Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 85
Tổng truy cập: 1356670
CÂY NHO ĐÍCH THỰC
CÂY NHO ĐÍCH THỰC
(Suy niệm của Giuse Đỗ Văn Thụy)
Tin mừng Ga 15: 1-8: khi Thiên Chúa cắt tỉa chúng ta bằng những gian truân thử thách, đó là vì Ngài muốn chúng ta sinh nhiều trái hơn.
Đối với nông dân vùng Palestine thời Chúa Giêsu, cây nho là một tài sản quí giá nhất. J.P.Charlier đã lưu ý: Để có một ý niệm về cây nho ở Israel và trong những vùng phụ cận nắng cháy, chiêm ngắm những vườn nho vùng Bourgogne hay Bordeaux ở nước Pháp chẳng ích lợi gì. Những gốc nho ôn đới chẳng có gì giống với gốc nho vùng Palestine vốn lớn như cổ thụ xum xuê cành lá chứ không phải là những thân nho được cắt tỉa kỹ lưỡng và nhỏ xíu như ở Âu Châu. Phải biết rằng cả một thang lầu trong đền thờ thần Diana ở Ephêsô tạc từ một gốc nho duy nhất mang về từ đảo Chypre. Nếu không nhớ đến vẻ oai nghi hùng tráng đó, sẽ không tài nào hiểu nối một thành ngữ rất thông dụng trong Thánh Kinh "nghỉ dưới gốc nho" (1V 4,25; Mk 4,4). "Đức Giêsu ở giữa dân Người" ("Đọc Thánh Kinh" số 78, trang 54).
Chẳng lạ gì cây nho, đã trở thành biểu tượng của sự phú túc và sự hào phóng của Thiên Chúa, rất thường được Kinh Thánh dùng như hình ảnh để chỉ Dân Thiên Chúa đã chọn và đã xếp đặt những mối liên hệ yêu thương và âu yếm. Ôsê đã chẳng miêu tả Israel như một cây nho xum xuê nặng trĩu quả đó sao? (Hs 10,1)”. Chính vì vậy Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh cây nho để nói với chúng ta: "Thầy là cây nho thật, các con là cành nho”. Chúa Giêsu biết rõ điều Ngài đang nói.
Tại Palestine, cây nho thường mọc trên những thềm đất nơi cao, nền đất phải sạch sẽ. Có khi người ta trồng thành hàng rào, có khi thả bò sát đất trên ít cành cây, cũng có khi người ta cho nó bò lên cửa những ngôi nhà tranh. Nhưng dù mọc ở đâu, việc cần thiết là phải cắt tỉa thật kỹ. Nó mọc xanh tốt đến nỗi phải chia hàng cách khoảng ít nhất 4m, vì nhánh nho phát triển nhanh.
Một cây nho trong ba năm đầu chưa cho trái, mỗi năm, nó phải được cắt tỉa thật sạch để có thể phát triển và giữ được sinh lực. Khi đến độ trưởng thành, người ta cắt tỉa nó vào tháng 12 hoặc tháng 01 dương lịch.
Có hai loại nhánh nho, một loại ra trái và một loại không ra trái. Loại nhánh không ra trái phải cắt bỏ, để chúng khong hút hết sinh lực của cây nho. Cây nho sẽ không thể cho trái đúng mức nếu không được cắt tỉa thật kỹ. (William Barclay)
Muốn nhiều hoa quả, cần phải được cắt tỉa. Nhưng cắt tỉa là một quá trình gây đau thương cho một cây ăn quả. Đây là một thực tế không thể chối cãi được. Nhưng mục đích của việc cắt tỉa này không phải là bắt thân cây phải chịu đựng đau đớn, mà là để giúp cho thân cây tạo ra nhiều quả hơn, và quả được ngon hơn.
Cũng vậy, với con người chúng ta, mục đích của cắt tỉa không phải là làm cho chúng ta đau đớn nhưng là để giúp chúng ta sinh trái nhiều hơn và tốt hơn. Có rất nhiều điều chẳng những vô ích mà còn có hại cho sự sống chúng ta, làm hao hụt năng lực chúng ta và cản trở sự sinh hoa trái thiêng liêng của chúng ta. Tất cả những cái đó cần phải được cắt tỉa.
Chính vì vậy khi Thiên Chúa cắt tỉa chúng ta bằng những gian truân thử thách, đó là vì Ngài muốn chúng ta sinh nhiều trái hơn.
Nói tới việc cắt tỉa là chúng ta phải nói đến vấn đề đau đớn, vấn đề đau khổ. Vấn đề đau khổ là một thực tại ngàn đời tồn tại và luôn luôn đòi được giải đáp. Đau khổ đến với ta dưới mọi hình thức: tinh thần, thể xác, bên ngoài, bên trong, cá nhận, tập thể, cộng đoàn. Ta có cảm tưởng đó là một lực lượng đến phá hủy tiềm năng phát triển con người. Nhưng với ánh sáng Phúc âm hôm nay, chúng ta thấy được một khía cạnh của đau khổ. Thiên Chúa muốn dùng đau khổ để cho ta sinh hoa trái tươi tốt về đàng thiêng liêng. Điều cần thiết là chúng ta có nhận ra được ý nghĩa của những đau khổ mà Thiên Chúa gởi đến cho chúng ta.
Một tấm gương điển hình: Cha Titus Brandsma trong cũi chó: Cha Titus Brandsma, thời thế chiến thứ hai, là viện trưởng viện đại học Hòa Lan. Ngài bị Đức Quốc xã bắt và giam tại trại Tập Trung Dachau, Người ta nhốt ngài trong một chiếc cũi chó. Đám lính canh, mỗi lần đi qua, bắt ngài sủa lên như chó. Cuối cùng, ngài đã chết thê thảm, vì bị tra tấn quá tàn nhẫn.
Trong không gian nhỏ bé của một cũi chó, bị chế nhạo như con chó và bị đối xử như một con vật ghê tởm…ngài vẫn chịu đựng. Đặc biệt, còn đủ kiên trì viết lại nhiều suy nghĩ về đau khổ, trong một cuốn sách cũ kỹ, trên một khoàng trống ở giữa hai hàng chữ. Chúng ta có thể nêu ra ở đây một lá thư ngỏ của ngài, gởi Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, không một nỗi đau nào làm con ngã xuống được, vì con luôn nhìn thấy đôi mắt đầy đau khổ của Chúa.
Con đường cô độc chúa đã đi qua, đã giúp con chịu đựng nỗi đắng cay một cách khôn ngoan…Tình yêu của Chúa đã biến màn đêm tăm tối trong con thành nguồn sáng rực rỡ.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ở lại với con, chỉ cần Chúa ở lại với con thôi. Nếu khi đưa đôi tay ra, con cảm thấy Chúa đang ở bên, con sẻ chẳng còn sợ hãi nữa”. Amen.
36.Định danh Kitô hữu
(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Thành Long)
Một hình ảnh rất đẹp khác mà Chúa Giêsu đã sử dụng để nói lên tương quan sống còn và tương quan triển nở giữa các môn đệ của Ngài với Ngài là hình ảnh cành nho với thân nho. Muốn sinh nhiều hoa trái thiêng liêng, người Kitô hữu cần phai kết hợp mật thiết với Chúa Kitô là nguồn sống, tức là phải ở lại trong tình yêu của Ngài. Ở lại qua việc tuân giữ lời Ngài. Đồng thời phải chấp nhận để cho Thiên Chúa cắt tỉa, thanh luyện, nghĩa là phải chấp nhận hy sinh thử thách và gian khổ. Dĩ nhiên cắt tỉa là phải đau đớn. Có khi bị rướm máu.
Nhìn lại thực trạng sống đạo hôm nay, chúng ta dễ dàng thấy có 3 hạng Kitô hữu:
- Hữu danh vô thần:
Họ là những người mang danh là Kitô hữu, xưng mình là đạo gốc đạo dòng, là "cành nho" chính thống, nhưng đã tách lìa Đức Kitô và xa lìa Giáo hội. Họ sống như những người vô thần không hơn không kém. Họ không giữ đạo và cũng không sống đạo.
Đây là hạng ngươi đáng sợ nhất vì họ rất dễ rơi vào nguy cơ tháp nối với cây tiền tài, cây danh vọng, cây quyền lực, cây sắc dục.... Và chắc chắn cành nho đời họ sẽ sinh trái nho hoang nho dại, thậm chí là nho độc nho hại nữa.
- Hữu danh vô thực:
Là những người mang danh có đạo, có khi giữ đạo tốt, nhưng không sống đạo hay sống đạo kiểu cầm chừng, đủ rỗi linh hồn là được. Có đạo nhưng không thực hành đạo vì ngại bị cắt tỉa, ngại dấn thân, sợ thua thiet.
Số phận của những người hữu danh vô thực thì sao? Có thể nói được rằng số phận của họ thật đáng buồn vì họ như những "cành nho vô tích sự" không sinh được hoa trái thiêng liêng nào, nên chỉ còn có việc chặt làm củi.
- Hữu danh hữu thực:
Đây là những Kitô hữu sống đạo thực sự. Họ sẵn lòng chấp nhận mọi hy sinh sinh, mọi cắt tỉa mỗi ngày để hoa trái được phong nhiêu: "Hạt 30, hạt 60, hạt 100". Đối với họ, Lời Chúa luôn là nhựa sống đem lại sự sống cho cành nho đời họ. Lời Chúa còn là phương thế cắt tỉa, thanh luyện để họ có thể sinh hoa trái dồi dào hơn: hoa trái bác ái yêu thương, hoa trái công bình chính trực, hoa trái hiệp nhất bình an....
Tôi đang thuộc hạng người nào trên đây? Phúc cho tôi nếu tôi có tên trong danh sách những người thuộc hạng thứ 3, "hữu danh hữu thực". Ngược lại, thật bất hạnh cho tôi nếu tôi bị liệt vào hàng ngũ những người thuộc diện "hữu danh vô thực", hay "hữu danh vô thần", là những hạng Kitô hữu sẽ bị phán xét công thẳng trước toà phán xét của Thiên Chúa sau này.
37.Ở Lại Trong Chúa Giêsu
(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)
Đức Thánh Cha Phanxicô suy niệm lễ Chúa nhật V Phục Sinh năm 2015 với chủ đề: “Các con hãy ở lại trong Thầy”. Ngài nói: đời sống Kitô hữu chính là: ở lại trong Chúa Giêsu. Chúa dùng hình ảnh cây nho: Thầy là cây nho các con là cành… Cành nào tách rời khỏi thân cây nho thì rốt cuộc sẽ chết, không sinh hoa trái. Ở lại trong Chúa Giêsu có nghĩa là tìm Chúa Giêsu, cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích Thánh Thể và Hòa Giải. Ở lại trong Chúa Giêsu có nghĩa là làm điều Chúa Giêsu đã làm: làm điều thiện, giúp đỡ người khác, cầu xin Chúa Cha, săn sóc các bệnh nhân, giúp đỡ người nghèo, có niềm vui của Thánh Linh….
Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái”. Có tới 8 lần cụm từ “ở lại” được lặp lại trong đoạn Tin mừng chỉ có 8 câu này. “Ở lại” sẽ được sống, sinh hoa trái, muốn gì cứ xin và sẽ được, còn “không ở lại” sẽ bị quăng ra ngoài, khô héo nên bị làm củi đem đi đốt.
Cành nho phải “ở lại” trong cây nho mới sống và sinh hoa trái. Sự liên kết vững bền. Ý nghĩa của lối so sánh là kết hợp và sinh trái. Càng kết hợp chặt chẽ, càng sinh nhiều hoa trái. Chúa dạy chúng ta điều kiện căn bản là kết hợp với Chúa mới đem lại hoa quả thiêng liêng cho chính mình và cho người khác.Như vậy “ở lại” trong Chúa Giêsu là điều kiện sống còn đối với Kitô hữu.
Nếu chúng ta được ở trong Chúa Giêsu, được kết hợp với Ngài thì chúng ta sẽ lãnh được sức sống của Ngài. Chúa Giêsu ở trong Chúa Cha nên khi kết hợp với Ngài, chúng ta cũng được kết hợp với Thiên Chúa và kín múc được sự sống của Chúa Ba Ngôi.
Chỉ có một thân nho, nhưng nhiều cành nho. Thân nho và những cành nho đều cần đến nhau. Cây nho không thể mang lại hoa trái nếu không có những cành nho. Cành nho tự mình không thể đơm hoa kết trái được mà phải có nhựa sống từ thân cây thông chuyển cho.Tất cả các cành nho đều hút nhựa sống từ một thân nho duy nhất, nhưng kết quả lại không giống nhau: có cành không đơm hoa, có cành sinh ít, có cành sinh nhiều hoa trái. Cành nho luôn gắn với thân nho và liên kết với những cành khác. Cành nho nào không tiếp nhận nhựa sống sẽ cằn cỗi, khô héo. Nhựa sống từ gốc rễ lên thân cây rồi lưu chuyển cho mọi cành để cùng nhau sinh nhiều hoa trái. Cây Nho Giêsu có một loại nhựa đặc biệt là nhựa yêu thương và tuân phục thánh ý: “Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người”. Đó là nhựa sống luân chuyển trong thân của cây nho Giêsu: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy”. Tiếp nhận nhựa sống từ Chúa Cha, Chúa Giêsu truyền lại nhựa sống ấy cho những ai tin yêu Ngài và “giữ các điều răn của Ngài”.
Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống, là suối nguồn ân sủng. Khi kết hiệp với Người, ân sủng tuôn đổ vào linh hồn, làm cho chúng ta được sống và sống sung mãn. Ân sủng thấm nhập nội tâm, uốn nắn tình cảm, củng cố ý chí, sinh ra những hoa trái thiêng liêng trong tư tưởng, lời nói, việc làm. Nhờ kết hiệp mật thiết với Chúa, chúng ta được sống sự sống của Người, nói lời nói của Người, hành động theo gương của Người, phán đoán theo chuẩn mực của Người, nhìn con người và sự việc bằng cặp mắt của Người, yêu thương bằng trái tim của Người. Khi sự kết hiệp đã đến mức hoàn hảo, chính Người hành động qua chúng ta và vì thế những hoa trái sẽ vô cùng phong phú.
Bài đọc 1 kể chuyện thánh Phaolô trở lại trên đường Đamat. Từ con người phản nghịch trở thành con người của ơn thánh. Từ con người ghét đạo trở thành con người nhiệt thành rao giảng Tin Mừng. Phaolô đã đúc kết mối liên kết cuộc đời mình với Chúa Kitô trong một câu bất hủ: “Tôi sống, nhưng không phải tôi, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi” (Gal 3, 20).
“Đức Kitô sống trong tôi” nên tôi mới sinh hoa trái yêu thương như lời Thánh Gioan trong bài đọc 2 : “Ai tuân giữ giới răn của Thiên Chúa thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong kẻ ấy. Và giới răn của Thiên Chúa là tin vào Danh Đức Giêsu Kitô, Con của Ngài, và yêu thương nhau như Ngài đã truyền dạy”. Thánh Gioan còn căn dặn: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương thật sự bằng việc làm”. “Sinh hoa trái” là yêu thương một cách hữu hiệu, bằng việc làm có sức biến đổi môi trường chung quanh, đem niềm vui và hạnh phúc cho người khác.
Lúc ban đầu, khi các môn đệ mới theo Chúa, Thánh Gioan viết: “Các môn đệ đã đến xem chỗ Ngài ở và lưu lại với Ngài” (Ga 1,39). Sau những năm sống với Chúa, Thánh Gioan đổi cách dùng ngôn ngữ: “Các con hãy ở lại trong Thầy cũng như Thầy ở trong các con” (Ga 15, 17). Ở với là ở bên cạnh. Ở trong là trọn vẹn thuộc về người ấy. Khi Phêrô ở với Chúa là ở bên cạnh thôi nên vẫn còn hai bước chân khác nhau, hai ý nghĩ không chung đường và Phêrô đã có những bước chân sai, đi lạc lối. Còn ở trong là nên một trong nhau. Chính nhờ ở trong Chúa mà Phêrô đã trở nên con người mới, hoàn toàn thuộc về Chúa.
“Ở lại trong” và “gắn liền với” Chúa là điều kiện cần thiết để “sinh nhiều hoa trái”. Chúa Giêsu đã sống chân lý đó trong sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa Cha, và Ngài đã cầu nguyện cho chúng ta được nên một với Ngài trong sự sống đó (Ga 17,21-22).Chúng ta kết hợp với Chúa qua đời sống cầu nguyện, Thánh Lễ và các Bí Tích. Chúng ta còn kết hợp với Chúa qua việc biểu lộ lòng trung tín như lời Thánh Phêrô: “Bỏ Thầy chúng con biết theo ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68).
“Gắn liền với” hay “ở lại trong” Chúa Giêsu, chúng ta sẽ nhận được sức sống, sức mạnh của Ngài, chúng ta sẽ có một cuộc đời tươi đẹp, ý nghĩa, chẳng những đầy nội lực, an vui, hạnh phúc mà còn là nguồn sức mạnh, nguồn an vui hạnh phúc cho mọi người nữa. Mối liên kết này làm cho chúng ta có cùng bản tính với Chúa Giêsu, được nên một với Ngài: một sự sống, một tình yêu, một tinh thần, một ý chí và hành động. Khi được hỏi: “Tình yêu như thế nào?” Thánh Augustinô đã trả lời : “Tình yêu có đôi tay để giúp đỡ người khác. Tình yêu có đôi chân để mau mắn đến với những ai nghèo khó và cùng quẫn. Tình yêu có đôi mắt để nhìn thấy những nỗi khổ tâm và sự thiếu thốn. Tình yêu có đôi tai để lắng nghe những tiếng thở than và những lời ai oán của người khác. Hình dạng của tình yêu là như thế.”
Cành cần có cây để sống. Cây cũng cần có cành để sinh hoa trái. Chúng ta cần có Chúa để được sống dồi dào. Chúa cũng cần chúng ta để thi thố tình yêu của Ngài.Ở lại trong Chúa Giêsu là liên kết với Ngài qua đường luân chuyển “Cầu nguyện và các bí tích”. Tất cả sức sống của Chúa Giêsu được chuyển thông từ nơi đường dẫn đó. Ở lại trong Chúa Giêsu là đón nhận sự sống từ Lời của Chúa và Bí Tích Thánh Thể. Ở lại trong Chúa Giêsu, chúng ta đón nhận nhựa sống từ Thiên Chúa, từ đó chuyển nhựa sống ấy cho anh em trong tinh thần bác ái và phục vụ. Một sự sống liên kết từ thân nho với các cành nho. Một cộng đoàn Kitô hữu sống yêu thương, hiệp thông với nhau trong thân thể mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô.
Dụ ngôn “cây nho” là bài diễn từ về cuộc sống siêu nhiên. Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy luôn gắn bó mật thiết với Chúa. Nhờ ân sủng của Chúa, đời sống chúng ta sẽ trổ sinh nhiều hoa trái tốt lành. Hoa trái chính là yêu thương, chia sẻ, cảm thông, tấm lòng rộng mở, biết quan tâm đến người khác. Sống được như vậy, chúng ta mới xứng đáng là môn đệ của Đấng Phục Sinh, đồng thời cũng làm cho Chúa Cha ngày càng được vinh hiển, như lời dạy của Chúa Giêsu: “Đây là điều làm cho Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế, các con trở nên môn đệ của Thầy”.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam