Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 49
Tổng truy cập: 1356033
Đừng Lo Cho Ngày Mai
"Đừng lo lắng cho ngày mai"
Chỉ trong 10 câu ngắn gọn trong bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Mt. 9, 24-34, Chúa Kitô đã nói tới 6 lần động từ LO: chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình, lấy gì ăn, lấy gì uống, lấy gì mặc, lo lắng làm cao hơn một gang, lo lắng về ngày mai... Ngài nói đừng lo lắng vì Thiên Chúa là Cha biết rõ "các con cần đến những điều đó."
Những điều Chúa Kitô nói trên đây, nếu đem áp dụng vào cuộc sống của người đương thời, khi mà nền kinh tế suy thoái đang đe dọa đời sống an sinh của dân chúng, khi mà những hóa đơn nhà cửa, xe cộ, bảo hiểm, đồ ăn, thức uống đến, cần phải thanh toán mà kinh tế thì eo hẹp, thất nghiệp đang bị đe doạ, nguy cơ xiết nợ của ngân hàng khó tránh khỏi, thì những lời Chúa dậy trên đây có lẽ kém phần thực tế và thuyết phục.
Thật ra, Lời Chúa Kitô dạy trong bài Tin Mừng hôm nay nhắm tới hai chủ đích: Tin tưởng phó thác vào ơn quan phòng của Thiên Chúa và sống giây phút hiện tại.
1. Tin tưởng phó thác vào ơn quan phòng của Thiên Chúa. Dạy chúng ta đừng lo lắng, Chúa Kitô không cổ võ sự nhàn cư, sự lạc quan vô tâm, hay phó thác thụ động vào Thiên Chúa, nhưng phải làm việc lo cho cuộc sống. Chính Ngài cũng đã từng làm việc (Gn. 5.17), và tiên liệu cho chúng ta những điều của ngày mai trong sự qui hướng về Thiên Chúa quan phòng. Những gương mẫu Ngài đưa ra không mang tính cách vô tư. Thật vậy, như chim trời, tuy không gieo, không gặt, nhưng nó vẫn phải bay lượn khắp nơi để tìm kiếm sâu bọ, hoa mầu, bông hạt để nuôi thân; hoa Huệ tuy không canh cửi mà được mặc đẹp, cũng đã phải đâm rễ sâu vào lòng đất mỗi ngày, để hút những chất bổ béo của đất, để phát triển và đâm hương. Qua đó, tin tưởng vào Chúa quan phòng không đồng nghĩa với vô vi, tự tại, hay biếng lười, hay trời sinh voi, trời sinh cỏ. Tin tưởng vào Chúa quan phòng có nghĩa là đem sức mình cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Đức Khổng Tử trong Kinh Thư cũng đã từng nói: "Ai làm theo đạo trời mới được trời giúp"
2. Sống giây phút hiện tại: Tin vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa còn mang một ý nghĩa là sống giây phút hiện tại. Cuộc sống có biết bao nhiêu đòi hỏi để hoàn thành, từ những công việc dành cho thân xác như ăn uống, ngủ nghỉ, cho tới những nhu cầu tinh thần như học hành, trau dồi kiến thức, phát triển tài năng... không thể thành tựu được trong một lúc, nhưng là cả một tiến trình. Bên cạnh những đòi hỏi này, còn một đòi hỏi cấp bách khác, đó là sự an toàn, chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ và yêu thương tha nhân. Tất cả những điều này, có khi rất nhỏ, nhưng cũng đã dệt nên những nét thánh thiện, tốt lành của cuộc sống. Dù những việc này có khi làm chúng ta hài lòng, vui tươi, có khi làm chúng ta chán nản, buồn lòng cũng đều là những sự góp phần vào sự hoàn hảo cuộc sống, mang ý nghĩa tâm linh, hướng về Chúa và cuộc sống vĩnh cửu.
Thế nên, sự thánh thiện của người Kitô hữu hệ tại ở chỗ sống và thánh hóa giây phút hiện tại. Mỗi ngày sống trong sự "đừng lo lắng cho ngày mai, ngày mai lo cho ngày mai" phải là ngày được lấp đầy tình yêu Chúa và tha nhân, và phải được hoàn hảo hơn nhờ những việc làm tốt lành, qua những hành vi nhỏ mọn phục vụ, giúp đỡ anh chị em. Chính những công việc này làm cho chúng ta trở nên giầu có trước mặt Chúa và tha nhân.
Chân Phước Têrêsa Calcuta đã từng nói: "Ngày hôm qua đã đi qua, ngày mai chưa đến, chúng ta chỉ có ngày hôm nay. Hãy bắt đầu. - Yesterday is gone. Tomorrow has not yet come. We have only today. Let us begin" Chúng ta hãy tận dụng ngày hôm nay, giây phút hiện tại để trở nên tốt hơn.
Xin Đức Mẹ, Đấng đã được T hiên Chúa làm cho những điều trọng đại, vì Danh Ngài là Thánh, giúp chúng con biết đặt trót niềm tin vào Thiên Chúa quan phòng trong đời sống.
Lm. Hải Dương CMC
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam