Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 71
Tổng truy cập: 1362186
CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI
NHỮNG LẦN HIỆN RA
Các chương 20 và 21 thuật lại bốn lần Chúa Giêsu hiện ra khi Người sống lại: hiện ra với bà Maria Macđala (cc. 14-18), với các môn đệ mà không có ông Tôma (cc.19-23), với các môn đệ có ông Tôma trong tuần sau đó (cc. 19-23), với các môn đệ bên bờ Biển Hồ (chương 21 là chương mới được thêm vào Tin Mừng sau này). Một phần của nội dung trần thuật này đều thống nhất ở cả bốn Tin Mừng (ngôi mộ trống, hiện ra với các bà và với các Tông đồ). Thế nhưng Gioan, quả có sẵn trong tay các nguồn văn giống như các Tin Mừng Nhất Lãm, đã khôi phục lại cách rất khéo léo. Đặc biệt ông đã cá nhân hoá các kinh nghiệm về đức tin sau Phục Sinh, bằng cách quy kết các kinh nghiệm này cho những cá nhân riêng biệt, cũng như đánh dấu riêng các hình thức tin rất khác biệt: môn đệ được Chúa Giêsu thương mến tin mà không cần thấy (20,8); bà Maria Macđala chỉ nhận biết Chúa Giêsu khi Người gọi tên bà (20,16); các môn đệ thấy Người và tin vào Người (20,20); còn ông Tôma không muốn tin mà không thấy trước và sờ được Người.
Đối với Gioan, cuộc Thương Khó và cái chết là Giờ được tôn vinh. Sự sống lại của Chúa Giêsu và những lần Chúa Giêsu hiện ra trong vinh quang quả là quan trọng, vì chúng đến thánh hoá toàn bộ quá trình của Chúa Giêsu, suy diễn từ buổi sơ khai bắt đầu từ sự sống lại sau cùng: “Khi Người từ cõi chết chỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó; họ tin vào Kinh Thánh và lời Chúa Giêsu đã nói” (2,22). Ngoài ra, chúng còn chuẩn bị thời kỳ của Giáo Hội khi Chúa Giêsu lên cùng Chúa Cha.
BÀ MARIA MACĐALA, ÔNG SIMON PHÊRÔ VÀ NGƯỜI MÔN ĐỆ KIA
Tiểu đoạn 1-18 được xây dựng chung quanh bốn nhân vật: bà Maria Macđala, ông Phêrô và người môn đệ kia và Chúa Giêsu. Sự việc diễn ra gần bên mộ, sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần. Bà Maria Macđala mở đầu và kết thúc bài trần thuật với hai sứ điệp dành cho các môn đệ, thoạt đầu đưa tin Chúa bị đem đi khỏi mộ (c.2), sau đó loan báo sự Phục Sinh (c.18). Có nhiều cảnh tượng khác nhau; đoạn dành cho bà Maria Macđala bị việc đi thăm mộ của hai môn đệ làm gián đoạn. Tuy vậy độ cao bi thảm hiện rõ trong những lần liên tiếp chạy đi chạy lại ngôi mộ: Bà Maria “thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ” (c.2); người môn đệ kia “thấy những băng vải (vải liệm theo bản dịch phụng vụ) còn ở đó”. Ông Phêrô thấy “băng vải và khăn che đầu” (c.7). Cuối cùng người môn đệ kia “thấy và tin” (c.8). qua các dấu chỉ càng lúc càng rõ nét, độc giả được chuẩn bị đi từ các dấu lạ tiến đến mặc khải về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu.
NGÔI MỘ TRỐNG
Gioan có trước mặt trình thuật liên quan đến nhiều phụ nữ (chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu). Các Tin Mừng Nhất Lãm ghi nhận có hai bà (Mt 28,1), ba bà (Mc 16,1) hoặc nhiều hơn nữa (Lc 24,10). Gioan chọn xây dựng bài trần thuật của mình chung quanh một mình bà Maria Macđala. Việc bà đi đến mộ không nhằm mục đích thực dụng, bởi vì việc tẩm thuốc thơm đã được hai người đàn ông thực hiện vào áp ngày Sabát. Bà đến mộ trong tư thế thân thương và hiếu hạnh nhằm làm chậm đi sự chia cách với Chúa Giêsu và kéo dài tang lễ (như đã xảy ra trong Ga 11,31). Tình huống nhắc đến đêm tối (của sự chết) và một bước khởi đầu (ngày thứ nhất). Tảng đá đã bị lăn khỏi mộ. Giống như các thánh sử khác, Gioan phòng giữ mầu nhiệm về sự can thiệp của Thiên Chúa diễn ra mà không có nhân chứng, trước khi bà Maria đến. Cuộc gặp gỡ giữa bà Maria và Chúa Giêsu bị chậm lại vì được xen vào việc bà Maria chạy về gặp hai môn đệ.
HAI MÔN ĐỆ
Ông Phêrô và môn đệ Chúa Giêsu thương mến, cả hai đều có mặt ngay từ khởi đầu cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu trong một sự hết sức gần gũi với Người, đau thương cho ông Phêrô vì đã chối Thầy, trung thành nơi người môn đệ kia. Tích cực trong cuộc Thương Khó, hai ông còn tích cực hơn nữa trong việc khám phá mầu nhiệm Phục Sinh. Có sự chênh lệch giữa hai người cũng như có sự trổi vượt trong đức tin của người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến, bởi lẽ môn đệ kia chạy tới mộ nhanh hơn (dấu chỉ sự vồn vã ân cần lớn hơn chăng?), sau đó “ông thấy và tin”: dụng ngữ rõ ràng diễn đạt quá trình từ “thấy” đến sự gắn bó trọn vẹn với Chúa Giêsu Phục Sinh. Cảnh tượng đồ liệm hoặc trật tự các đồ này được sắp xếp chứng tỏ rằng thi hài của Chúa Giêsu không bị đánh cắp, mà Chúa Giêsu đã bỏ đi, để lại khăn có thứ tự nếp nang và đặt đúng vị trí Người mặc. Khác với anh Ladarô ra khỏi mồ, chân tay còn quấn vải, Chúa Giêsu không còn cần đến khăn vải nữa vì lẽ Người lìa bỏ thế giới loài người. Gioan không hề nói gì đến đức tin của ông Phêrô (Lc 24,12 nhấn mạnh ông Phêrô rất đỗi ngạc nhiên khi thấy những khăn liệm). Cho đến lúc ấy Kinh Thánh chưa hoàn toàn thuyết phục, tiếp nhận sự chứng nhận của nhiều dấu chỉ dồn dập trên đường của các môn đệ. Họ trở về nhà, nơi mà bà Maria Macđala sẽ mang Tin Mừng đến cho họ. Không tranh luận, không cạnh tranh ngoài mặt, cả hai môn đệ ra khỏi bài trần thuật cùng với sự trổi vượt thích đáng cho mỗi người: ông Phêrô được gia nhập trước tiên, trở nên cho Giáo Hội sơ khai một chứng nhân không thể chối cãi được. Còn người môn đệ kia trổi vượt hơn ông bởi sự gắn bó với Đức Kitô. Mối tương quan phức tạp giữa hai môn đệ này sẽ được minh giải nơi chương 21.
CHÚA NHẬT PHỤC SINH-A
RAO TRUYỀN ƠN PHỤC SINH– ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
SỨ ĐIỆP NIỀM TIN- Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê
Điểm đầu tiên cần ghi nhận đó là chúng ta đang đối diện với một mầu nhiệm. Một mầu nhiệm làm ta kinh ngạc và vượt trên chúng ta.
Đây chẳng phải là điều phi lý nhưng là điều vượt lên trên mọi rào cản của lý trí nhân loại và cách thức hiểu biết thực tại của chúng ta. Đây là điều cần phải được giữ bằng lòng mến và lòng tin hơn là bằng trí hiểu. Đây là điều mà càng khát khao thì ta càng thấu rõ tuy chắc chắn vẫn còn những điều vượt quá tầm tay của ta. Sau cùng, đây là điều mà ở đây ngay trong đời sống nhân loại không thể chạm tới được, thật tuyệt hảo và đầy ấn tựơng.
Khi chúng ta nói về mầu nhiệm, bất cứ mầu nhiệm nào nhưng nhất là mầu nhiệm Đức Giêsu sống lại, mầu nhiệm đó có liên quan đến ta cách riêng biệt và ta không thể giả vờ không biết điều ấy, mầu nhiệm này liên kết chặt chẽ với đời sống và hạnh phúc của ta. Một mầu nhiệm từ đó con người không thể “trốn thoát” mà không làm phương hại chính mình.
Cần thêm rằng thật tốt và ích lợi cho ai “chạm” đến hoặc được mầu nhiệm ấy chạm đến. Có người nghĩ rằng vì là mầu nhiệm nên điều đó làm nhục ta, làm ta mất danh giá, đánh mất tự chủ và sự cao cả, đánh gục ta ngay từ nền tảng lý trí và dẫn ta vào đường lối mù quáng của sự cả tin. Chẳng có gì sai lạc cả! Đối diện với mầu nhiệm nghĩa là với điều gì vượt trên việc ta kinh nghiệm về sự vật và con người, là dấu chỉ của cội nguồn cho thấy rằng con người không hoàn toàn là trần tục, và được mời gọi đến một thế giới cao hơn cái cát bụi trần đời này.
Sau cùng, mầu nhiệm nhắc nhớ, làm sống lại nơi con người nơi mà từ đó nó phát xuất ra, sứ mạng của nó ở trần gian, điểm đến và mục đích cuộc đời của nó. Đó chẳng phải là sự cao cả của con người khi sánh với thế giới thụ tạo đó sao?
Hôm nay chúng ta cử hành mầu nhiệm Đức Kitô sống lại, sự sống chiến thắng sự chết, bảo đảm cho sự sống vĩnh cửu của ta, được ẩn giấu nơi Thiên Chúa. Mầu nhiệm này không được truyền lại cho ta nhờ các nhà tư tưởng vĩ đại nhất lịch sử hoặc nhờ những nhà thần bí trong các tôn giáo. Ta cũng chẳng thể biết gì nhờ các pháp sư các phù thủy đủ loại qua các thời đại.
Mầu nhiệm này được mạc khải cho ta nhờ chứng cứ của “những người đã thấy và đã tin”. Không do kết quả nổ lực của con người, nhưng là bằng chứng của một kinh nghiệm lạ lùng đậm dấu ấn mãi mãi trong cuộc đời của con người. Là bằng chứng, ta chỉ có thể tin hoặc không tin chứ không thể chứng minh được. Nhưng một bằng chứng trở nên đáng tin nhờ dòng máu của các vị tử đạo, và hợp lý dù ta có chấp nhận hay không. Đó là lý do sự sống lại của Đức Giêsu Kitô là một mầu nhiệm của niềm tin nhưng hoàn toàn hợp lý và khả tín và hết sức quan yếu cho cuộc sống con người trong trần thế.
Gợi ý Mục Vụ
Trong việc dạy giáo lý và trong việc mục vụ suốt mùa Phục sinh, cần lưu tâm trao cho giới trẻ và những người trưởng thành một giải thích tốt rõ ràng về ý niệm và ý nghĩa của mầu nhiệm. Làm thế, một đàng ta tránh chủ thuyết tin mù quáng. Đàng khác ta muốn tránh không để mầu nhiệm được quan niệm như là điều gì phi lý, chỉ dành cho người tiền sử hoặc trẻ con hoặc cho người yếu tâm lý, và là điều không tương hợp cho con người tri thức trưởng thành ngày nay.
Xét lại ý niệm về mầu nhiệm đối với các tín hữu, bằng những từ ngữ rõ ràng chính xác, là điều quan trọng giúp người ta đến gần những mầu nhiệm lớn trong đời sống kitô bằng niềm tin và bằng lý trí. Tôi tin rằng hai chiều kích cần được nhấn mạnh.
Một, mầu nhiệm là điều hợp lý, tuy nó vượt xa biên giới của lý trí. Lý trí nói: Xa tầm tay của tôi, nhưng không nghịch lại những nguyên tắc chính yếu cho việc suy tư, và cũng có yếu tố cảm nhận được hoàn toàn hợp lý.
Hai, mầu nhiệm cần thiết cho đời sống con người. Dù họ không thể hiểu thấu hết mầu nhiệm, mầu nhiệm vẫn có liên hệ mật thiết với họ, thay đổi hướng sống, dù người ta chẳng quan tâm đến mầu nhiệm.
Thay vào đó, nếu họ để cho cuộc đời họ chạm đến mầu nhiệm, đó là điểm quy chiếu, một sức sống sẽ thâm nhập và tràn trào trong cả cuộc sống, biểu lộ trong mọi công việc. Trong cuộc sống đời thường của kitô hữu, của giáo dân, mầu nhhiệm Đức Giêsu Kitô phục sinh có còn quan trọng không? Vậy làm sao nó trở nên quan trọng đối với mọi người được?
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam