Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 70
Tổng truy cập: 1356520
Đau Khổ Và Sự Sống
Đau khổ và sự sống
Sau bao nhiêu công phu trên động vật, các nhà sinh vật học cho biết: một con cá sấu có thể sống được 250 năm; con quạ hay con két có thể sống được 200 năm; cá chép thọ được 100 năm, riêng loài rùa, 100 tuổi vẫn còn rất xuân vì chúng có thể sống được đến 300 năm.Tôi tự hỏi: những con vật chẳng đáng giá là bao mà sao được hưởng đời lâu thế, đang khi con người là loài cao quí mà sự sống nơi dương gian lại không bằng một góc các con vật kia vậy?
Đành rằng cũng có người sống được đến tuổi 100, nhưng con số đó đâu có nhiều. Cộng đi tính lại, người ta có được bản thống kê: năm 1900 tuổi thọ trung bình của nhân loại là 49; năm mươi năm sau, tuổi trung bình là 67; đến năm 2000 thì cao hơn 70 một chút.
Cuộc đời kéo dài 60,70 năm nhưng có phải tất cả đều được an lành vui sướng hết chăng? Những tháng ngày mình sống đều là những mùa xuân tươi thắm, hay vừa vào xuân đã thấy thu, mới được thanh bình đã gặp khổ đau?
Không ít người cảm thấy đời người sao có quá nhiều bất hạnh, tiếng khóc dường như nhiều hơn tiếng cười, khổ đau tràn đầy hơn niềm vui. Thế rồi phản kháng nảy sinh. Không chỉ nơi kẻ vô thần, nhưng còn từ những người tin nhận có Thượng đế. Không ít người uất ức đặt câu hỏi: Tại sao Thiên Chúa không loại trừ sự dữ và khổ đau? Phải chăng Ngài bất lực?
Trước những đau khổ và mất mát, một câu trả lời triết lý thế nào đi nữa cũng khó xoa dịu lòng người. Chi bằng cứ nhìn vào khổ đau và cái chết của một con người có tên Giêsu hầu tìm gặp một sự cảm thông chia sẻ, hơn là một sự tránh né hay phản kháng.
Doãn qua cuộc đời Chúa Giêsu, tôi thấy Ngài cũng từng trải qua một cuộc vượt biên gian nan và vĩ đại. Vượt từ thế giới vô hình sang thế giới hữu hình, từ cao sang tột đỉnh qua nghèo hèn cùng đinh, từ Nước Trời vào nước Palestine. Ngài vượt biên không phải để tìm tự do, hạnh phúc, hay sự sống, nhưng đúng hơn, là để trao ban tự do, hạnh phúc và sự sống phong phú cho con người. Để làm nên chuyện đó, Ngài đã phải đánh đổi tự do và cả sự sống rất xuân của mình.
Đức Giêsu chấp nhận cái chết để mầm sống được nảy sinh. Nhưng cái chết của Ngài đâu có oai phong hay yên lành cho cam. Trái lại đó là một cái chết đầy tính bạo động, đau đớn, đơn côi, và quằn quại trên thập giá với những vết thương sâu hoắm hận thù.
Ngay trong chính khổ đau tận cùng của Đức Giêsu trên thập giá lại bừng lên chân lý sống của Tin Mừng: "Ai mất sự sống vì Ta thì sẽ sống."
Điểm then chốt trong chân lý này không phải là "mất sự sống," bởi vì ai lại không bị mất sự sống. Và sự mất mát đó đâu phải chỉ thuần túy xảy đến trong giờ chết, nhưng còn ngay trong giờ sống hàng ngày của con người. Mỗi ngày sống là một ngày chết. Người ta đang mất sự sống từng giờ, từng phút, từng giây. Thế nên "mất sự sống" là điều không thể tránh khỏi. Đau khổ vì phải chết hàng ngày là điều tất nhiên. Thế nhưng, trong sự tất nhiên và không tránh khỏi đó vẫn ánh lên một niềm hy vọng: tìm gặp sự sống mới, không phải chỉ kéo dài 60,70 năm, nhưng là vĩnh hằng trong Đức Kitô.
Hy vọng đó được kết tinh khi con người chấp nhận "mất sự sống" hàng ngày trong tâm tình phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa. Đây chính là bài học diệu kỳ nơi thập giá: ngay lúc sắp chết, với những hơi thở thoi thóp, cùng những cơn co giật nhức buốt, vậy mà Đức Giêsu đã thốt lên: "Lạy Cha, Con phó thác mạng sống con trong tay Cha."
Sự sống gần như tắt ngấm, đau khổ đã tiến đến đỉnh cao, cuộc đời của con người như thế thì còn gì nữa! Vậy mà vẫn còn đó một tâm tình tín thác, gắn bó trọn vẹn với Thiên Chúa. Phải chăng từ khởi điểm của sự phó thác này mà mầm phục sinh hay sự sống mới đã bắt đầu thành hình, và như thế, u sầu tang thương không còn sức mạnh thống trị, nhưng bắt đầu nhường chỗ cho niềm vui phục sinh lên ngôi?
Khi không thể tránh khỏi đau khổ và mất mát sự sống mỗi ngày thì sự bình an sâu thẳm và mầm Phục sinh vinh quang chỉ có thể đến được với tâm hồn nếu con người biết sống và chết vì Chúa, với Chúa, trong Chúa.
Thế nên, dù đang phải vất vả lăn lộn với bệnh tật, tai ương, khốn khó cuộc sống, hay bao trái ý do tha nhân mang lại, cho dù ngày đời bị pha trộn với bao buồn vui, sướng khổ, thành công, thất bại, hoặc chết chóc chia ly, tôi vẫn quyết giữ mãi cho mình một niềm cậy trông tín thác vào Thiên Chúa.
Chính khi biết đón nhận tất cả trong tin yêu và phó thác vào Đấng đã từng gánh vác, chia sẻ, để thánh hóa khổ đau, nước mắt con người, tôi sẽ tìm thấy ý nghĩa của sự sống trong những cái chết đang xảy ra.
Lm Bùi Quang Tuấn, CSsR
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam