Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 47
Tổng truy cập: 1359466
Đấng An Ủi và Giáo Huấn
Cập nhật : 11-06-2011 |
Đấng An Ủi và Giáo huấn
Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu hai tước hiệu Giáo hội vốn thường dùng để ca tụng Chúa Thánh Thần. Trước hết, Ngài là Đáng an ủi, như trong ca tiếp liên của thánh lễ hôm nay : - Lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin hãy đến. Ngài là sự nghỉ ngơi trong cảnh lầm than, là sự nâng đỡ trong những lúc lệ sầu. Niềm tin tưởng vào Chúa Thánh Thần sẽ khắc ghi trong tâm trí chúng ta và làm cho cõi lòng chúng ta tràn ngập một niềm vui dạt dào. Thực vậy, theo thánh Phaolô thì hậu quả của Chúa Thánh Thần là gì, nếu không phải là yêu thương, vui mừng và bình an. Đó là tất cả những gì chúng ta cần đến trong cuộc sống. Thực vậy, con người chúng ta luôn khao khát vì tìm kiếm niềm vui. Thế nhưng, những niềm vui mà thế gian đem lại thì chóng qua và giả trá, như chúng ta thường bảo : - Ngày vui thì qua mau, lễ hội thì chóng tàn và khoái lạc thì chợt tắt trong giay lát, để chỉ còn lại một sự mệt mỏi, chán chường và tuyệt vọng. Khát vọng này nảy sinh ra khát vọng khác và con người chúng ta sẽ chẳng bao giờ được no thỏa. Chúng ta hãy nghe lời cảnh cáo của thánh Phaolô : - Nước Trời không phải là chuyện ăn uống, nhưng là công chính, bình an và mừng vui trong Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là Đấng an ủi tuyệt vời, như lời Chúa Giêsu đã phán hứa : - Thầy đã cầu xin với Chúa Cha và Ngài sẽ sai đến với chúng con một Đấng an ủi khác. Ngài là thần chân lý và sẽ ở cùng các con luôn mãi. Sở dĩ Chúa Thánh Thần là Đấng an ủi tuyệt vời vì Ngài biết chúng ta cần phải được nâng đỡ và khích lệ trong cuộc sống trần gian với biết bao nhiêu đau khổ, cay đắng, cô đơn và biệt ly. Trong tất cả những trường hợp ấy, Chúa Thánh Thần sẽ ban cho chúng ta một niền an ủi và một nguồn sức mạnh. Thế nhưng, niềm vui cao cả nhất là gì ? Tôi xin thưa đó là niềm vui được làm con cái Thiên Chúa. Thực vậy, Chúa Thánh Thần là sợi dây tình yêu liên kết Chúa Cha với Chúa Con thế nào, thì Ngài cũng sẽ là sợi dây tình yêu liên kết Chúa Cha với chúng ta như vậy. Ngài sẽ thánh hóa để chúng ta xứng đáng được Chúa Cha yêu thương, cũng như để chúng ta xứng đáng được tham dự vào bản tính của Thiên Chúa, như lời thánh Phaolô đã viết : - Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi!" Chúa Thánh Thần sẽ hoạt động để chúng ta nên giống Thiên Chúa, và được tham dự vào bản tính tuyệt vời của Ngài, như lời tục ngữ Việt Nam cũng đã bảo : - Cha nào con nấy. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Chúa Giêsu đã thực hiện chương trình cứu độ và trao ban cho chúng ta quyền làm con Thiên Chúa. Thế nhưng, chúng ta lãnh nhận được địa vị cao cả ấy nhờ Chúa Thánh Thần, như lời thánh Phaolô đã viết: - Không ai có thể gọi Đức Kitô là Chúa, nếu không phải bởi Chúa Thánh Thần. Tiếp đến, Chúa Thánh Thần là Đấng giáo huấn. Thực vậy, nhìn vào đời sống của cá nhân cũng như của Giáo hội, chúng ta sẽ nhận ra hoạt động giáo huấn của Chúa Thánh Thần. Trước hết là nơi nơi tâm hồn mỗi người chúng ta, cho dù chúng ta đã phạm nhiều tội lỗi, thì những nhân đức cũng vẫn còn tồn tại : Nào là tuân giữ những giới răn của Chúa, mào là kìm hãm bản thân, nào là chấp nhận những hy sinh và thử thách trong…Tất cả những điều đó chúng ta thực hiện được là do sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Tiếp đến là trong rong Giáo hội. Trải qua bao cơn sóng gió, Giáo hội vẫn đứng vững, vẫn phát triển truyền thống đức tin, luân lý và phụng vụ. Suốt dọc hai mươi thế kỷ, Giáo hội đã cống hiến cho nhân loại biết bao nhiêu vị thánh, biết bao nhiêu mẫu gương sáng chói. Và ngày hôm nay, Giáo hội vẫn còn là điểm qui tụ của mọi dân nước, của mọi ngôn ngữ, của mọi nền văn hóa. Hình ảnh của ngày lễ Hiện xuống với một đám đông thuộc mọi thành phần, thuộc mọi tiếng nói, nhưng đã đứng chung cùng nhau tại công trường Giêrusalem, để nghe và hiểu những lời các tông đồ truyền dạy. Đây chính là cuộc qui tụ đầu tiên của mọi dân tộc kể từ ngày bị phân tán bởi ngọn tháp Baben còn dang dở. Và ngày hôm nay, Giáo hội vẫn còn nắm giữ vai trò nối kết, quy tụ muôn tâm hồn rải rắc trên khắp cùng bờ cõi trái đất về với mình, để rồi lấy sợi dây tình yêu của Chúa Thánh Thần mà liên kết nên một. Bất kỳ nơi nào Chúa Thánh Thần ngự trị, sẽ không còn bất hòa, khủng bố và chiến tranh. Bởi đó, chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần ngự đến để canh tân tâm hồn chúng ta cũng như được đổi mới mặt địa cầu. |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam