Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 61

Tổng truy cập: 1362661

ĐƯỜNG HẸP

ĐƯỜNG HẸP

 

(Trích từ ‘Sống Tin Mừng’)

Khi M Têrêsa thành Calcutta còn sng, người ta k li rng, mt ln M đang ra nhng vết gh l ca người b bnh cùi thì có mt thương gia giàu có đến thăm nhà, thy M đang làm vic y, ông phát biu ý kiến như sau: - Nếu có ai cho tôi mt triu bc để làm công vic như M đang làm thì tôi cũng không dám làm.

M Têrêsa vui v tr li: - Tôi cũng vy, nếu có ai cho tôi mt triu bc tôi cũng không th làm điu ông làm.

Tin ca vt cht không phi là yếu t chính và chúng ta cũng không th nào đo lường giá tr tinh thn ca hành động con người bng tin ca vt cht, nhưng đây là điu mà thường tình mi người chúng ta cũng d b cám d suy nghĩ và hành động như vy, đó là hành động theo s khôn ngoan ca xác tht, theo như bài đọc hai ca thánh Phaolô Tông đồ nhc li cho chúng ta.

Bài Phúc âm hôm nay trình bày cho chúng ta một căn bản, một hiến chương cho đời sống đức tin của mình, đời sống đức tin của người môn đệ Chúa qua mọi thế hệ, trong mọi hoàn cảnh và chúng ta không thể nào hiểu được, cũng như không thể nào sống thực hành những điều phúc.

Tám mối phúc thật được ghi lại trong Phúc Âm hôm nay, trong một kiểu nói phàm trần với tâm thức tự nhiên con người, với lẽ khôn ngoan xác thịt như cách nói của thánh Phaolô Tông đồ. Chìa khoá để hiểu và sống những điều Phúc âm mà chính Chúa Giêsu Kitô đã dạy chúng ta là chính Ngài là Chúa. Chúa đã sống trọn vẹn những điều phúc này, nhất là trên núi Sọ khi để mình bị treo trên thập giá trong một hành động dâng hiến tuyệt đỉnh chính mình cho Thiên Chúa Cha, và chỉ khi nào chúng ta như Chúa Giêsu trên thập giá, bắt chước Chúa Giêsu trên thập giá chúng ta mới hiểu và mới sống như Chúa đã sống.

Không phải vì tiền của, vì danh vọng mà Mẹ Têrêsa có thể thực hiện những gì Mẹ đã làm cho những anh chị em thấp cùng nhất trong xã hội, nhưng chính là tình yêu Chúa tràn đầy nơi Mẹ, không phải nhờ tiền của mà con người có thể sống thánh thiện, sống thương xót, sống hòa bình, sống công bằng, sống mối phúc thật như Chúa Giêsu đã dạy, nhưng chính là tình yêu Chúa, nhờ Chúa biến đổi, nhờ sống kết hiệp mật thiết với Chúa, chúng ta mới có đủ can đảm để sống những gì Chúa mời gọi chúng ta sống: "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, phúc cho những ai hiền lành, phúc cho những ai đau buồn, phúc cho những ai đói khát điều công chính, phúc cho những ai hay thương xót, phúc cho những ai có lòng trong sạch, phúc cho những ai ăn ở thuận hòa, phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính".

Xin Chúa giúp mi người chúng ta được sng như Chúa, được sng kết hip vi Chúa mi ngày mt hơn để chúng ta có th hiu và sng tám mi phúc tht như Chúa đã sng. Xin Chúa giúp mi người chúng ta được trung thành vi đức tin. Amen.

 

25.E.T. gọi về nhà

Phim "E.T." nói về một người hành tinh khác đến trái đất và bị lọt lại một mình. E.T. làm bạn với cậu bé Elliot cùng những anh chị em của Elliot và nhiều người khác nữa. Họ đã vượt qua nhiều cuộc phiêu lưu thử thách và cuối cùng E.T. đã gọi về nhà và được phi thuyền của dân tộc E.T. trở lại đón. E.T. có nghĩa là "Extra Terrestrial". Mặc dù người làm phim không chủ ý luồn Phúc Âm vào cuốn phim nhưng nó lại hiện diện trong toàn cuốn phim.

Trước hết, the Extra Terrestrial đến trái đất như là biểu tượng Nhập Thế. Hơn nữa, trong cuộc phiêu lưu của E.T. nó gần như song song với câu truyện Thánh Kinh về Chúa Giêsu. E.T. chọn một số bạn thương mến và đi theo E.T. Hầu hết mọi người đều chống đối bọn họ, đặc biệt là các khoa học gia chỉ muốn giết E.T. để khảo nghiệm. E.T. cũng làm những phép lạ như làm cho cây khô sống lại, chữa lành bệnh nhân bằng cách sờ vào người bệnh. E.T. đi đâu cũng tạo nên cảnh thương yêu. Cuối cùng E.T. bị chết vì những người chống đối và rồi E.T tự phục sinh. Rồi phi thuyền trở lại và đón E.T. về, trong cảnh đi về ấy, Elliot nhìn lên bầu trời tựa như cảnh các môn đệ nhìn Chúa Giêsu lên trời vậy. Trước khi trở về quê hương của mình, E.T. đã nói lời cuối là: "Tôi sẽ ở với các bạn luôn mãi" (Mt 28,20).

Nếu chúng ta mở rộng lòng ra thì cuốn phim đó cũng gợi lại cho chúng ta một sự trong sáng, mủi lòng, tìm thấy một sự biết ơn mới đối với Chúa Giêsu vì khi Ngài xuống thế, vì Ngài đã chọn trái đất này làm quê hương của Ngài. Trong Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu không bao giờ làm cái việc gọi về quê hương hay tìm cách trở về. Thánh Gioan tông đồ đã viết: "Ngài đến và ở giữa chúng ta... Ngài đến nơi nhà Ngài". Chúa Giêsu đã yêu nhân loại quá mức nên Ngài không đến như một người xa lạ và chỉ chực chờ có cơ hội là bỏ ra đi ngay. Đúng hơn, Ngài đến và hòa nhập vào sự cô đơn, lo lắng, và tan nát của cả nhân loại.

Có sự trái ngược đó là Chúa Giêsu đến ở giữa chúng ta, đồng thời Ngài nói rằng thế gian này không phải là nhà của chúng ta. Ngài cho biết nhà chúng ta không phải ở thế giới này hay ở một thế giới kế cận nào. Nhà thật sự của chúng ta chính là sự quan hệ giữa nhân loại chứ không phải là nơi chốn. Và nhà thật sự của chúng ta là ở trong Chúa. Như Thánh Augustinh nói, chúng ta được dựng nên "với một tâm hồn không bao giờ nghỉ cho tới khi nào tìm thấy sự nghỉ yên trong Chúa".

Vấn đề chính đối với một số người trong chúng ta ngày nay đó là nhớ nhà. Chúng ta có thể không nhận ra, hay chối từ điều ấy, nhưng sự thổn thức luôn luôn hiện diện ở đó-- và sẽ chẳng bao giờ nó yên lặng cho tới khi chúng ta tìm thấy căn nhà thật sự của chúng ta là ở trong Thiên Chúa.

Điều ấy chẳng lạ lùng gì khi các ngụ ngôn của Chúa Giêsu thường nói về sự trở về nhà. Người con hoang đàng trở về trong vòng tay mở rộng đón mừng của người cha với đầy sự hoan lạc. Chúng ta cần phải có cảm nghiệm sự trở về này. Chúng ta phải trở về cùng Chúa, nếu như chúng ta muốn được chia sẻ sự sống vĩnh cửu của Ngài. "Sự sống vĩnh cửu" đối với một số người cho rằng nó ở tương lai. nhưng Chúa Giêsu nói sự sống ấy chính là một tính chất thực tại của cuộc sống này chứ không phải một sự sống của chiều kích khác.

Sự sống vĩnh cửu là chính mối dây liên kết hiện tại, là cảm nhận sự Hiện Hữu của Tình Yêu Thiên Chúa trong toàn thể con người ta. "Phúc thay cho người có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ" Chúa Giêsu đã dạy thế trong bài Tin Mừng hôm nay (Mt 5:3). Nghèo trong nghĩa Thánh Kinh chính là sự nhận biết rằng toàn thể con người, sự sống mình lệ thuộc vào Chúa; nhận biết xa rời Ngài là chúng ta chẳng có gì hay sức mạnh để trở nên con người theo như chủ đích khi chúng ta được dựng nên; nhận biết sự thao thức băn khoăn tìm kiếm điều gì đó cao cả hơn của tâm hồn cho tới khi chúng ta tìm thấy nghỉ an trong Chúa.

"Phúc cho ai có lòng thương xót vì họ sẽ được xót thương"; "Phúc cho ai ăn ở thuận hòa vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa" (Mt 5,7-9). Những điều ấy có nghĩa là sự toàn hảo của con người chúng ta lệ thuộc trên sự trở về của ta với Thiên Chúa và tha nhân. Trong và qua mối cảm nghiệm sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa, chúng ta trở nên liên kết với hết mọi người qua tình yêu. Yêu Chúa và tha nhân không thể chia cách tách rời được.

Hãy để Ngài chỉ lối và hướng dẫn chúng ta; rồi chúng ta sẽ cảm nghiệm được tình yêu của Ngài ở ngay trong chúng ta. Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó vì họ sẽ tìm thấy bình an và chính họ sẽ xây dựng an bình.

 

26.Hạnh phúc đích thực

(Suy niệm của Lm. Joshepus Quang Nguyễn)

Vào sớm mùng 1 Tết, người ta đến đình chùa, đền phủ để hái một cành lộc non mang về nhà, với mong muốn được Thần linh thiêng ban cho phúc lộc suốt năm. Nhưng phong tục hái lộc đầu năm bắt nguồn từ đâu? Chuyện xưa kể rằng, nhân một ngày đầu xuân, khi các con đã khôn lớn, Vua Hùng bèn cho mời các Lạc Hầu, Lạc Tướng, thần dân và các con đến truyền dạy rằng: "Nay các con đã khôn lớn, ta muốn các con đi dạy dân làm ăn và trấn cứ các nơi". Nghe cha phán truyền, các con đều bịn rịn không muốn chia tay mà muốn ở lại cùng cha mẹ, các Lạc Hầu, Lạc Tướng, dân làng chưa biết tấu trình với Vua thế nào thì Hoàng hậu nói nhà Vua: "Các con đều luyến mẹ, thương cha không muốn đi xa, thiếp nghĩ rằng Nhà vua nên làm lễ tế trời đất rồi dùng cách hái lộc chia cho các con… các con, ai nhận được cành lộc đi phương nào thì phương ấy mà đi". Thế rồi, làm Vua làm lễ tế trời đất và cầu trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, muôn dân no ấm. Chờ lúc sang canh, Vua cùng Hoàng hậu vào rừng hái lộc đầu xuân. Sáng sớm, khi mặt trời xuất hiện đằng Đông, Vua vời các con chia cho mỗi người một cành lộc và dạy rằng: “Các con hãy mang cành lộc này đi trấn giữ các phương răn dạy dân làm ăn, trên đường đi nếu gặp điều gì không may, các con hãy mang cành lộc còn đượm sương sớm này mà vẩy lên trời thì thú dữ, ma tà sẽ bỏ chạy không hại được các con và các con sẽ được hạnh phúc”. Từ đó, phong tục xin lộc đầu xuân đã trở thành nét văn hóa Tết trong đời sống của người Việt Nam.

Điều quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta là gì? Đi tìm hạnh phúc? Hạnh phúc là gì? Tiếng pháp là Bonheur (Bon là tốt, heur là thời giờ) hạnh phúc là thời giờ tốt lành cho mình), tiếng Tàu là  Xìngfú (hạnh phúc), tiếng Anh là Happy (hạnh phúc). Hạnh phúc là gì? Là phần thưởng cả nội tâm lẫn thể xác (chứ không phải vật chất). Cho nên, có những người tìm tìm vật chất để được hạnh phúc thì lầm vì cái vật chất chỉ cho cái khoái lạc (khoái là cái mau chóng nhẹ nhàng, lạc là vui, cái vui đó mau chóng qua mau). Ví dụ, uống rượu cho đã thì khoái lạc chứ không hạnh phúc. Uống vào ra đường phạt (7 triệu) chứ hạnh phúc gì; mình chửi sướng cái miệng, thỏa mãn chính mình nhưng xong mình có tội, mất một người chứ hạnh phúc gì! Vì vậy, hạnh phúc là phần thưởng nội tâm và thể xác, một cảm giác bình an, một cảm giác thỏa mãn vì mình được thưởng vì đã (1) chấp nhận hoàn cảnh, (2) mình làm điều tốt, (3) mình gieo hạnh phúc cho người khác.

Thật thế, lâu nay chúng ta tưởng hạnh phúc nằm nơi bạc tiền, của cải, nơi lạc thú vật chất... nên người người ta đi tìm và vẫn hằng khao khát mà không biết rằng hạnh phúc phần thưởng Chúa ban cho khi mình biết chấp nhận hoàn cảnh của cuộc đời mình, làm điều tốt và gieo hạnh phúc cho người khác. Qủa thế, Thiên Chúa là Cội Nguồn hạnh phúc, của hoan lạc, an bình và của Tình Yêu. Vì chưng, Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa đã chấp nhận hoàn cảnh giáng sinh làm người giống chúng ta mọi đàng ngoài trừ tội lỗi. Ngài chấp nhận sống kiếp phàm nhân, chịu nạn chịu chết để cứu độ nhân loài. Và khi sống trên trần gian, Ngài đã làm biết bao nhiêu điều tốt đẹp cho con người: rao giảng Tin Mừng, yêu thương, phục vụ chữa lành bệnh nhân, cho kẻ đói ăn, tha tội và cho kẻ chết sống lại... Và cuối cùng Ngài gieo hạnh phúc cho con người là chết vả sống lại để cho con người được giao hòa với Chúa và với nhau, kết hiệp với Chúa, được sống dồi dào đời này và sống lại trong ngày sau hết. Cho nên, Tất cả những ai đang khao khát tình yêu, an bình và hạnh phúc là đang khao khát Chúa, chạy đến với Chúa và chính Ngài sẽ ban cho.

Nhưng tiếc thay, người ta đã bỏ hình bắt bóng, tức người ta săn đuổi ảo ảnh của hạnh phúc mà không chịu tìm đến cội nguồn hạnh phúc là Chúa Cả trên trời. Nói đâu xa, thời thanh xuân, Augustino là con người khao khát hạnh phúc cách mãnh liệt. Anh bôn ba kiếm tìm hạnh phúc trong văn chương và triết lý, trong dục vọng và lạc thú trần gian... nhưng Anh đã thất vọng ê chề và cảm thấy tâm hồn chất đầy sầu đau khắc khoải. Mãi đến năm ba mươi tuổi, Augustino mới cảm thấy tất cả những gì Anh đạt được chỉ là ảo ảnh của hạnh phúc, chẳng khác chi chỉ thấy bóng trăng in hình đáy nước nhảy xuống tìm cho ra nào ngờ chết ngộp trong tội lỗi mà không biết rằng Thiên Chúa mới là 'Vầng Trăng' thật, là Hạnh Phúc thật đang ở bên mình, với mình và trong mình nên Anh Augustinô đã ngoi lên khỏi vũng lầy tội lỗi về với Chúa và Chua đã ban cho Ngài hạnh phúc đích thực là thành nhân và thành vị Thánh vĩ đại.

Thiên Chúa mới là nguồn Hạnh Phúc đích thật mà loài người luôn vươn tới, luôn khát khao. Chính Thiên Chúa đã đặt vào cõi lòng mỗi người chúng ta một khát vọng vô biên hướng về hạnh phúc mà không gì trên đời nầy có thể khoả lấp được. Vì vậy, qua trích đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta tám nẻo đường đưa nhân loại về cội nguồn hạnh phúc mà ta quen gọi là tám mối phúc thật. Ai bước theo tám nẻo đường nầy chắc chắn sẽ đi đến Cội Nguồn Hạnh Phúc là Thiên Chúa và Ngài sẽ ban cho chúng ta hạnh phúc đích thực trong đời sống này: 

* Tinh thần nghèo khó: biết nhận ra sự nghèo nàn của nội tâm mình, nhận biết rằng mình không là gì cả, tất cả những gì ta có là của Chúa ban...

* Cư xử hiền lành, biết nhường biết nhịn và mềm mỏng với mọi người...

* Chấp nhận sầu khổ hơn là gây khổ đau cho người khác...

* Khao khát trở nên người công chính,

* Đầy lòng xót thương, đối xử nhân ái với mọi người...

* Tâm hồn trong sạch, không chất chứa điều tà, điều gian ác, điều bất công và tội lỗi...

* Chung tay xây dựng hoà bình, sống hoà thuận với mọi người cũng như làm cho mọi người hoà thuận với nhau...

* Sẵn lòng chịu bách hại vì sống công chính thanh liêm và thánh thiện...

Vậy, bí quyết để có hạnh phúc đích thực cho mình và cho tha nhân đã rõ, vấn đề còn lại là chúng ta hôm nay có đủ khôn ngoan, ý chí nghị lực và bản lãnh để chọn cho mình con đường mà Chúa đã đề nghị với chúng ta hay không. Ước gì qua Lời Chúa hôm nay như một Lộc Thánh mà chúng ta hái được trong những ngày đầu năm này và hãy sống Lộc Thánh trong năm và suốt đời ta hầu làm cho cuộc sống chúng ta có được hạnh phúc như lòng chúng ta và lòng Chúa ước mong. Amen.

 

27.Chúa tôn người khiêm hạ

(Suy niệm của Lm. Minh Vận, CRM)

Đang lúc thi hành việc mục vụ, Đức Tổng Giám Mục Roncalli nhận được một bức thư nặng lời chê bai chỉ trích ngài về mọi mặt, do tay một Linh Mục bất mãn viết. Đọc xong bức thư, Đức Cha Roncalli không nói một lời, bình tĩnh, thản nhiên và vẫn yêu thương Linh Mục ấy.

Thời gian trôi qua, ngài được thăng chức Sứ Thần Tòa Thánh tại Paris, rồi Hồng Y Giáo Chủ tại Venezia và sau cùng đắc cử Giáo Hoàng với danh hiệu Gioan XXIII năm 1958.

Năm ấy, vị Linh Mục viết bức thư bất mãn kia hãy còn sống. Một hôm gặp dịp Giáo Dân vùng đó tổ chức cuộc hành hương Roma để triều yết Đức Tân Giáo Hoàng, cũng là vị nguyên Tổng Giám Mục yêu kính của họ, Linh Mục ấy cũng ghi tên theo phái đoàn. Đến Roma, ngài lại xin đặc ân được tiếp kiến riêng Đức Thánh Cha. Lời thỉnh cầu được Đức Thánh Cha chấp thuận. Sau đây là câu truyện do chính Linh Mục ấy thuật lại:

"Trong lúc ở phòng đợi đến phiên được triều yết Đức Thánh Cha, đầu óc tôi cứ nghĩ đến bức thư bất mãn năm xưa mà lòng tôi vô cùng hối hận. Tôi thầm nghĩ đã mấy chục năm qua, chắc Đức Thánh Cha cũng đã quên rồi. Nhưng rủi mà ngài còn nhớ thì sao? Mà thôi, đã lỡ xin gặp riêng, bây giờ rút lại cũng không được nữa. Lòng tôi cảm thấy xao xuyến hồi hộp. Hy vọng ngài nhân hậu sẽ bỏ qua và tha thứ cho tôi.

Đang lúc miên man suy nghĩ thì cánh cửa mở, Đức Ông phụ trách dẫn tôi vào. Vừa thấy tôi, Đức Thánh Cha niềm nở đưa tay bắt và mời tôi ngồi. Ngài ân cần thăm hỏi công việc mục vụ của tôi, của Giáo Phận và bùi ngùi nhắc đến những bạn cũ năm xưa. Ngài thương nhớ tất cả, không trừ ai, như thể xứ sở tôi là chính quê hương của Ngài vậy.

Lúc ấy tôi đang khấp khởi, vì tưởng Đức Thánh Cha đã quên hẳn bức thư hỗn láo năm nào. Câu truyện vẫn tiếp tục trong bầu khí vui vẻ thân tình; bỗng tôi thấy ngài đưa tay với lấy cuốn Thánh Kinh và từ từ mở ra. Ngài để trước mặt tôi bức thư khốn nạn. Hồn phách lạc xiêu, tôi xấu hổ và sợ hãi quá đỗi, ước chi được độn thổ cho khuất. Có ngờ đâu mấy chục năm qua mà bức thư vẫn còn nguyên. Tôi đang lúng túng với muôn ngàn âu lo, thì Đức Thánh Cha đã cầm lấy tay tôi và dịu dàng bảo: "Con đừng sợ, Cha không bao giờ giận con đâu. Cha cám ơn con, Cha cũng là con người, cũng có những yếu đuối, Cha ngăn bức thư con viết vào cuốn Kinh Thánh, để hằng ngày đọc vào đó mà hồi tâm kiểm điểm, hầu có thể dứt khoát với những khuyết điểm còn tồn tại hoặc xa tránh những lầm lỗi có thể xảy đến trong tương lai. Mỗi lần như thế Cha lại nhớ đến con và cầu nguyện cho con".

Nghe xong, linh hồn tôi chu du phương xa lúc ấy mới trở về. Tôi lấy lại bình tĩnh, nhận quà ngài trao tặng. Ngài còn chúc lành cho tôi, ôm hôn từ giã tôi. Tôi ra về, lòng không bao giờ quên được chân dung vị Giáo Hoàng nhân hậu khiêm nhu đến thế".

I. CHÚA TUYỂN CHỌN NGƯỜI KHIÊM HẠ

Qua bài sách tiên tri Sophonia và bài thánh thư của Thánh Phaolô gởi Giáo Đoàn Corintho hôm nay, chúng ta nhận thấy cái diễm phúc của chúng ta được Chúa tuyển chọn làm con cái Chúa, làm Bạn Tâm Phúc của Chúa Kitô, không phải vì chúng ta tốt lành xứng đáng, nhưng chính là vì chúng ta hèn mọn bất xứng. Theo giáo huấn Thánh Phaolô thì, không phải chúng ta là người khôn ngoan, quyền thế, sang trọng mà Chúa đã tuyển chọn; nhưng trái lại, chỉ vì chúng ta hèn hạ, đáng khinh chê trước mắt trần gian mà chúng ta đã được Chúa đoái thương; để không ai trong chúng ta có thể tự hào được, rồi Thánh Nhân đã kết luận: "Nếu ai muốn tự phụ, thì hãy tự phụ trong Chúa" (xem 1 Cor 1:26-31).

Tìm hiểu Tin Mừng là cuốn lịch sử tình yêu thương của Chúa, chúng ta thấy Chúa đã chọn Đức Trinh Nữ Maria, một thôn nữ khiêm hạ thành Nazareth để làm Mẹ sinh ra Con Một Chúa và thỉnh mời Mẹ cộng tác với Ngài trong sứ mạng Cứu Thế. Rồi thiết lập Giáo Hội để tiếp tục sứ mạng Cứu Thế của Chúa, Chúa đã chọn một nhóm ngư phủ vô danh tiểu tốt, chất phác quê mùa. Cũng nhờ nhóm dân thuyền chài quê mùa đó, mà Chúa đã thi thố biết bao việc lạ lùng trên trần gian: Một Giáo Hội vĩ đại lan rộng khắp thế giới, đến nỗi không một ai, kể cả những kẻ thù nghịch, những người chống đối, thù ghét bách hại cũng phải kính nể, phải đầu hàng, như chính lời Chúa đã tiên báo cho Thánh Phêrô: "Con là Đá, trên Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, dù các quyền lực của hỏa ngục cũng không thể phá hủy được".

Đọc lịch sử Giáo Hội, chúng ta cũng còn thấy, biết bao việc vĩ đại Chúa đã dùng các tôi trung con thảo khiêm nhu của Chúa thực hiện. Biết bao kẻ chống đối, phi bác, nhưng Giáo Hội vốn đứng vững. Biết bao việc kỳ diệu, những phép lạ Chúa thực hiện qua những dụng cụ đơn sơ chất phác khiêm hạ, như Gioan Vianney Cha sở xứ Ars, Bernadetta thôn nữ chăn chiên, Labourée Chị Dòng khiêm tốn, ba trẻ Fatima đơn sơ bé mọn.

II. CHÚA BAN ƠN CHO NGƯỜI KHIÊM HẠ

Quả thật, theo lời Thánh Pherô và Giacobê Tông Đồ: "Chúa chống lại kẻ kiêu căng và ban ơn cho người khiêm hạ", và theo lời Đức Mẹ trong kinh Ngợi Khen: "Chúa truất phế khỏi ngai vàng những người quyền thế; và tôn vinh những kẻ hèn mọn khiêm nhu". Chính Chúa Kitô cũng đã trịnh trọng tuyên bố: "Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên".

Thánh Phaolô đã dám quả quyết minh bạch giáo huấn chân thật của Chúa Kitô: "Những điều mà thế gian cho là điên dại thì Chúa đã tuyển chọn, để làm cho những người khôn ngoan phải xấu hổ; những điều mà thế gian cho là hèn hạ, thì Thiên Chúa đã kén chọn để làm cho những người mạnh mẽ phải hổ ngươi; hầu cho không ai còn có thể huyênh hoang được" (xem 1 Cor. 1:26).

Do đó, theo lời tiên tri Sophonia khuyên nhủ chúng ta: "Hãy tìm Chúa, hãy tìm công lý, hãy tìm sự khiêm nhu, nếu chúng ta muốn được đẹp lòng Thiên Chúa, được Chúa cứu độ và đạt tới Đích Thánh Thiện như Chúa mong muốn" (xem Soph 2:3;3:12-13).

Kết Luận

Các Thánh là những sinh viên ưu tú và thành tâm thiện chí đã tốt nghiệp nơi trường đại học của Thầy Chí Thánh, các ngài đã đạt tới bậc tối ưu trong môn học thần diệu Chúa dạy: "Các con hãy học theo gương Thầy, vì Thầy hiền dịu và khiêm nhu thật lòng" (Mt 11:29). Chính vì thế mà các Thánh tới Đích Thánh Thiện, đã làm vinh danh Chúa, đã chu toàn được sứ mạng chinh phục các linh hồn về với Chúa, đã nêu cho nhân loại những tấm gương đáng khâm phục và noi theo bắt chước.

Xin Chúa cho chúng ta được thấu hiểu giá trị đích thực bài học khiêm tốn của Chúa, được thấm nhuần tình thần cao cả này và can đảm đem ra thực hiện trong đời sống hằng ngày, để chúng ta cũng được Chúa hài lòng như Chúa đã hài lòng với Mẹ Maria và các Thánh.

 

28.Phúc thay

Trong Kinh Thánh, "Hạnh phúc" là tiếng ca tụng người biết làm cho ơn Chúa ban sinh lợi, nên họ cảm thấy hạnh phúc ngay từ bây giờ, và nếu họ luôn trung thành với con đường đã chọn, họ sẽ được nhìn nhận là người công chính trong giờ phán xét."(Tin Mừng thánh Matthêu, Centurion, 1991, tr.58)

1. Bn mi phúc đầu ca Matthêu: ca tng người biết hướng v Thiên Chúa và t chi bo lc.

* "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ". Sự nghèo khó mà mối phúc này nhắm tới không phải là sự nghèo khó về vật chất; nhưng là thái độ của một người nghèo tự nhận mình không có quyền đòi hỏi gì trước mặt Chúa, trái lại mọi sự mình có đều do bàn tay nhân từ của Thiên Chúa.

J. Potel chú giải: “Người Kitô hữu phải nhìn nhận mình đã lãnh nhận sự sống nơi Thiên Chúa; mà Đức Giêsu dạy rằng phải nhận ra và yêu mến Ngài như một người Cha. Sự nghèo khó tinh thần chính là chấp nhận từ thẳm sâu lòng mình rằng sự sống là quà tặng thường xuyên của người Cha này. Thiên Chúa không cần lời khen ngợi, Ngài tự hiến một cách vô vị lợi: đó chính là nguồn mạch sự khiêm nhường Kitô giáo. Sự khiêm nhường triệt để này tạo nên phẩm giá của một con người và của tất cả mọi người. Thật vậy, phẩm giá này không dựa trên sự giàu có cũng như những đức tính nhân bản, nhưng dựa trên tình yêu mà Thiên Chúa dành cho mỗi người, nhất là người nghèo. Chính đây là trọng tâm của Tin Mừng vĩnh cửu".

* "Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp". Mối phúc thứ hai này nối dài mối phúc trên từ một câu Thánh Vịnh 36: “Những ai hiền lành sẽ chiếm hữu trái đất và sẽ hưởng một nền hòa bình sung mãn". J. Potel nói tiếp: "Sự hiền lành là hoa trái của sự khó nghèo. Người nghèo thì không có phương tiện thể lý hay pháp lý bảo vệ mình. Vậy phải chăng người nghèo hoàn toàn trơ trọi trước những người không nhìn nhận quyền của mình? Không, vũ khí của họ chính là sự hiền lành, sự nhẫn nại, sự tín nhiệm vào Thiên Chúa. Sự chiến thắng vĩnh viễn không đến từ võ lực. Ngày nay người ta gọi nó là kết quả của sự không dùng bạo lực".

* "Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an". Tận đáy sâu của nỗi tuyệt vọng, người tín hữu vẫn thấy ánh lên một niềm hy vọng: "Tia hy vọng này là khuôn mặt của Thiên Chúa. Ngài đến gần để an ủi người đắm chìm trong cơn thử thách".

* "Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng". Rảo qua toàn bộ Kinh Thánh, Sự công chính ở mối phúc thứ bốn được hiểu là "tự điều chỉnh" tâm hồn và thái độ theo cách thế Thiên Chúa đã làm. Thiên Chúa ở đây là Đấng đã đến để gặp gỡ con người và nối kết với họ bằng giao ước. Như vậy ‘trọn đời mình, người Kitô hữu tìm cách đáp ứng những đòi hỏi tinh thần và luân lý do giao ước này đề ra bằng cách thực hiện "sự công chính" đối với Thiên Chúa và đối với đồng loại’.

2. Bn mi phúc sau hướng đến thái độ đặc trưng ca người môn đệ Đức Kitô

* "Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương". Khi chiêm ngắm cách Thiên Chúa, Đấng nhân từ và xót thương cư xử với ta, người môn đệ của Đức Kitô học biết tha thứ những xúc phạm và trợ giúp anh em mình sống trong cảnh tuyệt vọng.

* "Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa". Sự trong sạch ở đây không có liên quan trực tiếp đến tình dục. Nó cũng không phải là sự chính trực, sự không giả dối, sự đi đôi giữa nói và làm. Sự trong sạch đây là con đường hợp nhất với Thiên Chúa.

* "Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa". Jean Potel giải thích: "Đối với Đức Giêsu, sống hòa bình bằng cách rèn luyện một đời sống hòa hợp và an lành không đủ, Ngài đòi một đức ái tích cực, nhất là khi không có hòa bình trong gia đình, nơi cộng đoàn Kitô hữu. Hòa bình sẽ được gọi không có biên giới cũng như tình yêu Thiên Chúa không có giới hạn. Những người xây dựng hoà bình là con Thiên Chúa: dĩ nhiên nhiệm vụ của con là tiếp tục công việc của Cha mình, mà điều Cha trên trời muốn là đem hoà bình đến cho con người".

* "Phúc thay ai bị bách hại vì sự công chính, vì Nước Trời là của họ". Trung thành tuân giữ giáo huấn của Đức Kitô như trong các mối phúc không phải là không có những hiểu lầm, những đối nghịch, những bách hại, vì những giá trị Nước Trời đi ngược lại với những giá trị thường được đề cao như những tiêu chuẩn cuộc sống. Đối với Đức Giêsu, những môn đệ bị bách hại của Ngài là những người nghèo thật sự của mối phúc thứ nhất. Họ chỉ có lời hứa Nước Trời cho những khổ đau họ gánh chịu.

Tất cả các mối phúc đều vẽ lên một khuôn mặt, đó là khuôn mặt của Đức Giêsu. Jean Potel kết luận: "Đức Giêsu hân hoan đón nhận Nước Trời mà Ngài hết lòng chờ đợi và đã hoàn toàn dấn thân vì Nước Trời ấy. Cuộc đời, lời nói, hành vi của Ngài đều biểu lộ nơi Ngài một con người nghèo hèn, hiền lành, thương xót, trong sạch, kiến tạo hòa bình; một người chỉ sống vì Nước Trời đang đến, vì triều đại của Đấng mà các môn đệ Ngài sẽ cầu khẩn khi gọi là Cha".

 

home Mục lục Lưu trữ