Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 149
Tổng truy cập: 1349942
Chúa hiện diện trong cuộc sống
Mc 6, 1-6
Con người dễ có định kiến về tha nhân. Khi một vĩ nhân về quê hương, thông thường dân làng tìm đến vì tò mò hơn là vì kính nể. Nếu ai không có những suy nghĩ sâu xa thì sẽ không xem trọng vĩ nhân đó bao nhiêu, nhất là khi người đó xuất thân từ gia đình nghèo, không có địa vị gì ở quê hương. Chúa Giêsu trở về quê nhà cũng bị dân làng nhìn theo kiểu đó: Giêsu, con của ông thợ mộc Giuse chứ có gì hay đâu và họ không muốn thay đổi quan niệm về Người. Chúa Giêsu biết rõ tâm lý của họ, nên đã nói: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình (Lc 4,24). Tuy Chúa Giêsu về với tư cách là Messia loan báo Tin mừng cho dân làng mình nhưng chẳng mấy ai để ý đến tư cách đó, họ không muốn tìm hiểu thêm về vai trò và con người thật của Người và tự nhốt mình trong những định kiến. Họ chỉ nhìn thấy Ngài với những nét dạng của người đồng hương nghèo khó, học từ làng quê. Tuy họ sửng sốt về lời giảng dạy của Ngài, nhưng những thành kiến đã chôn chặt họ không cho họ nghĩ xa hơn. Họ chỉ thắc mắc cách hời hợt: bởi đâu ông ta được như vậy như thể Chúa Giêsu ngẫu nhiên uyên bác mà thôi. Họ tò mò tìm đến với ý phủ nhận hơn là tin nhận!
Chúa Giêsu nhận thấy rõ thái độ của họ và người đã không làm phép lạ vì họ không có lòng tin, không có lòng thành tìm hiểu về sứ mạng của ngài. Ngày hôm nay, kitô hữu chúng ta biết về Chúa nhiều hơn, biết rõ hơn người Do thái xưa kia về lời giảng và thân phận của người. Tuy nhiên, chính chúng ta nhiều khi cũng chưa tỏ niềm tin của mình trước mặt mọi người. Nhiều lúc tôi cũng tự hỏi mình: có khi nào tôi có thái độ giống như người Do thái xưa đối với Chúa giêsu không. Cuộc sống tôn giáo với những nghi lễ thiêng liêng thánh thiện nhưng tôi không ý thức là mình đang được tiếp xúc với Chúa. Có lẽ vì lòng tin yếu kém hay lo lắng chuyện đời mà không nhận ra Chúa đang hiện diện với mình. Nếu tôi có lòng tin, tôi sẽ rất nghiêm trang, cung kính hết lòng khi khi tham dự thánh lễ, đặc biệt là khi rước Chúa và cầu nguyện vì biết Chúa hiện diện trong lời Kinh thánh và Bí tích Thánh thể, tôi sẽ nhận ra Chúa trong trong lương tâm của mình và trong những biến cố cuộc sống.
Xét lại chính mình, tôi biết Chúa đến cứu chuộc thế giới trong đó có tôi và bổn phận của tôi là nói về Chúa và làm chứng cho Chúa bằng cuộc sống của mình nhưng tôi đã thực hiện bổn phận này như thế nào. Cuộc sống đạo chúng ta nhiều lúc còn bị động, không thua gì những người làng Nazaret bao nhiêu: cho là mình quen biết nên không nhận ra Chúa hiện diện với mình mà chỉ coi ngài như phàm nhân, chỉ hơn mình một chút mà thôi, không hăng hái thêm được bao nhiêu, không biến đổi nên tốt hơn, không vui mừng về tình thương của Chúa đối với mình.
Điều đáng lo ngại nhất cho loài người chúng ta hôm nay là đi tìm những cái trước mắt, không để thời giờ đến với Chúa và tìm hiểu thực hư, hàng quãng cáo nào gây ấn tượng thì mua. Các nhà sản xuất thi nhau kích thích nhu cầu của chúng ta để tăng thu nhập và chúng ta cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi xã hội hưởng thụ dễ dãi này. Dường như chúng ta không giờ thinh lặng để nghe tiếng Chúa thì thầm và suy nghĩ về chuyện đạo đức bao nhiêu, nhất là thế hệ trẻ dễ bị những phim ảnh hấp dẫn, chat, games cám dỗ nhiều: sau giờ học thì nhiều học sinh “nhào vô” những thứ vui chơi giải trí tiện lợi này, không dành thời gian cho việc thờ phượng Chúa như trước nữa!
Để thắng vượt chính mình và nhận ra Chúa hiện diện trong cuộc sống, mỗi người chúng ta hãy năng đến với Chúa, xin Chúa mở lòng trí, mở đôi mắt đức tin để chúng ta sống đạo cho nên, và nhận biết trong những sự kiện lớn nhỏ đều có sự can thiệp của Chúa. Từ đó, chúng ta có đức tin ngày càng vững mạnh, vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống và giúp cho mọi người xung quanh cảm thấy hạnh phúc vì biết rằng Chúa yêu thương đang mời gọi con người cộng tác vào chương trình của Chúa và mai sau ban thưởng trên nước Ngài hiển trị.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam