Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 47

Tổng truy cập: 1354242

Con Người Khiêm Tốn

Cập nhật : 27-08-2010
 
CON NGƯỜI KHIÊM TỐN
Lc 14, 1. 7 - 14

“Anh em hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ oán ghét mình..” (Lc 3, 24)

Anh chị em thân mến,
Đức Hồng Y Jos. Bernadin của Tổng giáo phận Chicago, Mỹ, tâm sự với các chủng sinh: Từ ngày Ngài nhận giáo phận Chicago, hầu như không thiếu ngày nào, mỗi ngày Ngài đều nhận một lá thư gởi đến chưởi Ngài là “son of bitch” (chó đẻ!) Tại sao vậy? Vì Ngài theo đường hướng của Giáo hội, luôn lên án các thứ tệ đoan xã hội, làm mất quyền lợi của bọn tư bản, nên bị chưởi như thế! Đức HY Bernadin, đã khiêm tốn sẵn lòng để cho người ta chưởi bới… Bài TM hôm nay, chính Chúa Giêsu dạy cho mọi người cách xử thế khiêm tốn trước mặt Chúa, cũng như tha nhân.

Nhân khi thấy khách được mời dự tiệc, họ hay lựa chổ nhất, có khi còn coi thường người khác nữa, Chúa Giêsu dạy cho họ bài học khiêm nhượng, một thứ khiêm nhượng chân thật, và bên trong, phát xuất từ đáy lòng…. Vì thế :

a/. khiêm nhượng là chấp nhận sự thật về chính mình: người xưa có câu: “khiêm nhượng không phải là nghỉ ít hơn về cái mình có; nhưng là ít nghỉ về mình. Thực sự, khi ai ít nghỉ về mình, hay không nghỉ về mình nữa, làm sao họ có thế tự phụ được? Thánh Augustinô nói: Khiêm nhượng làm cho con người trở nên thiên thần; nhưng kiêu ngạo làm thay đổi các thiên thần thành ma quỉ.

Thánh Phêrô dạy: “anh em hãy lấy đức khiêm nhượng mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhương “.

b/. khiêm nhượng là biết mình có tội: Ma quỉ (Lucifer) chính là những thiên thần mang ánh sáng; vậy mà khi thiên thần phạm tội thành ma quỉ, chúng không nhận, cũng không biết mình có tội. Nếu ma quỉ đã nhận mình có tội, và biết mình có tội, thì cũng đống nghĩa với ăn năn, chúng sẽ được tha rồi. Thực tế nơi ma quỉ không có khiêm nhượng, ngược lại chỉ có kiêu căng mà thôi…

Biết mình thấp hèn, tội lỗi trước mặt Chúa và anh em, đó chính là nền tảng của đức khiêm nhượng, cũng là nên tảng của việc cầu nguyện để đưa ta tới với Thiên Chúa

c/. Chúa Giêsu là mẫu gương của đức khiêm nhượng: Ai đã xem qua cuốn phim Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu, mới có thể nhờ đó hiểu được phần nào Khổ đau của Con Thiên Chúa phải chịu vì nhân loại chúng ta, nhất là mới có thế hiểu được : dù là Con Thiên Chúa, Ngài khiêm tốn biết bao, như lời thư Thánh Phaolô gởi cho tín hữu Philipphê (2, 6-9): …. Đức Giêsu vốn dỉ là Thiên Chúa, đã không nghĩ phải duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, để mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân giữa trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nổi bằng lòng chịu chết, và chết trên thập giá……

d/. Gợi ý sống và chia sẻ: Khiêm nhượng thật sự là tự biết mình, cả về ưu lẫn khuyết điểm. Biết cái ưu điểm là để phát huy, làm cho lớn mạnh thêm, đồng thời cũng sẵn sàng lãnh trách nhiệm với mọi người, với tập thể. Biết cái khuyết điểm là để sửa chữa, phấn đấu vươn cao lên. Đó mới là đức khiêm nhượng thật sự. bao lâu nay ta đã thực hành đức khiêm nhương như thế nào? Cũng có một thứ gọi là khiêm nhượng ống điếu, khi trước mặt người khác, ta cũng giả bộ nhận lỗi, cũng xỉ vã mình; nhưng sau lưng thì tìm cách tự bào chữa… ta đã sống như thế nào đây?

KHIÊM TỐN TRƯỚC CHÚA
Lc 14, 1. 7 - 14

Mỗi khi dâng Thánh lễ, trước hết Giáo hội luôn mời gọi chúng ta sám hối. Giáo hội muốn nhắc chúng ta nhớ, trước Chúa mình chỉ là những tôi tớ hèn mọn, là những con người tội lỗi cần được Chúa xót thương và ban ơn. Đấy là thái độ khiêm tốn cần thiết cho người tín hữu chúng ta trước Chúa.

Tin mừng Chúa nhật hôm nay, Chúa Giêsu mượn hình ảnh người được mời đến dự tiệc để dạy chúng ta: " ... Khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên".

Có người phụ nữ kia một hôm nằm mơ thấy mình được gặp Chúa:

Chúa hỏi: "Chị là ai?"
Chị trả lời: "Dạ, dạ con là vợ của ông biện A ở họ đạo X, giáo phận Y nè Chúa nhớ con không?"
Chúa đáp lại: "Ta không hỏi con về chuyện đó, Ta hỏi con là ai?"

Chị ta tưởng Chúa chưa nghe rõ nên mới trả lời lớn hơn: "Dạ con là vợ của ông biện..." và thêm một hơi: "con đi lễ misa mỗi ngày, con ăn chay mỗi tuần và 4 đứa con nhờ con biết nuôi dạy nên chúng nó đã thành tài hết rồi Chúa ơi: 2 đứa làm bác sĩ, một đứa làm kỷ sư và một đứa làm giáo viên..."

Chị nghĩ trong lòng sẽ được Chúa khen nhiều lắm. Tuy nhiên, Chúa vẫn nói với chị là Người không hỏi điều đó. Chị buồn lắm không biết trả lời thế nào nên lặng thinh hồi lâu. Sau đó, chị trả lời trong nước mắt: "Dạ con là một con người yếu đuối tội lỗi nhưng vẫn được Chúa thương tha thứ và cho làm con Chúa."

Không ngờ chính câu trả lời ấy Chúa đã gật đầu và tỏ vẻ rất đồng ý. Chị sực tỉnh giấc và nhớ lại dường như từ đó đến giờ mình sống kiêu ngạo quá. Những gì mình làm chỉ với ý muốn khoe với Chúa và người khác thôi. Từ đó về sau, chị đã sửa mình. Chị vẫn sống và làm tiếp những gì đã làm nhưng với thành ý đền ơn Chúa và đền tội mình, chứ không còn ý nghĩ kiêu ngạo như trước.

Thái độ lúc đầu của chị này, làm ta nhớ lại dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện (Lc 18, 9- 14). Người Pharisêu cũng đã hãnh diện khoe với Chúa đủ điều nhưng vẫn không được Chúa khen. Ngược lại, người thu thuế đứng cuối đền thờ không dám ngước mặt lên mà rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi" đã được Chúa khen.

Như thế, một trong những thái độ quan trọng và cần thiết của chúng ta trước Chúa là hết sức khiêm tốn. Khiêm tốn như thế là chúng ta đón nhận chính con người thật của mình. Chúng ta chỉ là thụ tạo được Thiên Chúa yêu thương và cứu chuộc.

Nếu Chúa Giêsu không khiêm tốn đón nhận những gì Chúa Cha trao phó có lẽ chúng ta sẽ khó mà nhận được ơn cứu chuộc. Và cả cuộc đời của Chúa Giêsu, biết bao lần dư khả năng dùng quyền phép của mình nhưng Người vẫn khiêm tốn chẳng tỏ ra. Chẳng hạn, khi ăn chay 40 đêm ngày trong sa mạc Chúa Giêsu đã phải khiêm tốn lắm mới không đáp lại những thách thức của ma quỷ. (Lc 4, 1 - 13). Vì thế, chúng ta hãy sống luôn trong thái độ khiêm tốn trước Chúa và luôn nhớ lời Người dặn: "Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên".

 
Nguồn : gxnl 

home Mục lục Lưu trữ