Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 53
Tổng truy cập: 1362878
CƯU MANG VÀ SINH HẠ MỘT THẾ GIỚI MỚI
CƯU MANG VÀ SINH HẠ MỘT THẾ GIỚI MỚI- ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Hôm nay các mục đồng vào hang đá và nhận thấy một Hài Nhi sơ sinh nằm trong máng cỏ. Hài Nhi Giêsu chào đời khai sinh một thế giới mới. Đức Mẹ đã sinh ra một con người mới.
Đức Mẹ sinh ra một thế giới mới để sửa chữa thế giới cũ do Evà sinh ra. Thế giới cũ của bà Evà là một thế giới đổ vỡ. Từ chỗ bất tuân lệnh Thiên Chúa, thế giới đã đi đến chỗ bất hoà với nhau: ông Adong đổ lỗi cho bà Evà, bà Evà đổ lỗi cho con rắn. Không những bất hoà với nhau mà còn bất hoà cả với súc vật, cỏ cây, ruộng đất. Và từ chỗ bất hoà đi đến bất hạnh: Anh em Cain và Aben giết lẫn nhau. Con người phân tán, chia rẽ. Thế giới đổ vỡ này phát sinh từ lòng kiêu ngạo và thói ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình.
Thế giới mà Đức Mẹ sinh ra là một thế giới vâng phục Thiên Chúa. Chúa Giêsu hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha nên đã sinh xuống thế làm người và từ bỏ ý riêng, sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá. Đức Mẹ vâng phục thánh ý Thiên Chúa khi thưa “Xin vâng” với thiên thần. Thánh Giuse vâng phục Thiên Chúa nên trở về nhận Đức Mẹ làm bạn. Các mục đồng vâng theo lời thiên thần đến hang Bêlem tìm Chúa. Ba Vua vâng phục theo ánh sáng ngôi sao đến thờ lạy Chúa.
Thế giới mà Đức Mẹ sinh ra là một thế giới hài hoà. Sự hài hoà không phải chỉ có giữa Chúa Giêsu với Đức Mẹ và Thánh Giuse. Cảnh Chúa Giêsu nằm giữa thiên nhiên, trong hơi ấm của bầy chiên bò, với đoàn mục đồng và Ba Vua quây quần chung quanh nói lên một thế giới chung sống hoà bình. Chúa sống hoà hợp với trời đất, với con người và với thiên nhiên. Con người sống hoà hợp với Chúa và với nhau.
Thế giới mới mà Đức Mẹ sinh ra là một thế giới quên mình. Chúa Giêsu đã quên địa vị mình là Thiên Chúa để xuống ở với nhân loại. Chúa Giêsu đã quên mình là Đấng thánh thiện để đến với người tội lỗi. Chúa đã quên mình là Thầy, là Cha, nên quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ, các con cái của mình. Và nhất là Chúa đã quên mình là vô tội đến nỗi sẵn lòng hiến thân chịu chết cho loài người tội lỗi. Thánh Giuse và Đức Mẹ quên mình để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Mục đồng quên mình, giữa đêm khuya lạnh lẽo, bỏ giấc ngủ đến tìm Chúa. Ba Vua quên mình bỏ nhà cửa tiện nghi, lên đường, chịu vất vả khó nhọc đến thờ lạy Chúa. Sự quên mình, quan tâm lo lắng chăm sóc cho người khác đã khai sinh một thế giới mới chan chứa tình yêu thương và ấm áp sự hoà thuận. Đó chính là cảnh thái bình đáng mong ước.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, với mong muốn thế giới luôn được sinh lại, được đổi mới. Chỉ khi sinh lại trong Chúa và trong Đức Mẹ, thế giới mới thực sự có hoà bình.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, với mong muốn đặt thế giới vào tay Đức Mẹ để thế giới luôn được sinh lại, được đổi mới. Chỉ khi sinh lại trong Chúa và trong Đức Mẹ, thế giới mới thực sự có hoà bình.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội cầu nguyện cho hoà bình thế giới, mong ước con người hãy biết sống hài hoà với nhau trong vâng phục Thiên Chúa, trong quên mình vì người khác để có một nền hoà bình thực sự trường cửu. Vì hoà bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh nhưng còn là con người sống hài hoà trong tình tương thân tương ái.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội cũng mời gọi tất cả mọi người chúng ta hãy cùng với Đức Mẹ cưu mang và góp phần sinh hạ một thế giới mới. Cưu mang chắc chắn phải nặng nhọc. Sinh hạ chắc chắn phải đớn đau. Nhưng nếu mỗi người đều noi gương Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Thánh Giuse, Ba Vua, các mục đồng và cả súc vật trong hang đá Bêlem biết vâng phục Thiên Chúa, biết sống hài hoà và quên mình thì mới mong kiến tạo được một nền hoà bình viên mãn.
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con trở nên con người mới, góp phần cưu mang và sinh hạ một thế giới mới như lòng Chúa mong ước. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
- Bạn có mơ ước một thế giới mới không? Thế giới đó phải bắt đầu từ đâu trước? Từ chính bạn hay từ người khác?
- Thế giới của Đức Mẹ có gì khác thế giới của bà Evà?
- Đầu năm mới này, bạn dự tính làm gì để đổi mới thế giới chung quanh bạn?
LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA
MẸ ƠI!- Lm. Micae Võ Thành Nhân
Chúa Cha đã đặt tên cho Chúa là Giêsu ngay từ thuở đời đời, trước lúc Chúa nhập thể làm người. Khi Thiên thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến truyền tin cho Đức Mẹ, Thiên thần đã cho Đức Mẹ biết điều này và thánh Cả Giuse cũng được Thiên thần báo trong giấc mộng là phải đặt tên cho Chúa là Giêsu.
Ngày Chúa sinh ra trong hang đá Bêlem, các Mục đồng sau khi nghe các Thiên thần báo tin đã đến hang đá Bêlem để thờ lạy Chúa. Các Mục đồng thấy Đức Mẹ, thấy thánh Cả Giuse và thấy Chúa đang nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về Chúa ( Hài Nhi này ). Sự việc ấy có nghĩa là các Mục đồng biết được cha mẹ ruột của Chúa chính là chính thánh Cả Giuse và Đức Mẹ Maria.
Tám ngày sau, Chúa được làm phép cắt bì, người ta gọi tên Chúa là Giêsu, tên mà Thiên thần đã gọi trước khi Chúa đầu thai trong lòng Mẹ. Điều ấy chứng tỏ rằng chính cha mẹ là người đã sinh con mình ra, nên mới có quyền đặt tên cho con theo nguyện vọng của mình. Thánh Cả Giuse và Đức Mẹ đã sinh ra đặt tên cho Chúa đúng như ý của Thiên Chúa. Còn ý kiến của ông bà, của những người bà con thân thuộc, xóm giềng trong việc đặt tên cho con chỉ là những ý kiến có tính tham khảo cho cha mẹ mà thôi. Nếu mà đặt tên con theo ý người khác thì người khác đã chiếm quyền cùa cha mẹ mất rồi. Như thế, thánh Cả Giuse và Đức Mẹ chính là cha mẹ của Chúa, cho nên mới có thẩm quyền đặt tên cho Chúa là như vậy đó.
Đây là những điều mà mắt chúng ta thấy diễn ra hàng ngày trong biến cố sinh xuống làm người của Chúa theo Tin Mừng của thánh sử Luca. Nhưng bên cạnh những điều mắt thấy, thì còn điều tai chúng ta nghe và lòng trí chúng ta cảm nhận được nữa, đó là trong ngày Mẹ của Chúa đi thăm bà Isave, chị họ của Mẹ, bà Isave nói rằng: “ Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viềng thăm tôi “ ( Lc 1, 42 ). Điều này minh chứng cho chúng ta biết được Mẹ chính là Mẹ của Chúa, mà Chúa vừa có bản tính Thiên Chúa, vừa có bản tính loài người, cho nên Mẹ là Mẹ của Thiên Chúa.
Trong cuộc đời dương thế, không biết bao nhiêu lần Chúa gọi Đức Mẹ, Mẹ của Chúa là “ Mẹ ơi “. Chúng ta được Chúa trối cho Đức Mẹ dưới chân thập giá khi Chúa chịu chết để làm con của Đức Mẹ. Chúng ta là em của Chúa. Chúng ta cũng gọi Đức Mẹ là Mẹ của chúng ta trong gia đình thiêng liêng của Chúa ( Ga 19, 25 – 27 ).
Như vậy, Mẹ là Mẹ của Chúa và là Mẹ của chúng ta. Chúng ta rất hãnh diện, rất quý trọng Mẹ của chúng ta. Chúng ta phải sống theo ý Chúa và làm theo lời Mẹ dạy bảo để chúng ta làm vui lòng Chúa và Mẹ, bởi Mẹ nhận chúng ta làm con của Mẹ dưới chân thập giá. Vì Mẹ nghe Lời Chúa và vì Mẹ quá yêu thương chúng ta. Mẹ yêu thương chúng ta là do chúng ta được Chúa nhận làm con, nhưng mà chúng ta yếu đuối tội lỗi, bất toàn, dễ hư mất đời đời. Mẹ nhận chúng ta làm con, Mẹ phải chịu đau khổ vì sự tội lỗi của chúng ta. Mẹ phải thêm rắc rối, phiền toái, gánh nặng, bận tâm lo lắng cho tương lai, cho số phận của chúng ta sau này. Do đó, trước tòa Chúa, Mẹ luôn bầu cử, can thệp cùng Chúa để chúng ta khỏi hư mất trong tội lỗi của mình. Biết như vậy để chúng ta yêu mến Mẹ nhiều hơn và cố gắng từng ngày sống, sẽ sống tốt hơn, sẽ đi vào kỷ luật, khuôn khổ Chúa đã định mà nằm trong sự quan tâm, lo lắng của Chúa. Có lẽ khi chúng ta sống hiếu thảo với Chúa và Mẹ, Chúa và Mẹ sẽ thương yêu chúng ta nhiều hơn và rồi Chúa và Mẹ sẽ gìn giữ và bảo vệ chúng ta cho khỏi mọi sự dữ chốn trần gian.
Lạy Chúa, nhờ Chúa mà chúng con mới gọi được Thiên Chúa là Cha của chúng con: “ Abba, Cha ơi “ ( Rm 8, 15b ), và cũng nhờ Chúa mà chúng con mới gọi Đức Mẹ là Mẹ của chúng con ( Mẹ ơi ), chúng con tạ ơn Chúa, xin Chúa giúp chúng con lúc nào trên môi miệng của chúng con cũng kêu lên “ Cha ơi “ “ Mẹ ơi “ để rồi chúng con gắn bó cuộc đời chúng con với Chúa và Đức Mẹ mà chúng con sống đẹp lòng Chúa hơn.
Lạy Chúa, hôm nay chúng con cầu nguyện cho hòa bình thế giới, xin Chúa là vị vua bình an, Chúa đến đem bình an cho thế giới “ Bình an dưới thế cho người thiện tâm “. Có vinh danh Thiên Chúa trên trời rồi thì mới có bình an ở dưới thế cho con người. Xin Chúa giúp chúng con và mọi mọi người trên thế giới luôn làm theo thánh ý Chúa để danh Chúa được vinh quang và chúng con mới có sự bình an đích thực trong cuộc đời này.
Lạt Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, ngày Đức Trinh Nữ Maria sinh hạ Đấng Cứu Thế, Chúa đã ban tặng cho nhân loại kho tàng ơn cứu độ muôn đời. Xin cho chúng con được nhờ lời Đức Mẹ nguyện giúp cầu thay, vì chính nhờ Đức Mẹ, chúng con mới đáng nhận lãnh sức sống vĩnh cửu là Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con.
RẤT THÁNH ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI, cầu cho chúng con.
ĐỨC MẸ CHÚA KITÔ, cầu cho chúng con.
ĐỨC MẸ LÀ MẸ HỘI THÁNH, cầu cho chúng con.
NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN, cầu cho chúng con. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam