Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 61
Tổng truy cập: 1362767
CHÚNGTA CÓ TIẾN BỘ KHÔNG?
CHÚNGTA CÓ TIẾN BỘ KHÔNG?
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’ của Charles E. Miller)
Dòng giống nhân loại đã làm một tiến bộ vượt bực trong lịch sử gần đây. Hãy suy nghĩ về điều tương phản giữa một “toa xe không ngựa kéo và một chiếc xe hơi hiện đại”, hoặc sự khác nhau giữa “chuyến bay đầu tiên ở Kitty Hawk, Bắc Caroline vào năm 1903 và một cuộc du hành bằng máy bay hiện đại”. Vào một trăm năm trước, không người nào có thể tưởng tượng ra rằng người ta có thể ngồi trước một cái hộp, vừa gọi điện vừa nghe được tiếng nói, vừa xem thấy người đang trò chuyện với mình.
Những tiến bộ của chúng ta thật đáng kinh ngạc, nhưng một vấn nạn về luân lý và giáo dục vẫn còn tồn tại và nặng nề hơn cả người sống ở thế kỷ trước hay ba mươi thế kỷ qua. Chúa Giêsu trong Phúc Âm, Người đã ám chỉ tới sách Xuất hành, sách đó thuật lại sự kiện đã xảy ra trước khi Chúa Giêsu sinh ra khoảng một ngàn bốn trăm năm. Đoạn văn mà Người đã trích dẫn như sau: “Mắt đền mắt, răng đền răng”. Điều này có nghĩa là chỉ có mắt mới đền mắt được và chỉ có răng mới đền răng được. Nói cách khác, đây là một sự bào chữa cho một công lý chính xác vào một thời mà nền quân chủ ngự trị, không hè do dự phạt tội chết một người ăn cắp một quả nho trên bàn của vua. Hãy nhớ lại vào những ngày tháng của Chúa Giêsu, nhiều năm sau lời bào chữa này đã trở nên hòa hoãn hơn. Vua Hêrôđê đã không do dự chém đầu Gioan Tẩy Giả bởi vì vị quốc vương dại gái ấy đã làm một lời hứa ngu ngốc với một cô gái nhảy dâm đãng.
Chúa Giêsu tìm kiếm một nền đạo lý cao hơn cho những người đi theo Người. Nơi hình ảnh một bức tranh Người đòi hỏi chúng ta không nên nhấn mạnh đến một sự công lý nghiêm thẳng. Điều đó đang muốn nói đến án lệnh làm cho sự việc nên nghiêm trọng hơn. Chúa Giêsu còn đi xa hơn nữa. Người tuyên bố nếu chỉ yêu thương những người cùng dân tộc với mình thì không đủ. Người ban mệnh lệnh yêu thương ngay cả kẻ thù của mình và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ mình. Những kẻ hoài nghi chế tạo những giáo huấn này. Họ nghĩ rằng Chúa Giêsu là một gã khờ khạo và những giáo huấn của Người là những lý tưởng không thể thực hiện được. Đương nhiên Chúa Giêsu không ngây thơ tí nào, Người rất khôn ngoan. Những lý tưởng Người đưa ra là những mục đích không phải là không đạt tới được. Ít nhất chúng ta cũng như những người có dit đã nghe và chấp nhận sự thách đố của Người: “Các con phải trở nên hoàn hảo như Cha các con ở trên trời là Đấng Hoàn Hảo”.
Thánh Phaolô hỏi chúng ta: “Anh em không ý thức anh em là Đền Thờ Chúa Thánh Thần ư, và Thánh Thần của Thiên Chúa ngự trong lòng anh em sao?”. Một sự khiêm nhượng giả hiệu sẽ không bao giờ làm cho chúng ta quên đi giá trị của mình. Chúng ta xét thấy nhà thờ là nơi thánh thiêng bởi vì đó là nhà của Thiên Chúa. Cùng một cách ấy, chúng ta phải nhận biết sự thánh thiêng của chúng ta vì nó là Đền Thờ của Thiên Chúa. Thánh Thần Thiên Chúa sống động bên trong chúng ta, biến đổi chúng ta nên con cái của Thiên Chúa, củng cố hình ảnh Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu nơi chúng ta. Có phải không khi nói với chúng ta rằng chúng ta phải trở nên khác đi, rằng chúng ta không phải tự dối mình bằng việc suy nghĩ theo lối trần tục sao? Chúng ta được kêu gọi để hành động theo những tiêu chuẩn của Thiên Chúa, không phải theo những tiêu chuẩn của xã hội thế trần.
Khi chúng ta đến dự Thánh Lễ, việc đầu tiên chúng ta lắng nghe Lời Chúa, Thánh Kinh sẽ dẫn chúng ta đi đến những lý tưởng và những thách đố. Tiếp đó, chúng ta tham dự Phụng vụ Thánh Thể và chúng ta được lãnh nhận Mình và Máu Chúa. Thánh Thể là nguồn sức mạnh Thiên Chúa ban cho chúng ta để chúng ta tiến bước theo những lý tưởng của Thánh Kinh và để chấp nhận những thách đố ấy. Sẽ không có sự tiến bộ thật sự trong đạo đức nếu chúng ta không sẵn lòng cố gắng, dù vất vả cũng không hề chi để toàn tâm toàn ý với tiếng gọi của Chúa Giêsu là: “Các con hãy trở nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành”.
44.Gợi ý giảng của Lm Carôlô.
SỐNG BẰNG YÊU THƯƠNG
1) Thế nào là thánh?
Trong các bài đọc hôm nay, chúng ta nghe được hai lời kêu gọi nên thánh như Thiên Chúa: “Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh” (bài đọc I); “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con ở trên trời là Đấng trọn lành” (Bài Tin Mừng).
Thánh là thế nào?
Người ta thường hình dung vị thánh là một người khổ hạnh, xa lánh thế gian, chuyên chăm đọc kinh cầu nguyện… Vì hình dung như thế, người ta ngưỡng mộ các vị thánh nhưng không thích làm thánh.
Bài đọc I và bài Tin Mừng hôm nay hình dung vị thánh một cách rất dễ thương, dễ thích: Thánh là người cố gắng giống Chúa. Mà vì Chúa là tình yêu cho nên thánh là người sống yêu thương, chẳng những yêu thương những người thân cận với mình, mà còn yêu thương cả những kẻ thù ghét mình.
Một vị thánh như thế, ai mà không thích? Hình ảnh một vị thánh như thế, ai mà không muốn trở thành? Và những người thánh như thế, xã hội nào mà không cần đến?
2) “Mắt đền mắt, răng thế răng”
Toàn văn của khoản luật trả đũa được ghi trong sách Xuất hành (Xh 21,24) như sau: “Mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, phỏng đền phỏng, bầm đền bầm, sưng đền sưng”. Mục đích của khoản luật này là tuy cho phép trả đũa nhưng giới hạn sự trả đũa đúng mức bị gây hại: kẻ thù làm mình hư một mắt, mình có thể trả đũa làm cho nó hư lại một mắt (không được hai); nó đánh mình bầm, mình có thể đánh nó bầm lại (không được hơn)…
Một điều đáng buồn là ngay trong thời đại Tân Ước này, nhiều người chẳng những chưa giữ được giới hạn tối thiểu của luật Cựu Ước mà còn tệ hơn thế nhiều. Họ sống theo luật “Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Hãy nhìn tình hình xung đột bên Trung Đông giữa Palestine và Israel: một người của bên này bị bắn tỉa chết là liền sau đó một làng của bên kia bị máy bay bên này ném bom. Trên bình diện nhỏ hơn: hai đứa trẻ đánh nhau kéo theo hai gia đình xung đột với nhau; khi hai người cãi nhau, người này chửi một câu thì người kia đáp lại ba câu; người này nói “Cha mầy” thì người kia đáp lại “Tổ tiên sư mầy”…
Làm thế nào để chấm dứt xung đột? Cách giải quyết “Mắt đền mắt răng đền răng” rất khó dừng lại ở giới hạn hợp lý mà thường có khuynh hướng leo thang trả đũa. Còn nếu giải quyết bằng cách “Hòn đất ném đi hòn chì ném lại” thì xung đột càng leo thang nhanh hơn.
Đến đây chúng ta mới thấy giáo huấn của Đức Giêsu rất khôn ngoan. Xung đột chỉ chấm dứt được khi một bên chịu nhường nhịn. Nhường nhịn không có nghĩa là mình yếu, mình thua, nhưng là mình đang cố gắng nên thánh như Thiên Chúa ở trên trời là Đấng thánh.
3) Yêu thương kẻ thù không phải là thiện cảm, mà là thiện chí
Martin Luther King là một mục sư da đen, người đã đấu tranh để người da đen không còn bị người da trắng ngược đãi. Ông có một cách hiểu rất dễ chấp nhận về lời Chúa Giêsu dạy “Hãy yêu thương kẻ thù”, như sau:
“Trong Tân Ước, chúng ta thấy từ Agapè được dùng để chỉ tình yêu. Đó chính là tình yêu dồi dào không đòi một đáp trả nào hết. Các nhà thần học nói đó là tình yêu Thiên Chúa được thực hiện nới tâm hồn con người. Khi vươn lên một đỉnh tình yêu như vậy, chúng ta sẽ yêu hết mọi người, không phải vì chúng ta có thiện cảm với họ, cũng không phải vì chúng ta đánh giá cao lối sống của họ. Chúng ta yêu thương họ vì Thiên Chúa yêu thương họ. Đó chính là ý nghĩa lời Đức Giêsu dạy “Anh em hãy yêu thương kẻ thù”. Phần tôi, tôi sung sướng vì Ngài đã không nói “Anh em hãy có thiện cảm với kẻ thù của anh em” bởi vì có những người mà tôi khó có thiện cảm nổi. Thiện cảm là một xúc cảm. Tôi không thể có xúc cảm với người đã ném bom vào gia đình tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người bóc lột tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người đè bẹp tôi dưới sự bất công. Không, không thể có một thiện cảm nào đối với người đêm ngày đe dọa giết tôi. Nhưng Đức Giêsu nhắc tôi rằng tình yêu còn lớn hơn thiện cảm, rằng tình yêu là thiện chí biết cảm thông, có tính sáng tạo, cứu độ đối với hết mọi người” (Trích bởi Fiches Dominicales, Năm A, trang 201)
4) Mảnh suy tư
- Khi đọc lịch sử người ta rất buồn, không phải buồn vì những tội ác mà những kẻ ác đã phạm, cho bằng vì những sự trừng phạt mà người lành phải gánh chịu; và một cộng đoàn trở nên hung ác không phải do những tội ác thỉnh thoảng xảy ra cho bằng do thói quen xử dụng hình phạt. (Oscar Wilde)
- Tha thứ giống như cái gì? Giống như mùi hương mà bông hoa tỏa ra khi nó bị giẫm nát.
5) Lời cầu nguyện cuối ngày
Lạy Chúa, mỗi ngày khi chúng con đi ngủ là đi vào một cái chết nho nhỏ để chịu một cuộc phán xét nho nhỏ về một ngày vừa qua.
Ước gì khi đó từng điều lầm lỗi của chúng con đều đã được tha thứ, và từng điều không thánh thiện của chúng con đều đã được thánh hóa.
Xin đừng để còn một điều gì đi theo chúng con vào giấc ngủ mà chưa được tha thứ và thánh hóa.
Có như thế chúng con mới luôn sẵn sàng cho cuộc tái sinh vào cõi đời đời, chúng con dám nhìn về phía trước với ánh mắt chan chứa tình yêu và hy vọng và có thể đứng vững trước mặt Chúa là Đấng vừa là quan tòa vừa là Đấng cứu độ chúng con, một quan tòa thánh thiện và một đấng cứu độ yêu thương. (Đức Giám Mục Appleton)
6) Chuyện minh hoạ
a/ Trả thù
Một thanh niên trong làng bị lăng mạ cách thậm tệ. Anh vội vàng đến mục sư kể cho ông nghe và muốn đi trả thù ngay.
- Tốt hơn, con nên về nhà.
- Nhưng con bị nhục mạ.
- Vậy thì con càng nên về nhà ngay lúc này. Sự nhục mạ cũng giống như bùn.
- Đúng thế. Con sẽ làm sạch nó.
- Này con, có một điều con có thể học hỏi tốt ngay bây giờ và sau này: Bùn được gạt sạch dễ dàng khi nó khô.
b/ Tiêu diệt kẻ thù
Một hoàng đế Trung hoa tuyên bố sẽ tiêu diệt hết các kẻ thù. Nhưng ít lâu sau, thần dân thấy nhà vua đi lại, ăn uống với kẻ thù trước kia.
- Chẳng phải ngài đã từng nói là sẽ tiêu diệt hết kẻ thù?
- Đúng, ta đã tiêu diệt hết kẻ thù, vì ta đã biến họ thành bạn bè của ta.
45.Nên hay dừng? - JM. Lam Thy
Cả chương 5 sách Tin Mừng theo Thánh Mat-thêu trỉnh thuật Lời dạy của Đức Giê-su nhằm giúp các môn đệ và những kẻ tin trở nên người công chính: Từ “8 mối phúc” đến “muối, men và ánh sáng cho đời”. Tiếp liền theo đó, Đức Giê-su lại dạy 5 “Đừng”: Đừng giận ghét – Chớ ngoại tình – Đừng ly dị – Đừng thề thốt – Chớ trả thù; và 1 “Nên”: Phải yêu kẻ thù.
Bài Tin Mừng tuần trước (CN VI/TN-A – Mt 5, 17-37) trích Lời Đức Giê-su dạy các môn đệ 4 “Đừng”; đến bài Tin Mừng hôm nay (CN VII/TN-A – Mt 5, 38-48), Người lại dạy thêm 1 “Đừng” nữa: Chớ trả thù. Vì sao con người hay trả thù? Chung quy cũng do tự ái quá cao mà thôi, bởi tự ái là gì nếu không phải là tự yêu mình. Khi chỉ biết yêu mình một cách thái quá thì sẽ cho là mình đúng, lúc nào và trong trường hợp nào cũng đúng hết. Bởi thế nên được người khen thì chẳng nói làm gì, nhưng bị chê thì sửng cồ lên ngay. Bị phê bình trúng tim đen thì bằng mọi giá sẽ tìm cách trả đũa. Nói cách khác, khi con người tự ái quá đáng, sẽ rất dễ giận ghét và từ giận ghét sẽ đưa đến hành động trả thù.
Ngay trong Cựu Ước, Lề Luật cũng dạy: “Luật báo phục tương xứng: Mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân.” (Đnl 19:21); “Nếu ai làm cho người đồng bào phải mang tật, thì phải xử với nó như nó đã xử với người ta: chỗ gãy đền chỗ gãy, mắt đền mắt, răng đền răng; nó đã làm cho người khác mang tật thế nào, thì người ta cũng sẽ làm cho nó như vậy.” (Lv 24, 19-20); “Nếu có gây tổn thương, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân” (Xh 21, 23-24). Mới nghe qua những điều khoản đó thì thấy quả thật là Lề Luật quá khe khắt. Và cũng vì thế nên đã có những bài suy niệm cho rằng hành động như vậy là phản Ki-tô giáo. Sẽ có phản biện: Nếu là phản Ki-tô giáo thì tại sao Đức Giê-su không bãi bỏ mà Người lại dạy “Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn Lề Luật” (Mt 5, 17)?
Thực ra, vấn đề cũng không đến nỗi nan giải cho lắm. Trước hết, cần phải hiểu Lề Luật của Cựu Ước dù sao cũng chỉ là luật do con người đặt ra, mà đối với con người thì chỉ thích sòng phẳng theo kiểu “ân đền oán trả” (đền ơn trả oán), nên mới đòi “mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân”. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là lề luật có tính răn đe: Chỉ có nghiêm ngặt như vậy mới có thể răn đe, ngăn ngừa người ta phạm tội. Coi lại câu chuyện Nguyên tổ phạm tội thì vấn đề sáng tỏ ngay. Thiên Chúa đưa ra giới luật “trái cấm” cũng là để răn đe. Nếu con người biết vâng phục thì đâu có sao. Đã không vâng lời, còn muốn trở nên “những vị thần biết điều thiện điều ác" (St 3, 5) ngang bằng với Thiên Chúa, nên mới thành cớ sự. Biết là tội mà còn cứ cố tình phạm tôi, rõ ràng Nguyên tổ loài người đã tự xử án mình. tự kết án mình vậy. Đức Giê-su Thiên Chúa cũng đã từng khẳng định: “Ai nghe những lời tôi nói mà không tuân giữ, thì không phải chính tôi xét xử người ấy, vì tôi đến không phải để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian. Ai từ chối tôi và không đón nhận lời tôi, thì có quan toà xét xử người ấy: chính lời tôi đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết.” (Ga 12, 47-48).
Không những chỉ khuyên “Chớ trả thù”. Đức Giê-su còn đi xa hơn: “Phải yêu kẻ thù”. Để cụ thể hóa vấn đề, Người lại tiếp tục dùng kiểu nói “Luật dạy rằng… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…”, để răn dạy môn đệ: "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.” (Mt 5, 38-42). Đã không “ăn miếng trả miếng”, mà lại còn lấy đức độ mà đáp trả oán thù (dĩ đức báo oán), sẵn sàng chịu đựng gấp bội sự tàn độc của ác nhân, thì quả là… thiên nan vạn nan, khó lòng mà chấp hành.
Con người chỉ có thể tự yêu mình (tự ái), khó lòng yêu được người khác, chớ đừng nói đến yêu cả kẻ thù. Mà có lẽ cũng chính vì thế nên mới có vụ “cửa rộng, cửa hẹp” ("Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy. Mt 7, 13-14). Như vậy thì phải làm sao? Cái đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào bản thân, bởi “Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước, con muốn gì, hãy đưa tay ra mà lấy. Trước mặt con người là cửa sinh cửa tử, ai thích gì, sẽ được cái đó” (Hc 15, 16-17). Nếu không muốn bận tâm bận trí, không muốn hy sinh này, thiệt thòi khác, con người được quyền tự do chọn cho mình cửa rộng – còn rộng thênh thang nữa kia! – còn ngược lại, sẽ được vào cửa hẹp.
Nói cách khác, con người hoàn toàn tự do khi yêu hoặc ghét, Chúa không hề ngăn cấm hay bắt buộc, Người chỉ khuyên bảo, nhắc nhở thôi. Có lẽ cũng nhờ thế mà trong cuộc sống vẫn còn nhiều thật nhiều những con người sẵn sàng quyết tâm chọn cho mình cửa hẹp. Thế thì tại sao lại cứ đưa cái tự ái lố bịch của mình lên quá cao như thế? Vâng, hãy bình tâm lại mà “xoay cái nhìn ra khỏi cái tôi”, để thấy được rằng mình đã “nhận” quá nhiều từ Thiên Chúa, kể cả của anh em đồng loại. Vậy tại sao lại cứ khép chặt cửa lòng, bịt chặt miệng túi, mà không biết đem chia sẻ với anh em những gì mình đã được nhận? Hãy nhớ rằng, nếu bản thân có đem “cho” anh em cái gì thì cái đó cũng chẳng phải là của riêng mình, mà là của Thiên Chúa đã ban cho, vậy đâu có mất mát thiệt thòi gì mà cứ phải ca cẩm? Vâng, Lời Chúa còn rành rành ra đó: “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.” (Mt 10, 8).
Như vậy là đã rõ, Đức Giê-su không bãi bỏ Lề Luật, “dù một chấm một phết cũng không thay đổi”, mà Người chỉ “kiện toàn”. Nói cho dễ hiểu hơn thì Lề Luật vì do con người soạn thảo nên chưa đầy đủ, chưa nêu bật được cái cốt lõi của vấn đề (giữ Lề Luật để phụng thờ, tôn vinh Thiên Chúa). Vì thế, Người mới dùng cách nói “Luật dạy rằng… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…” để các môn đệ hiểu được rằng những điều Lề Luật dạy chỉ là những “lý lẽ”, những “tư tưởng của loài người”, và cần phải nhìn vấn đề theo “tư tưởng của Thiên Chúa”, đó là “điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ.” (Mt 23, 23). Và cũng vì “điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín”, nên sau 5 lời khuyên “Đừng”, thì tiếp liền theo đó, Đức Ki-tô lại khuyên “Nên” (“Phải yêu kẻ thù”). Thay vì “lấy oán báo oán (“dĩ oán báo oán”) thì hãy lấy ơn báo oán (“dĩ đức báo oán”).
Cả 6 điều khuyên bảo “Đừng” và “Nên”, xét cho thấu đáo, đều nằm trong luật yêu thương, mà ở đây là Luật yêu thương của Thiên Chúa (vô hạn) chớ không phải của con người (hữu hạn). Nói về luật yêu thương thì chính là nói về nguyên lý tình yêu, nguyên lý ấy xuất phát từ Thiên-Chúa-Tình-Yêu. Vâng, kể từ khi Thiên Chúa dựng nên vũ trụ, muôn loài, thì đã vì tình yêu mà Người dựng nên loài người và đặt làm chủ mặt đất. Con người đầu tiên được sinh ra chỉ có một mình, Thiên Chúa lại thương "Con người ở một mình thì không tốt" (St 2, 18), nên ban cho một người bạn khác giới tính để từ đó có thể sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất. Sự đối kháng giới tính không nhằm loại trừ nhau mà là bổ túc cho nhau, hỗ trợ nhau nên hoàn thiện. Cũng vì tình yêu, không những Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Người, có nam có nữ, mà Người lại ban cho con người một đặc ân là được tự do đến gần như tuyệt đối. Cũng vì được tự do như vậy, nên con người đã vượt qua giới răn của Thiên Chúa mà phạm tội. Sau khi phạm tội, con người vẫn không bị trách phạt; chẳng những thế, còn được Thiên Chúa ban Con Một xuống thế để cứu chuộc, để giải thoát con người khỏi ách thống trị của tội lỗi và đem lại đời sống vĩnh cửu. Nếu không vì tình yêu, thì Thiên Chúa có đối xử với con người như vậy không?
Nói tóm lai, bản chất con người vốn dĩ là thích yêu hơn bị ghét, và nếu có yêu thì chỉ thích yêu mình hơn cả. Còn oái oăm hơn nữa là khi thù ghét người khác thì lại không muốn người ta thù ghét mình. Nếu không vì thế, các bậc thánh hiền đã không mất công truyền dạy “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác), “ái nhân như ái thân” (yêu người như yêu mình). Thiên Chúa thì còn hơn thế nữa, tình yêu Người dành cho nhân loại đã lên tới tuyệt đỉnh: Người đã ban cả Con Một làm giá chuộc muôn người vì tình yêu. Và chính Con Một Thiên Chúa – Đức Giê-su Ki-tô – luôn luôn day: "Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó" (Mt 7, 12); “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12); “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 15).
Ôi! Lạy Chúa! Chúa đã dựng nên con, đã ban cho con một tấm lòng, một trí khôn biết phân biệt thiện ác, biết yêu và ghét, và nhất là đã ban cho con sự tự do tuyệt đối, để con có thể tự quyết định cuộc đời của mình bằng cách lựa chọn một con đường. Con đã sai lầm trong lựa chọn để chỉ biết yêu mình trên hết, co mình vào cái vỏ ốc “ích kỷ” đến độ có thể “hại nhân” (“ích kỷ hại nhân”: lợi mình hại người). Xin Chúa đoái thương, ban cho con một tâm hồn quảng đại, một tấm lòng bao dung độ lượng; xin cho con biết yêu người như yêu chính mình, biết coi tất cả mọi người (kể cả những người thù ghét con) đều là anh em một nhà (“tứ hải giai huynh đệ”), cùng con một Cha trên trời.
Ôi! “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Để con đem tin kính vào nơi ghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng. Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu. Lạy Chúa xin hãy dạy con, tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Ôi Thần Linh thánh ái! Xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn an bình.” (TCCĐ Kinh Hoà Bình). Amen.
46.Yêu thương tha nhân không giới hạn
(Suy niệm của Lm. FX Vũ Phan Long)
1.- Ngữ cảnh
Câu Mt 5,17 đưa vào một vấn đề: tương quan giữa Luật Môsê và các Ngôn sứ, tức trọng tâm của niềm tin Cựu Ước, và giáo huấn của Đức Giêsu, trọng tâm của niềm tin Kitô giáo. Vấn đề được minh nhiên cứu xét trong phân đoạn 5,20-48 là bản văn nói về sáu “cặp đối nghĩa”. Phân đoạn này cho thấy tính cách mới mẻ trong giáo huấn của Đức Giêsu so với chính các bản văn Cựu Ước.
Bản văn chúng ta đọc hôm nay đề cập đến hai cặp đối nghĩa cuối cùng: chớ trả thù (5,38-42) và phải yêu kẻ thù (cc. 43-48).
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Chớ trả thù (5,38-42);
2) Phải yêu kẻ thù (5,43-48).
3.- Vài điểm chú giải
- mắt đền mắt, răng đền răng (38): Đây là luật hình sự dựa trên nguyên tắc đối trọng: ai đã gây thiệt hại, thì phải sửa chữa thiệt hại đã gây ra. Xem Xh 21,23-25; Lv 24,19-20; Đnl 19,21; Bộ luật Hammourabi (2000 năm tCN).
- đừng chống cự người ác (39): Lời này được ngỏ với kẻ bị xúc phạm để họ biết xử sự đúng tư cách là môn đệ Chúa Kitô, chứ không phải là nhằm hủy bỏ nền luật pháp hiện hành (thánh Phaolô đã vận dụng luật pháp này: x. Cv 25,11). Chính cách xử sự này cho thấy rằng các bộ luật hình sự chỉ có tính cách nhất thời, giới hạn.
- đi một dặm (41): Có lẽ đây là một dịch vụ. Các lính tráng và quan chức có thể bắt người qua đường vác một gánh nặng (trường hợp Simôn Kyrênê) hoặc đi với họ như là con tin hoặc như người dẫn đường.
- Ai muốn vay mượn (42): Bên Paléttina, “cho vay thường tương đương với bố thí (x. Hn 29,1). Người Israel không được cho người đồng chủng vay lấy lãi (Xh 22,24; Lv 25,35-37; Đnl 15,7-11; 23,20-21).
- hãy yêu kẻ thù (44): Động từ agapaô nói đến một tình yêu hy sinh cho người kia. Tình philia (phileô) là một tương quan đặc biệt, một sự trao đổi, một sự đồng thuận hỗ tương dựa trên các phẩm chất tự nhiên, sự để ý đến nhau, sự đồng cảm. Còn eraô (eros) là tình yêu phàm tục.
- nên hoàn thiện (48): Teleios (Hp. tamim) có nghĩa là đã đạt tới đích (telos), tức là tới mức thể hiện tối đa; như thế là không có lỗ hổng, khiếm khuyết, giới hạn.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Chớ trả thù (38-42)
Luật báo phục (“mắt đền mắt, răng đền răng”) hình thái triệt để nhất và cũng sơ khai nhất của luật hình sự; luật báo phục chính là việc hợp pháp hóa sự công bình riêng tư. Thật ra, vào thời Đức Giêsu, người ta không còn áp dụng luật này cách cứng ngắc nữa, vì đã tạo ra những hình thức khác để nộp phạt (đóng tiền…). Tuy nhiên, Đức Giêsu đã lấy luật báo phục làm điểm xuất phát để giáo huấn: với năm ví dụ cụ thể (cc. 39b-42), Người mời gọi các thính giả đi xa hơn thái độ cam chịu thụ động: không những không đáp lại sự dữ bằng sự dữ, nhưng còn phải đáp lại sự dữ bàng sự lành, sự thiện. Bằng các ví dụ đó, Đức Giêsu cho các môn đệ hiểu rằng Thiên Chúa Cha chờ đợi họ sẵn sàng cho đi trọn vẹn, cho đến mức tối đa, nếu hoàn cảnh đòi hỏi. Do đó, không phải là cứ áp dụng sát mặt chữ những ví dụ của Đức Giêsu, nhưng là hiểu cho đúng để áp dụng cho đúng. Vấn đề không phải chỉ là đưa má kia cho người ta tát tiếp, nhưng là cống hiến một không gian để kẻ gian ác có thể suy nghĩ về các lầm lạc của họ.
Chịu vả vào cả hai má, nhường cả áo ngoài cho kẻ đòi áo trong, đi hai dặm với một người bắt anh đi một dặm, anh muốn vay mượn, thì hãy cho vay mượn, tất cả đều là những hành vi diễn tả thái độ Kitô hữu, nhưng không đúng ý Chúa Kitô nếu người bị khổ không chịu khổ vì tình yêu đối với những kẻ gây bất công cho mình.
* Phải yêu kẻ thù (43-48)
Với cặp đối nghĩa cuối cùng này, Đức Giêsu cho hiểu rằng sự hoàn thiện của Chúa Cha, đó là tình yêu. Sách Lêvi (19,18) buộc người Híp-ri yêu thương người re’a (HL ho plêsios, người thân cận), là người cùng sống giao ước với Đức Chúa, những thành viên của cộng đồng dân Thiên Chúa; người ngoại quốc (gêr) mà đi vào cộng đồng tôn giáo với người Israel thì cũng được hưởng tình yêu này. Sự thù ghét kẻ thù không được quy định trong Lề Luật, nhất là với một công thức sống sượng như thế. Sự thù ghét này phát sinh như một hậu quả của luật yêu thương người thân cận.
Kẻ thù đầu tiên được kể ra, đó là “những kẻ ngược đãi”. Đây hẳn là những kẻ thù chống lại niềm tin của ta, chống lại lối sống Kitô giáo. Yêu kẻ thù không có nghĩa là trở thành bạn hữu của họ, nhưng là tỏ ra thông cảm, nhân ái, và sẵn sàng trợ giúp. Đức Giêsu đã yêu thương mọi người, nhưng không phải không có những sự ưu ái đối với một số người, và cũng không ngại nói lên lời răn đe và trách mắng các đối thủ. Tình yêu đối với kẻ khác được diễn tả ra bằng hai ví dụ mẫu: cầu nguyện cho kẻ thù và “chào hỏi” mọi người không phân biệt. (x. Lc 23,34; Cv 7,60). Người Kitô hữu phải mở rộng vòng người thân cận ra bên ngoài những gì Luật dạy và những ngươi thu thuế (telônai) và dân ngoại (ethnikoi) vẫn thực hành. Người plêsios không chỉ là “những người công chính”, “những người tốt” (c. 45), “những ai yêu thương anh em” (c. 46), “các anh em” (c. 47), nhưng tất cả mọi người, đặc biệt các “kẻ thù” (cc. 43-44), “những kẻ ngược đãi anh em” (c. 44), “những người xấu” và “những người bất chính” (c. 45).
Đức Giêsu đưa điều răn yêu thương về lại với ý hướng của Đấng Lập pháp đầu tiên. Tình yêu buộc phải cung cấp cho mọi người những gì phải làm: sự tín nhiệm, sự trân trọng, sự trợ giúp. Cũng như trong những cặp đối nghĩa khác, Đức Giêsu không chỉ cho một lời khuyên, nhưng ban một lệnh mới cho các tương quan giữa con người. Người môn đệ chỉ trở thành con của Chúa Cha trong mức độ người ấy mô phỏng lối xử sự của mình theo cách ứng xử của Chúa Cha, nghĩa là yêu thương người khác, kể cả kẻ thù, y như Chúa Cha vẫn yêu thương họ. Khi yêu thương mọi người không phân biệt kỳ thị, người Kitô hữu chứng tỏ cách chắc chắn và trung thực nhất dây quan hệ họ hàng với Thiên Chúa. Câu “anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48) làm vọng lại lời mời gọi của sách Đnl (18,13): “Anh (em) phải sống trọn hảo với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em)” và của sách Lêvi (19,2): “Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Ít-ra-en và bảo chúng: Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh”.
+ Kết luận
Luật Kitô hữu là luật yêu thương. Khi người môn đệ Chúa Kitô chấp nhận những từ bỏ do luật này đòi hỏi, luật yêu thương này chứng tỏ được tất cả trọng lượng của nó. Nếu các nguyên tắc được công bố ở đây đi vào trong xã hội, xã hội này hẳn là sẽ không bị tiêu vong, nhưng sẽ thấy các tương quan giữa con người được đổi mới, bởi vì các bất công và bạo động sẽ bị dập tắt dễ dàng nhờ sống theo luật này hơn là do sợ các biện pháp chế tài hình sự. Thật ra đây chính là lối sống của Đức Giêsu. Đức Giêsu đã chết vì không nhường bước trước các áp lực của sự thận trọng hoặc của lương tri. Khi làm như thế, Người không đảo lộn trật tự xã hội, nhưng Người củng cố các tương quan giữa con người với con người. Bắt chước Thiên Chúa, và cũng là bắt chước Đức Giêsu, là quy tắc duy nhất của lối cư xử của Kitô hữu, là con đường duy nhất để vượt qua nền luân lý Pharisêu.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Qua giáo huấn của Người, Đức Giêsu giúp chúng ta nhìn vào đời sống Kitô hữu giữa lòng xã hội. Như bất cứ ai, người Kitô hữu cũng có khi là đối tượng của những bất công, của bạo động; họ bị xử thô bạo, hành hạ, đánh đập, bỏ tù, xử bất công. Đức Giêsu đề nghị không phải là một cách thức xử sự mang tính tự vệ hoặc chỉ là bất bạo động, nhưng còn là chấp nhận bị tước đoạt vô điều kiện.
2. Khi chịu xử bất công, người môn đệ Chúa Kitô vác thập giá cho những kẻ đã chuẩn bị thập giá cho mình. Không phải là những hành vi thể lý là đáng kể, nhưng là những động lực khiến người ta chấp nhận, không vì yếu đuối hoặc hèn nhát, nhưng là để khỏi gây thiệt hại cho người anh em hư hỏng, lạc đường.
3. Đức Giêsu không đề nghị một trật tự mới cho các tương quan xã hội, nhưng một nguyên tắc sống khổ chế có khả năng minh họa và giải thích trước thái độ của Người đối với người Pharisêu và các kẻ bách hại Người nói chung.
4. Luật Tình yêu kẻ thù đảo lộn các cách xử sự theo quy ước của loài người. Thường yêu thương là quan tâm đến những ai có cùng kiểu nhìn như mình, trình độ văn hóa như mình, địa vị xã hội như mình. Sứ điệp Tin Mừng vượt quá các giới hạn ấy. Đức ái Kitô giáo không “cào bằng” các con người, nhưng tỏ ra kính trọng họ, thậm chí cả các giới hạn và khiếm khuyết của họ. Lòng nhân ái của Kitô hữu là thông dự vào tình yêu của chính Thiên Chúa.
5. Từ ngữ “hoàn thiện” in vào trong lối hành xử của Kitô hữu một sức năng động. “Hoàn thiện” là vượt qua mọi thiếu sót, như thế là không bao giờ thực hiện được vĩnh viễn, nhưng cứ tiến tới mãi, và nếu mức độ là sự hoàn thiện của Thiên Chúa, thì ta chẳng bao giờ đạt tới được mức thực hiện hoàn toàn. Nên hoàn thiện như Chúa Cha, trong cụ thể, là bắt chước Đức Kitô trong thái độ quy phục trọn vẹn, anh hùng, thánh ý Thiên Chúa, và trong sự tận tình sống cho anh chị em.
47.Chú giải của Noel Quesson
“Anh em đã nghe luật dạy người xưa rằng….còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…”
Tiếp nối bài giảng trên núi, chúng ta đang ở phần đề thứ năm và thứ sáu trong luật mới. Đức Giêsu đã chống lại những gì đã được nói trước kia hay đúng hơn người kiện toàn chúng. Nhưng cách nói này có một uy quyền chưa từng thấy, nhất là khi người ta biết công thức ở thể thụ động (“luật dạy người xưa” = luật được dạy cho…) là một ngữ điêu trong ngôn ngữ Do thái, được dùng vô vị, để tránh việc sử dụng danh của Thiên Chúa mà người ta không bao giờ nói ra vì lòng tôn kính Người. Nói rõ ra công thức này có nghĩa; “Thiên Chúa đã nói..còn Thầy, Thầy cho anh em biết…”. Cũng thế, công thức “anh em đã được nghe, được dạy…” gợi lại việc đọc trang trọng luật trong phụng vụ ở Hội Đường. Đó là luật thánh, bất khả xâm phạm toả ánh vinh quang của núi Xi-nai. Vậy, Đức Giêsu đã dám chống lại lời của Thiên Chúa, sách kinh Tô-ra bằng những khẳng định riêng Người. Không bao giờ có một ngôn sứ nào đã nói như thế. Vai trò của họ chỉ là truyền đạt lại hay chú giải sứ điệp của Thiên Chúa: "Đức Chúa nói như thế..." Để nói như Đức Giêsu, phải là người điên hoặc là Thiên Chúa.
“Thiên Chúa đã dạy anh em... Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em..." Người ta biết rằng Người đã bị buộc tội phạm thánh.
Nhưng phần tiếp theo sẽ chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng đó là một sứ điệp thật sự siêu phàm, một sứ điệp của Thiên Chúa!
Anh em đã nghe Luật dạy rằng: "Mắt đền mắt, răng đền răng". Còn Thầy, Thầy bảo anh em đừng chống cự người ác..."
Tầm thước thời đại của chúng ta... khó mà hiểu được "luật phạt ngang bằng" (loi du talion). Làm thế nào mà Luật của Môsê (Luật của Thiên Chúa) đã có thể phát biểu một luật như thế. Vả lại, luật này đã là một tiến bộ to lớn đối với bản năng: trả thù rất tự nhiên nơi con người. Bởi luật phạt ngang bằng ấy, những luật theo tập quán của Phương Đông Cổ đại (ví dụ: bộ luật Ham mourabi) cố gắng giới hạn những sự trả thù thái quá. Hành động tự nhiên của người bị tấn công là "trả đũa nhiều hơn". Như một bài ca man rợ mà La-méc đã hát: "Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mười bảy..." (St 4,24). Vì thế luật ấy đã cố gắng giới hạn bạo lực và khuyến cáo chỉ nên bắt kẻ tấn công chịu sự đối xử giống như người này bắt nạn nhân của hắn phải chịu (Xh 21, 24; Lv 24,20; Đnl 19,21). Hình như chúng ta đã hoàn toàn vượt qua luật này của Kinh Thánh vì nó được viết ra cho một thời- đại khác với thời đại của chúng ta. Than ôi! Nếu như người ta cứ sống mãi theo luật hình phạt ngang bằng! Biết bao thành phố bị ném bom bởi sự “trả thù” thật biết bao cuộc đấu tranh chủng tộc, quốc gia, xã hội trong đó người ta áp dụng điều ngược lại với "luật hình phạt ngang bằng, nghĩa là sự leo thang của bạo lực". Nó áp dụng cho người nào sẽ là người mạnh nhất cho người nào sẽ trả đũa lại những cú đòn đã nhận được! người ta nói một cách ngây thơ về ‘những tương quan lực lượng’ nhưng đó luôn luôn là một bản năng man rợ lâu đời.
Đức Giêsu đã táo bạo mời gọi con người đi đến hoàn thiện của tình yêu Người bảo chúng ta rằng không nên trả thù về mọi việc... không nên đánh trả kẻ hung ác! và vốn là một nhà thuyết giảng cụ thể, đại chúng, Người sẽ cho chúng ta bốn ví dụ:
“Nếu ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa...
Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài...
Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dăm...
Ai xin thì anh hãy cho; ai muốn vay mượn thì anh đừng ngoảnh mặt đi..”
Ở đây cũng thế, Tin Mừng không bao giờ cho chúng ta những công thức đạo đức hoàn toàn có sẵn. Điều quan trọng là một "tinh thần" chứ không phải là một "quy tắc". Chính Đức Giêsu, khi đã nhận cái vả của người đầy tớ Thượng Tế, đã không giơ má kia ra! Người đã đáp lại dũng cảm và xứng đáng: "Sao anh lại đánh tôi" (Ga 18,23).
Vả lại người ta không có quyền dựa trên những lời đó của Đức Giêsu để bảo lãnh cho sự bất công, ở đây, chúng ta không có những quy tắc luật pháp có thể áp dụng nguyên xi cho xã hội dân sự: điều này sẽ khuyến khích tình trạng ăn xin, khích lệ bạo lực và tội ác, không bảo đảm sự trừng phạt những kẻ bất lương. Chắc chắn, Đức Giêsu đã không muốn công nhận một tình trạng áp bức bất bình thường khi đòi hỏi những kẻ yếu phải cam chịu. Cũng có những trường hợp mà một môn đệ chân chính của Đức Giêsu phải chiến đấu: cam chịu sự bất công, nhất là sự bất công mà những người khác là nạn nhân, hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Đức Giêsu. Sau khi đã nêu ra những khía cạnh đó, hãy để Đức Giêsu tra hỏi chúng ta. Phải, tất cả chúng ta đều phải chiến thắng bản năng trả thù tròng con người của mình. Điều ác sẽ không bị vượt qua khi chúng ta đáp lại nó bằng một sự tàn nhẫn tương đương. Khi người ta trả đũa điều ác bằng điều ác, người ta trở về với vòng tròn hỏa ngục. Thật vậy, điều ác mà chúng ta chịu đựng thật ra vẫn còn ở bên ngoài chúng ta. Nhưng khi người ta đáp trả lại điều ác, điều ác ấy sẽ có thêm một chiến thắng phụ nữa, bởi vì nó đã đi vào lòng chúng ta. Đức Giêsu muốn mở ra một con đường khác cho nhân loại: chiến thắng điều ác bằng điều thiện, dùng tình yêu để đáp lại hận thù.
"Anh em đã nghe Luật dạy rằng: "hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù".
Trong Kinh Thánh, người ta có tìm kiếm một quy tắc như nhưng thế cũng vô ích. Thật vậy, Đức Giêsu muốn ám chỉ thái độ thông thường của toàn thể nhân loại; được diễn tả rất mạnh trong nhiều bài Thánh vịnh về “sự trừng phạt của Chúa”, trong đó lòng thù ghét tội lỗi đi đến chỗ biện minh cho sự thánh chiến: "Lạy Chúa, ước chi Ngài tiêu diệt kẻ gian tà… Lạy Chúa, kẻ ghét Ngài, làm sao con không ghét? Con ghét chúng, ghét cay, ghét đắng, chúng trở thành thù địch của chính con" (Tv 139,19-22). Những thủ bản kinh Thánh ở Qumram có lệnh truyền này: "Ngươi sẽ ghét những đứa con của bóng tối". Vả lại, phải hiểu ở đây trước hết không phải là những kẻ thù của mình mà là những “kẻ thù của Thiên Chúa" tức là những kẻ thù của của nhóm giáo sĩ gồm “con cái của ánh sáng. Vậy sự thù ghét trước hết có ý nghĩa là từ chối ý thức hệ của họ.
"Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính".
Đây là điều mới mẻ cao cả nhất của Tin Mừng. Cho đến bây giờ người ta đã cầu nguyện "chống lại" các kẻ thù của mình (Thánh vịnh 17,13; 28,4; 69,23-29; v.v…) Giờ đây phải cầu nguyện cho họ, nghĩa là để cho họ được hoán cải. Nhưng hãy coi chừng, người ta không thể sống Tin Mừng, bằng cách chỉ ở lại trên bình diện con người. Làm điều mà. Thiên Chúa vừa đòi hỏi chúng ta là đã vượt quá những khả năng của con người. Nếu Đức Giêsu bảo chúng ta yêu mến kẻ thù, chúng ta bởi vì Thiên Chúa là người đầu tiên yêu chúng ta như thế Phải đọc lại đoạn văn nổi tiếng của thánh Phaolô gởi tín hữu Rôm (5,7.8): "Hầu như không ai chết vì người công chính, họa may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi”. Khi chúng ta đứng trước một tình yêu thương mà về mặt con người, chúng ta khó sống hoặc không thể sống nổi thì chúng ta không còn ở lại trên bình diện tâm lý, đạo đức và xã hội… mà phải đặt mình trước măt ảnh chuộc tội: Lạy Chúa Giêsu con của Chúa Cha, Chúa đã muốn điều tốt lành cho những người muốn Chúa chịu điều ác... Chúa đã đau khổ và đã chết… Tình yêu chúng kẻ thù chỉ có thể đến từ Thiên Chúa không ngừng thực hiện, ‘Người cho mặt trời của Người mọc lên trên cánh đồng của người vô thần bách hại đạo, cũng như trên khu vườn của các nữ tu Cát Minh’. Bạn có tự hỏi mình phải làm gì để yêu thương người không yêu thương bạn không?
Thiên Chúa đã yêu bạn như thế nào? Bằng cách không ngừng tha thứ cho bạn. Đức Giêsu chỉ dám yêu cầu chúng ta sống tình yêu thương xem ra không thể có đối với kẻ thù bởi vì Người đã sống nó trước tiên: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).
“Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?
Người đã nói: chúng ta hãy trở thành muối và ánh của thế gian. Vì thế Người mời gọi chúng ta chấp nhận một cung cách hoàn toàn mới về mặt nhân loại là không thể có cắt đứt với mọi cung cách của những người khác. Để bắt chước Thiên Chúa; noi gương Người, chúng ta phải đi đến tận cùng tình yêu ấy vốn không đơn giản là một tình yêu có qua có lại: Tôi yêu thương bạn bởi vì bạn yêu thương tôi, tôi chào bạn bởi vì bạn chào tôi... Đức Giêsu nói, người ngoại cũng chẳng làm như thế. Phần Thiên Chúa; trước sự khước từ tuyệt đối không đáp lại tình yêu, Người vẫn duy trì quyết định tuyệt đối là yêu thương. Theo Đức Giêsu yêu không thể chỉ được giản lược vào bình diện tình cảm, sự lôi cuốn, cảm tính, quyến luyến. Đức Giêsu không chê trách tình yêu đó, mà chúng ta rất cần. Ai có thể sống mà không có sự dịu dàng âu yếm đó? Có điều, Đức Giêsu bảo chúng ta rằng không nên ở lại mãi trong tình yêu đó.
Phải Đức Giêsu bảo chúng ta phải yêu thương kẻ thù của mình. Và chúng ta có sẵn nghệ thuật xoa dịu yêu sách của Tin Mừng, chúng ta nói: ‘Tôi không có kẻ thù...’ Lúc đó, chúng ta phải chấp nhận ánh sáng sống sượng và mạnh mẽ mà Đức Giêsu soi chiếu trên cuộc đời con người đã mang dấu ấn của những xung đột không thể tránh khỏi: Thật ra mọi người không giống tôi đều xúc phạm và làm tôi tổn thương. "Cái làm cho người khác khác tôi", cáo giác tôi và nhắm đến việc loại bỏ tôi... ‘Tính tình ấy rất khác tính tình của tôi’ làm tôi bực dọc giết chết tôi. ‘Cái cách nói năng đó... cái cách cư xử đó...’ làm tôi phát cáu. Bạn đừng chờ đến ngày mai. Ngay trong giây phút này bạn. hãy ngừng ngay suy nghĩ của bạn.... và hãy làm điều Đức Giêsu bảo bạn: Hãy cầu nguyện, dù chỉ trên danh nghĩa cho những người làm bạn bực bội, những người làm bạn đau khổ, những người mà bạn không yêu hoặc những người không yêu bạn.
“Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”.
Yêu thương những người không yêu chúng ta... đó là noi gương Thiên Chúa. Hãy làm điều thiện hảo cho những ai làm hại chúng ta, đó là điều linh thánh. "Kitô hữu là gì? Đó không phải là đã đạt đến mục đích cao cả nhất tức tình yêu phổ quát, mà là cố gắng vươn lên tình yêu ấy. Đây không phải là một thứ đạo đức hiền từ nhu nhược dành cho những người có tình cảm bất lực. Chúng ta là những con cái của một Chúa Cha được "ôm ấp tròng lòng của Người" dù là kẻ xấu cũng như người tốt. Trên thập giá Đức Giêsu có quyền nói với chúng ta những yêu sách ấy. Người là Đấng bị người ta vả vào má... bị người ta lột áo trong, áo ngoài... bị người ta đem ra xét xử trong một vụ kiện bất công... bị người ta đem ra xét xử trong một vụ kiện bất công... bị người ta lôi đi hai dặm trên con đường lên núi Can-va-ri-ô. Người là "Đấng bị đóng đinh mà không có lòng thù hận".
48.Chú giải của Fiches Dominicales
“ANH EM HÃY NÊN HOÀN THIỆN NHƯ CHA ANH EM TRÊN TRỜI LÀ ĐẤNG HOÀN THIỆN”
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Những áp dụng cụ thể của luật mới…
Khi tuyên bố rằng Ngài "đến không phải để hủy bỏ Lề luật và các Tiên Tri, nhưng là để kiện toàn”. Trong Bài giảng trên núi, Đức Giêsu mạc khải "sự công chính" mới của Nước Trời hệ tại điều gì: đó không phải là giữ Luật cách hình thức, nhưng là "tự điều chỉnh" theo ý Chúa Cha như Ngài, là sống thông hiệp trong tình yêu và tự do của Người Con như Ngài. Rồi nhờ vào 5 minh họa, Ngài cụ thể hóa "sự công chính” mới này, và cho biết rằng để thực hiện toàn bộ Lề luật người tín hữu phải đầu tư toàn bộ cuộc sống của mình. Cả năm minh họa đều bắt đầu bằng một dạng thức duy nhắt biểu lộ một quyền lực phi thường: ‘Anh em đã nghe người xưa được dạy rằng... Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết’. Ba minh họa đầu tiên trong Phúc âm chúa nhật vừa qua, hai minh họa cuối cùng trong Phúc âm hôm nay.
Minh họa thứ tư nhân nhượng mối tương quan và Để tránh những sự trá thù thái quá ngoài tầm kiểm soát luật báo thù (loi du talion) dự kiến kẻ gây hấn sẽ bị đối xử tương xứng với điều thiệt hại đã gây ra cho nạn nhân "Mắt đền mắt" - nhưng không phải là đền hai mắt, "răng đền răng" nhưng không phải là cả hàm (xem Lêvi) Luật này đã là một tiến bộ thực sự trong việc trấn áp tội phạm.
Phần Đức Giêsu, ngài chủ trương một thái độ rất cá biệt, tương phản hoàn toàn với thái độ bình thường: “Đừng chống cự với người ác". Ngài đòi hỏi các môn đệ phải bẽ gãy vòng xích bạo lực, dù hợp pháp, và được báo thù.
Ba ví dụ sau đều ở ngôi hai số ít:
+ Ví dụ thứ nhắt về "cái tát": "Nếu ai vả má bên phải con, hãy giơ cả má bên trái ra nữa.” Dĩ nhiên không thể hiểu lệnh mâu thuẫn này theo nghĩa đen. Chính Đức Giêsu cũng đã không giơ má khác cho tên đầy tớ tát tai. Ngài hỏi hắn: "Nếu tôi nói sai, hãy cho thấy sai ở chỗ nào. Còn nếu tôi nói đúng, sao anh lại tát tôi?" (Gioan 18,23). Như vậy, đứng trước kẻ gây hấn, người theo Chúa để có một hành vi vừa thách thức vừa làm cho kẻ địch hết chống trả.
+ ví dụ thứ hai về người môn đệ bị người khác có ý định đưa ra tòa và người đó muốn lấy áo trong (tưnique) người môn đệ làm vật thế chấp, nghĩa là áo lót. Đức Giêsu chủ trương: "Hãy để cho nó lấy cả áo ngoài nữa". Trong khi đó, theo Luật, áo ngoài và áo trong là của không thể sang nhượng được của người nghèo; chiếm hữu chúng là xâm phạm đến chính Thiên Chúa (coi Xh 22, 25-26). Khi để bị trần trụi đến cho đi cả áo theo gương Thầy mình, các Kitô hữu biết rằng sự khó nghèo như vậy, họ là những kẻ chiến thắng, bởi vì họ sẽ được lòng thương xót của Thiên Chúa bao bọc.
+ Ví dụ sau cùng là ví dụ về sự "trưng tập", thường được quân đội và các viên chức chánh quyền Rôma dùng để làm việc công ích (một hình thức lao dịch thời đó). Đức Giêsu còn nói thêm. "nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm". Ngoài bài giảng trên núi, thánh sử Mátthêu chỉ dùng động từ "trưng tập" một lần khác khi quân lính trưng tập Sinon thành Xyrênê, một dân ngoại, lúc đó tượng trưng cho tất cả các thế hệ môn đệ chấp nhận thập giá Đức Kitô.
+ Minh họa thứ năm và cuối cùng nói đến yêu thương kẻ thù. Sách Lêvi viết: "Ngươi sẽ yêu tha nhân như chính mình" (19,18). Như vậy điều này mời gọi con cái Israel sống với nhau bằng tình yêu huynh đệ loại bỏ mọi hận thù oán ghét. Nhưng các Thầy rabbi thuộc những nhóm khác nhau tranh luận mãi về quan niệm tha nhân và nhiều người đã cho nó một nghĩa hạn hẹp: tha nhân là người mà ta có quan hệ tốt đẹp; phân biệt với kẻ thù. Từ đó mà có câu Phúc âm: ‘Anh sẽ ghét kẻ thù’ tuy câu này không có trong Luật, nhưng biểu lộ khá đúng ý nghĩ của rất nhiều người. Ngược lại với tình yêu có tính cách chọn lựa đối tượng này, Đức Giêsu nói đến một tình yêu phổ quát vượt mọi biên giới, đến cả kẻ thù và người bách hại, theo Ngài, đòi hỏi này đặt nền tảng trên cách đối xử của chính Thiên Chúa với mọi người, "Kẻ xấu cũng như kẻ tốt", người công chính cũng như kẻ bất chính".
2. Hệ tại theo gương Chúa Cha:
Câu 48 kết luận toàn thể phần này: “Vậy anh em hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng thiện”.
Như vậy, theo gương Cha và Con của ngài Đức Giêsu, đó là nền tảng và mục đích của Luật mới này. Là người môn đệ của Đức Giêsu, đến lượt chúng ta được mời gọi sống như Con, với Ngài và trong Ngài. Cái mới triệt để của Bài giảng trên núi chính là vậy, chứ không phải trong một giới răn đặc biệt nào.
Cl. Tassin chú giải: "Tính từ “hoàn thiện” tóm tắt ý tưởng về sự công chính hơn (các ký lục và biệt phái) ở câu 20, và sự hoàn thiện này chính là noi theo hành động của Thiên Chúa. Đạo Do Thái đã hiểu "những công việc bác ái xót thương" như những hành vi mà chính Thiên Chúa đã làm gương. Và Hội đường đã chú giải sách Lêvi 22, 28 bằng ngạn ngữ sau: “Như Ta thương xót trên trời thế nào, dưới đất các con cũng hãy thương xót như vậy" Điều này được Luca trình bày bằng những từ như sau: "Hãy xót thương như Cha các con là Đấng xót thương" (6,36). nếu Mátthêu thích tĩnh từ "hoàn thiện" hơn, là vì theo Ngài, lòng thương xót đạt tới mức yêu thương kẻ thù chính là hoàn thiện được Thiên Chúa trông đợi nơi những người của Ngài. Những ai muốn rập theo khuôn mẫu Chúa thì cậy vào Đức Giêsu. Con chí thiết của Thiên Chúa, ngài trao cho các chìa khóa bí mật này". ("Phúc âm Matthêu”, Centurion, 1991, tr. 69-70).
BÀI ĐỌC THÊM.
1. “Bẻ gãy vòng vây bạo lực”: (Đức cha L. Daloz, trong "Nước Trời đến gần", Desche de Brouwer, tr. 58-60).
Đức Giêsu lấy lại qui định của Luật: anh em đã nghe dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng... đối với chúng ta điều đó dường như biểu lộ một sự trả thù nghiệt ngã, nhưng trong thực tế, nó lại điều hòa bạo lực và giới hạn ham muốn. Trong một xã hội mà mỗi người thường là quan tòa cho chính mình, đó là một loại luật "tương xứng" trong sự đền trả lại sự xúc phạm, người ta có thể trả thù tới mức độ, không được vượt quá. Trong các quốc gia của chúng ta ngày nay, mỗi người không thể làm quan toà cho chính mình. Chúng ta đã có nhũng cơ quan cảnh sát và tư pháp là những cơ quan duy nhất có quyền bất và trừng phạt những kẻ phạm tội ác. Các hình phạt được xác định rõ bởi một bộ luật. Trong bộ luật này, người ta tìm thấy lại nguyên tắc tương xứng. Như vậy phạm nhân thoát khỏi ham muốn trả thù cá nhâ, người ta lưu ý đến hoàn cảnh, không chỉ tìm cách trấn áp và trừng phạt, mà còn nhằm tìm cách chữa trị và nâng đỡ. Dĩ nhiên, chúng ta ai cũng biết rằng hệ thống tư pháp có những điểm yếu, những trì tre, những sai lầm hay những "vết chàm". Nhưng dẫu sao nó vẫn là một đảm bảo về sự tiến bộ của nhân loại, chứ trong khung cảnh xã hội và pháp lý này mà hôm nay chúng ta đón nhận Lời Đức Giêsu. Và ngay cả ở trong khung cảnh này, Ngài vẫn kiện toàn Luật bằng cách làm cho nó đi sâu vào tâm hồn con người. Có khi ý muốn trả thù không còn biểu lộ qua hành động nữa nhưng vẫn còn bị khích động và khơi gợi lên trong công luận qua các hành vi bạo lực và các vụ kiện. Không dễ gì chống lại được tình cảm tập thể, nhất là khi nó được chia sẻ bởi một đám đông những khán giả trong một thế giới mà tất cả mọi sự đều bị các phương tiện thông tin đại chúng truyền đi. Đàng khác chúng ta dễ ham muốn kêu gọi trả thù và trừng phạt khi chính chúng ta không phải chịu trách nhiệm. Trong xứ sở chúng ta, ngành tư pháp có sứ mạng xã hội vừa bảo vệ, giáo dục vừa làm gương; nhưng cũng vừa sửa đổi, chữa trị vừa giúp tái hội nhập. Lời Đức Giêsu dạy đừng chống cự người ác không cản trở cũng không gò bó sứ mạng này Nhưng còn có một cái gì khác hơn là những biện pháp cần thiết để bảo đảm an an ninh xã hội, một cái gì khác hơn là sự hận thù, ghen ghét, báo án. Đức Giêsu kêu gọi đến cái tốt nhất nơi con người, đôi khi đến cả sự anh dũng để có được một con út thứ tha; chúng tôi có thể làm chứng các Kitô hữu sự tha thứ này cách công khai! Đức Giêsu không cấm chúng ta đòi hỏi những quyền lợi chính đáng. Khi bị viên vệ binh tát tai, chính Ngài đã đòi anh ta giải thích lý do tại sao anh ta hành động như vậy: nếu tôi nói sai, hãy cho thấy sai ở chỗ nào; nếu tôi nói đúng, thì sao lại tát tôi”. (Ga 18, 23). Nhưng nơi vườn Cây dầu Ngài cho phép Phêrô rút kiếm bảo vệ mình và cũng vì Chúa Cha sai các đạo binh thiên thần đến che chở Ngài để mình bị trấn lột, tát tai, đánh đập và đội triều thiên bằng mũ gai. Ngài không hài lòng với lời kêu gọi đừng lấy oán báo oán, lấy lành thắng dữ, lấy tình yêu thắng hận thù. Ngài còn tỏ ra chính mình là con đường thực hiện lời tiên tri về người đầy tớ đau khổ đã không quay lưng, quay mặt tránh những kẻ ra sức làm khổ mình. Ở bất cứ nơi đâu chúng ta sinh sống và theo cách thế của mình, Ngài kêu mời chúng ta đừng đi vào chu kỳ bạo lực, nhưng hãy có đủ sức mạnh tinh thần để đặt một Lôgíc mới trong mối tương quan giữa con người với nhau.
2. “Thứ tha như Thiên Chúa tha thứ cho ta”
“Nếu thực sự thứ tha của Thiên Chúa làm tôi hiện hữu, nếu Ngài ban cho tôi tình yêu Thiên Chúa và khả năng yêu mến, làm sao tôi lại không thể hoán chuyển tình yêu thành thứ tha theo chừng mực, mà tôi có thể làm được đối với những ai đã phản bội, chối bỏ và làm tổn thương tôi? Hoặc tôi không là Kitô hữu và rơi vào lối sống theo câu ngạn ngữ cổ: “mắt đền mắt, răng đền răng”, hoặc tôi muốn sống như là một Kitô hữu, thì lập tức tôi phải nhớ điều loan báo cốt yếu nhất của đức tin: tất cả anh em, đều là những tội nhân đã được thứ tha, tất cả anh em đều là nhũng đứa con của lòng thương xót. Nếu anh em muốn là những Kitô thực sự sống đạo, điều thực hiện đầu tiên, cơ bản nhất, chính là thực hành điều Thiên Chúa đã sống đối với anh em, điều mà Đúc Giêsu đã làm vào lúc Ngài sắp qua đời. Đó là thứ tha. Đó là cách thế duy nhất em làm chứng cho mọi người sự tha thứ ta đã lãnh nhận và nó được trao ban cho tất cả mọi người. Dĩ nhiên sự tha thứ như vậy không thể là sự quá ngây thơ, càng không thể là sự cổ võ cho sự dữ. Để thực sự là tha thứ, nó chỉ có thể phát xuất từ một lương tâm không có ảo tưởng nào về những ác tâm, ô nhục, tội ác của thế gian nào và của lịch sử con người. Tuy nhiên, vượt lên trên không bất hạnh mà người Kitô hữu dấn thân đấu tranh nhân danh công lý, họ còn làm chứng về niềm hy vọng Thiên Chúa đặt sẵn nơi mỗi người, dù là những kẻ phạm tội, nhơ nhớp nhất Như vậy, Thiên Chúa mong muốn tất cả hoán đổi ác tâm và hận thù thành tình yêu. Điều này thật đúng, vì chúng ta chỉ là Kitô hữu do niềm tin và hy vọng như vậy, và chúng ta đang cố gắng hết sức mình sống niềm tin là hy vọng đó nhờ ơn Chúa”
3. “Yêu thương mọi người vì Thiên Chúa yêu thương họ” (Martin-Luther King, trong “Chỉ có một cuộc cách mạng”. Casterman, 1968, tr. 108-109)
Trong Tân ước, chúng ta thấy từ Agapè được dùng để chỉ tình yêu. Đó chính là tình yêu dồi dào không đòi một đáp trả nào hết. Các nhà thần học nói đó là tình yêu hơn Chúa được thực hiện nơi tâm hồn con người. Khi vươn đến một tình yêu như vậy, chúng ta sẽ yêu hết mọi người, không phải vì chúng ta có thiện cảm với họ, không phải vì chúng ta đánh giá cao lối sống của chúng ta yêu thương họ vì Thiên Chúa yêu thương họ, chính là ý nghĩa Lời Đức Giêsu Anh em hãy yêu thương kẻ thù. Phần tôi, tôi sung sướng vì Ngài đã không nói: “Anh em hãy có thiện cảm với kẻ thù của anh em” bởi vì có những người mà tôi khó có thiện cảm nổi, thiện cảm là một xúc cảm. Tôi không thể có xúc cảm với người ném bom vào gia đình tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người bóc lột tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người đè bẹp tôi dưới sự bất công. Không, không thể có thiện cảm nào đối với người đêm ngày đe dọa giết tôi. Nhưng Đúc Giêsu nhắc tôi rằng tình yêu còn lớn hơn thiện cảm, rằng tình yêu là thiện chí biết cảm thông, có sáng tạo, cứu độ đối với hết mọi người”.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam