Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 45
Tổng truy cập: 1353501
Địa Chỉ
Ga 20,1-9
Trong cuộc sống thường ngày, nếu chúng ta muốn liên lạc với ai thì chúng ta cần phải biết địa chỉ của họ.Vậy muốn gặp Đức Giêsu Phục Sinh ta cũng cần phải biết địa chỉ của Ngài ở đâu? Trong khung cảnh của Lễ Phục Sinh hôm nay, qua bài tin mừng Thánh Gioan cho chúng ta thấy một cuộc hành trình đức tin, một cuộc hành trình đi tìm địa chỉ thật của Đức Giêsu Phục Sinh.
1.Các môn đệ đi tìm địa chỉ của Đức Giêsu
Lúc trời còn sáng sớm, các bà đã ra đi đến mộ Chúa, nhưng không thấy Đức Giêsu,Các bà liền chạy về báo tin cho Phêrô và Gioan. Hai ông cùng chạy ra mộ.trong đoạn tin mừng này Thánh Gioan cho chúng ta thấy cả ba người cũng đều chạy, họ hối hả chạy.
Vậy là họ chạy đi đâu? Họ chạy để làm gì?
- Thưa họ chạy để tìm đến địa chỉ thật của Đức Giêsu Phục Sinh.
Ngay từ đầu Tin Mừng, Thánh Gioan cũng đã trình bày cho chúng ta thấy,các môn đệ đầu tiên cũng đã đi tìm địa chỉ của Đức Giêsu “thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Ở đây, cuối đoạn tin mừng,câu hỏi đó được lặp lại một lấn nữa: “Chúng tôi chẳng biết họ để Thầy ở đâu?”
Các môn đệ của Đức Giêsu luôn muốn biết về địa chỉ thật của Ngài. Nhưng trong tin mừng Đức Giêsu không trực tiếp chỉ cho họ biết .Trong đầu tin mừng khi các môn đệ hỏi htì Ngài bảo: “Hãy đến mà xem”.Còn trong đoạn tin mừng này thì Chúa lại đặt sẵn những dấu chỉ để khơi gợi cho họ tìm kiếm:ngôi mộ trống,khăn vải liệm được xếp gọn gàng và những lời tiên báo trong Kinh Thánh.Và chỉ có “người môn đệ kia” đã đọc được những ý nghĩa của những dấu chỉ ấy nên ông đã thấy và đã tin. Ông ấy chính là Gioan, là người đã tìm thấy được địa chỉ thật của Đức Giêsu Phục Sinh.
2.Kitô hữu ngày hôm nay đi tìm địa chỉ Đức Giêsu Phục Sinh
Ngày hôm nay, chúng ta là những người môn đệ của Đức Giêsu Phục Sinh, đang tiến bước trong hành trình đức tin để đi tìm địa chỉ thật của Đức Giêsu. Chúng ta xác tín rằng : Chúa đã Phục Sinh ,không phải là Chúa của hai ngàn năm trước nhưng là Đức Giêsu Phục Sinh của ngày hôm nay, Chúa đang sống và hiện diện một cách sống động ở giữa chúng ta như trong lời hứa của Ngài: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.Đức Giêsu không chỉ hứa suông, nhưng Ngài đã hành động, hành động một cách thật sự, chỉ có điều là chúng ta chưa nhận ra. Chúng ta chưa có những cố gắng đủ để tìm kiếm và khám phá ra được sự hiện diện của Ngài.
Ngày hôm nay, Chúa cũng dùng rất niều những dấu chỉ xung quanh chúng ta, rất gần gũi với chúng ta để chúng ta nhận ra Chúa, nhưng rất nhiều khi chúng ta lại vô tình bỏ qua hay không quan tâm để ý đến: Dấu chỉ đó ở trong Kinh Thánh: Khi chúng ta nghe Lời Chúa, đọc lời của Chúa,học hỏi Lời Chúa, chia sẻ Lời Chúa, suy gẫm Lời Chúa…chúng ta có thật sự cảm nghiệm được đó chính là Lời của Thiên Chúa đang nói với từng người chúng ta, đang mời gọi từng người chúng ta hãy dấn thân triệt để cho Tin Mừng chưa?
Dấu chỉ đó ở ngay trong chính những biến cố vui buồn của cuộc sống hằng ngày của mỗi người trong chúng ta. Cụ thể là những lúc buồn, những lúc khó khăn, những lúc thất vọng chúng ta thường chạy đến với Chúa, kêu cầu Chúa, trông cậy vào Chúa. Nhưng những khi có những niềm vui thì ít khi chúng ta nhớ đến Chúa, để chia sẻ, để tạ ơn Chúa.Chúng ta phải làm sao để nhận ra Chúa ở ngay trong cuộc sống của mình. Đặc biệt,dấu chỉ đó ở nơi những con người nghèo khổ, bệnh tật, những con người bị đẩy ra bên lề xã hội. Họ là những dấâu chỉ sống động nhất để nơi đó ta tìm được địa chỉ thật của Đức Giêsu Phục Sinh. Nhưng đó không phải là chuyện dễ dàng cho những ai chưa thấm nhuần, chưa cảm nghiệm được Đức Giêsu trong Kinh Thánh và trong chính đời sống của mình.Họ thật sự là những con người đáng thương ở ngay bên chúng ta.Nhưng để đọc được ý nghĩa của những dấu chỉ đó thì chỉ có những ai cảm nghiệm được tình yêu thương của Chúa như Gioan, chỉ có những ai nhạy cảm thật sự mới có thể nhận ra địa chỉ thật sự của đức Giêsu Phục Sinh ở những nơi đó.
Minh hoạ:Hôm rồi tôi có dịp đi ngang bến phà Cần Thơ, tôi gặp một cụ bà khoảng ngoài bảy mươi tuổi, ăn mặc rách rưới, đứng bên tôi, đưa đôi tay gầy còm lên để xin tôi ít đồng bạc lẻ. Một cử chỉ mà tôi nghĩ không ai trong chúng ta có tể làm ngơ được. Tôi lấy ít tiền cho bà , bà không quên cám ơn tôi và cầu chúc cho tôi đi đường bình an. Những cử chỉ đó, những hình ảnh đó làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều.Tôi cảm thấy mình còn thiếu xót một điều gì đó đối với bà.Trong giờ cầu nguyện tôi cảm nghiệm được rằng đó chính là dấu chỉ để ngày hôm nay tôi nhận ra Đức Giêsu Phục Sinh một cách sống động nhất. Những hình ảnh tương tự như thế tôi nghĩ rằng ai trong chúng ta cũng đã gặp không ít trong cuộc sống của mình. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu lần chúng ta cảm nghiệm được đó là những dấu chỉ mà Chúa đã gửi đến để qua đó chúng ta tìm được địa chỉ của Đức Giêsu Phục Sinh.
Nếu bây giờ Đức Giêsu xuất hiện là một kẻ đói khát trước mặt chúng ta, tôi thiết nghĩ rằng chắc chúng ta sẽ không tiếc với Ngài bất cứ một điều gì cả. Nếu Chúa xuất hiện như một kẻ lạnh lẽo,rét buốt chắc có lẽ không ai trong chúng ta có thể từ chối để cởi chiếc áo đang mặc trên người mà trao cho Ngài.Vậy còn đối với những người nghèo bên cạnh chúng ta thì sao?Trong chúng ta có ai dám làm như vậy chưa? Tại sao vậy? Thưa tại vì chúng ta chưa nhận ra Đức Giêsu ở nơi họ.Chúng ta không nhớ rằng chính Ngài đã đồng hoá mình với họ khi nói: “Các con làm một điều gì cho một trong những người bé mọn nhất của Ta đây là các con đã làm cho chính Ta”
Bác ái, giúp đỡ người nghèo là một hành động mà mỗi người chúng ta đã làm và vẫn thường làm trong cuộc sống. Nó rất đơn giản, nhưng để đọc được ý nghĩa của nó lại không phải dễ, nhận ra Đức Giêsu lại càng khó hơn.Để nhận ra dức Giêsu Phục Sinh nơi họ chúng ta không chỉ dùng cái đầu mà còn phải bằng cả con tim và dôi bàn tay để yêu mên nâng đỡ và chia sẻ cho họ những nhu cầu cần thiết nữa.
Đó chính là địa chỉ của Chúa Giêsu Phục Sinh mà mỗi ngưởi chúng ta đang trên đường tìm kiếm.Chúng ta hãy đi ,Đức Giêsu Phục Sinh đang chờ ta ở những nơi đó, trong những con người đó. Chúng ta hãy mở lòng ra để đón nhận Ngài ngay lúc này va ngay bay giờ. Amen
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam