Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 83
Tổng truy cập: 1357184
Chúa Là Con Đường Cho Con Bước Lên
Cập nhật : 19-05-2011 |
Chúa là Con Đường cho con bước lên
Nếu ai đã từng sinh hoạt Hướng Đạo thì đều biết rằng : Tráng sinh là cấp có lứa tuổi lớn nhất, là những thanh niên trưởng thành. Trong các nội dung sinh hoạt và tiêu chí để trở thành một Tráng sinh thực thụ và được mang danh hiệu với hai chữ RS (Rover Scout Hướng đạo sinh lên đường), thì phải qua một thử thách “tự lập trưởng thành” và kết thúc với nghi thức “Lên Đường”. Nghi thức nầy thường được cử hành bằng những dấu chỉ gợi ý sâu sắc : ngã ba đường để người “Tráng sinh lên đường” tự tìm lấy con đường chính thật mà tiến bước vào đời ; gậy hai đầu : để người tráng sinh lên đường chọn lựa nẻo thiện tránh bước đường tà... Hôm nay, sứ điệp Lời Chúa cũng gọi mời chúng ta “cử hành lễ Lên đường” theo Chúa Kitô, Đấng là Đường, Sự Thật, Sự Sống. Bởi chưng, đức tin của chúng ta, đức tin của người Kitô hữu luôn là một cuộc “lên đường” với Đức Kitô và trong Đức Kitô, cuộc lên đường đòi hỏi phải “chọn lựa lại” mỗi ngày những con đường do Đức Kitô đề nghị, canh tân mỗi ngày sự hiểu biết “Sự thật về Đức Kitô” và đào sâu mỗi ngày nguồn sự sống nơi Đức Kitô.
1. Đức Kitô xây đắp những con đường cứu độ: Qua những chỉ dẫn của các sách Tin Mừng, quả thật chúng ta đã tìm thấy có nhiều con đường do chính Đức Kitô thiết lập, có khi là gián tiếp qua những “thiên triệu”đặc biệt”, nhưng cũng rất nhiều khi trực tiếp qua những gọi mời lôi kéo cụ thể : - Con đường Truyền tin – Thăm viếng của Đức Maria : Nhờ sự Nhập Thể, Ngài đã đưa Mẹ Maria đi vào con đường cọng tác với Thiên Chúa trong công trình cứu độ ; và phải chăng, khi đã được cưu mang trong lòng Trinh Nữ, chính Ngài đã làm cho đôi chân bé bỏng của người thôn nữ Maria băng ngàn vượt suối mang Tin Mừng Nhập Thể báo cho người chị họ Isave. - Con đường tiền hô, dọn đường của Gioan Tẩy Giả : Người đã làm cho Gioan Tiền Hô nhãy cửng lên vui mừng trong lòng mẹ khi được Ngài viếng thăm để rồi mấy chục năm sau, cũng chính ông Gioan nầy đã thực hiện vai trò “tiếng hô trong hoang mạc” để dọn đường cho sự xuất hiện công khai của Đấng Cứu Thế. Nhưng cũng chính khi lựa chọn con đường tiền hô nầy, Gioan đã trả giá : bị Hêrôđê tống ngục, và chém đầu. - Con đường của các mục đồng Bê lem và các đạo sĩ phương Đông : Rồi Người đã kéo đám mục đồng ở Bê Lem khỏi giấc ngủ triền miên để bừng dậy trong nổi vui ngút ngàn được gặp hài Nhi Cứu Thế và đã lôi kéo Ba Vua Phương Đông lẽo đẽo qua muôn dặm đường trường để theo dấu sao lạ về chiêm bái Vua trời… - Con đường của những người nghèo tìm thấy ơn cứu độ : Và rồi sau đó, những kẻ mù què điếc câm, những người thu thuế bị kết án khinh khi, những cô gái điếm sống vật vờ vất vưởng bên lề đời, những người phung cùi bất hạnh trong hoang mạc cách ly…tất cả đã được “Ngài đưa vào con đường mới của sự đổi đời”, con đường tự do đích thực để mĩm cười sung sướng vì được chữa lành, vì được yêu thương, vì được hoán cải để ngẩng cao đầu bước đi trên một lộ trình mới trong tin yêu hy vọng. Ngài đã đưa những mảnh đời tưởng đâu đã chôn sâu trong lòng đất lạnh như con trai của bà góa ở Naim, như chàng thanh niên Lagiarô ở Bêtania…đã chỗi dậy bước đi trên nẻo đường của sự sống. - Con đường của những chàng trai dân chài quyết chọn nghề “chài lưới người”. Có ai ngờ trên bờ biển hồ Tibêriat, những tay nghề lão luyện vững vàng như Phêrô, Giacôbê, Gioan, đã vội vàng “bỏ lưới, bỏ cha, bỏ vợ con gia đình” lang thang cùng Ngài trên mọi nẻo đường cát bụi Palestina rao giảng Tin Mừng, để cuối cùng chính con đường ấy đã lần lượt dẫn đưa các ông người thì bị đóng đinh thập giá, kẻ bị lột da, kẻ khác bị chém đầu... ứng theo chính Lời Ngài đã nói hôm nao : “Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. Thì ra “con đường mang tên Kitô” không phải là con đường đầy hoa, con đường thênh thang của thảm đỏ thành công và hưởng thụ, của bạc tiền vinh quang trần tục, của sung sướng thỏa mãn dục vọng đam mê...nhưng chính là “con đường hẹp”, con đường thập giá, con đường Tám Mối Phúc Thật”, con đường vượt qua mọi gian nan thử thách ở đời nầy để dẫn lối đưa đường vào hạnh phúc vĩnh cữu. Bởi vì không chỉ nói mà chính Đức Kitô đã chọn đi trên con đường đó tới cùng. Thế nhưng rất lạ ! Suốt 2000 năm nay, đã có hàng hàng lớp lớp con người chọn đi trên “con đường mang danh Kitô” đó cho dù phải trả giá thật cao kể cả mạng sống. Còn chúng ta hôm nay thì sao ? Có lẽ không thiếu người đã chối khéo đề nghị bước theo con đường của Đức Kitô bằng đủ mọi lý do như đã được Tin Mừng liệt kể : “Xin Thầy cho tôi về chôn cất cha tôi, giã từ bạn hữu...”(Lc 9,57-62). Ngày nay, người ta từ chối con đường Kitô bởi vì con đường đó quấy rầy không cho họ kéo dài giấc ngủ ; ngăn cấm không cho họ tự do luyến ái, ngoại tình, phá thai ; can thiệp để họ thôi sống ích kỷ, hẹp hòi, gian dối, tham lam,...Bởi vì con đường đó luôn đòi hỏi phải vứt đi chiếc mặt nạ cồng kềnh của giã hình, kiêu căng biệt phái để mặc lại tấm áo đơn sơ trong sáng của trẻ thơ ; con đường đó kêu gọi yêu thương tha thứ thì người ta lại thích chia rẽ hận thù ; con đường đó hô hào làm phúc bố thí, chia sẻ, cho đi, thì người ta chỉ muốn khư khư nắm giữ cho nhiều cho chặt của cải và nếu bắt buộc phải cho thi sẽ cho cách bũn xĩn qua loa lấy lệ. Chúng ta vẫn thường hát với nhau : “Chúa là con đường cho con bước lên”, nhưng không biết chúng ta đã bước đi được bao nhiêu cây số trên nẻo đường đó hay cho tới mãi hôm nay vẫn “giậm chân tại chỗ”, thậm chí, đã “rẽ lối sang ngang” tự bao giờ !
2. Chân lý của Đức Kitô sao mà giản đơn đến thế. Trong tư tưởng và cái nhìn của Đức Kitô, mọi hành vi tưởng chừng vụn vặt, tầm thường như Giakê thập thò trèo lên cây sung đón đợi đã trở thành cơ duyên gặp gỡ, việc xức dầu của Maria ở Bêtania đã trở thành dấu chỉ của tình yêu, những đồng xu bé nhỏ của một bà góa nghèo đã trở nên kho tàng vô giá, và những trẻ em bé bỏng dại khờ đã trở nên những”khách quí danh dự và xứng đáng đầu tiên trong bàn tiệc Nước trời”. Và khi tuyên cáo “sự thật về mầu nhiệm Nước Trời, mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng Quyền năng quan phòng trên vạn vạt, vạn sự...”, thì Ngài cũng chỉ vận dụng những hình ảnh thân quen, những hiện thực gần gũi với đời thường cuộc sống : Con chim sẻ sẻ chẳng đáng mấy xu, cây huệ ngoài đồng không canh không cửi, hạt giống trên đồng, cỏ lùng trong ruộng, viên ngọc quí bỏ công đi tim, nén vàng gởi trao đem chôn dấu... Quả thật chân lý của Phúc Âm, sự thật của Đức Kitô luôn luôn chỉ là một Tin Mừng. Bởi chưng “Sự thật” đó đã cung cấp cho thế giới, cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời và kiếp nhân sinh : Kẻ nghèo hèn không phải bị bỏ đi mà là “được chúc phúc”, nước mắt khóc than không còn là bất hạnh phải tránh né mà là dấu chỉ để được phúc “ủi an”, cuộc sống lam lủ khó nghèo không còn là kiếp đọa đầy ô nhục mà đã trở thành “bài trường ca của khiêm hạ yêu thương trên giai điệu của thánh gia Nadarét”, và thập giá, bách hại, chết chóc chỉ là “hạt lúa mì rơi xuống mục nát đi để chờ ngày đơm hoa kết trái trong Vương quốc Nước Trời... ” Đón nhận Sự Thật do Đức Kitô mang đến đó chính là không ngừng tìm thấy “sự thật” nơi chính bản thân mình để bắt đầu lại : sự thật của tôi bây giờ hôm nay chính là “đứa con hoang” thân tàn ma dại phải trở về nhà cha ; sự thật của tôi hôm nay chính là một Matthêu, một Gia-kê bận bịu bù đầu với bạc tiền, kinh tế...cần yên lặng nghe tiếng gọi mời để đứng dậy làm lại cuộc đời trong quảng đại công chính ; sự thật của tôi hôm nay là những Simon với những thánh gia nặng nề của cuộc sống, gia đình, vợ con, áp lực xã hội...để can đảm đón nhận và vui vẻ bước đi cho tới đĩnh gô-go-ta cuộc đời. Sự thật của tôi hôm nay là chiếc thuyền câu rỗng cá với những cái bụng đói meo nhưng vẫn ngẫng cao đầu để trông lên bờ mà nhận ra “Chúa đó”. Sự thật của tôi một ngày nào đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay quyết xin cho được nói lại lời của tên trộm bên hữu : “Hôm nay nếu Ngài vào nước của Ngài xin nhớ đến con”.
3. Tìm cho được Sự sống Kitô Trong thánh lễ tại Sân vận động công viên quốc gia (Nationals park) sáng ngày 17.4 vừa qua tại thủ đô Washington, Đức Thánh Cha Bênêđictô, sau khi phân tích hai con đường “thiện-ác, tiêu cực và tích cực...” mà nhân dân Hoa Kỳ đang phải đối diện, đã kêu mời họ tìm về sức sống của Chúa kitô : “Nhân danh Chúa Giêsu, Tôi xin anh chị em hãy gạt bỏ mọi chia rẽ, và vui tươi hoạt động dọn đường cho Chúa, trong niềm trung thành với ý Chúa và luôn hoán cải theo ý Chúa. Nhất là tôi tha thiết kêu gọi anh chị em tiếp tục là men hy vọng của Tin Mừng trong xã hội Hoa Kỳ, nỗ lực mang ánh sáng và chân lý Tin Mừng trong sứ mạng xây dựng một thế giới công bằng và tự do hơn cho các thế hệ tương lai”. Nếu Đức Kitô thật sự là sự Sống dành cho tôi, thì cuộc sống của tôi, của gia đình tôi hôm nay sẽ thế nào đây ? Chắc chắn tiếng cười sẽ thay cho tiếng khóc vì sự Sống đang ban tặng niềm vui. Chắc chắn sẽ quảng đại bác ái ; vì sự Sống đã biến tôi thành người giàu ân sũng. Chắc chắn sẽ trên thuận dưới hòa, vì Sự Sống đang mang lại bình an ; chắc chắn sẽ chứa chan hy vọng vì Sự Sống đang mách bảo rằng : chết chính là cuộc lữ hành về nhà Cha. Quả thật, trên con Đường của Đức Kitô hôm nay, chúng ta lại phải bắt đầu. Bởi vì, như lời Đức Cố Giáo Hoàng G.P.II nói với giới trẻ năm 1988 : “Khám phá Đức Kitô là một cuộc phiêu lưu đẹp nhất đời chúng con. Nhưng khám phá ra Ngài một lần mà thôi thì không đủ. Mỗi khám phá người ta có về Người lại trở thành một lời mời gọi kiếm tìm Người hơn nữa…”. Chính thái độ khao khát của Tôma, của Philipphê trong Tin Mừng hôm nay đã nhắc bảo chúng ta hãy lên đường khám phá Đức Kitô, đến gần Đức Kitô, học biết và yêu mến Đức Kitô nhiều hơn nữa : “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường ?”…”Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, thì chúng con mãn nguyện”. Và chúng ta đừng quên : sự khám phá Đức Kitô để tiếp tục tiến bước trên con đường của Ngài không phải là những chuyện “chọc trời khuấy nước”, những công trình vĩ đại lớn lao, những hy sinh hãm mình của những bậc tu trì đạt đạo, những suy niệm thần bí cao siêu… mà cốt yếu là những hành vi ứng xử bình thường trong cuộc sống mỗi ngày, những hy sinh thầm lặng, những việc phục vụ âm thầm, những chiến đấu và chiến thắng tính hư tật xấu với cái tôi, những tràng hạt mân côi, những thánh lễ…Đó chính là những “mũi chỉ đuờng kim dệt nên tấm thảm họa hình Đức Kitô” mà trong lúc nhất thời, nhìn từ mặt trái, chúng ta sẽ không nhận ra cái nét đẹp tuyệt vời của “bức tranh tổng thể”, hay như cách nói của thánh Phêrô trong BĐ 2 hôm nay : “Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng người nhờ Đức Giêsu Ki-tô”.
Giuse Trương Đình Hiền |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam