Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 55
Tổng truy cập: 1360674
Chúa Mời Đến Dự Tiệc Của Người
Chúa Mời Đến Dự Tiệc Của Người
Hai điểm đáng chú ý trong dụ ngôn từ thánh sử Mátthêu: cách cư xử ác liệt của nhà vua khi những người được mời từ chối, và phần cuối của dụ ngôn về người không mặc áo cưới. Trong điểm thứ nhất, Mátthêu nối kết điểm này với sự tàn phá thành Giêrusalem năm 70 A.D.. Trong điểm thứ hai, Mátthêu hướng về vấn đề xét xử.
Trong dụ ngôn của Chúa Giêsu cũng như trong lời sấm của Isaia, sự chiến thắng cuối cùng của Thiên Chúa, vương quyền của Ngài, được diễn tả qua hình ảnh “bữa tiệc đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon.” Tin chắc vào vương quyền của Chúa, thánh Phaolô trong bài đọc hai “biết chịu thiếu thốn và biết hưởng sung túc” trên con đường trần gian.
Bữa tiệc ấy đã được dọn sẵn ngay cả lúc này nhưng có một số người từ chối (một số người Do-thái không tin vào Chúa Giêsu), và một số người khác đã đón nhận Đức Giêsu là Đấng Kitô (những người trong cộng đoàn của thánh sử Mátthêu). Tuy vậy, thánh Mátthêu căn dặn cộng đoàn của ngài, không đủ để dự lễ; họ phải mặc lấy trên mình áo cưới mà chủ tiệc đã cung ứng và quy định.
Mỗi một người chúng ta có thể đặt mình vào trong dụ ngôn này vì Thiên Chúa mời gọi mỗi một người đến dự tiệc cưới của Con Ngài và Thiên Chúa không chỉ mời gọi chúng ta một lần. Trong suốt cuộc đời chúng ta Thiên Chúa vẫn mở rộng tay ngỏ lời mời gọi.
Khi con người đặt ưu tiên vị kỷ của mình trên hết: những ưa thích riêng tư, những ý định và cần thiết cá nhân, con người ấy tự chọn mình làm quản trị cuộc đời của mình. Vì quá nhỏ nhoi, họ dần dần cô lập chính mình, cắt đứt liên kết với Thiên Chúa và những người chung quanh nữa.
Thiên Chúa mời gọi mỗi một người qua nhiều cách: qua cha mẹ, anh em, con cháu, bạn bè, láng giềng, hoàn cảnh của cuộc sống. Nhưng như sự tàn phá Đền Thờ Giêrusalem năm 70, cô lập, tự huỷ và buồn chán không là mục đích trực tiếp của Chúa mà là hậu quả của những lựa chọn sai lầm. Giả mà dân Do-thái xưa đón nhận ơn cứu độ của Con Một Thiên Chúa để tin rằng Ngài là Đấng Cứu Độ cho dân ngoại Rôma nữa, họ đã không quá kiêu hãnh để chống lại Đế Quốc Rôma chỉ bằng sức lực nhỏ nhoi của mình.
Thiên Chúa mời gọi chúng ta tham dự vào cộng đoàn của Chúa, chia sẻ bữa tiệc mà chính Ngài đã dọn ra. Nhưng khi chúng ta đặt những ước muốn ích kỷ của mình trên hết, sống chỉ để bảo vệ quyền lợi riêng tư của mình, chúng ta tự cô lập chính mình khỏi cộng đoàn, cắt đứt những liên kết và quan hệ có sức làm cho đời có ý nghĩa hơn. Chúng ta sẽ không tìm được hạnh phúc và bình an cho tới khi chúng ta thành thật để nhận ra “điều gì đã làm làm tôi từ khước lời mời để tham dự tiệc cưới đã dành sẵn cho tôi?” vì chỉ một mình Thiên Chúa có thể bảo đảm hạnh phúc cho mỗi một người. Sức lực loài người quá hạn hẹp và mỏng manh nhưng Thiên Chúa đã tự hiến tất cả để chúng ta được cứu độ, được có hạnh phúc mãi mãi và bình an vô tận.
Bài giảng của ĐGH Benedictô XVI "To Abide in Christ... To Abide in the Church" trong chuyến viếng thăm nước Đức
...Trong dụ ngôn cây nho, Chúa Giêsu không nói: "Các con là cây nho", nhưng: "Thầy là cây nho, các con là các ngành" (Ga 15:05). Nói cách khác: "Như các ngành được gắn liền vào cây nho, các con thuộc về Thầy!”
“Và khi con gắn liền với Thầy, các con cũng gắn bó và thuộc về nhau.” Sự gắn liền này không là một lý tưởng, một tưởng tượng, biểu tượng mối quan hệ – nhưng tôi gần như muốn nói – một nối kết thể lý, một trạng thái truyền sinh khi chúng ta gắn liền vào Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội là như thế, sống hiệp nhất với Chúa Giêsu và vì lợi ích của nhau, một sự hiệp thông có gốc rễ từ bí tích Thánh Tẩy, được cặm sâu hơn và lãnh nhận sinh khí mỗi ngày một hơn qua bí tích Thánh Thể. “Thầy là cây nho thật” thực sự có nghĩa là: “Thầy là anh em và anh em là Thầy”— một nhận dạng chưa từng có của Chúa với chúng ta, Giáo Hội của Người.
Nhiều người chỉ nhìn thấy những hình thức bên ngoài của Giáo Hội. Điều này làm cho Giáo Hội xuất hiện cách đơn thuần như chỉ là một trong nhiều tổ chức trong một xã hội dân chủ, có tiêu chuẩn và pháp luật rồi sau đó người ta có thể đánh giá và xử sự với một tồn tại phức tạp là "Giáo Hội".
Nếu được cộng thêm vào cách nhìn trên những kinh nghiệm đáng buồn rằng Giáo Hội có cả cá tốt và xấu, lúa mì và cỏ mọc lộn với lúa, và nếu chỉ có những khía cạnh tiêu cực được nhìn đến, mầu nhiệm vĩ đại và sâu thẳm của Giáo Hội không còn được nhận thấy nữa.
Kết quả là thuộc về cây nho này, thuộc về "Giáo Hội", không còn là nguồn mạch của niềm vui. Thất vọng và bất mãn bắt đầu loan truyền khi người ta có khái niệm nông cạn và sai lầm về “Giáo Hội”, “Giáo Hội lý tưởng” của họ bị tan vỡ! Rồi chúng ta sẽ không còn nghe bài hát bày tỏ tâm hồn vui sướng: “Tạ ơn Thiên Chúa vì nhờ hồng ân của Người tôi được gia nhập vào Giáo Hội của Người”, điều mà người Công Giáo qua các thế hệ đã ca tụng với tâm hồn đầy tin tưởng.
Chúa Giêsu nói tiếp: “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy” (Ga 15:4..)
Mỗi người chúng ta phải đối mặt với sự lựa chọn này. Chúa nhắc nhở chúng ta đang bị đe dọa khi ông tiếp tục câu chuyện ngụ ngôn của mình: "Nếu một người đàn ông không thực hiện trong tôi, ông được đúc ra như là một chi nhánh và vai, và các chi nhánh tập trung, ném vào lửa và đốt cháy" (Ga 15:6). Về vấn đề này, Thánh Augustinô nói: "Chi nhánh phù hợp chỉ một trong hai điều, hoặc là cây nho hoặc cháy: nếu nó không phải là cây nho, vị trí của nó sẽ được trong lửa, và rằng nó có thể thoát khỏi thứ hai , nó có thể có vị trí của nó trong cây nho "(Ioan Ev. Tract 81:3 [PL 35 năm 1842]).
Trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài
Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi;
trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ.
Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi;
tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.
Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người.
(Lạy Chúa,) dù bước đi trong thung lũng tối,
con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con.
Cây roi và cái gậy của Người, đó là điều an ủi lòng con.
Chúa dọn ra cho con mâm cỗ,
ngay trước mặt những kẻ đối phương;
đầu con thì Chúa xức dầu thơm,
chén rượu con đầy tràn chan chứa.
Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo con hết mọi ngày trong đời sống;
và trong nhà Chúa, con sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam