Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 45
Tổng truy cập: 1354896
Đức Giêsu Tiên báo Cuộc Bách Hại
"Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và cho các dân ngoại biết. Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em !
Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì Danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát."
HẠT GIỐNG ÐỨC TIN
1. Ý nghĩa của bắt bớ, bách hại trong Công giáo ?
Chúng ta có thể khẳng định: Lịch sử của các Giáo hội cũng là lịch sử của những cuộc bách hại. Bắt bớ, bách hại luôn đi liền với những kẻ tin nhận Ðức Giê-su Ki-tô là Chúa. Thật ra ngay từ trong Cựu Ước, những người tin vào Thiên Chúa Gia-vê cũng đã phải trải qua những cơn gian nan, thử thách vì Niềm Tin (bài đọc 1).
Vậy thử hỏi: Tại sao người tín hữu thường bị bắt bớ và bách hại ? Lịch sử cho ta thấy người tín hữu bị bắt bớ, bách hại thường vì một trong hai hoặc vì cả hai lý do sau: bị người đời hiểu lầm và ghen ghét. Nhưng với cái nhìn được Thánh Kinh soi sáng, thì chúng ta thấy bắt bớ, bách hại vì Niềm Tin có ý nghĩa sâu xa hơn. Ðó là để Niềm Tin của chúng ta được thử thách và tôi luyện. Miếng hay thỏi vàng chỉ tinh ròng sau khi được cho vào lửa tinh luyện. Niềm Tin Ki-tô của chúng ta chỉ vững vàng, kiên định, tinh tuyền và trong sáng qua gian nan thử thách. Ðức Giê-su là "hiện thân sống", là minh họa tuyệt vời về sự kiện ấy: Một đàng Ðức Giê-su bị những người cầm quyền Do-thái và Rô-ma kết án loại trừ, vì họ cho rằng Người là mối nguy hiểm cho địa vị, chứ�c quyền của họ. Mặt khác chính qua khổ nạn Thập Giá mà Ðức Giê-su chứng minh được lòng thảo hiếu, tuân phục đối với Cha và lòng yêu thương đối với loài người. Sự Khổ Nạn Thập Giá ấy là con đường dẫn tới Phục Sinh.
Các vị Tử Ðạo trong Giáo Hội Công giáo Rô-ma cũng đã có chung thân phận với Ðức Giê-su. Gần gũi thân thiết với chúng ta hơn là 117 Thánh Tử Ðạo và hàng ngàn hàng vạn các vị tiền bối Việt Nam cũng là những người đã chết vì Ðạo mà nguyên nhân chính là hiểu lầm và ghen ghét. Các vị ấy đã kiên cường và anh dũng minh chứng Lòng Tin của mình. Vì thế mà ngày hôm nay toàn thể Giáo Hội Việt Nam mừng kính các Ngài một cách trọng thể và nhận các ngài làm Bổn Mạng.
2. Ngày nay chúng ta phải sống và làm chứng Niềm Tin như thế nào để không thẹn với cha ông?
Lịch sử đã qua, chúng ta không thể thay đổi được. Ðiều chúng ta có thể làm là từ lịch sử rút ra những bài học cho đời sống Ðức Tin. Sau đây là một vài gợi ý để chúng ta suy nghĩ và thực hiện:
a. Cha ông chúng ta đã lấy máu đào để nói lên lòng tin cậy phó thác và trung thành với Thiên Chúa. Chúng ta hãy biết dùng mọi phương thế để củng cố và trau dồi Niềm Tin: cầu nguyện, tĩnh tâm, nghiên cứu, học hỏi. Chắc chắn việc ấy đòi chúng ta phải hy sinh thời giờ, tiền bạc, công sức; buộc chúng ta phải chấp nhận mất mát, thiệt thòi ở một mức độ nào đó. Nhưng so với cái chết khổ hình thập giá của Ðức Giê-su, Chúa chúng ta và với bao cực hình của các Vị Tử Ðạo cha ông chúng ta, thì có thấm vào đâu !
b. Dù bị hàm oan và bị hành hạ trăm điều, cha ông chúng ta không một lời than trách, không một chút hận thù đối với vua quan hay lý hình, mà trái lại luôn tôn kính, yêu thương, khoan dung, tha thứ chúng ta hãy nỗ lực sống khiêm nhường, yêu thương, hòa đồng và phục vụ đồng bào anh em theo tinh thần Phúc âm mà Thư Chung Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 và 2001 đã triển khai.
c. "Máu Các Thánh Tử Ðạo là hạt giống Ðức Tin". Máu cha ông chúng ta đã thấm vào từng thớ đất hình chữ S này, tức hạt giống đức Tin đã được gieo vào lòng đất nước và quê hương Việt Nam yêu dấu. Chúng ta hãy đóng góp phần riêng của mình vào việc làm cho hạt giống Ðức Tin ấy nẩy mầm, mọc thành cây và sinh hoa kết trái cho Mùa Gặt Nước Trời. Nói cách khác chúng ta hãy trở thành những người loan báo Tin Mừng cho đồng bào, anh em.
Lạy Thiên Chúa là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ Cha đã cho chúng con vinh dự làm con cháu các Thánh Tử Ðạo Việt Nam. Nhưng Cha ơi, vinh dự cũng có nghĩa là trách nhiệm, xin Cha ban sức mạnh cho chúng con để chúng con đủ sức chu toàn trách nhiệm cao trọng ấy, bằng đời sống chứng tá của chúng con trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Lạy Chúa Giê-su là Hạt Giống Vĩ Ðại mà Thiên Chúa Cha dã gieo vào lòng đất. Xin Chúa ban sức mạnh và tình yêu cho chúng con để chúng con cũng trở thành những hạt giống Tin Mừng gieo vào lòng xã hội Việt Nam hôm nay.
Lạy các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, chúng con hãnh diện được làm con cháu các Ngài. Xin các Ngài cầu bầu cùng Thiên Chúa cho chúng con dũng khí, lòng kiên cường, đức hy sinh, lòng trung thành với niềm Tin, để chúng con vượt thắng mọi trở ngại từ bên ngoài cũng như từ chính trong tâm hồn chúng con trong đời sống chứng tá hôm nay.
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam