Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 70
Tổng truy cập: 1354793
Chết Là Hạnh Phúc
CHẾT LÀ HẠNH PHÚC
Lc 19, 23-26
Tử đạo vẫn là động từ được mến chuộng nơi các tôn giáo và đặc biệt nơi những người theo Chúa Kitô. Bởi vì, tử đạo chỉ là làm chứng cho Đấng là Đường, là sự Thật và là sự Sống. Đành rằng có những thời, những lúc, những nơi tử đạo xem ra bị lạm dụng, nhưng đúng nghĩa tử đạo vẫn là cái gì cao quí nhất của những con người có lòng tin đúng như ca nhập lễ, lễ các thánh tử đạo đã viết: “Các thánh đã theo chân Đức Kitô,được vui mừng trên thiên quốc.Các ngài đã đổ máu mình ra, vì lòng yêu mến Đức Kitô, nên luôn được hoan hỷ với Người”.
CHẾT LÀ MỘT MỐI LỢI
Thực tế, ai cũng muốn sống và sống lâu dài, sống vĩnh cửu. Chẳng ai muốn chết và chết là một việc bắt buộc phải chết. Quả thế, nếu chưa tới giờ Chúa gọi, Chúa gõ cửa, chắc chắn chẳng ai muốn chết, chẳng ai muốn bỏ thế trần sớm để đi vào một cõi xa xôi mà nếu không có đức tin, con người chẳng sao ngộ ra được. Nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn có nhiều suy tư về kiếp sống, về cõi hư vô, nhưng ông chỉ mới suy nghĩ, đặt vấn đề chứ chưa đưa ra kết luận cho một cõi khác với thế trần hôm nay. “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai tôi thành hạt cát bụi…một kiếp rong chơi”. Những vị tử đạo chẳng bao giờ nghĩ xa xôi về một kiếp rong chơi, mà có trở về cát bụi là trở về với thân phận nguyên thủy của con người: “Ngươi là bụi đất, hãy trở về với bụi đất”.Mà những vị tử đạo là những vị đã thấm nhuần đạo lý của Chúa : “Ai muốn theo Thầy,phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Lc 9, 23-24 ). Chúa Giêsu mời gọi mọi người theo Chúa làm chứng cho Chúa, có người được hạnh phúc đổ máu cách công khai, thực tế, có những người đổ máu hy sinh bằng những đau khổ hằng ngày. Tựu trung, ai cũng phải hy sinh, ai cũng phải từ bỏ, ai cũng phải phấn đấu. Tuy nhiên, vẫn có những người được diễm phúc chết công khai vì chết là hạnh phúc: “Ai xấu hổ vì Thầy và những lời của Thầy, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy…” ( Lc 9, 26 ). Chúa vẫn mời con con người và mọi người trung thành với Người và bác ái với mọi người, kể cả những kẻ thù nghịch vv…Và khi đã trung thành làm chứng cho Chúa thì Người sẽ ban mũ triều thiên cho con người: “Anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thầy gặp gian nan thử thách. Vì thế Thầy sẽ ban quyền cai trị cho anh em, để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trên Vương Quốc của Thầy” (Lc 22, 28-30 ).
NHỮNG VỊ TỬ ĐẠO: NHỮNG CHA ÔNG, NHỮNG NGƯỜI QUEN BIẾT, NHỮNG NGƯỜI KHÔNG QUEN ĐÃ MỘT LÒNG TRUNG KIÊN, TÍN THÁC VÀO THIÊN CHÚA
Chiêu bài của những người cấm đạo là dùng những sự đe dọa, những hình phạt kinh khủng để dọa nạt, để tách cha ông, những người tin vào Chúa sợ mà chối Chúa. Họ cũng dùng những chiêu bài khác là dùng những lời đường mật, danh vọng, địa vị để dụ dỗ cha ông khuất phục để bỏ Chúa. Nhưng họ đã lầm, cha ông chúng ta là những người tuyệt vời, khôn ngoan, sáng suốt một lòng trung tín và phó thác vào Chúa Giêsu. Các Ngài đã xác tín sâu xa vào Chúa và hoàn toàn không sợ : “Những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn”. Đọc sách Macabêô : gương của bà mẹ và bảy anh em không sợ vua chúa quan quyền, không sợ hình phạt, không sợ chết mà chỉ một lòng tin vào Thiên Chúa như lời Thánh vịnh 33,20-21 viết : “Người công chính gặp nhiều nỗi gian truân, nhưng Chúa giúp họ luôn thoát khỏi. Xương cốt họ đều được Chúa giữ gìn, dầu một khúc cũng không dập gẫy”. Và như thánh Phaolô viết: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Như có lời chép : Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh” ( Rm 8, 35-36 ). Tuy nhiên, thánh Phaolô viết tiếp: “Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” ( Rm 8, 37 ). Vâng, hàng hàng lớp lớp những người mặc áo trắng, tay cầm cành vạn tuế chiến thắng vào dự tiệc cưới trong Vương Quốc Thiên Chúa. Các thánh tử đạo đã kiên cường hiên ngang vì “Người công chính được Chúa thương cứu độ và bảo vệ che chở trong cơn ngặt nghèo” ( Tv 36,39 ). Các Ngài đã hoàn toàn trung thành và hiên ngang với tình yêu cứu độ của Chúa như lời thánh Phaolô tông đồ nói: “… không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta”( Rm 8, 39 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con không bao giờ chùn bước và đầu hàng trước những thử thách cam go.
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam