Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 56
Tổng truy cập: 1362874
Con Người Được Tôn Vinh
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY, NĂM B
“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!”. Khi áp dụng “Con Người” cho bản thân, Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ ý niệm “Con Người” trong sách Đaniel. Mà “Con Người” trong Đaniel thật mạnh mẽ, thật cao cả. Chính vì thế, khi công bố về “Con Người”, Chúa Giêsu cho thấy, đây là thời điểm Chúa được tôn vinh. Người là Đấng “Con Người”. Người là Chúa uy hùng, Chúa tràn đầy sức mạnh, Chúa chiến thắng, Chúa chinh phục và thu phục: “Có ai như Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn tới trình diện. Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng bao giờ suy vong” (Đa 7, 14).
Nhưng sau khi tuyên bố “Con Người được tôn vinh” đầy vượt thắng, bản lãnh và vinh quang như thế, Chúa lại gắn vào sự “được tôn vinh” ấy một loạt những lời, những câu thật nghịch lý, nghịch lý đến mức mâu thuẫn, đến mức khó hiểu: “Nếu hạt lúc gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi nó mới sinh nhiều hạt khác. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này…”.
Chắc chắn cách nói của Chúa Giêsu đã làm nhiều người chưng hửng, bàng hoàng. “Được tôn vinh” mà lại phải bị “gieo”, phải “chết đi”, phải “ghét sự sống”, phải “xao xuyến”, phải xin “cứu Con khỏi giờ này”… sao? Nói những lời như thế thì không thể nào là “Con Người” được? “Con Người”, tự bản thân ý niệm này, đã mạnh mẽ, đã đầy oai phong; Đàng này lại là “Con Người được tôn vinh!”, thì sự vinh hiển phải rạng ngời vô cùng chứ? Chúa làm đảo lộn tất cả mọi ý niệm của người nghe. Chúa đã làm cho sự chiến thắng, sự tôn vinh, theo cách hiểu thông thường của từng người chúng ta bị lật đổ, bị hụt hẫng. Vậy nghịch lý trong lời dạy của Chúa Giêsu có thật là nghịch lý?
Thật ra, qua những lời này, Chúa dạy tất cả chúng ta trân quý sự sống, gìn giữ sự sống là khi biết sử dụng sự sống. Người ta phải đánh đổi sự sống để có được sự sống mới, có được sự sống ở mức độ cao hơn. Biết bao nhiêu con người đã chấp nhận đánh mất chính mình để mang lại những giá trị quý giá hơn cho cuộc đời, cho nhân loại, cho sự nghiệp chung.
Chẳng hạn, tháng 4.1968, cả thế giới xúc động khi hay tin Mục sư Martin Luther King bị sát hại. Tại sao Mục sư Martin Luther King lại được cả thế giới yêu mến? Mục sư Martin Luther King là người đã chiến đấu không mệt mỏi cho phong trào nhân quyền. Chính ông đã giúp thành công trong việc giành lại quyền bình đẳng cho người da màu. Chính ông là một trong những người tiên phong trong phong trào phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Ông đã dùng nhiều bài phát biểu như: “Thương vong của cuộc chiến tranh ở Việt Nam”, “Thời điểm phá vỡ sự im lặng”..., để gây áp lực mạnh mẽ trên nhân dân và giới lãnh đạo ở Mỹ. Vào năm 1967, ông đã từng khẳng định: “Tôi phản đối chiến tranh vì tôi yêu nước Mỹ. Tôi chống chiến tranh không bằng sự giận dữ, mà với sự lo lắng cùng nỗi buồn tận đáy lòng…”.
Ngoài ra, Mục sư Martin Luther King còn gây nên một thông điệp về niềm hy vọng công lý trong cuộc đấu tranh bất bạo động nhằm mang lại thay đổi lớn lao cho nước Mỹ, chế ngự tâm thức của hàng triệu con tim trên toàn thế giới rằng, mọi người hãy yêu chuộng hòa bình, hãy yêu chuộng sự công bằng, hãy yêu chuộng tinh thần bất bạo động.
Martin Luther King dư biết việc làm của ông gây phẫn nộ cho nhiều người, ông và gia đình ông phải bị đe dọa, sự sống của ông sẽ vô cùng nguy hiểm. Nhưng ông xác định mình phải sống vì chân lý, vì con người, vì tất cả nét đẹp của Tin Mừng Chúa Kitô. Là Mục sư, hằng ngày giảng dạy cho mọi người, Martin Luther King chắc chắn thấm nhuần lời dạy và gương hy sinh của Chúa Kitô. Ông chính là hình ảnh của Chúa Kitô, là bản sao của Chúa Kitô chấp nhận như hạt lúa chôn vùi để đem lại kết quả lớn là sinh nhiều hạt khác.
Mục sư Martin Luther King chết nhưng sự thành công và ảnh hưởng của phong trào đấu tranh do ông để lại mang lại vô vàn lợi ích cho con người, cho sự sống nhân loại, cho tất cả những ai bị chà đạp, bị lối hành xử bất công chèn ép, tấn công… Đó là vinh quang của ông, vinh quang của hạt lúa thối rữa để sinh nhiều hạt khác.
Chúa Kitô đã được “Tôn Vinh” bằng cách hiến trao cuộc sống. Hôm nay chúng ta cũng hãy đi con đường mà Chúa Kitô đã đi. Chỉ có con đường hy sinh, tế hiến, trao dâng… như Chúa Kitô mới là vinh quang của chúng ta.
“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!”. Đó là giờ Chúa Kitô vâng phục Chúa Cha để chết thay cho trần gian. Bài học này mỗi Kitô hãy ghi nhớ trong mọi ngày sống của mình, để sống, chết và sống lại như Chúa Kitô. Sự tôn vinh mà Thiên Chúa dành cho những ai trở thành môn đệ của Chúa Kitô là sống rập khuôn những gì Chúa Kitô đã thể hiện.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam