Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 78
Tổng truy cập: 1351995
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (2)
Lễ các Thánh tử đạo Việt Nam (được gọi là lễ Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo) ấn định trong niên lịch phục vụ vào ngày 24 tháng 11 mỗi năm, và Hội Đồng Giám mục quyết định dời lễ kính vào ngày Chúa Nhật liền trước hoặc liền sau ngày 24 tháng 11, để giáo dân có dịp tham dự dễ dàng.
Thực ra việc kính Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo bao gồm việc kính tất cả 117 vị tử đạo đã được Giáo Hội phong lên bậc hiển Thánh. 117 vị Thánh này có 96 Thánh Việt Nam (37 Linh mục, 14 thầy giảng, một chủng sinh và 44 giáo dân), 11 Thánh người tây Ban Nha (6 Giám mục và 5 Linh mục), 10 Thánh người Pháp (2 Giám mục và 8 Linh mục).
Thánh Anrê Dũng Lạc tử đạo ngày 21 tháng 12 năm 1839, hai vị Thánh tử đạo đầu tiên là Linh mục Tế và Linh mục Đậu tử đạo ngày 22 tháng 1 năm 1745, và vị Thánh tử đạo sau cùng là giáo dân Phêrô Đa tử đạo ngày 17 tháng 6 năm 1862. Như vậy khi nói các bạn tử đạo với Thánh Anrê Dũng Lạc ta phải hiểu là các Thánh tử đạo kể từ năm 1745 tới năm 1862 (trong khoảng thời gian 117 năm).
Tất cả các vị Thánh này, chỉ vì kiên trung giữ vững đức Tin, quyết tâm không bỏ Chúa, không bỏ Giáo Hội, nên đã trải qua nhiều đau khổ, cơ cực, như bị tra tấn, bị đòn vọt đánh nát thịt da, bị kìm nung đỏ cặp vào chân tay, bị đói khát, bị mình trần phơi nắng nhiều ngày, bị gông cùm xiềng xích trong tù ngục nhiều tháng trời .v.v. và sau cùng hoặc bị chém đầu (án trảm), hoặc bị thiêu đốt (án thiêu sinh), hoặc bị xiết cổ đến chết (án giảo), hoặc bị cắt các chi thể rồi mới chém đầu (án lăng trì), hoặc bị cắt xẻ da thịt ra hằng trăm miếng (án bá đao). Cũng có vị, vì bị tra tấn quá dã man, bị đói khát, ngày đêm nhốt trong cũi chật hẹp, lại phải đeo xiềng xích, cùm chân tay, nên đã trút hơi thở cuối cùng, trước khi bị đem ra pháp trường.
Thánh Linh mục Du bị trói vào một cây cọc. Có 3 lý hình, một cầm kìm, một cầm dao, còn một người lo đếm cho đủ 100 lát cắt. Trước đó, lính đã nhét đá vào miệng ngài và cột chặt, để không có thể kêu la hay bỏ chạy được. Sau một hồi trống, lý hình cắt lớp da trên trán Cha Du lệt xuống che mắt, rồi cắt từng mảng hai bên ngực, sau lưng, tay chân. Quá đau đớn Cha Du giãy giụa quằn quại, ngước mắt lên trời cao, rồi gục đầu xuống nhắm mắt lìa trần. Tiếp theo quân lính cắt đầu của vị tử đạo, bổ thân mình làm 4 và ném xuống biển. Còn thủ cấp Cha được đem đi bêu tại nhiều nơi, rồi đưa trả về kinh đô, bị bỏ vào cối giã nát và cho rắc xuống biển.
Thánh Giám mục Xuyên, chân tay bị trói vào bốn cọc. Năm lý hình cầm 5 cái rìu, sẵn sàng nghe lện quan án sát. Vừa nghe lệnh, hai lý hình chặt hai chân, hai lý hình chặt hai tay, đến lượt lý hình thứ năm chặt đầu. Rồi họ mổ bụng ngài cắt lấy ruột gan.
Hai Cha Điểm và Khoa bị trói chân tay vào cột, lý hình tròng dây vào cổ. Nghe hiệu lệnh, lý hình cầm hai đầu dây xiết mạnh cho đến khi hai vị nghẹt thở và lịm dần.
Sáng ngày 5-6-1862, trước sự chứng kiến của rất đông người, hai giáo dân: Thánh Toại và Thánh Huyên bước vào cũi tre để bị thiêu sinh. Những người hiện diện đều xúc động khi nghe rõ các ông cất tiếng nguyện cầu thật lớn, trong khi ngọn lửa hồng phừng phực bốc cao, thiêu đốt hai ông.
Sau ba tháng tù tại Bình Định ông Anrê Nguyễn Kim Thông nhận được án phát lưu vào Vĩnh Long. Đường từ Bình Định vào Nam xa xôi, ông Thông cùng với bốn chứng nhân khác. Vì tuổi già sức yếu, lại phải mang gông siềng, ông bước đi một cách rất khó khăn, mệt nhọc. Mỗi ngày chỉ đi được bảy tám dặm, dưới ánh nắng gay gắt. Tối đến, đoàn tù nhân được tạm giam trong các đòn quan, hay nhà tù địa phương. Được vài ba ngày, lính thấy ông Thông đuối sức quá, sợ không thể đi tới nơi, thì thương tình tháo gông xiềng cho ông.
Đến Chợ Quán, thấy tình trạng sức khỏe của ông quá tàn tạ, Cha Được đã đến ban phép xức dầu cho ông. Sau đó ông lại phải mang gông xiềng tiếp. Khi ông đặt chân lên đất lưu đày, ông chỉ kịp đọc kinh ăn năn tội, vài kinh kính mừng, rồi tắt thở. Hôm đó là ngày 15 tháng 5 năm 1855.
Bà Thánh Inê Đê (Lê Thị Thành), sau khi đã bị tra tấn và chịu đòn, coi trong người không có chỗ nào không bị thương tích, áo quần đầy máu me, bà đã trút hơi thở cuối cùng trong ngục. Lời sau cùng của bà là:
"Giêsu Maria Giuse, con phó thác hồn con và thân xác con trong tay Chúa, xin ban cho con trọn niềm tin ở Chúa."
Hôm đó là ngày 12-7-1841, sau 3 tháng bị giam cầm về đức Tin.
Riêng những vị xử trảm, cũng có những gương sáng lạng về việc các ngài coi thường sự đau đớn lúc bị chém đầu. Coi như các ngài ước ao được chém nhiều lần để biểu lộ lòng yêu mến Chúa.
Trước khi bị chém Thánh Giám mục An nói với viên quan chỉ hay:
"Tôi gửi quan 30 quan tiền để xin một ân huệ: Đừng chém tôi một nhát nhưng 3 nhát. Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Thiên Chúa đã tạo dựng nên tôi, và dẫn tôi đến Việt Nam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ ơn cha mẹ sinh thành ra tôi. Nhát thứ ba như lời di chúc cho các bổn đạo của tôi, để họ bền chí chết vì đức Tin, theo gương vị chủ chăn. Và như thế họ đáng hưởng hạnh phúc cùng các Thánh trên trời.
Năm ông Đaminh Nhi, ông Đaminh Mạo, ông Đaminh Nguyên, ông Anrê Tường, ông Vinhsơn Tưởng, bị xử chém đầu, thì trừ ông Đaminh Nhi, bốn vị ông Đaminh Mạo cùng các ông Đaminh Nguyên, Anrê Tường, Vinhsơn Tưởng, đều yêu cầu lý hình, thay vì chém một nhát, thì xin được chém 3 nhát để tỏ lòng tôn kính Chúa Ba Ngôi.
Riêng Thánh Hồ Đình Hy bị chém đầu, nhưng trước khi đem đi xử, giữa kinh thành Huế, trong ba ngày 15,18 và 21 tháng 5 năm 1857, thân mình ngài đầy thương tích, quần áo tả tơi, dính đầy máu, đi đứng lảo đảo như muốn té nhào, bị điệu qua các đường phố, những khu chợ và quanh thành nội. Lính mở đường đi trước rao tên tử tội, mỗi khi tới ngã ba đường, phố, chợ và công trường, người tử tội bị đánh 30 trượng, lính vác loa rêu rao:
"Thằng theo tà đạo, đức ngỗ nghịch, bất hiếu với cha mẹ, cưỡng lại luật pháp triều đình. Vì thế bị kết án tử hình. Bọn Gia Tô tin rằng chết vì đạo sẽ lên Thiên đàng. Điều đó có đúng hay sai, không cần biết. Gia Tô của nó ở đâu? tại sao thấy nó khổ mà không đến cứu?"
Sau một năm tù giam, Anrê Trọng vẫn cương quyết tuyên xưng đức Tin, các quan quyết định ngày xử là thứ bảy ngày 28-11-1835. Sáng hôm đó, anh gặp lại người anh họ. Người anh họ hỏi Thánh nhân có muốn ăn gì không? Anrê Trọng trả lời: "Em muốn giữ chay để dọn mình tử đạo", rồi nói tiếp: "Xin anh giúp đỡ mẹ em, chúng ta là anh em, mẹ em cũng sẽ yêu thương anh. Xin nhắn lời với mẹ em: Đừng lo gì cho em, cầu chúc bà mãi mãi thánh thiện và sẽ hài lòng vì con trai mình luôn trung thành với Chúa, cho đến chết."
Nhưng người anh họ chưa kịp về nhắn tin, bà mẹ Anrê Trọng đã đến đón con và theo con đến tận đầu chợ An Hòa, nơi Anrê sẽ phải xử. Gặp con, bà chỉ nói một câu: "Bấy lâu nay xa nhà, thời gian ở tù con có nợ nần gì ai không? Nếu có thì cho mẹ biết, mẹ sẽ trả thay con."
Khi được con cho biết không vướng mắc gì với ai, bà tiếp tục đi sát bên con, bình tĩnh nói với con những lời đầy khích lệ. Đến nơi xử, khi quân lính tháo gông xiềng, Thánh Trọng đón lấy, đưa cho anh lính cạnh bên và căn dặn:
"Xin nhờ anh đưa giùm cái này cho mẹ tôi, để bà làm kỷ niệm."
Mẹ anh đứng gần bên nghe rõ, nhưng bà cho rằng chỉ nhận lấy kỷ vật đó mà thôi là chưa đủ, bà còn muốn đón nhận chính thủ cấp của con mình nữa. Bà can đảm, bước ra xin viên quan chỉ huy trao thủ cấp con bà, cho bà.
Bọc trong vạt áo rồi ghìm chặt vào lòng, bà vừa hôn vừa lập đi lập lại:
"Ôi con yêu quí của mẹ, con nhớ cầu nguyện cho mẹ."
Rồi bà đem về an táng trong nhà.
Niềm tin
Một viên sĩ quan trẻ trong quân đội Nga xin được nói chuyện riêng với vị mục sư người Hungary. Khi hai người ở trong một căn phòng đã đóng kín cửa, viên sĩ quan hung hãn chỉ lên cây thánh giá treo trên tường và nói với vị mục sư rằng:
- Ông biết không, cái đó là sự dối trá do các ông bày đặt ra để làm mê hoặc dân chúng. Ở đây bây giờ chỉ có tôi và ông. Ông hãy thú nhận rằng : Ông không hề bao giờ tin rằng ông Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa.
Vị mục sư cười và trả lời :
- Này anh bạn ơi, tôi tin thật đấy, vì đó là sự thật.
Viên sĩ quan hét lên :
- Ông đừng có lừa dối tôi, đừng diễu cợt tôi.
Rồi anh rút ra một khẩu súng lục, chĩa vào vị mục sư và hăm dọa :
- Nếu ông không nhận rằng đó là một sự dối trá thì tôi sẽ nổ súng.
Vị mục sư điềm tĩnh trả lời :
- Dù anh giết tôi, tôi cũng không thể nói điều anh muốn tôi nói. Ðối với tôi, Ðức Giêsu Kitô thật sự là Con Thiên Chúa.
Cũng như vị mục sư kia, các thánh Tử đạo đã kiên cường giữ vững đức tin trước mọi thử thách, mọi gian lao, mọi giông tố của cuộc đời. Các ngài đã dám đánh đổi điều cao quí nhất là mạng sống của mình để làm chứng cho niềm tin vào Thiên Chúa mà các ngài tôn thờ. Chúng ta có thể kể ra đây một vài khuôn mặt của những vị thánh giáo dân như những chứng từ cho điều chúng ta vừa nói :
- Thánh Luca Thìn, 39 tuổi, cai tổng. Người đã viết khi bị bắt bước qua thánh giá: "Tôi là một Kitô hữu. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi cực hình, thậm chí cả cái chết đau đớn nhất, hơn là vi phạm một lỗi dù rất nhỏ trong đạo tôi thờ".
- Thánh Giuse Lựu, trùm họ Mặc Bắc (Vĩnh Long) đã tâm sự với một linh mục bạn tù rằng: "Xin cha cầu Chúa ban sức mạnh và lòng can đảm cho con. Con sắp phải đi đày. Con xin trao cho Chúa tất cả mọi sự thuộc về con. Con bằng lòng dâng cho Người hy sinh lớn lao hơn hết là gia đình, vợ con của con".
- Thánh Matthêu Gẫm, 34 tuổi, một thương gia giầu có, dù bị hành hạ, bị gông xiềng nhưng người luôn bình tĩnh vui tươi. Người nói: "Tôi có ăn trộm, ăn cướp gì đâu mà buồn. Ðược chết vì đạo là điều tốt lắm".
- Thánh Laurensô Ngôn, 22 tuổi, một nông dân, đã trả lời khi các quan bắt người bước qua thánh giá: "Tôi giữ đạo tôn thờ Chúa tể trời đất. Thánh giá là phương thế Chúa dùng để cứu độ nhân loại. Tôi chỉ có thể tôn kính chứ không bao giờ chà đạp. Tôi sẵn lòng chịu chết vì đức tin vào Thiên Chúa của tôi".
- Thánh Matthêu Phượng, trùm họ, đã nói với các con mình rằng: "Các con của cha ơi! Ðừng khóc, đừng buồn làm chi vì cha đang gặp được vận hội may mắn".
- Thánh Ðaminh Ninh, 21 tuổi, nông dân, đã hiên ngang phát biểu: "Nếu làm con cái không được phép sỉ nhục cha mẹ mình, thì làm sao người Kitô hữu lại có thể chà đạp hình ảnh của Ðấng tạo thành trời đất? Xin các quan thi hành điều các quan muốn. Còn tôi không bao giờ xúc phạm thập giá Chúa tôi đâu".
- Thánh Phêrô Dũng yên ủi vợ: "Hãy vui mừng vì tôi được hy sinh mạng sống cho Chúa Kitô".
- Thánh Anê Thành, một người mẹ của 6 người con. Trong cơn đau đớn vì bị tra tấn đã nhắn nhủ cô con gái đến thăm người trong tù rằng: "Con chuyển lời mẹ nói với các anh chị em con : Hãy coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, đọc kinh sáng tối, dâng lễ mỗi ngày, cầu nguyện cho mẹ vác thánh giá Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên Nước Thiên đàng".
- Thánh Emmanuel Phụng, trùm họ, trước khi bị siết cổ đã trao cho con gái một ảnh thánh giá và nói: "Con hãy nhận lấy kỷ vật của cha. Ðây là ảnh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Ảnh này quí giá hơn vàng bạc bội phần. Con hãy luôn mang nơi cổ và trung thành cầu nguyện sớm chiều con nhé".
Chúng ta không thể kể ra đây hết những hình khổ các thánh Tử đạo đã phải chịu. Chúng ta cũng không thể nói hết ở đây những lời di chúc quí báu của các ngài. Ðối với các ngài, Thiên Chúa là trên hết. Thiên Chúa là tất cả. Lập trường của các ngài là: "Thà chết chứ không thà bỏ đạo, bỏ Chúa". Có lẽ ngày hôm nay chúng ta không còn được diễm phúc đổ máu và hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa nữa. Nhưng nếu phải hy sinh một món lợi vật chất, nếu phải đánh đổi một chức vụ trong xã hội, nếu phải từ bỏ một thú vui tội lỗi vì Chúa, vì luật lệ, và vì Tin Mừng của Người, chúng ta có dám không, thưa quí ông bà và anh chị em? Phải chăng lập trường của chúng ta vẫn là: "Thà bỏ đạo, bỏ Chúa chứ không bỏ những thứ đó"?
Bách hại
Trong cuộc sống, chúng ta thấy có những viên thuốc đắng, người ta phải bọc đường để cho dễ uống. Thế nhưng qua Tin mừng, Chúa Giêsu đã không hành động như vậy. Trái lại, Ngài đã nói rõ cho các môn đệ biết những khó khăn đang chờ đón các ông. Ngài bảo :
- Thầy sai các con đi như chiên con ở giữa sói rừng. Người ta đã ghét bỏ Thầy, thì rồi họ cũng sẽ ghét bỏ các con. Đầy tớ không trọng hơn chủ. Họ sẽ xua đuổi các con ra khỏi hội đường, sẽ bắt bớ và hãm hại các con. Đã đến giờ những kẻ giết các con tưởng rằng làm như thế là phụng sự Thiên Chúa…
Quả thật là rõ ràng và minh bạch, không dấu diếm, không úp mở và chúng ta cũng chẳng cần phải cắt nghĩa hay thêm bới điều gì nữa.
Kể từ nay, các công sẽ phải mạnh dạn tiến lên với dấu ấn của người môn đệ Đức Kitô. Thế gian sẽ nhìn các ông như những kẻ xa lạ và thù địch, không có cùng một mẫu số chung, không đồng hội đồng thuyền với họ.
Nếu Đức Kitô đã bị đóng đanh vào thập giá như một tên tội phạm về phương diện chính trị, thì các ông cũng vì Ngài mà bị điệu tới vua chúa và chính quyền, bị hành hạ và ngược đãi, để rồi sau cùng đã chết đi cho ánh sáng Tin mừng được chiếu tỏa.
Và sự thật đã xảy ra như thế. Tất cả các ông, ngoại trừ thánh Gioan tông đồ, đều đã hy sinh mạng sống để làm chứng cho Đức Kitô.
Theo mẫu gương kiêu hùng của các ông, Giáo hội sơ khai cũng đã bị nhuộm thắm bởi dòng máu của hàng ngàn, hàng vạn các tín hữu bị bách hại duới thời các bạo vưong La Mã, đúng như lời Chúa đã báo trước :
- Nếu họ đã bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con.
Tại Hollywood, kinh đô điện ảnh của thế giới, người ta đã dàn dựng những cuốn phim vĩ đại nói về những cuộc bách hại các tín hữu trong những thế kỷ đầu. Hàng ngàn tín hữu đã bị làm mồi cho sư tử tại các hý trường. Với màn ảnh rộng và với màu sắc huy hoàng, người ta đã thực hiện được những cảnh hùng vĩ ấy một các dễ dàng và đã gây được một sự xúc động mạnh mẽ nơi khán giả.
Dầu vậy, đó vẫn chỉ là những cảnh giả tạo. Ống kính không thể thu được cái thực tại sống động và cay đắng mà các môn đệ cũng như các tín hưu sơ khai đã phải trải qua :
- Thầy sai các con đi như chiên con ở giữa sói rừng.
Kinh nghiệm đau thương ấy vẫn luôn xảy ra ơ mọi nơi và trong mọi lúc. Ngay như Giáo hội Việt Nam cũng vậy. Với hơn ba trăm năm cấm cách, trải dài từ thời Hậu Lê cho đến thời nhà Nguyễn, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, hàng trăm ngàn người đã phải rời bỏ nơi quê cha đất tổ, sống lẩn trốn nơi rừng thiêng nước độc như các tín hữu vùng La Vang Quảng Trị.
Hàng ngàn tín hữu đã ngã gục duới những cực hình dã man để trở thành những chứng nhân bất khuất cho Tin Mừng, trong số đó, 117 vị đã được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II tôn lên bậc hiển thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988 tại Rôma.
Từ những sự kiện trên, chúng ta thấy tinh thần Kitô giáo luôn là một cái gì trái ngược với tinh thần thế gian. Chẳng hạn khi Đức Thánh Cha lên tiếng trình bày quan điểm của Giáo hội trước những vấn đề thời sự nóng bỏng trên thế giới, thì người ta lập tức mổ xẻ, phê bình và không ngần ngại chỉ trích và phản đối. Họ muốn giới hạn tôn giáo vào những hoạt động mang tính cách riêng tư, chứ không để cho tôn giáo ảnh hưởng đến đời sống của xã hội cũng nhu đến những sinh hoạt trong lãnh vực kinh tế, chính trị…
Làm như vậy là đi ngược lại với sứ mạng của Kitô giáo. Đúng thế, Kitô giáo không phải là một hòn đảo biệt lập, hay là một pháo đài cho chúng ta ẩn náu an tòan, cũng không phải là một cái vỏ ốc cho chúng ta thu mình vào đó. Trái lại, Kitô giáo phải là một con đường dẫn chúng ta đến với người khác để rồi cùng với họ chúng ta sẽ gặp gỡ Thiên Chúa.
Vì thế mỗi người Kitô hưu đều có bổn phậnph trở nên như muối ướp cho trần gian khỏi ươn thối, phải trở nên như ánh sáng chiếu soi trong đêm tối.
Chúng ta không phép được che dấu tinh thần của Đức Kitô, trái lại phải làm cho nó thấm sâu vào môi trường chúng ta đang sống.
Chúng ta không được phép để mặc cho thế gian chìm vào bóng đêm, dù có gặp phải những gian nan và thử thách.
Như các thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta phải lấy làm vinh dự vì đã bị thế gian ghét bỏ, chúng ta phải lấy làm hãnh diện vì được trở nên những chứng nhân cho Đức Kitô.Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam