Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 122
Tổng truy cập: 1349903
CHÚA GIÊSU CHIUK PHÉP RỬA
CHÚA GIÊSU CHIUK PHÉP RỬA
Đức Thánh Cha Phanxicô
Cần biết và nhớ ngày rửa tội của mình
Vietvatican.news - Trưa Chúa Nhật 09/01/2022, Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, sau khi dâng lễ với việc ban bí tích Rửa tội cho 16 em bé tại Nhà nguyện Sistine, lúc 12 giờ, ĐTC đã cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. ĐTC khuyên các tín hữu hãy tìm biết và nhớ ngày Rửa tội của mình, và nhớ nó như một ngày lễ.
Bài huấn dụ của ĐTC trước khi đọc Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay cho chúng ta thấy khung cảnh nơi cuộc đời công khai của Chúa Giêsu bắt đầu: Người là Con Thiên Chúa và là Đấng Mêsia, đến bờ sông Giođan và được Gioan Tẩy Giả làm phép rửa. Sau khoảng ba mươi năm sống ẩn dật, Chúa Giê-su không xuất hiện với một phép lạ nào đó hay ngồi trên ghế giảng dạy. Người xếp hàng với những người đến lãnh nhận phép rửa từ Gioan. Bài ca phụng vụ hôm nay nói rằng dân chúng đến để chịu phép rửa với linh hồn và đôi chân trần, một cách khiêm tốn. Và Chúa Giêsu chia sẻ số phận của chúng ta là những kẻ tội lỗi, Người bước xuống về phía chúng ta: Người xuống sông như trong lịch sử thương tích của nhân loại, Người dìm mình trong dòng nước của chúng ta để chữa lành nó và Người dìm xuống với chúng ta, giữa chúng ta. Người không đi trên chúng ta, nhưng bước xuống về phía chúng ta. Người không đi riêng, cũng không với một nhóm đặc quyền. Nhưng Người đi với dân chúng, thuộc về đoàn dân đó và đi cùng với dân chúng để chịu phép rửa với đoàn dân khiêm tốn đó.
Chúng ta hãy dừng lại ở một điểm quan trọng: vào lúc Chúa Giêsu lãnh nhận phép rửa, bản văn cho biết “Người đang cầu nguyện” (Lc 3,21). Thật tốt khi chúng ta suy ngẫm điều này: Chúa Giê-su cầu nguyện. Nhưng bằng cách nào? Người, là Con Thiên Chúa, có cầu nguyện như chúng ta không? Có, Chúa Giê-su – như các sách Tin Mừng lặp lại điều này nhiều lần – dành nhiều thời gian để cầu nguyện: vào đầu mỗi ngày, thường là vào ban đêm, trước khi đưa ra những quyết định quan trọng... Lời cầu nguyện của Người là một cuộc đối thoại, một mối tương quan với Chúa Cha. Như vậy, trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể thấy “hai thời điểm” của cuộc đời Chúa Giêsu: một đàng, Người bước xuống về phía chúng ta, xuống nước sông Giođan; đàng khác, Người hướng tầm nhìn và con tim lên khi cầu nguyện với Chúa Cha.
Đó là một bài học lớn cho chúng ta: tất cả chúng ta, đều đắm chìm trong những vấn đề của cuộc sống và trong nhiều tình huống phức tạp, được kêu gọi đối diện với những khoảnh khắc và chọn lựa khó khăn vốn kéo chúng ta xuống. Nhưng, nếu chúng ta không muốn bị đánh bại, chúng ta cần phải nâng mọi thứ lên. Và đây chính là tác dụng của việc cầu nguyện. Cầu nguyện không phải là một lối thoát, không phải là một nghi thức ma thuật hay lặp đi lặp lại những câu kinh đã thuộc lòng. Nhưng cầu nguyện là cách để Chúa hành động trong chúng ta, để chúng ta nắm bắt được điều mà Người muốn truyền đạt cho chúng ta ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất, để có sức mạnh tiến về phía trước. Cầu nguyện giúp cho chúng ta vì nó liên kết chúng ta với Thiên Chúa, mở ra cho chúng ta cuộc gặp gỡ với Người. Cầu nguyện là đối thoại với Thiên Chúa, lắng nghe Lời Người, là thờ lạy Người: ở đó trong im lặng, phó thác cho Người những gì chúng ta sống. Và đôi khi, cầu nguyện cũng là kêu lên với Người như ông Gióp, thổ lộ ra với Người.
Cầu nguyện sẽ “mở cửa trời” (x. c. 21) như lối dùng một hình ảnh đẹp của bài Tin Mừng hôm nay: cầu nguyện cung cấp dưỡng khí cho sự sống để hít thở ngay cả khi đang gặp khó khăn và giúp cho chúng ta nhìn mọi sự với một tầm nhìn rộng lớn hơn. Trên hết, cầu nguyện cho phép chúng ta có kinh nghiệm giống như Chúa Giêsu tại sông Giođan: làm cho chúng ta cảm nhận mình là những người con được Thiên Chúa yêu thương. Khi cầu nguyện, Chúa Cha cũng nói với chúng ta, như đã nói với Chúa Giêsu trong Tin Mừng: “Con là con yêu dấu của Cha” (x. câu 22). Việc chúng ta trở thành con cái bắt đầu từ ngày Rửa tội, cho chúng ta được dìm mình trong Chúa Kitô và làm cho chúng ta trở thành những người con yêu dấu của Chúa Cha. Chúng ta đừng quên ngày Rửa tội của chúng ta! Nếu bây giờ tôi hỏi anh chị em: ngày rửa tội của anh/chị là ngày nào? Có thể một số sẽ không nhớ. Một điều đẹp là hãy nhớ ngày rửa tội của mình, bởi vì đó là ngày tái sinh của chúng ta, giây phút chúng ta trở thành con Thiên Chúa với Chúa Giêsu! Nếu không nhớ, khi trở về nhà, hãy hỏi mẹ, dì, ông bà: “Con rửa tội ngày nào?”, và học cách mừng lễ ngày được Rửa tội, để tạ hơn Chúa.
Và hôm nay, trong giây phút này, chúng ta tự hỏi: việc cầu nguyện của tôi thế nào? Tôi có cầu nguyện theo thói quen, miễn cưỡng, chỉ như đọc những công thức không? Hay tôi nuôi dưỡng sự thân mật với Chúa, đối thoại với Người, lắng nghe lời Người? Giữa bao nhiêu việc chúng ta làm hằng ngày, chúng ta đừng bỏ qua việc cầu nguyện: chúng ta hãy dành thời gian cho cầu nguyện, hãy dùng những lời khẩn cầu ngắn để lặp lại thường xuyên, hãy đọc Tin Mừng mỗi ngày. Cầu nguyện sẽ mở cửa trời.
Và bây giờ chúng ta hướng về Đức Mẹ, Đức Trinh Nữ cầu nguyện, người đã làm cho cuộc đời của mình trở thành một bài ca ngợi khen Thiên Chúa.
2.Trời mở ra
(Trích trong ‘Manna’ – Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ.)
Suy Niệm
Các Kitô hữu ở thế kỷ đầu thật hết sức bối rối trước sự kiện Đức Giêsu lãnh phép rửa của Gioan.
Tại sao Ngài lại đến với Gioan như một môn đệ để chịu phép rửa, nhằm bày tỏ lòng sám hối? Ngài có cần sám hối không nếu thật sự Ngài vô tội?
Đã có bao câu trả lời cho vấn nạn này.
Chúng ta chỉ cần nhìn ngắm Đức Giêsu bên bờ sông Giođan. Ngài đứng xếp hàng cùng với dân tộc của Ngài. Ngài trà trộn với những tội nhân muốn sám hối. Ngài chấp nhận dìm mình xuống cùng một dòng sông. Có ai nhận ra Ngài là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian không?
Đấng thánh thiện lại khiêm nhu đứng bên kẻ tội lỗi. Đấng sẽ làm phép Rửa trong Thánh Thần nay lại xin được chịu phép rửa sám hối trong nước.
Hành vi đầu tiên công khai của Đức Giêsu lại là một hành vi khiêm hạ, dìm mình, mất hút...
Ngài chỉ là một kẻ vô danh bên cạnh một Gioan tăm tiếng.
Nhìn Đấng Cứu Độ cúi mình chịu phép rửa, chúng ta hiểu được thế nào là đồng hành và liên đới.
Đồng hành với người khác đòi tôi phải đi chậm lại.
Liên đới với người khác đòi tôi nhỏ bé đi.
Đồng hành đòi tôi có chung một tâm tình với người khác.
Đấng vô tội nếm được cái ray rứt của tội nhân và cảm được nỗi khát khao đổi đời của họ. Đức Giêsu đã đồng hành với con người cho đến chết. Ngài đã chia sẻ thân phận của người nghèo, người khổ đau, người bị bỏ rơi, bị thất bại, bị kết án và cả thân phận khắc khoải của tội nhân.
Mầu nhiệm Nhập Thể là mầu nhiệm đồng hành.
Thiên Chúa tập làm người để hiểu được con người. Ngài cúi xuống để nâng con người lên.
Sau khi chịu phép rửa, Đức Giêsu cầu nguyện với Thiên Chúa. Ngài muốn gặp gỡ Cha trong tư cách là Con. Chính trong giây phút hiệp thông sâu đậm này mà Ngài cảm thấy được Thánh Thần tràn ngập, và tự thâm tâm, Ngài nghe rõ tiếng của Cha. Cha âu yếm gọi Ngài là Con và phong Ngài làm Mêsia:
"Con là Con của Cha. Hôm nay, Cha đã sinh ra Con."
Từ hôm nay, Đức Giêsu hiểu rằng giờ lên đường đã điểm. Thời gian ẩn dật ở Nadarét đã kết thúc.
Cha ban Thánh Thần để ủy thác cho Ngài một sứ mạng.
Đức Giêsu đã trải qua một kinh nghiệm tuyệt vời...
Sông Giođan, nơi Ngài gắn bó với tội nhân, với dân tộc, đã trở nên nơi Ngài gắn bó với Cha trong Thánh Thần.
Nơi đi xuống cũng là nơi đi lên.
Nơi Ngài được sai đến cũng là nơi Ngài đang hiện diện.
Chúng ta đã chịu phép Rửa của Đức Giêsu trong Thánh Thần. Phép Rửa này có đưa chúng ta lên đường phục vụ không?
Mỗi ngày, ta có lại thấy mình được Cha sinh ra không?
Gợi Ý Chia Sẻ
Càng lúc con người càng cảm thấy mình không thể sống lẻ loi. Sống là đồng hành, liên đới với người khác. Bạn nghĩ gì về khả năng sống với và sống cho người khác của bạn?
Khi Đức Giêsu cầu nguyện thì Thánh Thần ngự xuống và Cha ngỏ lời với Ngài. Có khi nào bạn được một kinh nghiệm tương tự như Đức Giêsu không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, khi đến với chúng con Chúa thường đến như một người hành khất. Chúa cần chút nước của người phụ nữ Samari. Chúa cần năm chiếc bánh và hai con cá. Chúa cần nhà ông Giakêu để nghỉ chân.
Chúa khiêm tốn cúi xuống xin chúng con, để rồi tuôn đổ trên chúng con nhiều gấp bội.
Xin dạy chúng con biết cách đến với mọi người, và khám phá ra đốm lửa nhỏ của sự thiện vẫn cháy sáng nơi lòng người tội lỗi. Ước gì chúng con nhìn tha nhân bằng ánh mắt của Chúa, dám hy vọng không ngơi vào lòng tốt của mỗi người, và can đảm tin tưởng vào sự quảng đại của họ, nhờ đó thế giới của chúng con trở nên nhân bản hơn và thần linh hơn.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam