Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 78

Tổng truy cập: 1364217

CHÚA NÂNG CAO KẺ KHIÊM NHƯỜNG

 

CHÚA NÂNG CAO KẺ KHIÊM NHƯỜNG

"Ai tôn mình lên s b h xung; còn ai h mình xung s được tôn lên."

Chính Chuá Giêsu đã mạc khải cho chúng ta biết: Chúa thích những ai có lòng khiêm nhường. Tại sao vậy? Chúng ta hãy xem khiêm nhường là gì. Theo Tự Điển Công Giáo phổ thông, khiêm nhường là không vượt quá chính mình. Đây là nhơn đức giúp yêu thương mình đúng đắn, dựa trên việc đánh giá đúng vị thế của mình trước mặt Chúa và tha nhân. Khiêm nhường trong tôn giáo là nhận biết mình hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa. Khiêm nhường trong luân lý là nhìn nhận mình bình đẳng với người khác, không tự ti, không tự hạ quá đáng nhưng biết nhận ra những ân huệ Chúa ban mà cảm tạ Chúa.

Nhiều người Biệt phái được Thánh Luca kể lại trong Tin Mừng hôm nay không có lòng khiêm tốn, không biết vị trí của mình, nghĩ rằng mình là đáng kính hơn người khác. Họ vào phòng tiệc thì lo kiếm chỗ nhất. Họ không cần biết ai là quan trọng. Họ cho mình là số 1, không ai hơn họ nữa! Họ thiếu khiêm nhường nên không biết chỗ của mình. Chúa Giêsu là Thiên Chúa đến dự tiệc họ cũng không biết. Trong thực tế, họ muốn chiếm luôn chỗ của chúa. Đó cũng là một hình thức giống tội của nguyên tổ chúng ta: Muốn giành lấy vị trí của Thiên Chúa, mặc dù không có tài cán gì bao nhiêu. Họ không nhớ rằng, nếu Chúa rút ân huệ lại thì con người chỉ là cát bụi hư vô.

Hễ ai nhắc mình lên sẽ bị hạ xuống. Vua Saolê xưa kia tự phụ, không biết vâng lời, cãi lại mệnh lệnh Chúa nên bị truất phế. Chúa nâng cao những người phận nhỏ: Chúa chọn Đavít là con út trong gia đình Giêsê. Đavit vóc người thấp bé, không có công trạng gì hơn các anh mình trong gia đình hay xã hội lúc đó. Khi Samuel tới thì Giessê giới thiệu các anh của Đavid cho Samuel. Nhưng chúa lại không chọn ai trong số đó. Chúa chọn Đavid, vóc người bé nhỏ, khiêm nhường... Đến thời viên mãn, Chúa để cho Con Chúa xuống thế làm người. Chúa chọn một thôn nữ ở làng Nazarét, một ngôi làng nhỏ bé không mấy ai biết đến. Chính con Thiên Chúa cũng sinh ra trong cảnh nghèo đói, thiếu thốn, lớn lên trong cảnh nghèo cơ cực. Chúa đã sẵn sàng trở nên bé nhỏ nghèo hèn để cho chúng ta được lớn lên, được giàu sang, được dồi dào ơn phúc. Và đến lượt chúng ta cũng hãy cứu giúp anh chị em mình. Điều này không phải dễ làm. Người ta có xu hướng nhìn lên, ít ai nhìn xuống. Người ta bỏ ra cái gì thì mong gặt hái ngay một lợi lộc tương tự. Người ta sẵn sàng tốn vài triệu để đãi người có chức tước để nhờ vả chứ ít ai tính lỗ cho mình. Vì vậy, để thực hiện lời Chúa Giêsu, quan tâm đến người nghèo thì phải có lòng kính sợ Chúa, có lòng bác ái theo gương Chúa Giêsu, nhận biết Chúa là Cha, quãng đại khiêm tốn, tôn trọng mọi người và cũng là tự trọng nữa. Vì yêu mến Chúa nên không muốn làm Chúa phải nổi giận, vì anh em thiếu tình tương thân tương ái. Những người nghèo khổ, tàn tật không ai đoái hoài tới, Chúa muốn giúp đỡ cách gián tiếp nhờ lòng bác ái của chúng ta là môn đệ Chúa và cũng là con cái Chúa, thay mặt Chúa ở trần gian. Nếu chúng ta tin có đời sau, tin Chúa là Cha chung của mọi người thì chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người nghèo, để mai sau chính họ sẽ rước chúng ta vào thiên đàng vinh phúc.

 

24.Khiêm nhường phục vụ - Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Là người được sinh ra và lớn lên trong cùng một quê hương, ai cũng mong cho quê hương mình được bình an, cho mọi người được no ấm. Ai cũng mong cho quê hương mỗi ngày được giầu đẹp hơn. Ai cũng khát khao niềm an hoà trên quê hương đất nước. Thế nhưng ước mơ đó không thể từ trời rơi xuống. Ước mơ đó cần phải có những con người dựng xây, biết kiến tạo bằng cả cuộc sống dấn thân vì lợi ích của dân tộc. Một đất nước muốn an vui thịnh vượng, không thể có những con người “ăn trên ngồi trốc” mọi người, càng không thể có những loại người dùng địa vị của mình để vun quén cho bản thân, để hưởng thụ đến mức độ tha hoá đạo đức, những loại người như thế chỉ làm nghèo đất nước và khổ người dân. Một đất nước muốn được yên vui đầm ấm không thể có sự chia rẽ nội bộ hay phân biệt giai cấp và chủng tộc. Cần phải có sự đoàn kết yêu thương, và biết tôn trọng quyền lợi chung của mọi người. Mỗi người bất luận là ai, già hay trẻ, khoẻ mạnh hay tật nguyện đều phải được đối xử trong tôn trọng và yêu thương. Có như vậy cuộc sống mới yên vui, tình người mới đầm ấm.

Lời Chúa hôm nay cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta cần phải biết sống khiêm tốn với mọi người và sống hoà hợp với nhau trong yêu thương chân thành. Người làm lớn phải biết cúi mình phục vụ. Biết khiêm tốn khi sống giữa anh em, biết lấy tình yêu để đối xử với nhau một cách vô vị lợi. Chúa đã kết án thói trưởng giả của những người biệt phái. Thích dệnh dạng trong đám tiệc. Thích ngồi”mân cao cỗ đầy”. Họ dùng quyền bính để được người khác cúi mình phục vụ. Lối sống của họ chẳng có ích cho cộng đoàn mà còn làm khổ anh em. Chúa còn dạy chúng ta khi đãi tiệc, hãy thiết đãi cả những kẻ không có khả năng mời lại chúng ta một ly rượu. Đừng mời nhau theo kiểu “có qua có lại”, mà quan yếu là tình người với nhau. Con người cao qúy hơn tiền bạc, hơn mọi thứ vật chất trần gian, thế nên, phải biết đặt tình người hơn những tính toán lợi nhuận. Đừng vì những lợi nhuận vật chất mà loại trừ anh em, nhưng hãy dùng của cải mà mua lấy bạn hữu Nước Trời.

Đó cũng chính là cách sống mà Chúa đã thực thi trong suốt cuộc đời dương gian. Ngài đã chọn sinh ra trong cảnh cơ hàn. Ngài đã sống khiêm tốn ẩn dật giữa làng quê Nagiaret. Ngài đã đến trần gian không phải để được phục vụ mà là để phục vụ. Chính trong bữa tiệc ly, Ngài đã làm bổn phận của người tôi tớ khi cúi mình rửa chân cho các môn sinh. Chúa là Chúa, là Thầy nhưng chẳng màng đến địa vị cao qúy của mình, chỉ biết một điều là tự hủy chính mình để trở nên tôi tớ cho mọi người. Chúa cũng không chọn một đối tượng nào để phục vụ. Chúa cũng không loại trừ một giai cấp nào trong bàn tiệc mà chính Chúa thiết đãi. Tất cả mọi người từ đông chí tây đều được mời gọi tham dự yến tiệc mà Chúa đã dọn sẵn.

Hôm nay, Chúa vẫn mời gọi chúng ta đi tiếp con đường Chúa đã đi. Con đường khiêm nhu để đến với anh em, để sống hoà hợp và phục vụ anh em. Con đường kiêu ngạo chỉ dẫn đến sự xa rời anh em, và gây nên những đổ vỡ bởi đố kỵ ghen tương. Vượt lên trên sự khiêm nhu là tình yêu đại đồng với tha nhân. Không phân biệt giai cấp hay chủng tộc. Không phân biệt màu da sắc tộc, mỗi người đều được đón nhận trong yêu thương và kính trọng. Có như vậy, thế giới chúng ta đang sống mới an vui thịnh vượng. Có như vậy, thế giới chúng ta đang sống mới đượm thắm tình yêu và rộn ràng niềm vui tiếng cười.

Thế nhưng, giữa dòng đời này vẫn còn đó những kẻ lấy quyền bề trên để ức hiếp kẻ dưới, vẫn còn đó những người cha người mẹ sinh con ra chỉ mong con lớn khôn để có kẻ hầu người hạ, vẫn còn đó những người chồng đang hành hạ vợ mình như những tôi tớ trong nhà. Giữa dòng đời này vẫn còn đó những giọt nước mắt của những kẻ nghèo khó, tật nguyền, những kẻ bất hạnh, già nua không tìm được sự ủi an nâng đỡ của đồng loại. Thế giới sẽ không có an vui thịnh vượng, nếu con người không biết sống khiêm tốn, nhường nhịn và nâng đỡ nhau. Thế giới sẽ chỉ có tiếng khóc than, oan ức nếu trên mặt địa cầu này vẫn còn đó những kẻ kiêu căng, ngạo mạn và sống thiếu tình người. Thế giới sẽ đổ vỡ nếu không còn ai biết cúi mình để phục vụ anh em.

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: trên còn đường nhỏ hẹp sát sườn núi, một bên là vách núi cheo leo, một bên là vực sâu thăm thẳm, hai con dê núi đi ngược chiều nhau. Vì con đường quá nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một con vật đi qua, nên hai con dê qúa bối rối không biết tính toán thế nào để vượt qua nhau. Nếu chen lấn, chúng có thể rơi xuống vực thẳm và tan xương nát thịt. Chúng chợt nghĩ ra một cách: một con đã qùy mọp xuống đất để con kia bước qua mình. Thế là chúng ta tiếp tục con đường của mình.

Vâng, thế giới hôm nay nếu muốn cứu mình khỏi hố diệt vong cần phải biết xây dựng tình người hơn là xây dựng những cơ sở vật chất lộng lẫy nguy nga. Thế giới hôm nay muốn an vui thịnh vượng cần phải có những con người biết quên mình phục vụ anh em. Ước gì mỗi người chúng ta luôn học lấy bài học khiêm nhu của Chúa để đến với anh em, để tự hủy chính mình, để trở nên kẻ có ích cho tha nhân, ngõ hầu chúng ta cùng góp sức xây dựng cho quê hương được quốc thái dân an, cho nơi nơi thắm được tình Chúa tình người, cho mỗi người tìm được niềm vui trong việc lãnh nhận và trao ban những nghĩa cử yêu thương. Amen.

 

25.Hãy sống như Thầy Giêsu

(Suy niệm của Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

Hôm qua tôi mới nói chuyện với một chị rất đạo đức. Chị nói rằng cha xứ của chị rất tuyệt vời. Giá mà các cha giống được như cha ấy thì người bên lương theo đạo hết! Chẳng có ai làm được như cha ấy! Tôi nói: Oh rất tốt! Vậy cha xứ chị dạy giáo lý và rửa tội được bao nhiêu người trong một năm? Chị nói: cha xứ con không có thời gian dạy giáo lý, nhưng người bên lương đến đông lắm? Tôi nói rằng: con số đông không quan trọng, quan trọng là họ đã đến để gặp Chúa hay chỉ muốn tìm phép lạ? Ngày xưa tôi ở Nam Cát Tiên mỗi lần phát gạo thì người bên lương vẫn đông gấp đôi bên đạo, nhưng họ đến để lấy lương thực chứ không phải để theo đạo, mà Chúa cũng không muốn người ta theo đạo vì phép lạ hay vì lương thực! Và tôi nói tiếp: thưa chị, các linh mục chúng tôi chỉ cố gắng trở nên giống như Chúa Giêsu thôi, và chúng tôi để Chúa dùng chúng tôi theo ý Chúa miễn sao danh Chúa được vinh hiển. Vì mỗi người Chúa ban một cách sống để mình tôn vinh Chúa trong khả năng của mình. Mỗi cha có một khả năng. Mỗi cha có một cách để truyền giáo. Điểm chung của họ là trở nên giống Thầy Chí Thánh Giêsu yêu thương và phục vụ.

Hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta hãy trở nên giống Chúa trong khiêm nhu và bác ái. Khiêm nhu để đến với anh em, để sống hoà hợp và phục vụ anh em. Con đường kiêu ngạo chỉ dẫn đến sự xa rời anh em, và gây nên những đổ vỡ bởi đố kỵ ghen tương. Vượt lên trên sự khiêm nhu là tình yêu đại đồng với tha nhân. Không phân biệt giai cấp hay chủng tộc. Không phân biệt màu da sắc tộc, mỗi người đều được đón nhận trong yêu thương và kính trọng. Có như vậy, thế giới chúng ta đang sống mới an vui thịnh vượng. Có như vậy, thế giới chúng ta đang sống mới đượm thắm tình yêu và rộn ràng niềm vui tiếng cười.

Thế nhưng, ở đời người ta vẫn thích khoe khoang, vẫn thích phô trương công đức của mình nơi đầu đường phố chợ. Con người vẫn thích làm trung tâm điểm của mọi người. Ngay cả các linh mục, vẫn có những người thích được cất nhắc lên chức này chức nọ hay ít ra cũng ở những chỗ phố thị rộn ràng mới cân xứng tài đức của mình. Lòng tự tôn, tính tự kiêu khiến họ luôn xem trọng mình, để cao mình đến mức độ trở thành lố bịch trước anh em.

Chúa Giêsu không bao giờ muốn có những môn đệ như thế! Chúa Giêsu từng thao thức cho các môn đệ mình đừng mắc phải tính giả hình của nhóm biệt phái tự kiêu. Ngài mong muốn các môn sinh luôn khiêm tốn để dễ dàng cúi mình phục vụ bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào... Chúa mong muốn các môn sinh sống nghèo và gần gũi hòa đồng với người nghèo. Hãy sống đối xử tốt với người nghèo dù rằng họ chẳng có gì cho lại ta, nhưng họ vẫn là hình ảnh của Chúa, là anh em của ta, thế nên cần phải thương yêu họ như chính mình.

Nhưng đáng tiếc, vẫn có những người muốn thể hiện đẳng cấp ưu việt của mình bằng việc đi xe sang trọng, đến những nơi sang trọng và kết giao với những người sang trọng. Họ xấu hổ, mặc cảm khi đi chung với người nghèo. Tính tự tôn khiến họ xa lánh người nghèo và gần gũi kẻ quyền thế giầu có. Họ chỉ rao giảng cho người nghèo nhưng lạibỏ rơingười nghèo. Thế nên, người nghèo vẫn cô đơn, vẫn lẻ loi, vẫn sống trong tủi hận lầm than...Nhìn lại cách sống đôi khi mình lại chẳng bằng người bên lương. Tôi đã từng đến chữa bệnh thầy Tư Ngoan tại An Giang. Bệnh nhân rất đông, đa số người nghèo. Điều lạ là bếp ăn của thầy luôn có đồ ăn miễn phí cho người nghèo. Hàng trăm người tự lấy đồ ăn theo ý thích của mình. Thật ấm áp tình người. Thầy chữa bệnh cũng chẳng lấy tiền, chủ yếu là sống vì người nghèo và cho người nghèo.

Chúa Giêsu luôn sống nghèo và vì người nghèo. Liệu rằng người môn đệ Chúa có dám sống cho người nghèo hay không? Các điểm hành hương của chúng ta đã có phòng ăn nhân ái cho người nghèo chưa? Rất tiếc là chưa, nhưng lại nhan nhản dịch vụ ăn ngủ, buôn bán tranh ảnh để kiếm tiền cho trung tâm. Rấtmong các điểm hành hương nên có những xuất ăn miễn phí không nhiều nhưng ít là vài trăm xuất cho những ngày cao điểm cũng là điều nên làm.

Ước gì đời sống ky-tô hữu chúng ta cũng phác họa lại chân dung tình yêu Chúa cho tha nhân. Xin cho chúng ta luôn khiêm tốn để sống gần gũi hòa nhập với đám đông nghèo khó. Xin đừng vì thói trưởng gia, thích xa hoa mà tự kiêu, xa lánh người nghèo luôn có ở bên. Amen.

 

26.Sống cho người nghèo - Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Người xưa có câu: "Hu x t nhiên hương, hà tt đương phong lp", nghĩa là khi có mùi hương thì t nó thơm, không cn phi ra đứng đầu ngn gió. Khi mt người thc s là mt người tài gii, đạo đức, thánh thin thì hãy để mi người nhìn nhn ch đừng t mình nói ra. Và Người xưa cũng đã tng dy: "T khiêm thì người ta càng phc, t khoe thì người ta càng khinh".

Có người k rng: Mt ngày trong năm 11 tui, tôi tr v nhà khóc vì ch được giao mt vic nh ca chương trình Thiếu nhi ti nhà th, trong khi các bn khác được phân công vai chính. Thn nhiên, m tôi ly chiếc đồng h ca bà và đặt vào tay tôi.

- Con có thy gì không?

- Mt hp vàng, mt và nhng cây kim.

Ri bà m phía sau hp và nhc li câu hi. Tôi nhìn thy nhng bánh xe nh và nhng đinh vít. Bà nói: “Chiếc đồng h này s vô dng nếu thiếu đi mi phn, ngay c nhng phn con không th nhìn thy”.

Bài hc ca bà làm tôi vui sướng hơn tt c. Tôi đã không còn mc cm vì mình đóng vai ph. Tôi không còn l thuc bi vai này vai n mà quan yếu vic mình hết lòng vi vic được giao.

Thế nhưng, ở đời người ta vẫn thích khoe khoang, vẫn thích phô trương công đức của mình nơi đầu đường phố chợ. Con người vẫn thích làm trung tâm điểm của mọi người. Ngay cả các linh mục, vẫn có những người thích được cất nhắc lên chức này chức nọ hay ít ra cũng ở những chỗ phố thị rộn ràng mới cân xứng tài đức của mình. Lòng tự tôn, tính tự kiêu khiến họ luôn xem trọng mình, để cao mình đến mức độ trở thành lố bịch trước anh em.

Chúa Giêsu không bao giờ muốn có những môn đệ như thế! Chúa Giêsu từng thao thức cho các môn đệ mình đừng mắc phải tính giả hình của nhóm biệt phái tự kiêu. Ngài mong muốn các môn sinh luôn khiêm tốn để dễ dàng cúi mình phục vụ bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào... Ngài mong muốn các môn sinh đừng tìm đến những nhà cao cửa rộng, những đại gia sang trọng mà bỏ rơi người nghèo hay coi khinh người nghèo. Chúa mong muốn các môn sinh sống nghèo và gần gũi hòa đồng với người nghèo. Hãy sống đối xử tốt với người nghèo dù rằng họ chẳng có gì cho lại ta, nhưng họ vẫn là hình ảnh của Chúa, là anh em của ta, thế nên cần phải thương yêu họ như chính mình.

Nhưng đáng tiếc, vẫn có những người muốn thể hiện đẳng cấp ưu việt của mình bằng việc đi xe sang trọng, đến những nơi sang trọng và kết giao với những người sang trọng. Họ xấu hổ, mặc cảm khi đi chung với người nghèo. Tính tự tôn khiến họ xa lánh người nghèo và gần gũi kẻ quyền thế giầu có. Họ chỉ rao giảng cho người nghèo nhưng lại không sống cho người nghèo. Thế nên, người nghèo vẫn cô đơn, vẫn lẻ loi, vẫn sống trong tủi hận lầm than...

Chúa Giêsu luôn sống nghèo và vì người nghèo. Ngài đã chọn mái nhà nghèo để cư ngụ. Ngài đã chọn công việc tầm thường để kiếm kế sinh nhai. Ngài đã sống chung với dân nghèo làng Nagiaret. Cuộc đời công khai, Ngài luôn đi cùng người nghèo và đi đến người nghèo để thi ân, để phục vụ. Ước gì đời sống ky-tô hữu chúng ta cũng phác họa lại chân dung tình yêu Chúa cho tha nhân. Xin cho chúng ta luôn khiêm tốn để sống gần gũi hòa nhập với đám đông nghèo khó. Xin đừng vì thói trưởng gia, thích xa hoa mà tự kiêu, xa lánh người nghèo luôn có ở bên. Amen.

 

27.Bệnh 'muốn làm lớn' – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Con người luôn thích làm lớn, muốn làm lớn để thỏa mãn lòng tự cao tự đại của mình. Lịch sử đã ghi lại đày dẫy những con người mang bệnh 'muốn làm lớn', muốn trở thành 'mặt trời' để kẻ khác xoay chung quanh:

1/ Vua Babyon đã từng tuyên bố: “Ta sẽ lên trời, trên các vì sao của Thiên Chúa, ta sẽ bắc ngai ta, ta sẽ ngự trên núi Tao Phùng, nơi bồng lai cực bắc. Ta sẽ lên chót vót tầng mây, ta sẽ đồng hàng với Thượng Đế” (Is 14:13-14)

2/ César, khi chưa lên ngôi hoàng đế La-mã, đã nói 1 câu trở thành phần nào kinh điển cho hậu thế: “Thà làm số 1 ở 1 làng nhỏ hẻo lánh bên xứ Gaule, còn hơn làm số 11 ở kinh đô La-mã!”. Cha ông Việt Nam xưa thì nói: “thà làm đầu chuột hơn là đuôi voi”.

3/ Và hiện nay, hàng năm trên thế giới có xuất bản cuốn “Guiness”, sách ghi các kỷ lục thế giới, chẳng hạn: người nào chạy nhanh nhất, sống lâu nhất..., nghĩa là chỉ những ai số 1 ở một lãnh vực nào đó mới được ghi tên vào cuốn Guiness này, nhiều người đã cố gắng lập những kỷ lục kỳ cục cốt chỉ để nổi danh, để thế giới biết tiếng. Ví dụ: có người đã ra sức phá 1 hơi 2 cái đàn pianô trong vòng 5 phút! Dhanajay Kurksai, người Ấn, được mệnh danh là nhà quán quân của những kỷ lục kỳ cục như sau: năm 1981, anh đứng một chân liền một mạch 35 giờ đồng hồ; năm 1981: đi giật lùi một mạch 65 cây số; năm 1982: nhảy lò cò được 10 giờ 10 phút và nói liền 1 mạch không nghỉ 15 tiếng đồng hồ; tháng 10/1987: nuốt hết 2 kg 600 thủy tinh...

Tham vọng ở trên muôn người đã đẩy nhân loại vào biết bao những thị phi đắng cay. Một ông vua tham vọng bành trướng sẽ phát động chiến tranh. Một thương gia tham vọng giầu có sẽ tìm cách loại trừ người khác. Một ca sĩ, một nghệ sĩ... muốn mình nổi trội thường nói xấu, chê bai lẫn nhau. Một người đàn ông tính gia trưởng luôn nạt nộ vợ con để được “ăn trên ngồi trốc” mọi người. Một người phụ nữ lấn quyền thường hay “mắng con chửi chó suốt ngày”...

Xem ra ở đâu còn có người đầy tham vọng quyền bính thì ở đó vẫn còn những thị phi đắng cay. Ở đâu còn có người thích trưởng giả ở đó còn đó những bất công. Ở đâu còn có người thích “ăn trên ngồi trốc” ở đó vẫn còn những người thích đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Chúa Giêsu khi đến trần gian đã không ngần ngại sống một cuộc sống nghèo nàn như bao người. Ngài đến không để phục vụ mà tìm đến mọi người để phục vụ họ trong yêu thương. Ngài không tìm chốn cung điện nguy nga để dùng tiệc mà đi đến những mảnh đời bất hạnh để chia sẻ cho họ cái bánh, con cá mộc mạc nhưng đầy tình người. Ngài đã cúi mình thẳm sâu để phục vụ như người tôi tớ rửa chân cho ông chủ. Ngài đã hy sinh kể cả tính mạng để mạng lại niềm vui hạnh phúc cho nhân gian.

Hôm nay, Chúa vẫn mời gọi chúng ta đi tiếp con đường Chúa đã đi. Con đường khiêm nhu để đến với anh em, để sống hoà hợp và phục vụ anh em. Con đường kiêu ngạo chỉ dẫn đến sự xa rời anh em, và gây nên những đổ vỡ bởi đố kỵ ghen tương. Vượt lên trên sự khiêm nhu là tình yêu đại đồng với tha nhân. Không phân biệt giai cấp hay chủng tộc. Không phân biệt màu da sắc tộc, mỗi người đều được đón nhận trong yêu thương và kính trọng. Có như vậy, thế giới chúng ta đang sống mới an vui thịnh vượng. Có như vậy, thế giới chúng ta đang sống mới đượm thắm tình yêu và rộn ràng niềm vui tiếng cười.

Thế nhưng, giữa dòng đời này vẫn còn đó những kẻ lấy quyền bề trên để ức hiếp kẻ dưới, vẫn còn đó những người cha người mẹ sinh con ra chỉ mong con lớn khôn để có kẻ hầu người hạ, vẫn còn đó những người chồng đang hành hạ vợ mình như những tôi tớ trong nhà. Giữa dòng đời này vẫn còn đó những giọt nước mắt của những kẻ nghèo khó, tật nguyền, những kẻ bất hạnh, già nua không tìm được sự ủi an nâng đỡ của đồng loại. Thế giới sẽ không có an vui thịnh vượng, nếu con người không biết sống khiêm tốn, nhường nhịn và nâng đỡ nhau. Thế giới sẽ chỉ có tiếng khóc than, oan ức nếu trên mặt địa cầu này vẫn còn đó những kẻ kiêu căng, ngạo mạn và sống thiếu tình người. Thế giới sẽ đổ vỡ nếu không còn ai biết cúi mình để phục vụ anh em.

Xin cho chúng ta biết học lấy bài học khiêm nhu của Chúa để đến với anh em, để tự hủy chính mình, để trở nên kẻ có ích cho tha nhân, ngõ hầu cùng nhau góp sức xây dựng cho quê hương được quốc thái dân an, cho nơi nơi thắm được tình Chúa tình người, cho mỗi người tìm được niềm vui trong việc lãnh nhận và trao ban những nghĩa cử yêu thương. Amen.

 

28.Khiêm nhường phục vụ

(Trích dẫn từ ‘Cùng Nhau Suy Niệm’ – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)

Là người được sinh ra và lớn lên trong cùng một quê hương, ai cũng mong cho quê hương mình được bình an, cho mọi người được no ấm. Ai cũng mong cho quê hương mỗi ngày được giầu đẹp hơn. Ai cũng khát khao niềm an hoà trên quê hương đất nước. Thế nhưng ước mơ đó không thể từ trời rơi xuống. Ước mơ đó cần phải có những con người dựng xây, biết kiến tạo bằng cả cuộc sống dấn thân vì lợi ích của dân tộc. Một đất nước muốn an vui thịnh vượng, không thể có những con người "ăn trên ngồi trốc" mọi người, càng không thể có những loại người dùng địa vị của mình để vun quén cho bản thân, để hưởng thđến mức độ tha hoá đạo đức, những loại người như thế chỉ làm nghèo đất nước và khổ người dân. Một đất nước muốn được yên vui đầm ấm không thể có sự chia rẽ nội bộ hay phân biệt giai cấp và chủng tộc. Cần phải có sđoàn kết yêu thương, và biết tôn trọng quyền lợi chung của mọi người. Mỗi người bất luận là ai, già hay trẻ, khoẻ mạnh hay tật nguyện đều phải được đối xử trong tôn trọng và yêu thương. Có như vậy cuộc sống mới yên vui, tình người mới đầm ấm.

Lời Chúa hôm nay cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta cần phải biết sống khiêm tốn với mọi người và sống hoà hợp với nhau trong yêu thương chân thành. Người làm lớn phải biết cúi mình phục vụ. Biết khiêm tốn khi sống giữa anh em, biết lấy tình yêu để đối xử với nhau một cách vô vị lợi. Chúa đã kết án thói trưởng giả của những người biệt phái. Thích dệnh dạng trong đám tiệc. Thích ngồi"mân cao cỗ đầy". Họ dùng quyền bính để được người khác cúi mình phục vụ. Lối sống của họ chẳng có ích cho cộng đoàn mà còn làm khổ anh em. Chúa còn dạy chúng ta khi đãi tiệc, hãy thiết đãi cả những kẻ không có khả năng mời lại chúng ta một ly rượu. Đừng mời nhau theo kiểu "có qua có lại", mà quan yếu là tình người với nhau. Con người cao qúy hơn tiền bạc, hơn mọi thứ vật chất trần gian, thế nên, phải biết đặt tình người hơn những tính toán lợi nhuận. Đừng vì những lợi nhuận vật chất mà loại trừ anh em, nhưng hãy dùng của cải mà mua lấy bạn hữu Nước Trời.

Đó cũng chính là cách sống mà Chúa đã thực thi trong suốt cuộc đời dương gian. Ngài đã chọn sinh ra trong cảnh cơ hàn. Ngài đã sống khiêm tốn ẩn dật giữa làng quê Nagiaret. Ngài đã đến trần gian không phải để được phục vụ mà là để phục vụ. Chính trong bữa tiệc ly, Ngài đã làm bổn phận của người tôi tớ khi cúi mình rửa chân cho các môn sinh. Chúa là Chúa, là Thầy nhưng chẳng màng đến địa vị cao qúy của mình, chỉ biết một điều là tự hủy chính mình để trở nên tôi tớ cho mọi người. Chúa cũng không chọn một đối tượng nào để phục vụ. Chúa cũng không loại trừ một giai cấp nào trong bàn tiệc mà chính Chúa thiết đãi. Tất cả mọi người từ đông chí tây đều được mời gọi tham dự yến tiệc mà Chúa đã dọn sẵn.

Hôm nay, Chúa vẫn mời gọi chúng ta đi tiếp con đường Chúa đã đi. Con đường khiêm nhu để đến với anh em, để sống hoà hợp và phục vụ anh em. Con đường kiêu ngạo chỉ dẫn đến sự xa rời anh em, và gây nên những đổ vỡ bởi đố kỵ ghen tương. Vượt lên trên sự khiêm nhu là tình yêu đại đồng với tha nhân. Không phân biệt giai cấp hay chủng tộc. Không phân biệt màu da sắc tộc, mỗi người đều được đón nhận trong yêu thương và kính trọng. Có như vậy, thế giới chúng ta đang sống mới an vui thịnh vượng. Có như vậy, thế giới chúng ta đang sống mới đượm thắm tình yêu và rộn ràng niềm vui tiếng cười.

Thế nhưng, giữa dòng đời này vẫn còn đó những kẻ lấy quyền bề trên để ức hiếp kẻ dưới, vẫn còn đó những người cha người mẹ sinh con ra chỉ mong con lớn khôn để có kẻ hầu người hạ, vẫn còn đó những người chồng đang hành hạ vợ mình như những tôi tớ trong nhà. Giữa dòng đời này vẫn còn đó những giọt nước mắt của những kẻ nghèo khó, tật nguyền, những kẻ bất hạnh, già nua không tìm được sự ủi an nâng đỡ của đồng loại. Thế giới sẽ không có an vui thịnh vượng, nếu con người không biết sống khiêm tốn, nhường nhịn và nâng đỡ nhau. Thế giới sẽ chỉ có tiếng khóc than, oan ức nếu trên mặt địa cầu này vẫn còn đó những kẻ kiêu căng, ngạo mạn và sống thiếu tình người. Thế giới sẽ đổ vỡ nếu không còn ai biết cúi mình để phục vụ anh em.

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: trên còn đường nhỏ hẹp sát sườn núi, một bên là vách núi cheo leo, một bên là vực sâu thăm thẳm, hai con dê núi đi ngược chiều nhau. Vì con đường quá nhỏ hẹp, chđủ cho một con vật đi qua, nên hai con dê qúa bối rối không biết tính toán thế nào để vượt qua nhau. Nếu chen lấn, chúng có thể rơi xuống vực thẳm và tan xương nát thịt. Chúng chợt nghĩ ra một cách: một con đã qùy mọp xuống đất để con kia bước qua mình. Thế là chúng ta tiếp tục con đường của mình.

Vâng, thế giới hôm nay nếu muốn cứu mình khỏi hố diệt vong cần phải biết xây dựng tình người hơn là xây dựng những cơ sở vật chất lộng lẫy nguy nga. Thế giới hôm nay muốn an vui thịnh vượng cần phải có những con người biết quên mình phục vụ anh em. Ước gì mỗi người chúng ta luôn học lấy bài học khiêm nhu của Chúa để đến với anh em, để tự hủy chính mình, để trở nên kẻ có ích cho tha nhân, ngõ hầu chúng ta cùng góp sức xây dựng cho quê hương được quốc thái dân an, cho nơi nơi thắm được tình Chúa tình người, cho mỗi người tìm được niềm vui trong việc lãnh nhận và trao ban những nghĩa cử yêu thương. Amen.

 

29.Kẹt! – Như Hạ, OP

Ðức khiêm nhường giúp chúng ta nhận biết mình yếu đuối và bất xứng trước nhan Thiên Chúa toàn hảo và nhân lành. Người khiêm nhường nhận thức rằng người nghèo nhất tại bàn tiệc cũng xứng đáng, có lẽ xứng đáng hơn họ, vì người nghèo gần Ðức Giêsu và sứ vụ của Người nhất (x. Fahey 1994:577, 579).

HAI THÁI ÐỘ SỐNG.

Ðức Giêsu đã đưa ra những hình ảnh thật sống động để diễn tả đức tính vô cùng cần thiết trong Nước Chúa: khiêm nhường. Nói khác, sống trong Nước Chúa cũng giống như trường hợp "anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất. Trái lại, hãy ngồi vào chỗ cuối." (Lc 14:8, 10) Ðó là thái độ của người được mời vào dự hôn lễ Con Chiên (Kh 19:7) Chỉ có thái độ đó mới thực sự làm cho người dự tiệc cưới Con Chiên được hạnh phúc. Thái độ khiêm cung là thái độ của người nghèo Giavê, người được hưỡng mối phúc đầu tiên và được mời vào chung vui trong Nước Chúa. Chỉ những người nghèo như thế mới được mời mà thôi. Trên đời, họ bị thiệt thòi đủ mặt, nhưng lại được Chúa chúc phúc: "Hạnh phúc thay kẻ được mời đến dự tiệc cưới của Con Chiên!" (Kh 19:9)

Khi đón nhận được hạnh phúc đó, họ sẵn sàng lên đường. Hành trình của họ rất đơn giản. Họ chỉ cần một chiếc áo cưới là lòng khiêm cung. Áo đó rất đơn sơ. Lối phục sức và thái độ của họ không lôi kéo nổi ai, ngoài Chúa. Chính khi tìm đến chỗ cuối, họ đã biết rõ thân phận và địa vị của mình. Cuộc sống đã đẩy họ vào đường cùng. Nhưng Thiên Chúa luôn xuất hiện ở đường cùng để giải cứu những ai hết lòng tin tưởng nơi quyền năng vô biên của Người. Cách xử sự đó khác hẳn với người đời. Người đời chỉ chú trọng đến những ai ăn trên ngồi trốc và tranh giành miếng đỉnh chung. Bởi đó mới có những cảnh vinh nhục. Vinh nhục đó có khi diễn ra ngay trong bàn ăn. Người tự kiếm vinh hoa không tương xứng với mình có thể trải qua những giây phút bàng hoàng, "phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối." (Lc 14:9) Ngược lại, có những cảnh vinh thăng bất ngờ. Giá trị được nâng cao khi chủ tiệc phát hiện: "Xin mời ông bạn lên trên cho." (Lc 14:10)

Cảnh vinh nhục đó chỉ diễn ra tại một xó góc nào trong bữa tiệc, nhưng cũng trở thành một bài học khôn ngoan cho hậu thế: "Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên." (Lc 14:11; Ed 22:32) Sự thật vẫn là sự thật. Ðánh giá quá mức về mình nhiều lúc không phù hợp với thực tế. Thái độ khôn ngoan đòi phải kiên nhẫn chờ đợi Thiên Chúa. Tính chủ quan dễ mê hoặc lòng người. Ðức Giêsu muốn tránh cho môn đệ khỏi mắc tính chủ quan đó. Nên Người dặn dò kỹ lưỡng.

Tuy nhiên Ðức Giêsu chỉ mượn khung cảnh tiệc cưới để dạy một bài học cao siêu hơn. Thiên Chúa chính là chủ tiệc cưới Con Chiên. Tiệc cưới chính là Nước Trời. Chính Người sắp xếp mọi thứ bậc trong bữa tiệc. Con người không có quyền định đoạt cho chính mình. Bởi vậy thái độ tự tôn không thể chấp nhận được. Nếu biết mình, con người sẽ thấy ngay vị thế của mình trong bữa tiệc. Ai chẳng muốn tìm chỗ "ngon"? Nhưng chỉ có những người đánh giá mình thấp hơn những người khác, mới được vinh dự nghe lời chủ tiệc: "Xin mời ông bạn lên trên cho." (Lc 14:10) Chỗ vinh dự này không ai tự dành cho mình. Nhưng Chúa cho ai, nấy được. Không phải vì tài năng hay đức độ, con người có thể đạt đến công trạng xứng đáng hưởng vị thế đó. Nhưng con mắt Chúa để ý đến những ai hèn mọn. Chính Ðức Maria đã phải thốt lên: "Phận nữ tì hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới" (Lc 1:48) khi cảm nhận hồng ân Chúa vượt ngoài mọi dự tính. Chính vì hạ mình quá sâu thẳm, nên Mẹ đã được Chúa cất nhắc lên trên các thiên thần và loài người. Không còn vinh dự nào lớn hơn! Mẹ là người khách đã ngồi chỗ thấp nhất trong bữa tiệc. Mẹ đã hoàn toàn từ bỏ chính mình, bởi thế Mẹ đã có thể hòa mình với mọi người và có thể trải rộng tình thương trên toàn thể nhân loại. Bởi đó đã được vào dự hội vui với Chúa. Mẹ đã được mời lên cao hơn chín phẩm thiên thần!

Chính vì thế Mẹ đã trở thành gương mẫu cho những ai muốn vào dự tiệc cưới Con Chiên. Thái độ khiêm cung đã khiến Mẹ gần gũi những người khó nghèo và đau khổ. Nếu đứng vai chủ tiệc, chắc chắn Mẹ đã mời "những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù." (Lc 14:13) Họ là những người bị gạt ra ngoài xã hội chỉ vì "không có gì đáp lễ" (Lc 14:14) theo lối sống "hòn đất ném đi, hòn chì ném lại" hay "bánh ích đi, bánh qui lại" ngoài xã hội. Nhưng chính khi mời những người như thế, mới thấy tính cách vô tư và quảng đại của người chủ tiệc. Phải có một tấm lòng, một lối sống và một cái nhìn khác thường mới có thể thái độ như vậy. Một tấm lòng vô vị lợi. Một lối sống khiêm cung, hòa mình với những người nghèo khổ. Một cái nhìn vượt khỏi những tính toán trần tục và vươn cao trên những biên giới đời này. Có thế "ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại." (Lc 14:14) Chính niềm hi vọng đó đã khiến ông coi tất cả chỉ là phương tiện phục vụ con người. Càng phục vụ những người nghèo khổ, càng nắm chắc niềm hi vọng. "Vì quyền năng Ðức Chúa thì lớn lao: Người được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường." (Hc 3:20) Trước mặt ông, con người không được đánh giá qua của cải trần thế. Chỉ có niềm tin mới có thể xác định giá trị con người mà thôi. Niềm tin đó mạc khải cho ông thấy mọi người đều là hình ảnh Thiên Chúa và là đối tượng cứu độ của Ðức Giêsu. Ðó chính là giá trị đích thực khiến Thiên Chúa mời mọi người vào dự tiệc Nước Trời.

TÌM MỘT CHỖ TRONG TIỆC CƯỚI.

Thiên Chúa chính là chủ tiệc đích thực. Khi sai Con Chúa đến trần gian, Người muốn chuyển thiệp hồng đến từng người trong cộng đồng nhân loại. Bữa tiệc khoản đãi mọi người không phân biệt giàu nghèo, nam nữ, chủng tộc, văn hóa, tôn giáo v.v. Con Chúa đã hạ mình xuống làm người tôi tớ chuyển thiệp hồng khắp ngang cùng ngõ hẻm. Nhưng hỏi mấy người đến dự tiệc? (Mt 22:1-10) Cuối cùng chỉ có "những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù" nhập tiệc mà thôi. Vâng lời Chúa, Giáo hội đã xả thân giúp đỡ những người nghèo khổ, xấu số. Giáo hội mong đợi gì? Phải chăng mong chiêu dụ tín đồ? Thực ra, Giáo hội chỉ biết phục vụ. Nếu người ta đọc được ý nghĩa chứng từ, Giáo hội hân hoan cảm tạ Chúa. Nếu họ muốn giải thích sai chứng từ, Giáo hội cũng chỉ biết cầu nguyện và kiên nhẫn làm chứng. Muốn hay không muốn trở thành tín đồ, việc hoàn toàn tùy thuộc quyết định cá nhân.

Trước ông chủ tối cao là Thiên Chúa, chúng ta đều là "những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù" cả. Thế nhưng có lẽ chúng ta vẫn cứ tưởng mình đáng chiếm chỗ tốt hơn, ngon hơn những người khác. Nhất là khi có chức có quyền, chúng ta lại càng tưởng mình xứng đáng hơn. Nhưng thật ra "càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Ðức Chúa" (Hc 3:18) và chiếm được lòng người nữa. Chức vị không làm con người cách xa anh em đồng loại, nhưng chỉ là một phương tiện đưa mọi người "tới dự hội vui, dự đại hội giữa các con đầu lòng của Thiên Chúa, là những kẻ đã được ghi tên trên trời." (Dt 12:22-23) Ðại hội đó phải diễn ra ngay tại thế, giữa các cộng đồng dân Chúa. Thế nhưng, nhiều cộng đồng vẫn chưa chấp nhận sự có mặt của những người anh em khác màu da, phong tục, văn hóa. Trong Ðại Hội Liên Dòng Toàn Quốc Hoa Kỳ mới đây, nữ tu Mary Mollison cho biết trong lịch sử phần đông các dòng tu tại Hoa Kỳ đã không thâu nhận các thành viên thuộc các sắc tộc khác. Ngày nay nhiều dòng "đang thực hiện tìm đường lối để xóa bỏ sự kỳ thị chủng tộc trong các cộng đoàn chúng ta." (VietCatholic 29/8/2001) Như thế, chính những người hiến trọn đời cho Tin Mừng vẫn chưa thực hiện được một đòi hỏi căn bản của Tin Mừng. Có những cấp độ mâu thuẫn ngay trong Giáo hội Hoa Kỳ. Ví dụ giáo phận cho phép thành lập các giáo xứ Việt Nam biệt lập, trong khi Hội Dòng Hoa Kỳ vẫn bắt buộc anh em Việt Nam lệ thuộc. Hi vọng chính sách toàn cầu hóa sẽ ảnh hưởng lớn tới các cộng đồng dòng tu tại đây. Vấn đề kỳ thị phải chấm dứt, Tin Mừng mới có thể rao giảng cho mọi người.

 

30.Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Hữu Duyên

Hôm nay, Đức Giêsu vào nhà một thủ lãnh các người biệt phái để dùng bữa. Một sự việc bình thường trong xã hội Do Thái: người ta thường mời bạn hữu về nhà, sau buổi cầu nguyện ở Hội Đường ngày Sabbat. Người ta không chú trọng đến việc ăn uống, vì chỉ là những món ăn bình dị, nhưng là cơ hội để trao đổi và thảo luận về cuộc sống. Chúng ta cũng đã có dịp thấy Chúa Giêsu đến dùng bữa ở nhà Simon biệt phái.

Đời thường trong những cái bình dị nhất của nó vẫn là nơi Thiên Chúa hiện diện, viếng thăm và mang lại cho nó một ý nghĩa mới, một định hướng, một sức mạnh. Và người ta phải biết đón nhận những dấu chỉ của nó. Đấy chính là điều sách Đức Huấn Ca nhắc nhở.

Chả cần phải là một người thông minh, tài trí, cũng có thể thấy ở những bữa ăn ngày Sabbat ấy không có những hạng người nghèo khổ, bọn cùng đinh, bọn tội lỗi, bọn thu thuế hay đĩ điếm.. Một người Do Thái chân chính không thể hòa mình với bọn người ti tiện này. Đó là sự phân chia giai cấp hết sức rõ ràng trong xã hội Do Thái, sự phân chia mang tính "tôn giáo". Từ sự phân chia ấy, hình thành một lối suy nghĩ, một lối sống mặc nhiên, thầm kín nhưng hết sức mãnh liệt: "phải được xã hội thừa nhận địa vị ưu tuyển,thế giá đạo hạnh trước mọi người", lối sống mà Đức Giêsu luôn phải đối diện: "sống giả hình", "những kẻ được mời, chọn chỗ nhất". Cách sống và suy nghĩ ấy đã đẩy xô đại đa số những người nghèo khổ vào nỗi tủi nhục "không danh phận", trong đời thường của những bữa ăn, và cả trong kinh nguyện và thờ phượng nữa.

Xã hội chúng ta tự hào về nếp sống văn minh, nhưng vấn đề cũng không kém phần gay gắt. Cứ nhìn vào những tổ chức cưới hỏi, ma chay người ta có thể hiểu được cái não trạng giả hình ấy đã chồng chất thêm mâu thuẫn và bất ổn: có những đám cưới thuê bao cả 30 xe đời mới trong đám rước dâu chỉ để đưa rước 50 người khách mời..

Sự có mặt của Đức Giêsu trong bữa ăn hôm nay, hay ở nhà Simon biệt phái, cũng như trong mọi hiện diện khác mau chóng bộc lộ tính chất TIN MỪNG. Nếu như khi đồng bàn với những người nghèo, với bọn thu thuế và tội lỗi, Chúa Giêsu bộc lộ thái độ trân trọng, yêu thương, tha thứ, để bất kể là ai trong số họ cũng nhận ra được tấm lòng bằng hữu của Người, được giải phóng khỏi tâm trạng bị khinh miệt, bị kết án, bị loại trừ, thì ở đây Người tố giác tính chất "giả hình", "tính ưa chuộng địa vị, tìm kiếm thế giá", để đòi hỏi phải mở rộng bữa ăn cho những người nghèo.

Có một sự thật trong đời sống Đức Giêsu mà chúng ta phải làm sáng tỏ để hiểu con người và sứ điệp của Người: Không những người nhận vào ăn trong nhà những người tội lỗi, mà chính nhà của Ngài, hay những nơi Ngài cư ngụ, người ta thường thấy bọn cùng đinh tội lỗi đồng bàn với Ngài và các môn đệ, thế nên có dư luận kết án Ngài "là kẻ mê ăn uống và say sưa với bọn đàng điếm và tội lỗi". Bữa Tiệc Ly chỉ là bữa cuối cùng Ngài thết đãi họ. Bữa ăn là một sinh hoạt đời thường, nhưng bữa ăn của Đức Giêsu lại luôn mang tính LOAN BÁO TIN MỪNG. Bữa ăn giải phóng cho con người. Những gì được nói tới trong dụ ngôn hôm nay, thực chất chỉ là phản chiếu SỰ THẬT ĐỜI SỐNG của Đức Giêsu.

Qua đó chúng ta có cảm nghiệm chắc chắn là "Bữa Tiệc Nước Trời" đã hiện diện ngay giữa những bữa tiệc đời thường khi nó được mở ra cho những người nghèo khổ. Khi người nghèo được kính trọng, được yêu thương, được tha thứ, được là bạn hữu. Rõ ràng điều ấy không thể đi đôi với thái độ "ưa tìm chỗ nhất", thái độ "vinh vang trong kiếm tìm địa vị, kiếm tìm thế giá, dù là thế giá đạo đức". Thái độ "lắng nghe", thái độ "hiền lành và khiêm nhường", thái độ "bao dung và tha thứ" phải là thái độ cơ bản trong mọi "bữa ăn Nước Trời". Đây chính là sự lớn lao và kỳ diệu của Mạc Khải Giao Ước mới mà thánh Phaolô nói tới trong đoạn thư của Người. Mạc Khải về "cộng đoàn các thánh", một cộng đoàn trong đó sự bao dung, quảng đại, hiệp nhất và thứ tha trở thành nếp sống thường hằng trong mọi sinh hoạt, một cộng đoàn, ở đó, người nghèo tìm lại được nhân phẩm cao cả của mình.

 

31.Tôi là người khiêm tốn nhất trần gian!

(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa)

Xưa lẫn nay và đến muôn đời, người khiêm tốn đều đáng được người đời mến phục, kính yêu. Trái lại, kẻ kiêu ngạo thì đều bị chê trách. Nếu họ là người quyền cao, chức trọng thì người ta có thể sợ, nhưng không hề kính chút nào. Sách Huấn ca cho ta những lời dạy thiết thực: "Con ơi... càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa. Vì quyền năng Đức Chúa thì lớn lao: Người được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường. Kẻ kiêu ngạo thì vô phương cứu chữa, vì sự xấu xa đã ăn sâu mọc rễ trong nó"(Hc 3,18.20.28).

Bài tin mừng Chúa Nhật hôm nay tường thuật chuyện Chúa Giêsu nhân thấy nhiều người thích chọn chỗ nhất trong bữa tiệc nên đã lên tiếng dạy về đức khiêm nhường. Chắc hẳn Chúa Giêsu không muốn dạy chúng ta sống khiêm nhượng kiểu "ống điếu", tức là cố tình hạ mình xuống để được người ta nâng lên. Với kiểu nói ngoa ngữ như ngụ ngôn, Chúa Giêsu đã làm nổi rõ cái hậu quả rất khác biệt giữa người khiêm tốn và kẻ kiêu ngạo. Vậy thế nào là khiêm tốn đích thực đây? Không gì hơn hãy nhìn vào cuộc đời, thái độ sống của Giêsu Kitô, Đấng đã minh nhiên mời gọi hãy học cùng Người vì Người hiền lành và khiêm nhượng (x.Mt 11,28-30). Qua cuộc đời của Đấng Cứu Độ, chúng ta có thể nói rằng khiêm tốn là nhìn nhận sự thật, sống trong sự thật và làm chứng cho sự thật (x.Ga 18,37).

Sự thật thứ nhất: Nhìn nhận những gì chúng ta là, chúng ta có đều là do bởi lãnh nhận. Chúa Giêsu đã nhiều lần khẳng định Người bởi Chúa Cha mà ra và mọi sự Người có đều do Cha ban tặng (x.Ga 7,29; 16,28; 17,1-26). Vì sao có nhiều người ngông cuồng, tự cao tự đại? Xin thưa rằng trên hết, trước hết là vì họ vô tình hay chủ ý quên mất sự thật này: họ được tạo thành chứ không phải tự mình mà có. Nếu giả như họ xác tín rằng ngay chính sự sống và những khả năng, chức phận, những thành quả hay công nghiệp của họ đều do bởi đã lãnh nhận, thì chắc chắn sẽ không có lý do gì để lên mặt, để tự mãn trong cao ngạo hay cuồng ngông.

Sự thật thứ hai: Nhìn nhận rằng chúng ta chỉ thực sự là mình nếu biết sống và hoạt động theo ý Đấng tạo nên chúng ta. Chúa Kitô nhiều lần khẳng định rằng Người đến thế gian này không phải làm theo ý riêng mà để chu toàn thánh ý Chúa Cha (x.Ga 6,38; 7,17). Người nhìn nhận việc thực thi thánh ý Chúa Cha chính là lẽ sống của Người. "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người"(Ga 4,34). Khi đã tin nhận rằng những gì chúng ta đang là, đang đều do bởi đã lãnh nhận từ ai đó thì việc sử dụng sự sống mình, các khả năng của mình theo ý người ban tặng là lẽ tất yếu đương nhiên. Một trong những ý nghĩa của cuộc đời con người đó là sống cho tha nhân, sống vì tha nhân. "Con Người đến thế gian này không phải để được hầu hạ, nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mt 20,28).

Khi truyền bảo những người dọn tiệc đãi khách thì đừng mời những người thân quen, chức cao quyền lớn, mà hãy mời những người tàn tật, đui mù, nghèo hèn.. chắc chắn Chúa Giêsu muốn dạy người đương thời và chúng ta mọi thời rằng những gì chúng ta đang có như của cải, quyền uy đều do đã lãnh nhận và phải sử dụng chúng theo thánh ý Cha trên trời, Đấng muốn chúng ta phải yêu thương nhau một cách vô vị lợi, không chút tính toán thiệt hơn. Thể hiện tình yêu với những người nghèo hèn, bé mọn là một cách thế sống tình yêu vô vị lợi cách rõ nét.

Trong một dịp tỉnh tâm, một linh mục bạn thân dí dỏm: "Thưa các cha, con đây học hành kém cỏi, khả năng thì hạn chế. Tóm lại, tài thì mọn và đức cũng kém, cái gì cũng xin thua các cha, may ra có đức khiêm tốn thì trỗi vượt tất cả. Con thành thật thú nhận mình khiêm tốn nhất trần gian". Quả thật, dù là giám mục hay linh mục, dù là tu sĩ hay giáo dân trong bậc hôn nhân, đang độc thân hay góa bụa, dù có chút địa vị hay chỉ là hạng "phó thường dân", thảy chúng ta đều vướng phải cái tội của tổ tiên đó là sự kiêu ngạo. Sự kiêu căng ở đây chủ yếu không phải là thái độ cao ngạo, hống hách cách hịch hỡm đáng ghét, nhưng chính là tình trạng xa rời sự thật. Tên cám dỗ của vườn địa đàng thưở nào đã khiến tiên tổ và cả chúng ta mọi thời quên mất sự thật là chúng ta vốn là loài thụ tạo (x.St 3,1-7). Hữu ý hay vô tình lãng quên sự thật này thì chúng ta dễ lầm tưởng rằng những gì tốt đẹp chúng ta đang là, đang có là do chính bàn tay chúng ta làm nên. Đây chính là căn nguyên của sự kiêu ngạo đáng trách và cũng đáng phạt.

Trong hỏa ngục rất có thể có những người rộng rãi bố thí cho người nghèo. Cũng rất có thể có nhiều người đã từng làm nhiều phép lạ, những người giảng dạy các chân lý cao sâu...nhưng chắc chắn sẽ không hề có bóng dáng một người sống khiêm nhu, biết nhìn nhận và sống trong sự thật. "Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm...Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!"(Lc 23,41-42). Khi biết nhìn nhận sự thật, người gian chịu treo bên phải Chúa Giêsu năm nào đã nhận được thành quả của sự khiêm nhu: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" (Lc 23,43).

 

32.Khiêm tốn là cách sống của công dân Nước Trời

Với cái nhìn của người đời, ai được ăn trên ngồi trước là người đó cao sang và quyền thế. Người cao sang và quyền thế sẽ được kẻ hầu người hạ, cơm bưng nước rót... Do đó, người ta sẽ làm tất cả hầu đạt được điều đó. Thậm chí, vì thế người ta có thể bất chấp cả. Thế nhưng, cách suy nghĩ và cách sống ấy lại không phù hợp với cách suy nghĩ và cách sống của một công dân trong nước trời.

Ngày nọ, Chúa Giêsu được mời đến dự tiệc trong nhà kia. Quan sát thấy có nhiều người tranh giành nhau chỗ nhất trong tiệc cưới nên Người nhắc nhở họ: "Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn " (Lc 14, 8 - 10). Cuối cùng, Chúa Giêsu khẳng định: "Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên." (Lc 14, 11).

"Vỏ quít dày có móng tay nhọn" hay "Núi này cao còn có núi khác cao h ơn ". Cho nên, trong cuộc sống nếu chúng ta cứ mãi theo đuổi những danh vọng và quyền thế ở trần gian này có thể sẽ đến lúc chúng ta sẽ cảm thấy thất vọng tràn trề. Một người sống khiêm tốn sẽ luôn cảm thấy bình an. Bình an vì mình không phải tranh đua để tìm kiếm những thứ mau hư nát đời này.

Tuần trước, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta chọn cách sống phù hợp với Nước Trời là hãy đi con đường hẹp. Tiếp theo lời mời gọi ấy hôm nay Người mời gọi chúng ta sống khiêm tốn. Vì sống khiêm tốn là cách sống rất phù hợp với Nước Trời.

Khiêm tn là nhìn nhận thân phận thụ tạo mỏng dòn yếu đuối để biết tin tưởng và phó thác vào tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Tuần qua với gương sáng của Thánh Mônica và con là thánh Augustinô, chúng ta học được cách sống thật khiêm tốn trước Chúa.

Khiêm tn là biết sống nhường nhịn và tha thứ cho anh chị em. Nhường nhịn và tha thứ có thể sẽ làm cho ta mất một số quyền lợi ở đời này. Nhưng chúng ta xác tín rằng quyền lợi đời này rồi cũng sẽ tan biến.

Khiêm tn trước Chúa và với anh chị em thật là thái độ sống khôn ngoan của người tín hữu. Biết sống khiêm tốn như thế thì vị thế của chúng ta trong Nước Trời sẽ có phần bảo đảm hơn.

home Mục lục Lưu trữ