mt 6,10)
Hay nói như người La Tinh thường nói : - " Talis pater, qualis filius" ( Cha nào, con nấy). Cha sống sao, thì con cũng có cuộc sống như vậy, sống và hành xử theo gương sống của cha. Như vậy sự thánh thiện mà con người hướng đến, hạnh phúc mà con người mơ ước để đạt được, " phúc cho những ai " nói như lời Đức Giêsu trong Tám Mối Phước Thật, chính là Thiên Chúa, chính vì chúng ta được gần gũi Ngài. Sự thánh thiện hay hạnh phúc của con người không phải vì con người trở nên " khó nghèo", " không dùng bạo lực"," đau khổ"," khao khát sự công chính"," thương xót người"," có tâm hồn trong sạch"," xây dựng hoà bình"," bị bách hại vì công chính"," bị bách hại, sỉ vả và vu khống", mà vì trong những nghịch cảnh và trong những trường hợp nổ lực, dấn thân để thực hiện vừa kể, họ có Thiên Chúa ở bên cạnh. Chính Ngài là nền tảng của thánh thiện và hạnh phúc. Trước nghịch cảnh , bất hạnh cũng như trong những nổ lực đem lại hòa bình, - tạo ra một xã hội xứng đáng với nhân phẩm con người ( Gaudium et Spes, 57), chúng ta cần có Chúa nâng đỡ. Và vì đó chính Chúa Giêsu xác nhận:
- " Vì Ta đến không để kêu gọi người công chính, mà kêu gọi ngưòi tội lỗi" ( Mt 9, 13). Và - " Phúc cho ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa" ( Mt 5,9). Tám Mối Phước Thật nói lên cho chúng ta những giá trị của Thiên Chúa Giáo, và nói cho chúng ta biết Thiên Chúa cảm thông và liên đới với nhân loại. Sự thông cảm và liên đới đó, chính Đức Giêsu là gương mẫu cho chúng ta noi theo qua suốt cuộc đời của Ngài. Ngài đứng về phía những người nghèo, người thất học, người tội lỗi, nguời bệnh tật yếu thế để nâng đỡ họ: -" Lạy Cha là Chúa Tể Trời Đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho các bậc khôn ngoan thông thái biết những điều nầy, nhưng lại mạc khải cho những kẻ bé mọn" (Mt 11,25) Và cả cuộc đời Ngài là cuộc đời can thiệp đê nâng đở những khốn cùng của con người: - " người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng" ( Mt 11,5). Cách hành xử đó của Đức Giêsu đã được Phúc Âm ghi lại cho chúng ta, để soi sáng lối đi của nhũng ai muốn tiến đến sự thánh thiện và hạnh phúc mà Chúa Giêsu đã tiên báo "phúc cho những ai ". Như vậy, Phúc Âm của Chúa Giêsu không phải chỉ là quyển sách chứa đựng những sứ mệnh để đem đến cho con người Tin Mừng cứu rổi khỏi ách nô lệ của tội lổi, - " hầu ngày sau được hưởng phước đời đời " và loan báo cho chúng ta địa vị cao cả của con người, con Thiên Chúa, mà còn chúa đựng sứ mạng giải thoát toàn vẹn con người, ngay cả ở cuộc sống trần gian, giải thoát khỏi áp lực và nô lệ bất cứ từ đâu đến.
Tại sao? Vì con người là con Thiên Chúa. Đó là ý nghĩa của Huấn Dụ của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin: - " Phúc Âm của Chúa Giêsu là Thông Điệp của tự do và sức mạnh để giải thoát. Trước tiên và chính yếu Phúc Âm là Thông Điệp và sức mạnh giải thoát khỏi nô lệ căn cội của tội lỗi. Và từ đó là sự giải thoát toàn vẹn con người. Điều đó có nghĩa là Phúc Âm giải phóng con người khỏi ách nô lệ của văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị. Tất cả những căn cội nô lệ đó, chung quy điều phát xuất từ tội lỗi ( từ ý thúc hệ băng hoại về con người), tạo nên muôn vàn nghịch cảnh, ngăn cản con người có được một cuộc sống xứng đáng với địa vị của mình" ( S. Congregazione per la Dottrina della Fede, Instructio Libertatis Nuntius, 06.08.1984, n.866). Và như vậy, sống thánh thiện và sống trong niềm ao ước của Tám Mối Phước Thật, là tin và đem ra thực hiện lời mời gọi của Đức Giêsu trong Phúc Âm của Ngài, lấy cách hành xữ của Thiên Chúa làm cách sống của mình và hành động như lời huấn dụ của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin vừa trích dẫn. Lời mời gọi đó không phải chỉ dành cho những hành động anh hùng phi thường, dám liều mạng tranh đấu để bảo vệ đức tin, " TỰ DO TÔN GIÁO HAY LÀ CHẾT", mà là lời kêu gọi đối với bất cứ ai, trong cuộc sống thường nhật, nếu họ muốn chiếm hữu được Thiên Chúa:
- " vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa" ( Mt 5, 9). Hay nói như sách Khải Huyền được trích dẫn trong bài đọc thứ nhất hôm nay: - " Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy áo trắng mình trong máu Con Chiên " ( Ap 7, 14). Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam