Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 53
Tổng truy cập: 1360811
DỤ NGÔN TIỆC CƯỚI
Một trong những đám cưới được xem là vĩ đại nhất trong lịch sử cổ đại là đám cưới của Alexandre Đại Đế với công chúa Roxane của Ba Tư vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên.
Đám cưới được tổ chức trong 7 ngày 7 đêm, khắp nơi đều có yến tiệc linh đình. Để tăng thêm phần long trọng, Alexandre Đại Đế đã tổ chức những cuộc tranh tài thể thao. Thế Vận Hội (Olympic) đã được khai sinh từ đó. Chính Đại Đế đích thân trao giải thưởng cho những người thắng cuộc, thông thường là những chiếc cúp bằng vàng. Nhưng người đoạt chức vô địch, sẽ nhận được cành lá chiến thắng tượng trưng cho vinh quang lẫy lừng.
Tin Mừng theo thánh Matthêu hôm nay kể cho chúng ta nghe dụ ngôn Tiệc Cưới. Tiệc cưới này còn vĩ đại hơn tiệc cưới giữa Alexandre Đại Đế và công chúa Roxane, vì đây là bữa tiệc Nước Trời, tiệc cưới giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và con người. Tiệc cưới đã diễn ra qua biến cố Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Tất cả nhân loại được mời đến dự tiệc cưới lớn lao của ơn cứu độ này.
Tiệc cưới và khách mời
Trong bài Tin Mừng, để diễn tả bữa tiệc cứu độ, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh tiệc cưới ông vua tổ chức cho hoàng tử. Dĩ nhiên, đây là một đại yến tiệc hoàng gia, một bữa tiệc đầy vinh dự. Khách được mời chắc hẳn là những ông hoàng bà chúa, hay ít ra cũng phải là những người khá giả và có địa vị cao trong xã hội. Tuy nhiên, những vị khách quý này đã tỏ ra hết sức khinh thường và hung dữ đối với các sứ giả nhà vua. Không những họ từ chối lời mời, mà còn nhục mạ và sát hại những người được nhà vua phái đến. Nhà vua tức giận trừng phạt những con người hung ác kia và cho gia nhân ra các ngả đường mời bất cứ ai, bất luận tốt xấu, đến dự tiệc và phòng tiệc chật ních khách mời.
Qua dụ ngôn Tiệc Cưới, Chúa Giêsu tỏ rõ cho người Do Thái biết rằng : Họ chính là dân tộc được Thiên Chúa chọn làm dân riêng, là khách mời đặc biệt của bữa tiệc Nước Trời. Nhưng khi Chúa Giêsu đến, loan báo ngày mở tiệc và mời gọi họ, thì họ lại khước từ. Vì thế, Israel đã được thay thế bằng các dân tộc khác, kể cả những người ngoại giáo và tội lỗi. Bữa tiệc được mở rộng đến mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới. Dụ ngôn Tiệc Cưới mạc khải tính cách phổ quát của ơn cứu độ.
Qua các thời đại, Thiên Chúa vẫn sai các sứ giả của Người đi qua mọi nẻo đường thế giới, mời gọi mọi người đến dự tiệc ơn cứu độ. Thiên Chúa không chọn lựa khách mời, nhưng mời gọi tất cả mọi hạng người và mọi người đều có cơ hội dự tiệc Nước Chúa. Thiên Chúa không loại bỏ ai, nhưng con người tự loại bỏ chính mình khi từ khước Thiên Chúa.
Tiệc cưới và áo cưới
Trong ngày hôn lễ, “chiếc áo cưới” không những cần cho cô dâu chú rể, nhưng còn cần cho cả khách mời. Y phục đẹp đẽ người ta mặc trong các tiệc cưới chứng tỏ sự tôn trọng của họ đối với mọi người và cũng là để góp phần làm tăng thêm sự trang trọng và niềm hân hoan cho bữa tiệc.
Tuy nhiên, trong câu chuyện dụ ngôn, một người đến dự tiệc cưới mà không mặc y phục lễ cưới, nhà vua đã đuổi người ấy ra khỏi phòng tiệc và trừng phạt đích đáng. Qua sự kiện có tính cách ẩn dụ đó, Chúa Giêsu chỉ muốn dạy rằng : tiệc cưới là hình ảnh Nước Trời, “chiếc áo cưới” tượng trưng cho nếp sống phù hợp với Nước Trời.
Giáo Hội là nơi qui tụ mọi người đến dự bàn tiệc Thiên Quốc. Giáo Hội gồm đủ mọi dân tộc trên thế giới và quy tụ các tội nhân nhiều hơn các vị thánh. Tuy vậy, khi bước vào Giáo Hội, người ta phải hội đủ những điều kiện cần thiết và căn bản. Một trong những đòi hỏi của Chúa khi mở rộng cánh cửa Nước Trời cho mọi người : đó là phải mặc y phục lễ cưới. Bộ áo ấy đã được thánh Phaolô phác họa : “Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa … Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em và phải mặc lấy con người mới” (Ep 4, 22-23).
Như thế, bộ áo ấy chính là con người mới, con người đã được biến đổi, được canh tân theo Thần Khí. Con người mới còn là con người biết sống theo Tin Mừng, biết mang lấy hình ảnh Chúa Kitô trong đời sống mình, như lời thánh Phaolô dạy : “Hãy mặc lấy Đức Kitô” (Gl 3, 27).
“Chiếc áo cưới” còn là chiếc áo trắng tinh tuyền chúng ta được trao cho trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Chiếc áo đó tượng trưng cho tâm hồn trong sạch của chúng ta. Chiếc áo đó giờ đây có còn trong trắng như ngày ta lãnh nhận không ?
Từ tiệc Thánh Thể đến tiệc cánh chung
Trong bài đọc I, tiên tri Isaia đã mô tả bữa tiệc mà Chúa các đạo binh thết đãi các dân tộc. Trong bữa tiệc đó, người tham dự không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon, mà còn được cất khỏi mọi buồn sầu tủi hổ và tang chế. Đó chính là hạnh phúc Nước Trời được ban cho tất cả mọi người không phân biệt ai.
Hôm nay, trước khi được dự tiệc cánh chung, bữa tiệc Thiên quốc ta hằng mong chờ, Chúa cho ta được hưởng nếm tiệc lời Chúa và tiệc Thánh Thể hàng ngày. Nơi đó, không những Chúa trao ban lời Ngài, mà còn ban chính Thịt Máu Ngài để nuôi sống ta. Qua bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta được qui tụ lại trong tình hiệp nhất yêu thương. Chúng ta hãy đến với Chúa Thánh Thể để được lãnh nhận lương thực thiêng liêng cho tâm hồn mỗi ngày, miễn là chúng ta biết cởi bỏ con người cũ với mọi tính hư tật xấu và mọi hận thù ghen ghét, để mặc lấy con người mới trong Đức Kitô. Chúng ta cũng hãy gìn giữ tấm áo trắng tinh tuyền ngày chịu phép Thánh Tẩy. “Chiếc áo không làm nên thầy tu”, nhưng “chiếc áo cưới” lại rất cần thiết để ta được Thiên Chúa đón nhận vào dự tiệc Nước Trời mai sau.
Trong tập bài giảng “Suy Niệm Lời Chúa” (Xuất bản năm 1993), linh mục Hồng Phúc, DccT, khi đề cập đến gương anh hùng của các vị tử đạo Việt Nam vô danh, ngài kể :
“Có một thiếu phụ bị bắt vì theo đạo và bị kết án tử hình bằng một hình phạt khủng khiếp : bị voi giày !
Khi còn 2 ngày nữa phải ra pháp trường, bà xin người nhà gửi cho bà một bộ áo cưới hợp thời trang. Bà nghĩ trong lòng: ngày bà chết là ngày bà gặp vị Tân Lang là chính Chúa Giêsu.
Giữa pháp trường, trước mặt đông đảo anh chị em lương dân, khi ba hồi chiêng trống vừa gióng lên, người ta thấy thiếu phụ bước ra, ăn mặc như cô dâu trong ngày cưới. Bà tiến lên, duyên dáng thướt tha, trong tay cầm chiếc quạt phe phẩy. Ngay lúc ấy, con voi chồm tới, hất tung bà lên trời, rồi chà đạp phũ phàng dưới chân, như người ta chà đạp một cành hoa màu máu”. Chiếc áo cưới của bà loang máu hồng. Chiếc áo đẹp biết bao, vì đó là chiếc áo tình yêu”.
Để chiếc áo tình yêu của đời ta luôn trinh trắng, chiếc áo ấy phải được giặt trong hy sinh từ bỏ, trong máu hồng cuộc tử đạo liên lỉ của đời người tín hữu. Chính chiếc áo ấy giúp ta xứng đáng dự tiệc thiên quốc mai sau.
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN- Năm A
CỬA NƯỚC TRỜI LUÔN MỞ NHU7G Y PHỤC PHẢI XỨNG HỢP- Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
Lại một dụ ngôn khác về Nước Trời được trình bày cho chúng ta với chủ đề sâu xa tương tự như các Chúa nhật trước. Thiên Chúa luôn đi bước trước, “Chúa dọn ra cho con mâm cỗ ” (Tv 22) “đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon” (Is 25, 6) ; “ Đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa ” (x. Tv 22) “theo sự phú túc vinh sang của Người trong Đức Giêsu Kitô” (Pl 4, 12). Nước Trời luôn rộng mở cho hết thảy mọi người, bất luận tốt xấu, miễn là phải có y phục xứng hợp : “Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới ” (Mt 22, 9).
Lời mời gọi phổ quát
Qua dòng thời gian, Thiên Chúa đã mời gọi dân Ngài đi vào trong giao ước, chia sẻ tình yêu với Ngài. Nhưng tiếc thay, con người luôn đáp lại một cách khác, ngược đãi, xua đuổi các tiên tri. Giao ước không được đáp trả. Nhưng Thiên Chúa vẫn một mực trung thành, tiếp tục mở tiệc mời con người tới dự tiệc giao ước mới và đó chính là niềm vui cho mỗi người chúng ta.
Những người đầu tiên được đức vua mời đến dự tiệc cưới, nhưng viện cớ lấy lý do “như đi thăm trại…đi buôn bán” để từ chối (Mt 22, 5-6). Vì họ từ chối, nên những người khác được mời vào chia sẻ niềm vui với gia đình hai bên và đôi bạn trẻ.
Khác với những người được mời trước, những người được mời sau chẳng có công gì cũng được mời dự tiệc cưới. Họ chỉ có cơ may là được các người đầy tớ gặp ở ngã ba đường. Họ thuộc đủ mọi thành phần, bình thường không ai để ý tới.
Chúng ta tự hỏi : Liệu họ có hy vọng, có trông đợi mình được mời dự tiệc cưới kia không ? Isaia trả lời. Mọi người đều sống niềm hy vọng vì trong con người có một sự chờ đợi vô song. “Này đây Chúa chúng ta…nơi Người, chúng ta đã tin tưởng…vì ơn Người cứu độ” (Is 25). Họ hy vọng và chờ đợi chứ.
Hy vọng vào lời mời gọi phổ quát này, giả thiết không có một điều kiện tiên quyết nào, cũng không phải là lời mời của những người có lên hệ với nhà vua : “Chúa dọn ra cho con mâm cỗ…”, cho hết mọi người (Tv 22). Thật khó có thể tưởng tượng, hoặc tin rằng Thiên Chúa ban ơn ơn cứu độ nhưng không cho hết mọi người. Đây chính là Tin Mừng Thiên Chúa kêu gọi chúng ta.
Hạnh phúc vì được mời
“Tiệc cưới Con Chiên” được sách Khải Huyền mô tả (19, 7, 9) hàm chứa một ý nghĩa sâu xa : “Phúc cho những ai được mời dự tiệc cưới của Chiên Con! ” Thật hạnh phúc cho chúng ta, phúc này vượt quá những gì chúng ta có thể nếm hưởng trên trần gian, đây là yến tiệc Chúa Giêsu ban cho chúng ta.
Sau Chiên Thiên Chúa linh mục mời gọi : “Đây Chiên Thiên Chúa…phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa” (Thánh lễ). Lời này gửi đến tất cả những ai sẽ tham dự vào tiệc cưới Con Chiên. Mỗi Thánh lễ là một lời loan báo và tham dự trước vào yến tiệc Nước Trời, tiệc của Hoàng Tử, Con yếu dấu của Chúa Cha, tiệc của Đức Kitô kết ước với nhân loại. Thánh Têrêsa Avila nói : “Lạy Chúa vị Hôn Thê của con, giờ đã đến, giờ con hằng mong đợi, giờ chúng ta gặp nhau. Ôi lạy Thiên Chúa là tình yêu duy nhất của con! Này là giờ con ao ước từ lâu, tâm hồn con vui sướng khi được kết hợp với Chúa! ” Chúng ta không thể gần Chúa mà không mặc lấy tâm tình của Chúa.
Nhưng phải có y phục lễ cưới
Có một điều khiến người đọc không khỏi thắc mắc và tìm lời giải đáp cho người được mời không mặc y phục lễ cưới, họ vào và bị đức vua ra lệnh: “Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! ” (Mt 22, 13). Họ đang ở ngã ba đường, đầy tớ đức vua tình cờ gặp họ, mời họ vào bất luận họ là ai, sao lại đòi họ phải có y phục lễ cưới ?
Áo cưới mà Tin Mừng nói tới ở đây là áo nào ? Có phải các bí tích không ? Hay là Phép Rửa tội ? Vì không chịu phép Rửa tội, không ai có thể đạt tới Thiên Chúa được, nhưng có một số người lãnh nhận phép Rửa tội, không đến cùng Thiên Chúa… Có thể là bàn thờ hay điều người ta lãnh nhận từ bàn thờ không ? “Vì kẻ ăn và uống, mà không phân biệt được Thân mình, tức là ăn và uống án phạt cho mình” (1Cr 11, 29). Vậy thì là cái gì ? Ăn chay ư ? Những kẻ gian ác cũng làm thế. Đi nhà thờ ư? Những kẻ gian ác cũng đi nhà thờ như bao người khác … Vậy áo cưới này là áo nào?
Ở đây, người vào dự tiệc cưới không thụ động, chấp nhận vào thì phải tìm cách thể hiện mình xứng đáng, và đó là áo cưới. Ơn cứu độ là phổ quát, đồng ý để được cứu độ là chấp nhận sống theo những đòi hỏi của Nước Trời, áo cưới vừa thể hiện sự đồng ý, vừa chứng tỏ trách nhiệm của chúng ta.
Đời sống luân lý không phải là điều kiện duy nhất để được cứu độ, Maria Mađalêna, Giakêu và nhiều người khác được mời, họ đã hoán cải để trở nên xứng đáng với Chúa hơn. Áo cưới là những điều tốt, người dự tiệc phải có. Thánh Phaolô nói : “Ðiều lời truyền dạy phải nhằm đưa tới đức mến, phát tự tấm lòng trong sạch, lương tâm thiện hảo, và đức tin không giả hình” (1Tm 1, 5). Đây là y phục lễ cưới.
Người được mời đến dự tiệc cưới không đơn giản chỉ ăn, nhưng chia sẻ niềm vui với họ hàng hai bên, mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ, nên phải có y phục xứng đáng.
Chúng ta là những tội nhân được Thiên Chúa mời dự tiệc Nước Trời. Chắc chắn ai cũng muốn mặc chiếc áo cưới tinh tuyền, không vương tội lỗi. Giáo hội Chúa không phải là một xã hội hoàn hảo, gồm có tội nhân, nhưng ý thức được tội lỗi của mình và mong muốn được tha thứ. Áo cưới được hiểu là biểu tượng của sự hoán cải. Sách Khải Huyền nói đến sự thánh và việc lành là chiếc áo bao phủ chúng ta (Kh 19,8). Thánh Giêrônimô thì nói : “Áo cưới, là những thánh chỉ của Chúa, và việc làm được thực hiện theo luật của Tin Mừng là chiếc áo cưới mới”. Chúng ta không thể tham dự vào tiệc cưới con chiến mà không tìm kiếm mặc lấy lòng trắc ẩn, lòng tốt, khiêm nhường trong lòng, từ bi. Áo cưới chính là “Đức Kitô Vị Hôn Phu” thánh Phaolô khuyên : “anh em hãy mặc lấy Ðức Kitô” (Gl 3, 27), chấp nhận hoán cải, thanh tẩy chính mình “để sao cho xứng với Chúa, mà làm đẹp lòng Ngài trong mọi sự ” (Cl 3, 10). Giờ đây hãy chúng ta hãy nghe lời Chúa : “Mọi sự đã sẵn sàng hãy đến !”
Lạy Chúa, ước gì ân sủng Chúa vừa mở đường cho chúng con đi, vừa đồng hành với chúng con luôn mãi, để chúng con sốt sắng thực hành những điều Chúa truyền dạy. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam