Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 45
Tổng truy cập: 1355681
CỘI NGUỒN CỦA TỘI ÁC
Lm. Inhaxiô Trần Ngà
Trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh, có hàng ngàn người xuống đường tuần hành qua các đường phố, hô to các khẩu hiệu chống chiến tranh. Ban đầu, đám đông hô vang: “Hủy bỏ bom đạn giết người!”
Sau đó, trong nhóm tham gia biểu tình có cuộc tranh luận nhỏ: “Làm gì có bom đạn giết người! Bom đạn có giết ai bao giờ đâu? Chỉ có những người ác chế ra bom đạn, rồi ném bom lên đầu người khác mới gây nên thảm họa giết người.”
Thế là sau đó, người ta hô khẩu hiệu khác, hợp tình hợp lý hơn: “Đả đảo những kẻ giết người!”
Nhưng rồi lại có người bàn thêm: “Đâu phải tự dưng mà người lại giết người. Phải có động cơ nào đó thúc đẩy mới có việc giết người chứ! Nếu không có lòng tham lam, ghen tị và những dục vọng xấu xa thúc đẩy, nào ai lại đi giết người!”
Ý kiến nầy được xem là chí lý.
Thế là cuối cùng, mọi người hô to khẩu hiệu khác: “Đả đảo lòng tham lam! Đả đảo lòng ghen tị! Đả đảo sự hận thù!” (dựa theo Cha Anthony de Mello)
Chính những dục vọng đen tối trong lòng người mới là nguyên nhân chính gây nên mọi xấu xa trong cuộc đời và trên thế giới. Cội nguồn sự ác nằm trong thâm tâm con người là thứ phải truy diệt trước hết.
Vì chưa hiểu điều nầy, những người biệt phái và luật sĩ thời Chúa Giê-su cứ lo rửa ráy bên ngoài mà không lo rửa sạch nội tâm. Họ chú mục vào việc rửa tay trước khi dùng bữa, cho rằng đó là việc quan trọng hàng đầu và trách móc các môn đệ Chúa Giê-su đã bỏ qua tập tục đó.
Nhân cơ hội nầy, Chúa Giê-su dạy cho các ông một bài học: “Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ: Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế.” (Mác-cô 7, 14-15. 21-23)
Sự kiện sau đây được thuật lại trong sách Sa-mu-en tỏ cho chúng ta thấy mầm mống ganh tị bên trong là động cơ phát sinh ra tội ác bên ngoài:
Thời ấy, Gô-li-át, một kiện tướng của quân Phi-li-tinh, một người khổng lồ có sức mạnh vô địch, khiêu chiến với quân Ít-ra-en. Trong hàng ngũ quân Ít- ra-en, không ai dám đương đầu với tên khổng lồ ấy.
May thay, Đa-vít xuất hiện kịp thời. Cậu dùng ná bắn lủng trán Gô-li-át, rồi dùng chính gươm của y mà chặt đầu y. Quân Ít-ra-en bấy giờ thừa thắng xông lên như nước vỡ bờ, đánh tan quân địch không còn manh giáp.
Sau đó, phụ nữ từ các thành Ít-ra-en tuôn ra các ngã đường chào mừng vua Sa-un chiến thắng và ca tụng Đa-vít như vị anh hùng kiệt xuất: “Vua Sa-un giết được một ngàn, còn Đa-vít giết được hàng vạn” (Samuen I, 18, 6-8).
Lời ca tụng đó làm cho lòng ghen tị sục sôi trong lòng vua Sa-un khiến nhà vua tìm mọi cách tiêu diệt Đa-vít và đem quân truy lùng tận những hang núi sâu, mưu toan tiêu diệt vị anh hùng tài năng và dũng cảm nầy.
Đúng là những gì xấu xa trong lòng người mới làm cho người ta ra nhơ uế. Cội nguồn sự ác nằm trong thâm tâm con người là điều mà người ta phải quan tâm tiêu diệt trước hết.
Lạy Chúa Giê-su,
Xin cho chúng con mỗi ngày biết dành thời gian thinh lặng để nhìn sâu vào tận đáy lòng mình, nhờ đó, chúng con có thể phát hiện ra những ham muốn xấu xa, những kiêu căng và ghen tị, những tham lam và thù ghét đang âm ỉ trong lòng mình. Chính những thứ đó mới là nguyên nhân gây nên biết bao tội ác, tạo nên mọi điều xấu xa trong xã hội loài người.
Xin giúp chúng con kiên quyết nhổ bỏ những dục vọng xấu xa đen tối khỏi tâm hồn mình ngay từ hôm nay, để mai đây chúng con khỏi bị chúng điều khiển, chi phối và xô đẩy vào vũng lầy tội lỗi.
.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Phụng vụ Lời Chúa thường niên B năm tuần vừa qua bị gián đoạn bởi chương 6 Tin Mừng Gioan xen vào, hôm nay chúng ta trở lại với chương 7 Tin Mừng Macô, Chúa Giêsu giúp các môn đệ cũng như người đương thời đào sâu ý niệm về sự trong sạch và những luật lệ liên quan. Về vấn đề này, thư thánh Giacôbê trong bài đọc II cũng soi sáng cho chúng ta khi ngài viết : « Lòng đạo đức trong sạch và tinh tuyền đối với Thiên Chúa Cha là: thăm viếng cô nhi quả phụ trong cơn quẫn bách, và giữ mình khỏi mọi ô uế đời này» (Gc 1,27 ).
Đạo trong sạch
Từ thế kỷ thứ II, người Do thái đưa ra luật cấm không được giao du và ăn uống với dân ngoại, để khỏi bị ô uế. Người Pharisiêu cho rằng tôn giáo của họ phát xuất từ Thiên Chúa, tẩy sạch là một nghi lễ công cộng, “vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước” (Mc 7), thế nên họ chướng tai gai mắt khi thấy môn đệ Chúa Giêsu “dùng bữa với bàn tay không trong sạch” (Mc 7,3). Người Do thái chỉ ăn sau khi đã rửa tay (x. Mc 7,3), các tập tục của họ gắn bó với “truyền thống” (Mc 7,4), thể hiện lòng trung thành với “Thiên Chúa, Đấng ở gần họ” (x. Dnl 4, 7) như Môise đã nói.
Cần phải ghi nhận rằng, Chúa Giêsu không đến để hủy bỏ Lề Luật. Nhưng dạy người ta chống lại thói đạo đức giả hình, vụ hình thức, quan trọng hóa luật lệ của con tim với nghi lễ bên ngoài. Người lên án việc làm khiến người ta xa rời Thiên Chúa, và nghĩ rằng thực hành tỉ mỉ của các quy tắc Luật định là vinh quang ; mặt khác, theo Chúa Giêsu, sự trong sạch không tùy thuộc vào lễ nghi thanh tẩy, nhưng tùy thuộc vào tấm lòng.
Lòng trong sạch
Khi tuyên bố : “Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế ” (Mc 7), cái đó không chạm tới lòng người ta, nhưng vào trong bụng và kết thúc trong cống rãnh. Theo Chúa Giêsu, điều gì làm cho chúng ta ô uế : ” Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế“.
Những gì là nhơ bẩn, ô uế, hay những ý định và hành động xấu xa không đến từ bên ngoài, mà đến từ lòng dạ xấu xa và xa rời Thiên Chúa. Thiên Chúa không hiện diện khi lòng người rời xa Chúa.
Tôn giáo được Chúa Giêsu thiết lập không giảm thiểu vào các nghi lễ bên ngoài, gồm một mớ những học thuyết và đạo đức giả ; đây là sự mặc khải về khuôn mặt của Thiên Chúa trong nhân loại nơi con người Chúa Giêsu. Việc thực hành đạo dù lớn hay nhỏ, chỉ có ý nghĩa và có giá trị khi được sinh ra từ tình yêu, được tháp tùng bởi tình yêu và được tiêu thụ trong tình yêu.
Yêu thương là chu toàn Luật Chúa
Tập tục của tiền nhân người Do thái thích giữ với lòng đạo đức ấy lại trái với Luật Môise. Đó là lý do tại sao Êsai nói : “Bạc của ngươi hóa thành ten chì, rượu đã trá pha nước lã“ (Is 1,22), cho thấy người xưa kết hợp sống giới luật của Chúa với một truyền thống nhạt nhòa, nghĩa là họ đã thiết lập một luật biến chất trái với Luật Chúa. Chúa Giêsu trách họ : Tại sao các ông phạm đến lệnh truyền của Thiên Chúa nhân lệ truyền của các ông? (Mt 15,3) Họ bỏ qua những điều cần thiết, thêm vào những khoản phụ và giải thích theo lối khác, việc họ làm lột tẩy họ là những kẻ đạo đức giả hình.
Họ cương quyết bảo vệ các tập tục, nhưng không tuân thủ Luật Chúa. Thậm chí họ đổ lỗi cho Chúa Giêsu vi phạm ngày Sabát khi chữa bệnh, điều mà Luật không cấm. Tuy nhiên, họ không nhận lỗi về mình đã vi phạm lệnh truyền của Thiên Chúa, luật của họ thiếu hẳng tình yêu. Tình yêu này, trên thực tế, là điều răn thứ nhất và trọng nhất, và thứ hai là tình yêu của người lân cận.
Thánh Phaolô cũng nói : Yêu mến là chu toàn cả Lề luật (Rm 13,10) và khi tất cả chỉ còn lại Tin, Cậy, Mến. Ấy là bộ ba! Nhưng trong bộ ba ấy, Mến lớn hơn cả! ( 1Cor 13,13). Và giả như tôi được ơn tiên tri, và biết mọi sự nhiệm mầu, toàn cả trí tri; và giả như tôi được tất cả lòng tin, khiến chuyển được đồi núi, mà tôi lại không có lòng mến, thì tôi vẫn là không! (1Co 13,2). Nếu không có bác ái thì tất cả chỉ là không.
Chính bác ai mang lại sự hoàn hảo cho con người, vì ai yêu mến Thiên Chúa là hoàn hảo trong thế giới hiện tại và tương lai. Vì chúng ta sẽ không bao giờ ngừng yêu mến Thiên Chúa, nhưng hơn thế nữa sẽ chiêm ngắm và yêu mến Ngài đồng thời thương tha nhân.
.
LUẬT PHÀM NHÂN VÀ LUẬT THIÊN CHÚA
Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
Chúa Giêsu đứng về phía người nghèo và những người cô thế cô thân. Chính vì vậy, Chúa luôn chỉ rõ đâu là điều quan trọng, hình thức hay nội dung, bề ngoài hay bên trong nội tâm, rửa tay hay rửa cõi lòng. Luật phàm nhân hay luật Thiên Chúa?
Đứng về phía con người
Thời Chúa Giêsu, xứ Palestine có những nét tương phản: Giữa đa số người nghèo và số ít thành phần người Do Thái thống trị thông đồng với Đế quốc Roma kiếm chác thu lợi. Có những phong trào cách tân, xa rời tôn giáo truyền thống.
Chúa Giêsu Đấng giải thoát, Người là Đấng hoàn toàn tự do với lề luật, cung cách tiếp cận với những người tội lỗi và bị bỏ rơi giữa xã hội. Không theo những xét đoán nghiêm khắc của nhóm biệt phái, những lên án của thượng tế và luật sĩ.
Người hướng tới một điều duy nhất: “Sự thật sẽ giải thoát” (Ga 8, 32). Theo não trạng người Do Thái hiểu sự thật nghĩa là trung tín. Khi Chúa nói rửa nội tậm chứ đừng rửa chén đĩa bên ngoài, được hiểu là cần trung tín trong lời nói cũng như việc làm, chứ đừng chỉ nói mà không làm. “Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23, 3)
Luật Của Chúa
Luật của Chúa là luật của tự do đích thực, không bị kiềm hãm trong tội lỗi và sự dữ. Lề luật trọn hảo và toàn thiện, trợ giúp con người biết sống yêu thương nhau, không thù hận, oán ghét, giành giật, khinh khi, ngạo mạn. Một lề luật cởi trói hoàn toàn khỏi những điều xấu xa..
Chúa Giêu đã thực hiện giới luật ấy trọn vẹn để cho con người được thấy. Người đi đến với người nghèo khổ, đau bệnh. Người đồng bàn với người tội lỗi, thu thuế. Người tiếp xúc với phụ nữ đúng với phảm vị của họ được tôn trọng, trao cho họ lời loan báo Chúa phục sinh…
Chúa không lệ thuộc vào lời nói ra vào của người khác, không in trí một điều xấu nào nơi người Chúa gặp gỡ. Tự do trong mọi hành động và giao tiếp bình đẳng với mọi người, trả lại quyền tự do cho con người. Chúa muốn thiết lập sự công bằng trên trái đất cho mọi người. Thái độ đó nói lên, mọi người trên trái đất này đều có quyền sống, bình đẳng, sở hữu, và tự do như nhau. Đó là điều cơ bản cho mọi bản tuyên ngôn độc lập cho nhiều quốc gia.
Chúa Giê su không phải là một chính trị gia, cũng chẳng phải là vị lãnh đạo trần thế nào, mà cũng không dựa trên quyền bính thế gian nào. Chỉ có một điều Chúa Giêsu nhân danh, đó là Nước Chúa ngự đến, Ý Chúa cha được thực hiện trên trần gian này.
Luật Thiên Chúa luôn là một luật của tự do. Con người được tự do đáp lại lời gọi của Thiên Chúa, thực hiện Lời Chúa Giêsu giảng dạy, đi theo lối đường của Chúa. Sống tự do là con cái Chúa cũng giúp cho mọi người sống trong tự do đó. Cuối cùng luật của tự do là luật yêu thương như Chúa yêu thương.
.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam