Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 41
Tổng truy cập: 1356223
CỦA ĂN NUÔI XÁC
CỦA ĂN NUÔI XÁC
Cơm áo gạo tiền là chuyện thực tế của đời sống con người, có khi Chúa cho chúng ta được thoải mái dư dật nhưng cũng có nhiều lúc phải gian nan tìm kiếm. Cả 4 Tin mừng đều có thuật việc Chúa Giêsu Hóa bánh ra nhiều, hôm nay chúng ta được nghe Tin Mừng Gioan về dấu lạ này. Thánh Gioan không gọi là phép lạ mà ngài gọi là dấu lạ để khuyến khích chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của nó. Xin nêu ra mấy dấu ấn trong dấu lạ này như sau:
Trước hết chúng ta nhận ra sự cảm thông của Chúa Giêsu. Chúa thấy dân vất vả theo Chúa vào nơi hoang vắng, họ đã chăm chú nghe Chúa rao giảng cũng như những người đau ốm đã được Chúa chữa lành cho. Trời đã về chiều, chắc chắn là ai cũng đói bụng, các môn đệ muốn Chúa giải tán đám đông để họ vào những làng mạc gần mà mua thức ăn nhưng Chúa Giêsu lại có sáng kiến muốn cho họ ăn tại chỗ, nên Chúa nói với Philipphê: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?” nhưng Philipphê nhận ra sự bất lực nên ông đã thưa với Chúa: “Hai trăm bạc cũng không đủ cho mỗi người một chút”. Hai trăm bạc có giá trị bằng tiền công nhật của hai trăm người thợ khi đó. Chúa hỏi thử ông Philipphê vậy thôi nhưng Chúa đã dự kiến việc Chúa sắp làm
Chúa Giêsu thực hiện một dấu lạ lớn nhưng Chúa vẫn đòi một sự cộng tác của con người. Ông Anrê giới thiệu cho Chúa: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho chừng ấy người”. Mặc dầu không thấm vào đâu nhưng Chúa Giêsu lại cần sự quảng đại của bé trai sẵn sàng dâng hiến cho Chúa tất cả số lương thực em có để rồi từ đó Chúa hóa ra rất nhiều, rất nhiều nên số người ăn có tới năm ngàn không kể đàn bà và trẻ em vẫn được ăn no nê
Chúng ta thấy Chúa Giêsu lưu ý tới số bánh dư thừa, dù là bánh do phép lạ không phải tốn tiến mua, nhưng Chúa vẫn bảo các môn đệ: “Hãy thu lấy những miếng còn lại kẻo phí đi” và kết quả các ông thu được 12 thúng đầy bánh vụn. Qua đó Chúa Giêsu dạy chúng ta bài học về sự tiết kiệm: không được phí phạm những ơn thiêng liêng cũng như vật chất Chúa ban thí dụ có biết bao nhiêu đồ ăn dư thừa nơi bàn tiệc của những người giầu có trong khi nhiều người nghèo không có của ăn!
Từ lương thực vật chất Chúa Giêsu nâng lòng chúng ta lên ao ước những lương thực thiêng liêng nên Chúa dạy người Do thái: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ông (Ga 6,27)” Của ăn không hư nát đó chính là Lời Chúa và bánh Hằng sống là Bánh thánh thể giúp cho con người chúng ta không phải đói khát và còn bổ dưỡng tâm hồn chúng ta trên hành trình về Nhà Cha trên trời. Ý nghĩa về lương thực thiêng liêng chúng ta còn có thể tìm thấy qua cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu khi hoá bánh ra nhiều là Chúa “cầm lấy bánh và khi đã tạ ơn Người phân phát cho những kẻ ngồi ăn” Đây cũng chính là cử chỉ Chúa Giêsu làm trong bữa Tiệc ly khi lập Bí tích thánh Thể
Câu chuyện: Cơm từ nhà đem đến. Trong cuộc giao tranh, có một người lính bị thương nặng và được đưa vào bệnh viện dã chiến. Chàng có hy vọng bình phục, thế nhưng chàng lại không chịu ăn. Các y tá và nữ tu đã tìm mọi cách thuyết phục, nhưng chàng đều từ chối mọi thức ăn đem tới. Một người bạn thân biết chàng nhớ nhà nên anh đã tình nguyện đi tìm nhà của người bị thương để mời cha chàng tới. Đến nhà của người bạn, anh kể rõ hoàn cảnh. Người cha chuẩn bị lên đường thì mẹ chàng gói cho con bà một nắm cơm.
Nạn nhân vui mừng khi thấy cha mình. Nhưng chàng vẫn chưa chịu ăn, đến khi cha chàng nói: “Này con, đây là nắm cơm mẹ con đã thổi”. Nghe thế chàng bèn tươi ngay nét mặt và nói: “Vâng, cơm mẹ con đã thổi xin cho con một miếng”. Từ đó chàng bắt đầu bình phục.
Bánh của Thiên Chúa từ trới đến và ban sự sống cho thế gian. Cũng giống như người cha trong câu chuyện đã nói với con mình: đây là cơm mẹ con đã thổi.
Vì thế, linh mục nhân danh Đức Kitô cũng nói với chúng ta: Đây là bánh Cha chúng ta ở trên trời đã làm. Thánh Thể là bánh từ trời, bánh ban sự sống, bánh chữa lành thiêng liêng, gia tăng sức mạnh cho linh hồn. Không có phù phép gì trong nắm cơm của người mẹ. Nhưng có tình yêu là như là một phép mầu. Bởi kinh nghiệm, người lính bị thương biết rằng nắm cơm người mẹ đã thổi gói ghém biết bao nhiêu tình thương.
Xin Chúa cho chúng con đón nhận điều Chúa dạy chúng con qua dấu lạ này là biết sống cảm thông, biết cộng tác với Chúa,thực hành sự tiết kiệm và vui mừng đón nhận bánh Thánh thể vì tình thương Chúa trao ban cho chúng con. Amen
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam