Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 24
Tổng truy cập: 1354380
Con Người Và Thần Minh
Bản tuyên dương của Hội Đồng Giám Khảo Liên Hoan Điện Ảnh Quốc Tế Cannes năm 2010 nêu rõ: " Tình yêu nhân loại rất sâu sắc của các Đan sĩ Khổ Tu, sự tôn trọng Hồi Giáo của các Đan Sĩ, đặc biệt là lòng yêu thương và từ bi quảng đại mà các Đan sĩ dành cho những ngưòi dân làng vùng lân cận thực sự như anh em, là lý do để Hội Đồng Giám Khảo chúng tôi quyết định chọn trao Giải Thưởng Lớn của Liên Hoan cho bộ phim nầy”. Trong bài điểm phim ngày 15.05.2010 nhà phê bình điện ảnh nữ Kate Muir đã nhận định về phong cách mà đạo diễn Xavier Beauvois mô tả các Linh Mục Đan sĩ Dòng Khổ Tu ở Tibhirine. Những Đan sĩ này sống đời chiêm niệm và phục vụ những dân quê nghèo khổ trong những làng nằm sâu trong dãy núi Atlas của Algeria. Phim tả lại các vị Linh Mục Đan Sĩ đã xây dựng tình hữu nghị và huynh đệ vững mạnh với cộng đồng dân cư xung quanh Đan Viện. Đan Viện sống tương đối trong yên bình cho tới ngày xung đột nổi lên giữa chính quyền địa phương và các nhóm Hồi Giáo cực đoan . Cho dù các bên có liên quan đến cuộc xung đột này đều đã khuyên nhủ, gợi ý, báo trước cho các Đan sĩ Linh Mục để các ngài rời bỏ Đan Viện hầu bảo toàn tính mạng, nhưng từng Đan Sĩ một cho đến cả cộng đoàn Đan sĩ Khổ Tu đã quyết định ở lại. Cuối cùng tất cả các Linh Mục và Đan Sĩ đã bị bắt làm con tin và bị một nhóm Hồi giáo chính thống hạ sát một cách dã man.
Bộ phim “Des hommes et des dieux” (con người và thần minh), khi được trình chiếu trong Liên Hoan Phim Cannes lần thứ 63 (2010) đã gây ra cảm xúc mãnh liệt và phần đông khán giả đã khóc nức nở khi phim được trình chiếu lần đầu. Không phải những thần minh của xứ sở Châu Phi nầy, trước đây là đa thần và từ năm 1996, theo điều 2 hiến pháp, lấy Hồi giáo làm quốc giáo, với những chiến binh cực đoan được lớp giáo sĩ quá khích hô hào cổ vũ ‘thánh chiến’, đã đến, yêu thương,gắn bó và hy sinh cả cuộc sống lẫn tính mạng vì người dân nghèo Algérie, mà những “thần minh - người” hiện thân nơi bảy linh mục Dòng Xitô, với châm ngôn sống là “cầu nguyện và lao động”, với mục đích là trợ giúp những người nghèo đói và bệnh tật. Cuộc sống nghèo khó, trong sạch, vị tha và hy sinh can trường của các ngài đẹp hơn bất cứ bản anh hùng ca nào trên thế gian. ‘Thần minh’ không hiện hữu,mà chỉ là những hình tượng trống rỗng, “chẳng cứu được ai” (x. Is 46), do con người tạo ra. Nhưng “bảy vị thần minh Xitô” nầy là những người nên “thần”, nên “thánh”, vì đã biến cuộc đời mình nên giống như Thầy Chí Thánh, từ cuộc sống cho đến cái chết. Muốn nói hai chữ “Yêu Thương” cho trọn vẹn, không còn con đường nào khác. “Không ai yêu bạn hữu hơn kẻ hiến mạng sống vì bạn hữu”(Ga 15,13)
Cánh nay tròn 50 năm, vào năm 1960, Kennedy đã làm lý thuyết gia cho việc tách rời giữa Giáo Hội và Nhà Nước, để được chấp nhận làm tổng thống Hoa Kỳ (vì ông là Công giáo và chưa có tiền lệ người Công giáo đắc cử tổng thống). Một nửa thế kỷ sau, Đức Tổng giám mục Chaput giáo phận Denver tố cáo ông là đã gây những tổn hại đổ vỡ nặng nề, mà đến nay Giáo Hội Công giáo vẫn còn đang phải trả giá. Chủ nghĩa thế tục không phải mới xuất hiện trước hay sau bài diễn văn của ông Kennedy, mà có thể nói đã có từ thuở xa xưa, từ thời ông Adong – Bà Evà, khi con người nghe theo ma quỷ, đánh đồng mọi giá trị thế tục và thiêng liêng, đồng thời lại muốn tách lìa khỏi Tình Yêu Đấng Tạo Hoá, xây dựng một thế giới mới,một trật tự mới theo tự do và ý chí con người. Gần đây nhất, nhà bác học Stephen Hawking, trong cuốn “The Grand Design” (Phác Hoạ Vĩ Đại) còn dám nói rằng vũ trụ “tự nó được tạo nên từ số không” dựa trên những luật vật lý như là luật vũ trụ hấp dẫn, biến Thiên Chúa trở nên không cần thiết đối với một mô hình vũ trụ tự tạo và tự phát triển. Và khi con người chối bỏ,muốn gạt bỏ cội nguồn Yêu Thương, thì họ rước vào những vị ‘thần minh’ hận thù, bất hoà ,bạo lực. Những chỗ cư ngụ an bình, bảo đảm nhất cho con người là Gia Đình và Hôn Nhân, nay bị dập vùi dưới bão táp dâm ô, văn hoá sự chết : ly dị,an tử,nạo phá thai, kết hợp đồng tính. Kết quả của chủ nghĩa thế tục là chủ nghĩa hoài nghi (skepticism) và thuyết tương đối (relativism) : không tin ở sự hiện hữu của Thiên Chúa và thấy tất cả mọi giá trị nhân bản và đạo đức, tinh thần và thiêng liêng đều chỉ tương đối. Con người mất phương hướng! Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã viết trong tông thư Tình Thương trong Chân Lý :”Không có Thiên Chúa, con người không biết đi đâu,cũng không tài nào hiểu được mình là ai” (Caritas in Veritate, § 78).
Khi con người không biết mình là ai, thì làm sao biết để yêu thương tha nhân. Khi con người không thể tự cứu nỗi mình, thì còn mong gì đem yêu thương, an bình cho người khác,dù đó là vợ, chồng, con cái,người thân. Bài hát “kẻ thù ta” của nhạc sĩ Phạm Duy như lời nhắc nhủ thấm thía :” kẻ thù ta đâu có phải là người…Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài. Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai”. Nó mang đủ tên và đủ hình thái, những điều mà trong giáo lý Công giáo gọi là “bảy mối tội đầu”,bịt hết lối Lời Chúa vào trong ta và bít lối lòng chúng ta mở ra với anh em. Trong tuần nầy,Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI tông du tới Vương quốc Anh từ ngày 16 đến 19 tháng 9, trong đó Người sẽ tôn phong Chân Phước cho Đấng đáng kính John Henry hồng y Newman (1801 – 1890). Câu khẩu hiệu của Ngài được Đức Thánh Cha lấy làm chủ đề cho cuộc tông du nầy :”Heart speaks unto heart”, mà chúng ta tạm dịch là “từ trái tim đến trái tim”. Đó cũng là những gì các dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta suy gẫm:
Câu chuyện bộ ba của chương 15 trong Phúc Âm Thánh Luca nầy được Chúa Giêsu đặt trong khung cảnh nông thôn, từ người chăn chiên, đến bà nội trợ và cả Người Cha Nhân Hậu. Nông thôn là nơi người ta còn giữ lại những nét “đất lề quê thói”, chân chất và đầy tình người, nơi người nông dân dãi nắng dầm mưa,bán lưng cho trời bán mặt cho đất, mới có được một chút của cải, cho nên rất qúy giá trị vật chất, đồng tiền, nhưng lại cũng qúy trọng tình người, sẵn sàng chia sẻ với nhau khi tắt lửa tối đèn, khi gặp hoạn nạn (như trong hai dụ ngôn Con Chiên Lạc và Đồng Bạc Đánh Mất). Khi mất đi tài sản vật chất, tuy xót xa,nhưng người ta vẫn tự an ủi hoặc an ủi nhau là “của đi thay người” (như trong dụ ngôn Đứa Con Hoang Đàng) hoặc “còn người,còn của”. Đó là những “của hiếm” ở thành thị, khi tương quan con người thường được cân-đong-đo-đếm bằng tài sản và địa vị. Gia đình và hôn nhân trong cuộc sống xô bồ thành thị bị thử thách nặng nề. Dù dư luận,miệng đời và đời sống cộng đoàn giáo xứ, quan hệ gia tộc, vẫn còn là những vật cản để không xảy ra nhiều vụ ly dị và những chuyện trái đạo đức,luân lý nơi giới trẻ và những người sống đời hôn nhân,như những người ngoài Công giáo. Nhưng liệu những lá chắn mỏng manh ấy sẽ chống chọi được bao lâu? Nông thôn, đặc biệt các giáo xứ ở miền quê, nay cũng bị “văn hoá sự chết” thâm nhập. Giồng như những lũy tre xanh bao quanh và bảo vệ làng mạc biến mất, ảnh hưởng sâu đậm của giáo xứ,của Giáo Hội cũng mờ dần. Giới trẻ ly nông và ly hương, ồ ạt lên thành phố,ra thành thị và mau chóng nhiễm những thói hư nết xấu, chỉ để đánh đổi một đời sống tự do hơn, tiện nghi hơn và có thể may mắn,vui vẻ hơn. Cái giá thật đắt và đắng cay, cho họ, cho Giáo Hội.
Những ngày nầy, nhiều trí lòng đang hướng về ngày Đại Hội Dân Chúa Việt Nam, sau khi đã có Đại Hội Giáo Dân Á Châu (ở Hàn Quốc,31.08 – 05.09.2010) với nhiều hy vọng, để có thể khép lại một Năm Thánh với nhiều hoa trái thiêng liêng, để tín hữu Công giáo thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, thụ động,nửa tỉnh nửa mê và sống thật sự nên chứng nhân cho Chúa Kitô và Tin Mừng cứu độ,bằng bác ái yêu thương, để củng cố thành lũy Hôn Nhân và Gia Đình, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng những lối nghĩ và lối sống sai lạc, dâm ô,hưởng thụ và vị kỷ. Với Kitô hữu hay với người ngoài Kitô giáo, đều như nhau trong cuộc chiến một mất một còn với Satan và các thế lực vô thần xấu xa, bởi vì “chân lý thuộc về mọi người không chịu sống đời nhỏ nhoi”. Làm gì có chuyện “may nhờ rủi chịu; phải đâu trong đục cũng đành”!(Một đời người,một rừng cây. Trần Long Ẩn).
Điều ngăn cản chúng ta cảm thông,chạnh lòng thương và yêu mến anh em, ấy là chúng ta vẫn còn coi họ là “thằng con của Cha đó” (Lc 15,30), chứ không phải là ruột rà máu mủ trong Chúa của chúng ta.
ĐƯỜNG TÌNH CHÚA DẪN CON ĐI 66
HÃY HÁT LỜI TÌNH YÊU - THÁNH VỊNH 66
XIN CHIẾU TOẢ DUNG NHAN NGÀI TRÊN CHÚNG CON
Thánh Vịnh nhỏ nầy mời gọi vũ trụ ca khen Thiên Chúa một cách hân hoan. Đó là tất cả các dân tộc mà Chúa tìm kiếm ơn cứu độ cho. Chính là với tất cả các dân tộc mà Chúa Giêsu đã sai các Tông Đồ đến….Ước muốn nồng nàn quy tụ toàn thể vũ trụ trong lời ngợi ca, được diễn không ngừng trong Phụng vụ Giáo Hội : nó phải là sự chuyển động sâu xa của mọi tâm hồn Kitô hữu. Việc lập đi lập lại không mỏi mệt khát vọng vũ trụ nầy, trong những câu na ná giống nhau, là tiếng vang vọng tự phát của một niềm say mê sâu thẳm, làm cho ước nguyện nầy có đầy đủ ý nghĩa của nó.
Nguyễn thế Bài
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam