Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 150
Tổng truy cập: 1350053
Để làm tông đồ Chúa
ĐỂ LÀM TÔNG ĐỒ CỦA CHÚA
Giáo huấn Chúa nhật 14 B, nhằm giải thích thế nào là phép lạ Đức Giê-su muốn thực hiện ; thì giáo huấn Chúa nhật 15 B này nhằm dạy chúng ta những chỉ tiêu phải sống để trở thành người Tông Đồ của Đức Giê-su, hầu ta được cộng tác với Ngài, mở rộng và nối dài các phép lạ của Chúa, hơn lòng ta mơ ước (x Ga 14,12). Muốn được thế, ta phải :
§ Xác định căn tính người Tông Đồ của Đức Ki-tô.
§ Định hướng việc Tông Đồ là liên kết với Đức Ki-tô.
§ Phó thác việc Tông Đồ cho Chúa.
I. XÁC ĐỊNH CĂN TÍNH NGƯỜI TÔNG ĐỒ CỦA ĐỨC KITÔ.
Có ba chỉ tiêu xác định căn tính người Tông Đồ :
- Liên kết với nhau nhằm công bố chính xác chân lý.
- Tinh thần sống nghèo.
- Mau mắn thoát nô lệ tội lỗi.
1/ Liên kết với nhau nhằm công bố chính xác chân lý.
a- Liên kết mọi chủng tộc.
Đức Giê-su đã truyền lệnh cho các môn đệ : “Anh em hãy đi thâu nạp môn đệ khắp muôn dân” (Mt 28,19a). Bởi vì chính Đức Giê-su đã không chỉ chọn 12 người Do-thái làm môn đệ (x Lc 6,12-16), mà Ngài còn chọn 70 (hay 72) dân ngoại làm môn đệ của Ngài, do truyền thống Do-thái đã hiểu như thế (x St 10 ; Lc 10,1-20). Ý định Chúa muốn chọn mọi sắc tộc làm ngôn sứ cho Ngài đã bộc lộ ngay thời dân Chúa bị chia đôi thành hai vương quốc : Chúa sai ông A-mốt từ vương quốc Giu-đa miền nam, lên miền bắc giảng cho vương quốc Ít-ra-en nên bị tư tế A-mát-gia ở Đền thờ Bết-Ên đuổi A-mốt về (x Am 7,12-13 : Bài đọc I).
b- Liên kết mọi giai cấp.
Dân Ít-ra-en không muốn nghe A-mốt giảng, thì ông trả lời : “Tôi không phải là ngôn sứ, cũng chẳng phải là người thuộc nhóm ngôn sứ. Tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật, và chăm sóc cây sung. Chính Đức Chúa đã bắt tôi, khi tôi theo sau đàn vật, và Đức Chúa đã tuyển chọn tôi : Hãy đi tuyên sấm cho Ít-ra-en dân Ta” (Am 7,13-15 : Bài đọc I).
Vậy liên kết mọi chủng tộc, và liên kết mọi giai cấp trong xã hội để cùng làm Tông Đồ cho Chúa, tưởng đó là cách lý giải ý nghĩa Đức Giê-su sai từng hai người đi truyền giáo (x Mc 6,7 : Tin Mừng), để người Tông Đồ nói sự thật cho mọi người, vì theo luật Do-Thái : “Chứng của hai người thì xác thực” (Ga 8,17).
2/ Tinh thần sống nghèo.
Việc làm Tông Đồ không phải là một nghề kiếm ăn, như lời ông A-mát-gia gán cho ngôn sứ A-mốt : “Này thầy chiêm ơi, mau chạy về Giu-đa, về mà kiếm ăn, về đó mà tuyên sấm” (Am 7,12 : Bài đọc I). Bởi vì người Tông Đồ của Chúa phải cần cù làm việc, dù phải đi chăn nuôi súc vật và trồng tỉa như ông A-mốt (x Am 7,14b-15 : Bài đọc I), miễn sao trở nên giàu có như Đức Ki-tô để có điều kiện phục vụ, chia sẻ cho đồng loại, làm cho tha nhân nên giàu, nhờ tinh thần sống nghèo của mình giống Thầy Giê-su đã làm cho mọi người nên giàu có, để rồi chính bản thân Đức Giê-su chấp nhận sống nghèo, đến nỗi không có nơi ngả đầu, thua loài cáo có hang, loài chim có tổ! (x 2Cr 8,9 ; Mt 8,20) Vì tinh thần sống nghèo của người Tông Đồ như thế, nên Đức Giê-su khi sai các môn đệ của Ngài đi truyền giáo, Ngài đã căn dặn họ : “Không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy ; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng, được đi dép, nhưng không được mặc hai áo” (Mc 6,8-9 : Tin Mừng). Từ tinh thần sống vượt thoát của cải như thế, mới có thể tiến tới chấp nhận nghèo khó về tinh thần : “Bị người đời sỉ mạ, bắt bớ, đặt chuyện nói xấu đủ điều một cách lếu láo vì cớ làm chứng cho Chúa” (Mt 5,11), cuối cùng liều mất cả mạng sống vì Tin Mừng (x Mc 8,34t).
3/ Mau mắn thoát nô lệ tội lỗi.
Đức Giê-su chỉ thị cho các môn đệ Ngài lên đường truyền giáo, họ chỉ được “cầm gậy, chây đi dép, mặc một áo” (x Mc 6,8-9 : Tin Mừng). Lệnh này khiến họ nhớ lại cha ông họ phải vâng lệnh ông Mô-sê truyền làm như thế để ra khỏi kiếp nô lệ Ai-cập (x Xh 12,11). Thoát nô lệ người đời không bằng thoát tội lỗi, thoát nô lệ sa-tan. Do đó, đi làm Tông Đồ cho Chúa là giúp nhau biết sám hối tội lỗi, xin Chúa giúp canh tân đổi mới cuộc đời. Muốn được thế, phải tự sửa mình trước, như Lời Chúa dạy : “Muốn lấy cái rác khỏi mắt người anh em, thì phải lấy cái đà ra khỏi mắt mình trước” (Mt 7,4-5). Nghĩa là phải từ bỏ tội lỗi của mình, ít là biết sám hối, trước khi sửa lỗi người anh em, phải sống được như thánh Tông Đồ : “Tôi nhắm con ngươi đồng tử mà thụi vào chính thân tôi, và bắt nó quỵ lụy phục tùng, kẻo nhỡ ra đã làm thầy dạy người khác, mà chính tôi lại bị loại thải!” (1Cr 9,27)
II. ĐỊNH HƯỚNG VIỆC TÔNG ĐỒ LÀ PHẢI LIÊN KẾT VỚI ĐỨC KI-TÔ.
Thánh Phao-lô trong Bài đọc II cho chúng ta biết : “Ý muốn của Thiên Chúa từ muôn thuở, trước khi Ngài tạo dựng vạn vật trong vũ trụ, là Ngài muốn thi ân giáng phúc cho ta trong Đức Ki-tô, để trước Thánh Nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người…Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giê-su Ki-tô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời… nhờ Máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi, theo lượng ân sủng rất phong phú của Người… cùng với tất cả sự khôn ngoan thông hiểu… đưa thời gian tới hồi viên mãn, là quy tụ muôn loài trong trời đất, dưới quyền một Thủ Lãnh là Đức Ki-tô” (Ep 1,3-14).
Vậy làm Tông Đồ cho Chúa là được cộng tác với Đức Ki-tô, để thực hiện chương trình cứu độ của Thiên Chúa, mà thánh Tông Đồ đã xác tín cho chúng ta như trên. Đấy là lý do : Đức Giê-su ban quyền năng cho các môn đệ “trừ được nhiều quỷ, xức dầu chữa lành cho nhiều người đau ốm” (Mc 6,7.13 : Tin Mừng). Như thế, các Tông Đồ phải xức dầu mới chữa lành bệnh nhân, khác với Đức Giê-su, Ngài không bao giờ dùng đến dầu, Ngài chỉ tỏ ý muốn, hoặc chỉ đặt tay trên bất cứ bệnh nhân nào, có khi chỉ nói một lời, tức khắc bệnh biến mất, dù chết cách nào cũng được sống lại! Còn dầu các Tông Đồ cần dùng đến, là dấu các ông phải bám vào Đức Giê-su mới có khả năng trừ quỷ, chữa lành các bệnh nhân. Bởi vì xức dầu chữa bệnh là nhân danh Đức Giê-su Ki-tô mà làm (x Gc 5,14). Người Tông Đồ nhân danh Đức Giê-su, đặc biệt khi cử hành Phụng vụ là phải dựa vào các Bài đọc Hội Thánh đã chọn trong mỗi Thánh lễ “để trình bày các mầu nhiệm Đức Tin, và những quy tắc cho đời sống Ki-tô giáo” (Công Đồng Vat.II, Hiến Chế Phụng Vụ số 52).
III. PHÓ THÁC VIỆC TÔNG ĐỒ CHO CHÚA.
Đức Giê-su dạy các môn đệ Ngài : “Nơi nào không đón tiếp và không nghe lời anh em, thì ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ” (x Mc 6,11).
Đây là phong tục của người Do-thái khi từ miền đất dân ngoại về quê hương, họ muốn chứng tỏ rằng dù họ có tới dân ngoại, cũng không thể bắt chước lối sống dân ngoại tôn thờ các ngẫu tượng, nhất là dân ngoại không được Lời Chúa hướng dẫn như dân Do-thái đã được Chúa viết Lời trên hai bia đá ban cho họ qua tay ông Mô-sê. Do đó người Do-thái phải giũ cả bụi đất nơi dân ngoại, không cho dính vào chân đưa về miền đất Do-thái là đất đã được Chúa chúc phúc. Đó cũng là lý do người Do-thái không bao giờ tới nhà dân ngoại để dùng bữa (x Gl 2,11-13). Trái lại, Đức Giê-su thường lui tới dân ngoại để thương cứu giúp họ (x Mt 4,15 ; 8,5-13). Vậy Đức Giê-su dạy các môn đệ phải giũ bụi chân để tỏ dấu tố cáo những kẻ không tiếp đón các ông ; cũng không nghe các ông giảng, chúng bị liệt vào hàng dân ngoại, thì các ông phó mặc họ cho Đức Giê-su. Còn các ông chỉ là đầy tớ vô dụng, đã làm xong việc Chúa giao (x Lc 17,10), và nói như thánh Tông Đồ : “Tôi trồng anh tưới, Thiên Chúa mới làm cho mọc lên” (1Cr 3,6), hay có tâm tư như ngôn sứ I-sai-a : “Tôi đã vất vả luống công phí sức mà chẳng được gì, chính Chúa minh xét cho tôi, và phần thưởng của tôi ở nơi tay Ngài” (Is 49,4). Bởi vì “chính Chúa sẽ tặng ban phúc lộc, và đất chúng ta trổ sinh hoa trái” (Tv 84 : Đáp ca).
THUỘC LÒNG.
- Tôi trồng anh tưới, Thiên Chúa mới làm cho mọc lên, vì thế, trồng hay tưới chẳng là gì, Đấng làm cho mọc lên mới đáng kể !”(1Cr 3,6-7)
- Khi đã hoàn tất những gì theo lệnh phải làm, hãy nói : “Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, không biết làm gì hơn là việc bổn phận phải làm” (Lc 17,10).
Tôi đã vất vả luống công phí sức mà chẳng được gì, chính Chúa minh xét cho tôi, và phần thưởng của tôi nơi tay Ngài (Is 49,4).Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam