Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 54
Tổng truy cập: 1361780
CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CHUYẾN ĐI
Người ta nói cuộc đời là một chuyến đi. Có chuyến đi dài. Có chuyến đi ngắn. Có chuyến đi đến vô tận. Chuyến đi nào cũng có thể gặp người ta yêu nhưng cũng có thể phải chia tay và bỏ họ lại phía sau. Chuyến đi nào cũng có niềm vui nhưng cũng có những chuyến đi mang lại nỗi buồn. Vui buồn lẫn lộn trong kiếp người cũng tùy thuộc vào chuyến đi mang theo mục đích gì? Mục đích chuyến đi sẽ quyết định về sự vui buồn trong hành trình của chúng ta.
Càng đi, ta lại càng thêm dẻo dai. Như một lực sĩ, càng chạy, ta càng mềm dẻo để có thể dấn thân vào một chuyến đi mới, vào những cuộc chiến đấu mới. Đi càng nhiều thì đời càng cho ta thêm kinh nghiệm. Thế nhưng, có khi càng đi, con người lại càng thêm buồn đau hơn! Vì thất bại nên thất vọng. Vì không như ý muốn nên chán nản…
Tựu trung trong cuộc đời chúng ta có ba chuyến đi:
*1/ Những chuyến đi thể lý:
Đó là những chuyến đi theo nhu cầu tự nhiên của một người bình thường. Nhu cầu công việc. Nhu cầu về thăm quê hương. Nhu cầu thăm nom cha mẹ và anh chị em trong gia đình… Đây là những chuyến đi của bổn phận nhưng đòi hỏi chúng ta vượt lên sự ngại ngùng, lười biếng để dấn thân về phía trước.
*2/ Những chuyến đi nhân ái
Có những chuyến đi không phải của bổn phận mà là của tình người chia sẻ, hiệp thông với tha nhân. Có chuyến đi đến với người nghèo để cho họ bữa ăn, hay đến với người bất hạnh để ủi an nâng đỡ họ. Mỗi năm giáo xứ chúng tôi vẫn có chuyến đi thăm người nghèo ở những vùng xa xôi hẻo lánh như Cao Nguyên hay Miền Trung khô cằn. Nhìn nét mặt hân hoan của họ khi nhận quà mà lòng mình cũng hân hoan. Lúc đó mới thấy chuyến đi mình thật ý nghĩa.
*3/ Những chuyến đi tâm linh
Sự sống con người không dừng lại ở những chuyến đi thể lý hay nhân ái mà còn có chuyến đi về với cội nguồn là Thiên Chúa, Đấng tạo thành con người. Chuyến đi này xuyên suốt trong những chuyến đi thể lý hay nhân ái. Chính chuyến đi này làm cho những gánh nặng, những khó khăn trở nên nhẹ nhàng hơn. Ai đã từng đau khổ hay mang gánh nặng nề nếu biết hướng lòng về chuyến đi cùng đích sẽ cảm thấy nhẹ vơi, bình an. Vì sau đêm dài là ánh bình minh. Sau thập giá là vinh quang.
Chúa Giê-su đã từng thực hiện chuyến đi ấy trong suốt cuộc đời Ngài luôn hướng về Chúa Cha, luôn sống trong chờ đợi “Giờ” mà Chúa Cha đã định cho Ngài. Ngài đã sống trọn vẹn một hành trình vâng phục thánh ý Chúa Cha. Cho dầu đó là thập giá đau thương, Ngài vẫn đón nhận trong niềm tín thác nơi Cha.
Sau cuộc hành trình đầy thương khó, Ngài đã về Trời để lãnh triều thiên vinh quang. Ngài đã bước qua thập giá để tiến tới vinh quang Phục sinh.
Hôm nay Ngài bảo: “Ngài về cùng Chúa Cha”. “Ngài đi trước để dọn chỗ cho chúng ta. Ngài mong rằng Ngài ở đâu thì chúng ta cũng ở đó với Ngài. Nhưng để có thể ở bên Ngài trong Nước Cha Ngài, chúng ta cũng phải đi trên con đường Ngài đã đi. Con đường của thập giá tiến tới vinh quang. Thập giá trong bổn phận. Thập giá trong sự chia sẻ trách nhiệm với tha nhân. Thập giá trong những hy sinh phục vụ đồng loại. Nhất là thập giá trong hy sinh từ bỏ những quyến luyến tội lỗi, những đam mê lầm lạc để sống theo thánh ý Chúa.
Là người ky tô hữu, chúng ta được mời gọi bước theo con đường Chúa Giê-su đã đi. Đó là con đường đi tìm thánh ý Chúa và thực thi đến hơi thở cuối cùng. Đó không phải là con đường trải thảm rộng thênh thang mà là con đường hẹp, đầy chông gai giăng kín hành trình. Đó là con đường từ bỏ, đường thập giá, đường hiến tế đẫm máu trên đỉnh đồi Calve. Đó là con đường của tình yêu, tận hiến và hy sinh như Thầy Chí Thánh Giêsu. Và như thế, đó chính là con đường duy nhất để chúng ta tiến vào nhà Cha, nơi đó, Chúa Giê-su đã đi trước để dọn chỗ cho chúng ta.
Cuộc đời là một chuyến đi trở về nguồn. Trở về với Thiên Chúa là Cha. Trở về thiên đàng là nơi dành sẵn cho con người. Xin cho chúng ta biết đi theo Con Đường Chúa Giêsu đã đi để tiến về nhà Cha. Xin đừng vì những đam mê bất chính, những thói hư tật xấu, những lười biếng mà lạc mất hướng đi về trời. Xin Chúa Giêsu luôn đồng hành và nâng đỡ chúng ta trên hành trình tiến về nhà Cha. Amen.
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH- A
“THẦY LÀ CON ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ SỰ SỐNG”– Lm. Giuse Phạm Thanh Minh
*1. Dẫn vào
Bài Tin Mừng Ga 14,1-12 hôm nay là bài thứ nhất trong ba bài giảng sau Tiệc Ly được thánh Gioan trình bày kế tiếp nhau. Bắt đầu bằng việc Đức Giêsu ra đi để dọn chỗ cho các môn đệ, rồi Người sẽ trở lại đem các môn đệ đến với Người, để Người ở đâu, các môn đệ cũng ở đó (cc. 1-3) và điểm đến là mặc khải về sự duy nhất Cha-Con (cc. 7-11). Con đường mà cộng đoàn các môn đệ phải đi theo, là chính Đức Giêsu vì Người là con đường, là sự thật và là sự sống (cc 4-6). Các môn đệ đi trên con đường đó với điều kiện duy nhất là lòng tin, một thực tại có sức mạnh lớn lao (c. 12)
*2. Đức Giêsu, con đường đến cùng Chúa Cha
Trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, Đức Giêsu đã nói lời từ biệt để về cùng Chúa Cha. Đã khiến cho các môn đệ hoang mang, lo sợ, xao xuyến. Trong suốt ba năm gắn bó với Thầy và chia sẻ ngọt bùi trong cuộc sống, Thầy là chỗ dựa, là cuộc sống, là con đường tương lai. Tất cả cuộc sống, hướng đi tương lai nay bơ vơ không biết đi về đâu… Chúa Giêsu hiểu rõ tâm trạng bồn chồn, lo lắng, ưu phiền của các môn đệ. Người nói với họ: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”. Như thế, Người kêu gọi các môn đệ xây dựng cuộc sống trên nền tảng vững chắc không lay chuyển trong Thiên Chúa và trong chính Người.
Sở dĩ, Người kêu gọi hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Người, đó là bởi vì Người và Chúa Cha là một (10,30-38; 14,11-20; 17,21-23). Như Người đã quả quyết: “Ai tin vào tôi thì không phải tin vào tôi, nhưng tin vào Đấng đã sai tôi” (Ga 12,44). Bây giờ Người đi về cùng Đấng ấy, nhằm đưa các môn đệ đến chỗ nên một với Người. Đó là cuộc trở về nhà của Chúa Cha như Người nói: “Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến để đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”.
Sau khi trấn an các môn đệ, Đức Giêsu nói về con đường đưa các ông đến cùng Chúa Cha. Người nói với các môn đệ: “‘Thầy đi đâu thì anh em biết đường rồi’. Ông Tôma nói với Đức Giêsu: ‘Thưa Thầy chúng con không biết Thầy đi đâu làm sao chúng con biết đường đi?’ (cc. 4-5). Đức Giêsu trả lời: ‘Chính Thầy là đường là sự thật và là sự sống, không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy’” (c. 6).
Đức Giêsu chính là con đường, bởi vì Người là sự thật và là sự sống. Con đường này đưa đến Chúa Cha, và đây là con đường duy nhất bởi vì không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy (14,6). Đến với Đức Giêsu đồng nghĩa với tin vào Đức Giêsu. Như thế “Đến cùng Chúa Cha” là tin vào Chúa Cha. Và Đức Giêsu là con đường nghĩa là trung gian dẫn thiên hạ đến với Chúa Cha, làm cho thiên hạ tin vào Chúa Cha.
Đức Giêsu tự ví mình với con đường, vì con đường là một trong những tượng trưng của Thánh Kinh. Theo Cựu Ước, nghe lời Thiên Chúa và tin tưởng vào Người, dân Israel đã ra đi và phải trải qua một con đường dài và cực nhọc để tới đất hứa. Do đó, con đường là tượng trưng cho cuộc xuất hành (x. Đnl 1,30-39). Một khi đã vào đất hứa, dân Israel cũng phải ăn ở theo đường Chúa dạy bảo thì mới được phần thưởng muôn đời (Đnl 32,4; Tv 25,10). Mà Thiên Chúa đã mặc khải những đường hướng ấy trong luật Môsê. Do đó, con đường còn là tượng trưng cho luật Môsê.
Trong Tân Ước, Thiên Chúa mặc khải những đường hướng của Ngài qua trung gian Đức Giêsu, vị trung gian tuyệt hảo và sau hết. Do đó, con đường vẫn còn là tượng trưng, nhưng đối tượng của tượng trưng đã thay đổi, không còn phải là con đường trong sa mạc, cũng không phải là luật Môsê, mà là Đức Giêsu (Mc 8,30; Mt 16,24; Lc 8,23).
Đức Giêsu là con đường dẫn đưa “vượt qua” từ đau khổ đến vinh quang, từ sự chết đến sự sống. Tất cả được tiên báo trước bằng hình ảnh con đường nối liền giữa trời và đất như giấc mơ tổ phụ Giacóp, ông thấy chiếc thang từ đất chạm tới trời, trên đó có các sứ thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống (x.St 28,12), và chính Chúa Giêsu cũng khẳng định: “Các anh sẽ thấy trời rộng mở và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người” (Ga 1,51).
Đức Giêsu là con đường vì Người là chân lý. Theo ngôn ngữ của Cựu Ước và của Do Thái giáo thì chân lý (hay sự thật) có nghĩa là tiếng nói của thánh ý Chúa liên quan đến loài người và đời sống chân lý của loài người. Chân lý ấy, ngày xưa được truyền đạt cho loài người qua trung gian ông Môsê và các ngôn sứ. Nhưng ngày nay chân lý ấy được mặc khải qua trung gian Đức Giêsu (Ga 1,17). Một cách sâu rộng chúng ta có thể nói: Đức Giêsu và chân lý Ngài mặc khải là một, vì khác với Môsê và các ngôn sứ, Người là Chúa Con nhập thể, và vì thế, Ngài là lời tuyệt hảo của Chúa Cha, là chân lý được Chúa Cha phát biểu bằng cuộc sống và lời nói của Chúa Giêsu (Ga 17,8-12).
Thật vậy, Đức Giêsu là sự thật, sự thật về một Thiên Chúa tình yêu (x. 1Ga 4,8) hay chạnh lòng thương, và giàu lòng thương xót. Sự thật về một Thiên Chúa cứu độ và giải thoát con Người: “Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,32). Cho nên thánh Augustinô đã cắt nghĩa căn nguyên sự bối rối của các tông đồ: “Các ông đã không biết kho tàng sự thật mà chính mình đang sở hữu”.
Đức Giêsu cũng là sự sống. Muốn có đời sống vĩnh cửu, loài người phải nghe và làm theo lời Thiên Chúa dạy bảo qua trung gian Con Một của Người là Đức Giêsu (12,50). Hơn nữa, Đức Giêsu không chỉ nói lời của Thiên Chúa như ông Môsê hay các ngôn sứ: Ngài chính là lời tuyệt hảo của Thiên Chúa. Vì thế, chẳng có gì lạ khi Người là sự sống.
Đức Giêsu là sự sống, sự sống vĩnh hằng, sự sống ấy ngay trong cung lòng Chúa Cha (x. Ga 6,5a). Như Ngài đã tuyên bố: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Thầy thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25). Sự sống này được ban cho những người tin vào Người: “Ai tin vào Người Con thì được sự sống đời đời”.
Đích điểm của con đường là Chúa Cha. Nhưng Chúa Cha hiện diện nơi Chúa Giêsu. Các môn đệ đã từng biết Đức Giêsu, và vì thế họ cùng biết Chúa Cha nơi Người. Vì thế, Đức Giêsu nói: “Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ anh em biết Người và đã thấy Người” (c.7). Lúc ấy, ông Philipphê mới xin được thấy Chúa Cha: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện”. Thánh nhân đã nói lên khát vọng sâu xa của loài người mà chưa bao giờ đạt được. Nhưng Chúa Giêsu trả lời rằng xem thấy Người là xem thấy Chúa Cha. Tuy nhiên, con người chỉ xem thấy Chúa Cha, không phải bằng cặp mắt Người phàm, mà bằng cặp mắt đức tin qua việc Đức Giêsu nói và việc Ngài làm, vì Chúa Cha ở trong Người và thực hiện công trình của Người qua Chúa con (14,10b). Thánh tiến sĩ Tôma Aquinô giải thích: “Lời xin của Philipphê không gây ngạc nhiên, bởi vì, được nhìn thấy Chúa Cha là cùng đích của mọi ước muốn và hành động của chúng ta thì không còn gì, làm cho chúng ta mãn nguyện hơn, như lời Thánh Vịnh: “Nhìn thấy dung nhan Chúa, lòng con khấp khởi mừng vui”.
*3. Người tín hữu sống Tin Mừng hôm nay như thế nào?
Bài Tin Mừng hôm nay, một lần nữa, nhắc nhở chúng ta hãy khẳng định, hãy xác tín hơn nữa vào Chúa Giêsu. Ngài chính là con đường, nghĩa là ai tin vào Ngài và đi theo dấu chân của Ngài mới thực sự tìm được hướng đi cho cuộc hành trình cuộc đời của mình.
Thực vậy, trên thế giới không thiếu gì những con đường nổi tiếng, những xa lộ, những con đường siêu tốc. Tất cả mọi con đường đều dẫn đến điểm hẹn. Nhưng trong cõi rộng mênh mông của cuộc đời, nhiều khi hành trình của chúng ta bị lạc hướng, nhiều khi chúng ta muốn bỏ cuộc, muốn dừng chân, vì những chống đối, hiểu lầm, ghen ghét, kết án cứ bám chặt lấy cuộc đời chúng ta. Tuy nhiên, có một con đường được mở ra bằng một tình thương và kết thúc bằng một hạnh phúc. Con đường ấy trải dài tình yêu để vươn lên sự sống; con đường ấy thắp sáng hy vọng để dẫn tới nhà Cha trên trời. Đó là “con đường mang tên Giêsu”.
Người tín hữu hôm nay, đi trên “đường Giêsu” là đi bằng cả niềm tin gắn bó với Chúa Giêsu, để được sống và sống dồi dào do ân ban của Ngài, và để nói như thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không còn là tôi, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”.
Người tín hữu hôm nay, đi trên “đường Giêsu” là đi bằng cả tình yêu và phục vụ. Bởi vì con đường của Giêsu chính là con đường phục vụ và yêu thương. Vì thế, khi chúng ta sống trong yêu thương, sống trong phục vụ là lúc chúng ta đang đi trên con đường của Chúa.
Xin Chúa là ánh sáng, là đường đi, là chân lý, hướng dẫn chúng ta lúc nào cũng đi trên con đường của Chúa, để sau cuộc hành trình đời này, chúng ta được về bên Chúa là cùng đích của chúng ta. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam