Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 57
Tổng truy cập: 1355642
Đức Giêsu Thành Nazareth
Trích từ Đức Giêsu Thành Nazareth của ĐGH Bênêđíctô XVI
- Đức Giêsu nhập đoàn vào dòng người tội lỗi đang chờ đợi bên bờ sông Giordan để được rửa.... Việc xưng thú tội lỗi thuộc về phép rửa. Đó là việc nhận thức về tội lỗi và cố gắng trình bày đời sống xa xưa, đầy thất bại, để được đón nhận một đời sống mới.
Trong tấm tranh icon:
Nước đen biểu tượng sự tối tăm của thế gian và của sự chết.
Có một chiếc rìu ở dưới gốc cây biểu tượng Thiên Chúa đang hoán cải dân người và sẽ làm cho họ hoàn toàn đổi mới. " Cái rìu đã đặt sát gốc cây : bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa."
Những ngọn núi hướng về bán nguyệt màu xanh biểu tượng Thiên Chúa trên trời. Trong icon, tấm nền chỉ đến điểm quan trọng trong bức hình.
Ba tia sáng chung quanh chim bồ câu biểu tượng ba Ngôi vị trong Thiên Chúa.
Một tay của Gioan Tẩy Giả trên đầu của Chúa Giêsu biểu tượng Ngài đã mặc lấy xác phàm giống như chúng ta trong mọi sự. Tay kia chỉ lên trời để nói về bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu.
Có một hình người trong nước. Đó là satan nó bị tước đoạt mọi quyền năng và đặt dưới chân của Chúa Giêsu.
Con cá là dấu hiệu tượng trưng cho các Kitô hữu.
Các thiên thần bên phải đang trong tư thế phục vụ người.
Hào quang của Chúa Giêsu có chữ Omega và Ni. Hào quang trên đầu Chúa Giêsu thương có 9 tia sáng (9 gạch), hai gạch dưới mỗi chữ, biểu tượng cho 9 phẩm thiên thần.
- “Nhưng ông một mực can Người và nói: ‘Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!’ Nhưng Đức Giê-su trả lời: ‘Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính.’ Bấy giờ ông Gio-an mới chiều theo ý Người.” Với lời này Đức Giêsu nói lên sự hoàn toàn vâng phục ý muốn của Thiên Chúa, như việc đón nhận ách của Ngài.
- Việc bước xuống nước trong nghi thức phép rửa mang ý nghĩa xưng thú tội lỗi và xin ơn tha thứ để đón nhận một khởi đầu mới, nên việc hoàn toàn vâng theo thánh ý Thiên Chúa tromg một thế giới mang đầy dấu ấn tội lỗi cũng diễn tả sự liên đới với những kẻ tội lỗi, họ vẫn khao khát sự công chính.
- Chỉ trong thập tự và phục sinh, ý nghĩa trọn vẹn của tiến trình này mới được nhận thức rõ ràng được. Khi bước xuống nước, những người lành phép rửa nhận thức tội lỗi của mình và tìm cách để được giải thoát khỏi gánh nặng của sự sa ngã vào tội lỗi. Đức Giêsu đã làm gì?
- Đức Giêsu đã đón nhận gánh nặng tội lỗi của cả nhân loại trên vai mình và mang tất cả xuống sông Giordan. Người bắt đầu đời sống công khai bằng việc nhận vị trí của các tội nhân. Người khai mở hoạt động của mình với viếc tiền dự vào thập giá.
- Người là Giôna đích thực, là người đã nói với các thủy thủ: "Hãy đem tôi ném xuống biển!" (Giôna 1,12)
- Phép rửa là tiền dự vào cái chết cho tội lỗi nhân loại và tiếng nói vang lên nơi phép rửa--“Đây là Con Ta rất yêu dấu”--là tiền dự vào cuộc phục sinh.
- Thánh Gioan Kim Khẩu viết: “Lặn xuống và trồi lên là biểu tượng cho việc bước xuống hỏa ngục và phục sinh.”
- Bước vào tội lỗi của kẻ khác là bước xuống Inferno (hỏa ngục)--không phải như thi sĩ Dante để nhìn ngắm--nhưng là cùng đau khổ, cùng tận khổ và nhờ đó biến đổi, các cửa hỏa ngục bị lật tung và sụp đổ. Đó là việc bước vào nơi trú ngụ của sự xấu, chiến đấu với kẻ mạnh là kẻ bắt giữ con người dưới quyền mình (và trong thực tế chúng ta bị những quyền lực không tên bao vây và sử dụng).
- Bí tích Thánh Tẩy được hiểu như hồng ân được chia sẻ vào cuộc chiến đấu của Đức Giêsu để thay đổi vũ trụ, nhờ chuyển xoay cuộc sống, được thực hiện trong việc bước xuống và bước lên của Người.
- Bí tích Thánh Tẩyđược các môn đệ trao ban kể từ giờ phút này là việc bước vào phép rửa của Đức Giêsu--đi vào thực tế mà Người đã bước trước. Nhờ đó chúng ta trở thành Kitô hữu.
Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ,
là người Ta tuyển chọn và hết lòng quý mến,
Ta cho thần khí Ta ngự trên người ;
người sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân.
Người sẽ không kêu to, không nói lớn,
không để ai nghe tiếng giữa phố phường.
Cây lau bị giập, người không đành bẻ gẫy,
tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi.
Người sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý.
Người không yếu hèn, không chịu phục,
cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu.
Dân các hải đảo xa xăm đều mong được người chỉ bảo.
Người phán thế này: “Ta là ĐỨC CHÚA,
Ta đã gọi ngươi,vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta.
Ta đã nắm tay ngươi,
đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân,
làm ánh sáng chiếu soi muôn nước,
để mở mắt cho những ai mù loà,
đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ,
dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm.”
Bài đọc 1
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam