Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 46
Tổng truy cập: 1360513
CHỈ CÓ MỘT CHA
(Suy niệm của Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm)
Xu hướng tự nhiên của muôn loài và lòng người luôn hướng về một duy nhất, một nguồn, một Đấng tuyệt đối độc nhất. Xu hướng này không do thụ tạo, mà do Thiên Chúa, vì Người lôi kéo tạo vật hướng về Người, dù tạo vật chẳng nhận ra Người: “Người ở giữa thế gian và thế gian nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người” (Ga. 1, 10). Không nhận biết Người, mà chúng vẫn hướng về Người. Các hành tinh vĩ đại quy về một định tinh, các hệ thống định tinh hay thái dương hệ lại đi theo một hướng, toàn thể vũ trụ được tổ chức trong một trật tự lạ lùng. Kinh Thi nói: Thiên sinh chưng dân hữu vật hữu tắc – Trời sinh dân chúng có sự vật có phép tắc. Nhà sinh vật thời danh Darwin đã dầy công tìm tòi, sắp xếp, phân loại giúp ta thấy rõ trật tự đó. Các tổ chức của loài người, ở mọi thời đại cũng luôn luôn có một thủ lãnh: trong gia đình, làng xã, đất nước, thế giới. Các đạo giáo lớn như đạo Khổng, Lão, Phật, Ấn, Hồi đều qui niềm tin về một Đấng duy nhất. Đạo Khổng gọi Đấng ấy là Thượng Đế hay Ông Trời. Đức Khổng nói: Duy thiên sinh thông minh, (Kinh thư trọng hủy cáo) Duy thiên vi đại. Lão gọi là đạo: Đạo khả đạo phi thường đạo (Đạo đức kinh ch. I). Phật gọi là tâm bình đảng, tâm bát nhã, chân như, tâm đại giác.
Ấn gọi là Đại ngã (Brahma). Hồi gọi là thánh Allah (Ar-Allah) “There is no god, but God, and Mohammed is the messenger of God” (Không có thần nào khác ngoài Thiên Chúa, và Mohammed là sứ giả của Ngài). Thánh Allah là Chúa duy nhất, độc nhất, chỉ có Ngài là Đấng tạo hoá, quan phòng, tác tạo mọi sự hiện có và sẽ có, siêu việt, nội tại, toàn năng ân điển, hiện hữu vô hình và đời đời.
Có thể nói đó là bản tóm tắt niềm tin của nhân loại hướng về Thiên Chúa, Đấng tối cao tuyệt đối. Nhưng đó là một niềm tin còn lờ mờ ẩn hiện trong lương tri của một số người, họ chưa được Thiên Chúa mạc khải qua các ngôn sứ và nhất là qua Con Một Thiên Chúa giáng trần là Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên, họ đã có xu hướng tự nhiên về Người: “Muôn loài thọ tạo những mong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm. 8,19).
Tại sao có sự diễn tả khác nhau: Vì mỗi người có cá tính và tự do riêng. Có những người nhờ đức tính chân thật khiêm tốn họ công nhận chắc chắn có Thiên Chúa. Họ không thể hiểu được Người nhưng họ vẫn “Kính nhi viễn chi” và chuyên chăm trau dồi đạo đức như Khổng tử, Lão tử và Đức Phật.
Có những hạng người kiêu căng đầy tham sân si, đã tự tôn mình làm Chúa tể như bao nhiêu bạo chúa: Kiệt, Trụ, Tần thủy Hoàng bên Đông phương. Nabukôđônôsô, Xêda và Nêrông bên Tây phương. Biệt phái, luật sĩ và tư tế Do thái cũng thuộc hạng tự cao tự đại như vậy, nên Đức Giêsu đã nhiều lần cảnh cáo họ: họ như mồ mả quét vôi bên ngoài mà trong đầy thối tha. Thối tha vì họ dám ngạo mạn “ngồi trên toà Môisê….” Họ làm mọi việc cốt để cho người ta thấy. Cho nên họ đeo những hộp sách kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi chỗ nhất trong đám tiệc, chiếm ghế đầu trong Hội đường… Họ thích thiên hạ gọi bằng thầy (Rabbi) (23, 4-7). Họ tôn mình lên, không còn thấy Thiên Chúa trên họ nữa, cho nên họ sẽ bị hạ xuống (23, 12).
Thiên Chúa, Chúa tể càn khôn đã phán để hạ họ xuống: “Ta đã làm cho các ngươi đáng khinh bỉ và hèn hạ trước mặt toàn dân”. “Ta sẽ trút lời chúc dữ xuống trên các ngươi”. Bởi lẽ: “các ngươi đi trệch đường; không chịu nghe và không để tâm làm vinh danh Ta; và đã làm cho bao nhiêu người vấp ngã vì lời các ngươi”. (Bài đọc I -Ml. 2, 2. 8-10).
Chỉ có lời của Đấng từ trời hạ mình xuống mới làm cho muôn dân nhận biết: Chỉ có một Thiên Chúa mà thôi. Đấng ấy là Đức Giêsu Kitô đã đến dạy chúng ta: “Anh em đừng gọi ai ở dưới đất là Cha, vì anh em chỉ có một Cha trên trời” (23,9). Cha trên trời thế nào? Thưa là “Đấng ngự trên trời, vì Người làm cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như kẻ tốt, và làm mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt. 5,45).
Như vậy chỉ có Cha trên trời mới tạo thành và nuôi dưỡng muôn loài muôn vật chứ không phải ai khác. Nếu ta gọi người sinh ra ta, nuôi dưỡng ta là cha, thì Cha trên trời mới đích thực là Cha toàn năng, là Cha muôn thuở. Cha dưới đất chỉ là cha tạm thời tham dự vào quyền phép Cha trên trời trong việc sinh ra, nuôi dưỡng ta ngắn hạn. Cha trên trời còn là “Đấng vô cùng toàn thiện” (Mt. 5,48), là Đấng đã yêu thương thế nhân, đã ban Con Một chí ái của Người cho thế nhân, để cứu thế nhân khỏi chết đời đời và cho họ được sống muôn đời (Ga. 3,16). Cho nên khi “anh em làm vinh danh Cha, mở rộng nước Cha, vâng theo ý Cha, yêu thương anh em, yêu thương mọi người và cả kẻ thù, biết cầu nguyện tha thứ cho nhau” (Mt. 6, 9-15), có tâm tình và sống như Đức Giêsu Kitô để tôn vinh Cha trên trời (Phil. 2, 6-7) như vậy anh em mới nên “hoàn thiện như Cha trên trời, Đấng thấu suốt mọi sự sẽ thưởng công cho anh em” (Mt. 5, 49 và 6, 6).
Lạy Cha chúng con ở trên trời, xin cho chúng con biết lo làm sáng danh Cha, như thánh Phaolô “khi ở giữa anh em, biết cư xử thật dịu dàng, chẳng khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ”. Xin cho chúng con biết quý mến anh em, sẵn sàng hiến cho anh em Tin mừng của Cha và cả mạng sống chúng con nữa mà không quản khó nhọc vất vả ngày đêm (1Tx. 2, 7-9) để cho mọi người nhận biết chỉ có một Cha trên trời và chỉ có một Thầy là Đức Giêsu Kitô, còn tất cả là anh em với nhau. Lạy Cha, xin cảm tạ Cha muôn đời. Amen.
2. Chỉ có một Cha
Xu hướng tự nhiên của muôn loài và lòng người luôn hướng về một duy nhất, một nguồn, một Đấng tuyệt đối độc nhất. Xu hướng này không do thụ tạo, mà do Thiên Chúa, vì Người lôi kéo tạo vật hướng về Người, dù tạo vật chẳng nhận ra Người: “Người ở giữa thế gian và thế gian nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người” (Ga. 1,10). Không nhận biết Người, mà chúng vẫn hướng về Người. Các hành tinh vĩ đại quy về một định tinh, các hệ thống định tinh hay thái dương hệ lại đi theo một hướng, toàn thể vũ trụ được tổ chức trong một trật tự lạ lùng. Kinh Thi nói: Thiên sinh chưng dân hữu vật hữu tắc – Trời sinh dân chúng có sự vật có phép tắc. Nhà sinh vật thời danh Darwin đã dầy công tìm tòi, sắp xếp, phân loại giúp ta thấy rõ trật tự đó. Các tổ chức của loài người, ở mọi thời đại cũng luôn luôn có một thủ lãnh: trong gia đình, làng xã, đất nước, thế giới. Các đạo giáo lớn như đạo Khổng, Lão, Phật, Ấn, Hồi đều qui niềm tin về một Đấng duy nhất. Đạo Khổng gọi Đấng ấy là Thượng Đế hay Ông Trời. Đức Khổng nói: Duy thiên sinh thông minh, (Kinh thư trọng hủy cáo) Duy thiên vi đại. Lão gọi là đạo: Đạo khả đạo phi thường đạo” (Đạo đức kinh ch. I). Phật gọi là tâm bình đảng, tâm bát nhã, chân như, tâm đại giác.
Ấn gọi là Đại ngã (Brahma). Hồi gọi là thánh Allah (Ar-Allah) “There is no god, but God, and Mohammed is the messenger of God” (Không có thần nào khác ngoài Thiên Chúa, và Mohammed là sứ giả của Ngài). Thánh Allah là Chúa duy nhất, độc nhất, chỉ có Ngài là Đấng tạo hoá, quan phòng, tác tạo mọi sự hiện có và sẽ có, siêu việt, nội tại, toàn năng ân điển, hiện hữu vô hình và đời đời.
Có thể nói đó là bản tóm tắt niềm tin của nhân loại hướng về Thiên Chúa, Đấng tối cao tuyệt đối. Nhưng đó là một niềm tin còn lờ mờ ẩn hiện trong lương tri của một số người, họ chưa được Thiên Chúa mạc khải qua các ngôn sứ và nhất là qua Con Một Thiên Chúa giáng trần là Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên, họ đã có xu hướng tự nhiên về Người: “Muôn loài thọ tạo những mong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm. 8,19).
Tại sao có sự diễn tả khác nhau: Vì mỗi người có cá tính và tự do riêng. Có những người nhờ đức tính chân thật khiêm tốn họ công nhận chắc chắn có Thiên Chúa. Họ không thể hiểu được Người nhưng họ vẫn “Kính nhi viễn chi” và chuyên chăm trau dồi đạo đức như Khổng tử, Lão tử và Đức Phật.
Có những hạng người kiêu căng đầy tham sân si, đã tự tôn mình làm Chúa tể như bao nhiêu bạo chúa: Kiệt, Trụ, Tần thủy Hoàng bên Đông phương. Nabukôđônôsô, Xêda và Nêrông bên Tây phương. Biệt phái, luật sĩ và tư tế Do thái cũng thuộc hạng tự cao tự đại như vậy, nên Đức Giêsu đã nhiều lần cảnh cáo họ: họ như mồ mả quét vôi bên ngoài mà trong đầy thối tha. Thối tha vì họ dám ngạo mạn “ngồi trên toà Môisê…”. Họ làm mọi việc cốt để cho người ta thấy. Cho nên họ đeo những hộp sách kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi chỗ nhất trong đám tiệc, chiếm ghế đầu trong Hội đường… Họ thích thiên hạ gọi bằng thầy (Rabbi) (23, 4-7). Họ tôn mình lên, không còn thấy Thiên Chúa trên họ nữa, cho nên họ sẽ bị hạ xuống (23, 12). Thiên Chúa, Chúa tể càn khôn đã phán để hạ họ xuống: “Ta đã làm cho các ngươi đáng khinh bỉ và hèn hạ trước mặt toàn dân”. “Ta sẽ trút lời chúc dữ xuống trên các ngươi”. Bởi lẽ: “các ngươi đi trệch đường; không chịu nghe và không để tâm làm vinh danh Ta; và đã làm cho bao nhiêu người vấp ngã vì lời các ngươi” (Bài đọc I –Ml. 2, 2. 8-10).
Chỉ có lời của Đấng từ trời hạ mình xuống mới làm cho muôn dân nhận biết: Chỉ có một Thiên Chúa mà thôi. Đấng ấy là Đức Giêsu Kitô đã đến dạy chúng ta: “Anh em đừng gọi ai ở dưới đất là Cha, vì anh em chỉ có một Cha trên trời” (23,9). Cha trên trời thế nào? Thưa là “Đấng ngự trên trời, vì Người làm cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như kẻ tốt, và làm mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt. 5,45). Như vậy chỉ có Cha trên trời mới tạo thành và nuôi dưỡng muôn loài muôn vật chứ không phải ai khác. Nếu ta gọi người sinh ra ta, nuôi dưỡng ta là cha, thì Cha trên trời mới đích thực là Cha toàn năng, là Cha muôn thuở. Cha dưới đất chỉ là cha tạm thời tham dự vào quyền phép Cha trên trời trong việc sinh ra, nuôi dưỡng ta ngắn hạn. Cha trên trời còn là “Đấng vô cùng toàn thiện (Mt. 5,48), là Đấng đã yêu thương thế nhân, đã ban Con Một chí ái của Người cho thế nhân, để cứu thế nhân khỏi chết đời đời và cho họ được sống muôn đời (Ga. 3,16). Cho nên khi “anh em làm vinh danh Cha, mở rộng nước Cha, vâng theo ý Cha, yêu thương anh em, yêu thương mọi người và cả kẻ thù, biết cầu nguyện tha thứ cho nhau” (Mt. 6, 9-15), có tâm tình và sống như Đức Giêsu Kitô để tôn vinh Cha trên trời (Phil. 2, 6-7) như vậy anh em mới nên “hoàn thiện như Cha trên trời, Đấng thấu suốt mọi sự sẽ thưởng công cho anh em” (Mt. 5, 49 và 6, 6).
Lạy Cha chúng con ở trên trời, xin cho chúng con biết lo làm sáng danh Cha, như thánh Phaolô “khi ở giữa anh em, biết cư xử thật dịu dàng, chẳng khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ”. Xin cho chúng con biết quý mến anh em, sẵn sàng hiến cho anh em Tin mừng của Cha và cả mạng sống chúng con nữa mà không quản khó nhọc vất vả ngày đêm (1Tx. 2, 7-9) để cho mọi người nhận biết chỉ có một Cha trên trời và chỉ có một Thầy là Đức Giêsu Kitô, còn tất cả là anh em với nhau. Lạy Cha, xin cảm tạ Cha muôn đời. Amen.
3. Suy niệm và chú giải của Lm. Inhaxiô Hồ Thông
Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật XXXI Thường Niên Năm A trình bày cho chúng ta những bổn phận và trách nhiệm của các tư tế thi hành tác vụ tế tự của mình và của những người có sứ vụ giảng dạy và loan báo Tin Mừng.
Ml 1: 14-2: 2, 8-10
Ngôn sứ Ma-la-khi, vào thế kỷ V tCn, tố cáo những vi phạm nghiêm trọng của các tư tế Giê-ru-sa-lem khi thi hành tác vụ tế tự.
1Tx 2: 7-9, 13
Thánh Phao-lô cho thấy sự tận tâm tận lực của ngài và tính vô vị lợi tuyệt đối của ngài trong sứ vụ tông đồ của mình.
Mt 23: 1-12
Chúa Giê-su quở trách thói hư tật xấu của các kinh sư và những người Pha-ri-sêu, đồng thời Ngài cũng cảnh giác các môn đệ Ngài, sau nầy họ sẽ là những người lãnh trách nhiệm trông coi Hội Thánh của Ngài.
BÀI ĐỌC I (Ml 1: 14-2: 2, 8-10)
Ngôn sứ Ma-la-khi quở trách cách nghiêm khắc các tư tế Giê-ru-sa-lem cũng như cộng đoàn tín hữu, vào thời kỳ người ta thờ ơ lãnh đạm, thậm chí ngờ vực. Thời kỳ nầy được định vị vào tiền bán thế kỷ V tCn, khoảng 40 hay 50 năm sau khi Đền Thờ được tái thiết. Như chúng ta biết, Đền Thờ của vua Sa-lô-môn đã bị đạo quân Ba-by-lon phá hủy khi đánh chiếm kinh thành Giê-ru-sa-lem vào năm 587 tCn và được tái thiết vào giữa những năm 521 và 515 tCn nhờ lòng nhiệt thành của những người lưu đày từ Ba-by-lon trở về. Nhưng vài thập niên sau đó xuất hiện những dấu hiệu của sự thoái hóa vì nhiều nguyên nhân, nhất là việc canh tân tôn giáo được dự kiến bị chậm trễ. Việc tế tự bị lạm dụng và tâm tình tôn giáo trở nên nguội lạnh.
Một ngôn sứ nặc danh (Ma-la-khi không là tên riêng nhưng là biệt danh, có nghĩa “sứ giả của Ta”) phản ứng mãnh liệt. Đây là một trong những nét tiêu biểu của lịch sử Ít-ra-en, mỗi lần dân Chúa đi trệch hướng, một ngôn sứ xuất hiện để cảnh báo họ và lay động tiếng lương tâm của họ. Ma-la-khi là vị ngôn sứ cuối cùng, đánh dấu việc kết thúc truyền thống ngôn sứ. Truyền thống ngôn sứ sẽ tái xuất hiện nhưng dưới hình thức khác, hình thức văn chương khải huyền.
Bản văn Ma-la-khi được trích dẫn hôm nay gồm có hai phần: trong phần thứ nhất, những lời quở trách được gởi đến các tư tế, và trong phần thứ hai, những lời quở trách được gởi đến các tín hữu (giáo dân).
- Các tư tế:
Đây không là lần đầu tiên mà một ngôn sứ gởi những lời quở trách nghiêm khắc đến các tư tế Giê-ru-sa-lem. Các ngôn sứ như Mikha, Xô-phô-ni-a, Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en đã không sợ làm như vậy trong những hoàn cảnh khó khăn hay bi thảm.
Ngôn sứ Ma-la-khi cho rằng, không phải không có lý do, thời kỳ ông sống thật là trầm trọng. Vào giờ dân Thiên Chúa mất nền độc lập của mình (họ sống dưới quyền thống trị của đế quốc Ba-tư), vào giờ họ phải khẳng định hơn bao giờ hết những giá trị đặc thù của mình, thì họ lại coi thường việc tế tự dâng lên Thiên Chúa của mình và sống cuộc sống luân lý không xứng đáng với niềm tin mà họ công bố.
Theo truyền thống ngôn sứ, lời của ngôn sứ cũng chính là lời của Thiên Chúa: “Quả thật, chính Ta là Đức Vua cao cả, – Đức Chúa các đạo binh phán” (Ml 1: 14). Kiểu nói này xuất phát từ các Thánh Vịnh, như Tv 47:
“Vì Đức Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng khả úy,
là Vua Cả thống trị khắp địa cầu” (Tv 47: 3).
Ngôn sứ Ma-la-khi muốn nhấn mạnh sự tương phản giữa việc tế tự cẩu thả mà các tư tế Giê-ru-sa-lem thực hiện với tế tự của lương dân, ở đó Danh Thiên Chúa được tôn kính. Từ đó, ngôn sứ Ma-la-khi đưa ra ba lời quở trách nghiêm khắc:
– “Nếu các ngươi không nghe và không lưu tâm tôn vinh Danh Ta” (1: 14). Thật ra, câu nầy quy chiếu đến những trách cứ của đoạn văn trước đó, liên quan đến những vi phạm nghiêm trọng trong việc tế tự ở Đền Thờ như dâng những tế vật què hay bệnh tật, vân vân. Lúc đó, như trong luật “Răng đền răng mắt đền mắt”, Thiên Chúa sẽ biến đổi những lời cầu xin những phúc lành của các tư tế cho dân chúng thành những những tai họa.
– “Các ngươi đã đi trệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo trên đường Luật dạy” (2: 8a). Lời quở trách thứ hai nầy nhắm đến nhiệm vụ giảng dạy mà các tư tế có bổn phận thực thi. Tư tế là người được ủy thác Lời Chúa; họ sở hữu sự hiểu biết về Lề Luật. Ấy vậy, lời giảng dạy của họ là một sự đồi bại thật sự, đến mức khiến cho nhiều người tín hữu lầm đường lạc lối.
– “Các ngươi đã không tuân giữ đường lối Ta và hay nể vì khi áp dụng Luật” (2: 8b). Lời quở trách này được gởi đến các tư tế trong việc điều hành công lý. Lời quở trách này rất gần với huấn lệnh của sách Đệ Nhị Luật: “Anh em không được làm sai lệch công lý, không được thiên vị ai và không được nhận quà hối lộ, vì quà hối lộ làm cho những kẻ khôn ngoan hóa ra đui mù và làm hỏng việc của những người công chính” (Đnl 17: 19).
Những lời quở trách của ngôn sứ Ma-la-khi gởi đến các tư tế Giê-ru-sa-lem rất gần với những lời quở trách mà Đức Giê-su sẽ gởi đến các kinh sư và những người Pha-ri-sêu. Đó là lý do Giáo Hội chọn bản văn Ma-la-khi này.
- Các tín hữu (giáo dân)
Tiếp đó, ngôn sứ Ma-la-khi ngỏ lời với “dân Thiên Chúa”, cộng đoàn tín hữu, mà ông là một thành viên. Ngôn sứ mời gọi các tín hữu hiệp nhất với nhau: “Tất cả chúng ta chẳng có một cha sau?” (Ml 2: 10). Ngôn sứ kêu gọi đến tình phụ tử của Thiên Chúa, vừa là Đấng tạo dựng con người: Chẳng phải cùng một Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta sao?”, vừa là Đấng đã chọn Ít-ra-en làm con của Ngài: “Thế mà sao chúng ta lại bội phản nhau mà vi phạm giao ước của cha ông chúng ta”.
Bản văn này giới thiệu một đề tài rất đặc thù, nhưng âm vang sứ điệp Tin Mừng hôm nay.
BÀI ĐỌC II (1Tx 2: 7-9, 13)
Chúng ta tiếp tục đọc thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca.
Trong đoạn thư trích dẫn này, thánh Phao-lô phác họa một bức tranh nhỏ về sứ vụ tông đồ của ngài bằng những từ ngữ gợi hình đầy cảm xúc. Danh xưng: “chúng tôi” bao gồm các cộng tác viên của thánh nhân. Trong đoạn văn trước, thánh nhân đã giải thích rằng thánh nhân không tìm cách áp đặt trên họ uy quyền mà tước vị tông đồ ban cho ngài. Thánh Phao-lô sánh ví hành động của ngài với bà mẹ hiền: ngài đã sinh ra các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca thân yêu trong đức tin, ngài đã nuôi dưỡng họ bằng Lời Thiên Chúa và ngài sẵn sàng dâng hiến cho họ không những Tin Mừng mà còn cả mạng sống mình như mẹ hiền ấp ủ con thơ trong lòng của mình.
Vai trò mẫu tử của thánh Phao-lô thật thích hợp bên cạnh những người ki-tô hữu mới theo đạo; nhưng xa hơn, thánh Phao-lô hoàn tất bức tranh của mình khi gợi lên vai trò phụ tử của mình (không được trích dẫn hôm nay): “Anh em biết: chúng tôi đã cư xử với mỗi người trong anh em như cha với con; chúng tôi đã khuyên nhũ, khích lệ, van nài anh em…” (2: 11-12). Điều quan trọng là không nên tách rời vai trò mẫu tử và vai trò phụ tử ở nơi thánh Phao-lô, vì chúng diễn tả hai khía cạnh của sứ vụ tông đồ.
Về công việc mà thánh Phao-lô ám chỉ đến “để khỏi thành gánh nặng cho một người nào trong anh em” (2: 9), chúng ta không được biết công việc nào. Khi ở Cô-rin-tô và Ê-phê-xô, thánh Phao-lô đã có thể làm nghề dệt lều trong xưởng dệt của hai ông bà A-qui-la và Pơ-rít-ki-la. Có thể thánh nhân đã có thể gặp một công việc như vậy ở Thê-xa-lô-ni-ca. Dường như thánh nhân đã làm việc thâu đêm để ban ngày dâng hiến cho sứ mạng tông đồ của thánh nhân (2Tx 3: 8). Nhưng chắc hẳn công việc này không đem lại lợi nhuận cao, vì suốt thời gian thi hành sứ loan báo Tin Mừng tại Thê-xa-lô-ni-ca, thánh Phao-lô đã chấp nhận sự trợ giúp vật chất từ phía các tín hữu Phi-líp-phê, một trường hợp ngoại lệ.
Đoạn, dưới hình thức tạ ơn, thánh Phao-lô ca ngợi đức tin của các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca, vì họ đã biết đón nhận Tin Mừng như Lời Thiên Chúa (2: 13).
TIN MỪNG (Mt 23: 1-12)
Đoạn Tin Mừng được trích dẫn hôm nay gồm hai phần: trong phần thứ nhất, Chúa Giê-su nghiêm khắc phê phán các kinh sư và những người Pha-ri-sêu (23: 1-7), và trong phần thứ hai, Chúa Giê-su cảnh giác các môn đệ Ngài (23: 8-12).
- Phê phán nghiêm khắc các kinh sư và những người Pha-ri-sêu (23: 1-7)
Giáo huấn này không chỉ dành riêng cho các môn đệ mà cả đám đông dân chúng nữa: “Bấy giờ, Đức Giê-su nói với đám đông dân chúng và các môn đệ”. Trong giáo huấn này, Chúa Giê-su không chỉ vạch trần cho thấy những thói hư tật xấu của các kinh sư và người Pha-ri-sêu mà còn nhắm đến Giáo Hội tương lai của Ngài: tránh tiêm nhiễm “men Biệt Phái”.
- Thói giả hình (23: 2-3)
Các kinh sư mà Chúa Giê-su nói đến ở đây xuất thân từ nhóm Pha-ri-sêu, vì thế chương 23 này liên kết liên tục giữa “các kinh sư và những người Pha-ri-sêu”.
– “Ngồi trên tòa ông Mô-sê mà giảng dạy”: Theo nghĩa đen, “tòa” là chỗ giảng dạy trong hội đường, ở đó vị kinh sư thường ngồi để cắt nghĩa Lề Luật; theo nghĩa bóng “tòa” ám chỉ những người có thẩm quyền giảng dạy Luật Mô-sê. Ông Mô-sê đã chuyển giao cho dân chúng Lề Luật mà ông đã lãnh nhận từ Thiên Chúa, còn các kinh sư thì có phận vụ giảng dạy Luật Mô-sê cho dân chúng.
Khi công bố rằng “Tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ”, Chúa Giê-su công nhận thẩm quyền giảng dạy Lề Luật của các kinh sư, nhưng Ngài cảnh giác dân chúng và các môn đệ Ngài phải phân định Lề Luật mà các kinh sư này công bố và giảng dạy trong các hội đường với cách sống của họ: “Còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm”. Vài năm sau đó, thánh Phao-lô, khi đối mặt với các bạn đồng môn Pha-ri-sêu trước đây của mình, cũng đã đưa ra những lời quở trách tương tự: “Vậy, bạn biết dạy người khác, mà lại không dạy chính mình! Bạn giảng: đừng trộm cắp, mà bạn lại trộm cắp! Bạn nói: chớ ngoại tình, mà bạn lại ngoại tình! Bạn gớm ghét ngẫu tượng, mà bạn lại cướp bóc đền miếu! Bạn tự hào vì có Lề Luật, mà bạn lại vi phạm Lề Luật, và như vậy bạn làm nhục Thiên Chúa! Thật đúng như lời chép: Chính vì các ngươi mà danh Thiên Chúa bị phỉ báng giữa chư dân” (Rm 2: 21-24).
Chính thói tự phụ cho rằng mình thông hiểu Lề Luật dẫn các kinh sư và những người Pha-ri-sêu đến thái độ khinh bĩ những kẻ bé mọn, những người không biết Lề Luật. Thánh Gioan nêu ra điều đó trong Tin Mừng của mình: Người Pha-ri-sêu nói với những vệ binh: “Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pha-ri-sêu, đã có một ai tin vào tên ấy đâu? Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị nguyền rủa” (Ga 7: 47-49). Thái độ khinh miệt của họ như vậy thật là đối lập biết bao với Tin Mừng mà Đức Giê-su gởi đến những người bé mọn và những người khiêm hạ.
B- Chủ nghĩa duy luật (23: 4)
Truyền thống giải thích Lề Luật của các kinh sư, còn được gọi là “truyền thống của các tiền nhân”, đã tạo nên những quy tắc chi ly với muôn vàn những điều cấm và những điều buộc. Chúa Giê-su gọi đó là “cái ách” gông vào cổ, “cái gánh” đè nặng lên vai dân chúng: “Họ bó những gánh nặng mà đặt trên vai người ta”. Ngài đã từng tranh luận với họ về những quy tắc này như khi họ kết án các môn đệ về việc không tuân giữ nghi thức rửa tay trước khi ăn hay về việc bức bông lúa mà ăn vào ngày sa-bát.
Ở đây, Chúa Giê-su không tấn công tính khắc khe của các quy tắc, nhưng tính giả hình của các thầy dạy này, họ ra luật cho người khác giữ, còn họ thì không giữ; họ xác định mức độ dễ dãi cho họ, nhưng đòi buộc mức độ khắc khe cho người khác; họ thích “chỉ tay năm ngón” cho người khác, còn họ thì “không buồn động ngón tay vào”. Chính vì chủ nghĩa duy luật nầy mà Đức Giê-su giải thoát khi công bố giới luật yêu thương của Ngài: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11: 28-30).
C- Thói phô trương (23: 5)
Chúa Giê-su vạch trần cho thấy thói phô trương đạo đức bề ngoài của các kinh sư này: “Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy”. Tất cả những gì họ làm chỉ để mọi người khen ngợi họ là những người đạo đức thánh thiện chứ không cốt để tỏ lòng mến Chúa. Thật đối nghịch biết bao với những lời khuyên mà Đức Giê-su ban cho các môn đệ Ngài: “Khi làm những việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng để cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6: 1-4).
Để minh họa thói phô trương này, Chúa Giê-su dẫn chứng hai tập tục là “đeo hộp kinh” và “mang những tua áo”.
– “Hộp kinh” là cái hộp nhỏ bằng da đựng lời tuyên xưng đức tin cốt yếu nhất của Ít-ra-en được trích dẫn từ sách Đệ Nhị Luật: “Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng hết dạ, hết sức ngươi” (Đnl 6: 4-5). Tập tục đeo hộp kinh trên trán rất được tôn kính vì nói lên lý tưởng là mỗi người Do thái phải thường xuyên ghi nhớ Luật của Thiên Chúa và cam kết thi hành. Khi lên 12 tuổi, người nam Ít-ra-en đeo hộp nhỏ ở trên trán vào giờ cầu nguyện ban sáng và đọc lời chúc tụng như sau: “Chúc tụng Ngài, lạy Đức Chúa là Thiên Chúa, vì Ngài đã thánh hóa chúng con bằng các giới răn của Ngài và đã truyền cho chúng con đeo các hộp kinh”.
– “Những tua áo” là những dây vải ghi những câu Kinh Thánh được đính vào cánh tay áo hay vạt áo. Tập tục nầy bắt nguồn từ lời dạy của sách Dân Số: “Đức Chúa phán với ông Mô-sê: Ngươi hãy nói với con cái Ít-ra-en và bảo chúng phải làm tua khâu vào tà áo của chúng, qua mọi thế hệ, và cột lên tua áo đó một sợi dây đỏ tía. Vậy các ngươi sẽ mang tua áo, và khi nhìn thấy nó, các ngươi sẽ nhớ đến mọi mệnh lệnh của Đức Chúa mà thi hành, chứ không theo con tim và đôi mắt các ngươi mà đi làm điếm” (Ds 15: 37-39). Đức Giê-su không phê phán tập tục này nhưng trách cứ nặng lời thói phô trương đạo đức của các kinh sư và những người Pha-ri-sêu: “Họ đeo những hộp kinh thật lớn” và “mang những tua áo thật dài” cốt để cho thiên hạ thấy.
D- Thói háo danh (23: 6-7)
Chúa Giê-su phê phán thói háo danh của họ: ưa thích những chỗ ngồi danh dự trong các hội đường và trong bàn tiệc, được mọi người kính trọng trong công cộng.
- Cảnh giác các môn đệ (23: 8-12)
A- Cộng đoàn huynh đệ (23: 8-10)
Những cảnh giác này được gởi đến cho những người có trách nhiệm trông coi các cộng đoàn ki-tô hữu: “Phần anh em”. Theo truyền thống thời xưa, mối quan hệ giữa “thầy” và “trò” khắng khít đến độ họ có thể gọi nhau là “cha” và “con” (x. 2V 2: 12; 1Cr 4: 14-17; 1Pr 5: 13). Trọng tâm của các câu cảnh giác này chính là “Còn tất cả anh em đều là anh em với nhau” (một lời khẳng định được đặt vào trung tâm của ba lời khuyên ở thể phủ định: “đừng”), nghĩa là mọi người ki-tô hữu, dù ở địa vị chức tước nào, đều là anh chị em với nhau trong một gia đình có Thiên Chúa là Cha trên trời và có một Tôn Sư là Đức Giê-su. Qua những lời này, Chúa Giê-su muốn nhắn gởi những vị hữu trách trong các cộng đồng ki-tô hữu phải luôn luôn ý thức rằng mình có thể được xem là thầy, cha, lãnh đạo, mục tử…trong mức độ người ấy thông dự vào tư cách là Thầy, Cha, Lãnh Đạo, Mục Tử đích thật là Đức Giê-su, như lời dạy của thánh Phao-lô: “Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Ki-tô” (1Cr 11: 1), mà mẫu gương của Đức Ki-tô chính là: “Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20: 28).
B- Đức khiêm hạ (23: 11-12)
Trong khi người Pha-ri-sêu ham muốn được quyền cao chức trọng, thì Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng những quyền hành chức tước trong Hội Thánh của Ngài, phải được thực hiện như một hình thức phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo hèn bé mọn, chứ không phải để ăn trên ngồi trước, có kẻ hầu người hạ: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải là người phục vụ”.
Thái độ tự cao tự đại và thói tham quyền không phù hợp với người môn đệ Chúa Ki-tô: “Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên”. Trong câu này, những động từ được dùng ở thể thụ động để chỉ Thiên Chúa là tác nhân: “Ai tôn mình lên, sẽ bị Thiên Chúa hạ xuống, ai hạ mình xuống, sẽ được Thiên Chúa tôn lên”. Đã đành ai cũng khinh ghét kẻ kiêu căng và mến chuộng người khiêm hạ, nhưng quan trọng hơn nữa là chính Thiên Chúa cũng hạ bệ kẻ kiêu căng và nâng cao người khiêm hạ. Đó cũng là lời rao giảng của thánh Gia-cô-bê: “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (Gcb 4: 6). Và đó cũng là lời ca ngợi của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a trong lời kinh Mangificat:
“Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1: 52).
- Kết Luận:
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Mát-thêu đối chiếu hai hình ảnh Hội Thánh, một Hội Thánh theo kiểu mẫu Pha-ri-sêu: nói mà không làm, huênh hoang tự đắc, chuộng vẻ hào nhoáng bên ngoài, ham danh vọng và quyền hành, dễ dải với chính mình nhưng khắc khe với người dưới quyền. Bên kia là một Hội Thánh theo kiểu mẫu Đức Giê-su, trong đó những người ki-tô hữu cư xử với nhau như anh chị em trong một gia đình có Thiên Chúa là Cha và Đức Giê-su là Tôn Sư. Trong Hội Thánh theo kiểu mẫu Đức Ki-tô, quyền hành chức tước là những ân ban nhằm mục đích phục vụ, chứ không để phân biệt người trên với kẻ dưới, người giàu sang với kẻ nghèo hèn, người có quyền hành địa vị với kẻ cùng đinh. Chính vì mối nguy hiểm này có nguy cơ đánh mất vẻ đẹp của Hội Thánh mà Chúa Giê-su cảnh giác những người lãnh trách nhiệm trông coi các cộng đoàn ki-tô hữu là đừng bắt chước Hội Thánh theo kiểu mẫu Pha-ri-sêu.
4. Suy niệm của Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái
Chủ đề: Khuyến cáo những người có trách nhiệm hướng dẫn người khác
“Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta” (Mt 23,4)
- Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Lời Chúa hôm nay nói về trách nhiệm hướng dẫn người khác. Trong chúng ta, nhiều người có trách nhiệm hướng dẫn: kẻ thì hướng dẫn gia đình, người thì hướng dẫn một nhóm người trong họ đạo hoặc ngoài xã hội. Trách nhiệm hướng dẫn rất nặng nề và đòi hỏi rất nhiều, kẻo “mù dẫn mù, cả hai lăn cù xuống hố”.
Chúng ta hãy chăm chú lắng nghe Lời Chúa dạy cách hướng dẫn người khác. Ðồng thời chúng ta cũng hãy nài xin Chúa trợ lực để chúng ta có thể chu toàn trách nhiệm của mình.
- Gợi ý sám hối
Nhận lãnh trách nhiệm hướng dẫn người khác, nhưng chúng ta chưa có một đời sống gương mẫu để làm gương cho những người được chúng ta hướng dẫn.
Nhiều khi chúng ta còn làm gương xấu.
Chúng ta để ý nhiều đến vinh dự của mình, mà ít quan tâm phục vụ.
III. Lời Chúa
- Bài đọc I (Ml 1,14-2,2.8-10)
Ngôn sứ Malakhi rao giảng vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, khi ấy Ðền thờ đã được xây dựng lại xong. Tuy nhiên những nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái chỉ quan tâm tổ chức các lễ nghi bề ngoài, không quan tâm hướng dẫn tinh thần dân chúng.
Từ đó phát sinh nhiều tệ nạn: các lễ vật dâng tiến cho Chúa là những con vật đui mù què quặt, thậm chí là những con vật ăn cắp; dung túng cho việc li dị, hôn nhân với người ngoại, trốn thuế thập phân; các nhà lãnh đạo đối xử với dân chúng một cách quan liêu, chỉ nhằm tư lợi.
Thiên Chúa bảo ngôn sứ Malakhi nhắc nhở về cung cách lãnh đạo: làm cho dân biết tôn vinh Thiên Chúa, trung thành với giao ước, và đối xử với mọi người trong tình anh em cùng một Cha.
- Ðáp ca (Tv 130)
Tv này là lời cầu nguyện của một tín hữu chân thành. Tác giả nguyện sống khiêm tốn “mắt chẳng liếc nhìn cao”, “không lo nghĩ những chuyện lớn lao” mà chỉ chuyên chăm “lo giữ linh hồn cho êm can và thanh thản”, luôn trông cậy vào Chúa “như trẻ thơ sống trong lòng thân mẫu”.
- Tin Mừng (Mt 23,1-12)
Ðức Giêsu nói về giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái thời của Ngài, tức là các luật sĩ và các người biệt phái:
Một mặt, Ngài bảo mọi người phải tôn trọng chức vụ của họ, vì họ “ngồi toà Môsê”, và hãy làm theo những gì họ dạy.
Nhưng mặt khác đừng noi theo hành vi của họ, biểu hiện những thói xấu như: chỉ tay năm ngón, hám danh, kiêu căng.
- Bài đọc II (1 Tx 2,7-9.13)
Cung cách lãnh đạo của Thánh Phaolô:
“Chúng tôi đã trở thành những kẻ bé mọn giữa anh em”
Ðối xử với tín hữu “như người vú nuôi nâng niu con cái mình”
Sẵn sàng hy sinh tất cả cho tín hữu, ngay cả mạng sống mình.
Cố gắng tự lực cánh sinh để không trở thành gánh nặng cho giáo đoàn.
- Gợi ý giảng
- Vinh quang ở đâu?
Có một người đàn ông đi dạo đến một nơi hành hương. Mệt nhọc, ông ngồi nghỉ trên một ghế đá. Ông hết sức ngạc nhiên và rồi lại tỏ ra hãnh diện sung sướng khi thấy nhiều người đi qua trước mặt ông đã ngã mũ cúi chào. Trong khi còn nghĩ ngợi, thắc mắc thì có một bà già cũng đến trước mặt ông. Sau khi cúi chào, bà đã nhìn lên và miệng lâm râm nhiều lời mà ông nghe không rõ. Thế rồi bà cũng ra đi. Lúc ấy ông mới quay lại và nhìn lên theo hướng bà già kia đã nhìn. Ông nhận ra rằng ngay sau lưng và phía trên đầu ông có một thánh giá đã được dựng lên ở đó. Và ông xấu hổ bỏ đi nơi khác.
Chúng ta cũng thường lầm lẫn như thế. Lời Chúa muốn giải thoát chúng ta khỏi những danh lợi hão huyền và rất đáng hổ thẹn của thế gian. Bởi vì, thật là dạ dột và lố bịch khi con người không biết rõ giá trị của mình, lại thích được chiếm địa vị cao, ham được những ưu đãi. Những ham ước ấy chỉ khiến họ bị lợi dụng và trở nên trò cười cho thiên hạ. Có khi còn tây nhiều tai họa cho người khác nữa.
Theo lời dạy của Chúa Giêsu thì khác hẳn: “Ai muốn làm lớn phải làm đầy tớ mọi người. Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. Chúa không chỉ dạy bằng lời. Ngài còn làm gương, Ngài đã dẫn chứng bằng cả cuộc đời hiến thân phục vụ trong khiêm tốn của mình. Thập giá của Ngài là một bằng chứng không thể phủ nhận được.
Quả thật, Chúa Giêsu đã ý thức rất rõ bản chất và danh vị của mình. Nhưng Ngài sẵn sàng chọn sự rốt hèn, hết mình phục vụ, không ngại quỳ xuống rửa chân cho các đệ tử của mình, và cuối cùng dám để cho người ta bóc lột cả đến danh dự và sự sống thân xác của Ngài nữa.
Tất cả là để làm sáng tỏ vinh quang Thiên Chúa tình yêu và vì hạnh phúc của con người mà Ngài sẽ thu phục trong vương quốc Thiên Chúa.
Tưởng chứng Thập giá là một ngõ bí, một sự hạ nhục và huỷ diệt. Nhưng thực ra, nhờ Thập giá mà Chúa Giêsu đã mở ra con đường phục sinh vinh quang. Ngài đã trở thành bất tử và được nâng lên tột cùng, để rồi cũng lôi kéo mọi người lên theo.
Như thế, chúng ta hiểu rằng: vinh quang thật không khởi từ danh vị nhưng được xác định qua những nỗ lực và khiêm tốn phục vụ. Cái đáng tin, đáng phục không phải ở lời nói, quyền lực, mà là ở cuộc sống phản ảnh sự chân thực, ở khả năng cống hiến và mức độ dấn thân để sống yêu thương cách xứng đáng.
Chúng ta hãy nhìn lên “tòa thập giá” của Chúa Giêsu để tìm những lời dạy chí lý và khám phá ra những phương cách chia sẻ vinh quang đích thực và vững bền. (Lm Nguyễn thanh Tước, Tây Ninh. Trích trong báo CgvDt số đặc biệt giáng sinh ’95, trang 281-282)
- Mô hình người lãnh đạo gương mẫu
Mô hình này dựa trên những lời Ðức Giêsu dạy và chính gương của Ngài được ghi lại trong các sách Tin Mừng, như Mt 20,24-28; Mt 23,1-32; Ga 13,1-20 v.v.
Tấm lòng của người lãnh đạo: yêu thương những kẻ được mình hướng dẫn.
Phương châm của người lãnh đạo: tự coi mình là đầy tớ, có bổn phận phục vụ những kẻ mình hướng dẫn.
Cung cách của người lãnh đạo: hạ mình, hy sinh, gương mẫu.
- Những thói xấu mà người lãnh đạo dễ mắc phải
Bài đọc I và bài Tin Mừng hôm nay vạch rõ những thói xấu mà những người lãnh đạo dễ mắc phải:
Lo tìm vinh dự cho mình, mà quên tìm lợi ích cho thuộc cấp.
Thái độ quan liêu, coi rẻ thuộc cấp.
Sai khiến người khác làm, phần mình thỉ chỉ tay năm ngón.
Quên phục vụ người khác, mà bắt người khác phục vụ mình.
- Suy nghĩ về cái “làm” và cái “thấy”
Cái “làm” của chúng ta dễ bị ảnh hưởng tác động của cái “thấy”.
– Nếu “làm để cho người ta thấy”, thì: khi người ta thấy thì chúng ta cố gắng làm cho thật tốt để được người ta khen; nhưng khi không ai thấy thì chúng ta hoặc không làm, hoặc làm cẩu thả.
– Nhưng cái “thấy” của người ta thế nào? Người ta chỉ có hai con mắt và chỉ hiện diện ở một nơi, cho nên có cái người ta thấy và có cái người ta không thấy.
– Ngay cả khi người ta thấy đi nữa thì làm sao? Có khi người ta thấy việc chúng ta làm và người ta khen hoặc chê; nhưng nhiều khi người ta dù có thấy nhưng thờ ơ chẳng có ý kiến khen chê gì cả (thí dụ chúng ta đi một đoạn đường, chúng ta thấy rất nhiều việc, nhưng chúng ta vẫn dửng dưng đâu có ý kiến gì); có khi mình làm việc tốt, người ta thấy nhưng lại hiểu sai và cho là việc xấu (thí dụ chuyện Quan Âm Thị Kính: Thị Kính thương chồng định lấy kéo cắt dùm một sợi râu của chồng, có người thấy thế tố cáo Thị Kính muốn dùng kéo giết chồng).
– Còn cái “thấy” của Chúa thế nào? Có câu hát: “Con kiến đen, nằm trên hòn đá đen, mà trời tối đen Ðức Chúa Trời cũng thấy”. Nghĩa là Chúa thấy hết mọi sự, ở khắp mọi nơi. Không gì mà Ngài không thấy. Và khi thấy thì Chúa luôn đánh giá: nếu thấy ta làm điều tốt thì Chúa vui và thưởng ta, còn thấy ta làm điều xấu thì Chúa buồn và phạt ta.
Ðức Giêsu dạy chúng ta đừng làm như người biệt phái “Họ làm mọi sự cốt cho người ta thấy”, nhưng hãy cố gắng luôn sống dưới cái nhìn của Chúa, làm gì dù có người thấy hay không, dù việc lớn hay việc nhỏ, việc chung hay việc riêng, hãy luôn làm vì muốn đẹp lòng Chúa.
- Chuyện minh họa
a/ Tiền giả
Có khi nào người ta dám quẳng bỏ những tờ giấy bạc không? Thưa có, khi đó là tiền giả. Nhiều người đã quẳng bỏ Kitô giáo vì thấy những kitô hữu giả hình (W.E. Biederwolf).
b/ Ông vua ở truồng
Một ông vua kia rất ham mặc áo quần đẹp. Hai tên lưu manh đến gạ gẫm: “Chúng tôi có thể dệt và may cho bệ hạ một bộ áo rất đặc biệt từ xưa tới nay chưa ai từng thấy. Nhưng áo này phải dệt bằng vàng”. Vì quá ham bộ áo đặc biệt ấy, nhà vua đưa cho hai tên ấy hết túi vàng này tới túi vàng khác. Thực ra chúng chẳng may gì cả. Rồi một hôm hai tên lưu manh cho biết áo đã may xong, mời nhà vua mặc thử. Chúng chỉ làm cử điệu tay chân như đang mặc áo cho nhà vua. Khi chúng cho biết đã mặc xong, nhà vua hỏi các quan chung quanh “Áo ta có đẹp không?” Ai nấy trầm trồ khen nức nở. Quá phấn khởi, nhà vua bảo quân hầu kiệu ngài ra các đường phố để khoe áo đẹp. Dân chúng hai bên đường cũng nức nở khen. Nhà vua rất sung sướng. Bỗng nhiên một đứa trẻ hô lớn: “Ông vua ở truồng! Ông vua ở truồng!”. Nhà vua nhìn lại mình và mới biết mình đang ở truồng thật.
- Lời nguyện cho mọi người
CT: Anh chị em thân mến
Ðức Giêsu đến trần gian không phải để được kẻ hầu người hạ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và tha thiết cầu xin.
- Hội Thánh luôn dùng đời sống phục vụ mà xoa dịu đau khổ của nhân loại / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa / nâng đỡ các công cuộc từ thiện của Hội Thánh / để qua đó Hội Thánh có thể giới thiệu Chúa cho mọi nước mọi dân.
- Trên thế giới ngày nay / từ những khu nhà ổ chuột ở các thành phố / cho tới tận những miến xa xôi hẻo lánh / rừng thiêng nước độc / lúc nào cũng có những người thiện nguyện / đang hy sinh cả tuổi thanh xuân / hạnh phúc riêng tư / và cả mạng sống của mình nữa / để phục vụ những anh chị em bất hạnh nhất của xã hội / những Ðức Kitô bị bỏ rơi / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa / gìn giữ những anh chị em ấy luôn được an toàn / và cho họ tìm được niềm vui trong việc phục vụ tha nhân.
- Ngày nay / bên cạnh rất nhiều người trẻ có tâm hồn quảng đại / âm thần phục vụ / thì cũng có một số người khác chỉ biết ăn chơi trác táng / hưởng thụ ích kỷ / không bao giờ biết quan tâm đến nỗi thống khổ / của những người nghèo chung quanh mình / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các kitô hữu / nhất là các kitô hữu trẻ / biết sống cho một lý tưởng cao đẹp.
- Sẵn sàng giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn / là một trong những cách sống đạo đẹp lòng Chúa nhất / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết vui với người vui / và khóc cùng người khóc như Thánh Phaolô đã dạy.
CT: Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em; còn ai muốn đứng đầu trong anh em, thì phải làm đầy tớ anh em”. Xin ban ơn trợ giúp để chúng con có thể sống như Chúa đã dạy. Chúa hằng sống và hiển trị.
- Trong Thánh Lễ
– Trước kinh Lạy Cha: Là những người nhận trách nhiệm lãnh đạo một số người nào đó, chúng ta dễ bị cám dỗ hám danh, bắt người ta phục vụ mình, kiêu ngạo v.v. Trong Kinh Lạy Cha sau đây, chúng ta hãy thành khẩn xin Chúa giúp chúng ta khỏi sa vào những chước cám dỗ ấy.
VII. Giải tán
Thánh lễ vừa xong, Anh chị em hãy trở về chu toàn những trách nhiệm của mình trong tinh thần phục vụ, khiêm tốn và yêu thương.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam