Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 129
Tổng truy cập: 1350253
EM THẬT CÓ PHÚC VÌ ĐÃ TIN
EM THẬT CÓ PHÚC VÌ ĐÃ TIN (*)- Chú giải của Noel Quession
Hồi ấy
Trong Mùa Vọng này, với Tin Mừng của Luca, chúng ta đã đi ngược dòng thời gian. Vào Chúa nhật thứ I Mùa Vọng, ông đã yêu cầu chúng ta “ngẩng đầu lên” trước Đức Kitô vinh quang đang “hiện đến” trên đám mây trời: Đức Kitô Phục sinh hôm nay cũng là Đức Kitô ngày “cánh chung”. Chúa nhật II và III Mùa Vọng, Luca đã cho chúng ta quay lại 2000 năm về trước, vào thời rao giảng của Gioan Tẩy giả, chuẩn bị cho tác vụ công khai của Đức Giêsu Kitô Nadarét. Chúa nhật thứ IV này, chúng ta lời đi ngược lên 30 năm nữa, tới thời mà Đức Giêsu mới chỉ là một phôi thai trong lòng một trinh nữ, Đức Maria và chúng ta cũng ở trong thời gian.
Còn vài ngày nữa là tới lễ Giáng sinh. Những ngày này, đường phố của chúng ta nhộn nhịp tưng bừng đón lễ, những cửa hàng đua nhau quảng cáo. Trong những ngày tích cực chuẩn bị lễ hội cuối năm này, chúng ta có dành một thời gian thanh thản nội tâm, để cùng suy niệm với Đức Maria, đang chờ đợi người con của mình ra đời không?
Bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa
Tên của Mẹ trong tiếng Hipri là Myriam, chắc chắn có nghĩa là “Công Chúa” hay “Bà lớn”.
Đoạn văn nói cho ta hay, “Bà hấp tấp chỗi dậy”, có thể nói ngay sau khi Thiên Thần báo tin. Sự phản ứng nhanh nhẹn này là một dấu chỉ. Đó là Lời Chúa đã thúc đẩy Bà lên đường. “Êlisabét, người họ hàng với Bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai… và nay đã có thai được sáu tháng”. Maria lên đường ngay tức khắc. Chúng ta hình dung ra Bà trong dáng vẻ đầy nhiệt tình và trẻ trung. Thái độ vội vã đó là dấu chỉ đức tin của Bà. Bà phải đi bộ 150km, không có xe hơi tàu hỏa gì cả! Bà đi về Giêrusalem. Air Kharim là một địa danh ở ngoại ô phía Tây của thành phố, cách 6km. Ngày nay đó là khu đại học y khoa Giêrusalem với bệnh viện lớn là Hadassah.
Nhưng đó không đơn thuần là một sự di chuyển địa dư. Đó cũng là một dấu chỉ. Cuộc hành trình này sẽ mở đầu cho hàng loạt những cuộc hành trình chứa đầy trong các trình thuật của Luca, một cách tượng trưng. Đường đi là nơi mạc khải và thi hành sứ vụ. Lời Chúa đã từ trời xuống Nadarét. Nay Lời Chúa đi từ Nadarét đến Giêrusalem, mở đầu cho biến cố quan trọng “lên thành Giêrusalem” để kết thúc cuộc đời của Đức Giêsu. Và từ Giêrusalem Lời Chúa sẽ mở ra tới Samaria và đến tận cùng trái đất… đến cả tâm hồn tôi, nếu tôi biết lặng nghe Lời. Sự vội vã của Đức tin là một sự vội vã “thừa sai”. Luca là đệ tử của Thánh Phaolô, vị tông đồ đã đi dọc các con đường của đế quốc cùng với Luca (CVTĐ).
Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét
Bước đường của Lời Chúa trước tiên ở giai đoạn thân mật nhất, và trong khung cảnh sống tự nhiên nhất: “ở nhà”… “giữa những bà con”, ở đây là giữa hai chị em bà con. Đức tin luôn được thông truyền như thế!
Ông Dacaria bị câm, vì ông đã không chịu tin (Lc 1,20 – 1,64). Đây lại là một dấu chỉ có ý nghĩa. Ông Dacaria đáng thương, sẽ không thể nói một tiếng nào với hai bà trong thời gian gặp gỡ suốt 3 tháng (Lc l,56) chỉ có các bà nói chuyện với nhau. Chính các bà là những người đầu tiên có đức tin.
Lời chào của Maria là: “Shalom” có nghĩa là bình an, trong ngôn ngữ của bà. Chào? Dacaria và Eâlisabét sáu tháng trước vẫn còn là một đôi vợ chồng già buồn bã. Buồn vì không có con (Lc l,7). Bà Maria đã biết điều đó. Bà đến để chúc mừng người chị bà con và chia sẻ niềm vui với bà.
Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên.
“Đứa con nhảy lên trong bụng”. Đó là những từ cụ thể? Phaolô nói rằng, Luca là một y sĩ (Cl 4, 14). Chúng ta hiểu vì thế mà Luca đã lưu ý đến chi tiết này. Bất cứ phụ nữ nào đã làm mẹ, cũng đều nhớ đến giây phút khó quên đó giây phút mà hài nhi ra dấu hiệu đầu tiên về sự hiện diện của mình bằng cách cựa quậy. Có phải đó là biến cố tầm thường? Là hình ảnh văn chương ngây ngô? Là thứ tình cảm lỗi thời? Không, đối với Luca, đó là một quả quyết thần học, một “dấu chỉ” nữa? cũng như hai anh em sinh đôi Êsau và Giacóp đã nhảy múa trong bụng bà Rêbécca trước kia là vô sinh (St 25,22). Thiên Chúa đi trước con người, trong những ý định của Người: “ngay từ trong lòng mẹ”, ngôn sứ Giêrêmia đã biết rằng “Chúa biết mình” (Gr l,5). Cách nói này phải chăng là hạnh phúc?
Gioan Tẩy Giả bắt đầu vai trò của mình là ngôn sứ và nhân chứng cho Đức Giêsu Kitô! Chính ông báo trước cho mẹ ông biến cố vĩ đại đang sắp đến. Tại sao chúng ta lại cứ muốn hợp lý hóa mầu nhiệm? Đấy là một hiện tượng sinh học thông thường chăng? Phải, nhưng cũng là mầu nhiệm thần linh về sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng luôn luôn “đi trước” chúng ta.
Và bà được đầy tràn Thánh Thần
Đối với Luca, những trình thuật về thời thơ ấu của Đức Giêsu đã là một sự báo trước thời gian Phục sinh. Đó là Lễ Hiện Xuống cách tượng trưng, nhưng là một lễ Hiện xuống bên trong, không rực rỡ bên ngoài. Sau này Luca sẽ nói rằng, chính vùng Thần Khí Thiên Chúa đó sẽ “đổ xuống trên mọi xác thịt” (Cv 2,17-21 – Ge 3,l-5).
Chúng ta thấy rằng, Luca giúp chúng ta đọc lại biến cố Giáng sinh của Đức Giêsu theo ánh sáng của sự khai sinh Giáo Hội! Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là những sự kiện trên là ‘không có thực: Luca đã nhận biết những sự kiện đó từ các giới tham dự nghi thức thanh tẩy và họ hàng của Mẹ Maria, Đấng đã “ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy trong lòng” (Lc 1,66 – 2,19-51).
Liền kêu lớn tiếng và nói rằng
Từ Hy Lạp Luca dùng ở đây (anéphonèsén) trong toàn bộ Kinh thánh chỉ thấy xuất hiện trong đoạn này mà thôi, còn trong sách Sử biên niên (1 Sb 15,21 – 16,4.5.42 2 Sb 5;13) từ này chỉ được dùng nhằm diễn tả những câu “tung hô phụng vụ” để chào mừng khám giao ước. Chúng ta có thể dịch là: “Bà Eâlisabét đã lớn tiếng hát lên bài thánh ca này”.
Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.
Đa số các Kitô hữu đọc kinh Kính Mừng không biết rằng lời kinh của họ được trích từ đoạn Tin mừng này. Những từ này đã vượt qua nhiều thế kỷ trên mỗi tổ tiên của chúng ta, chúng ta sẽ để những từ này rơi vào lãng quên chăng? Chúng ta có thường đọc kinh Kính Mừng không? Có lần chuỗi Mân Côi? Những từ này cũng là một trích dẫn Kinh Thánh được dùng hai lần khác, đối với hai phụ nữ khác là Gia – en và Giuđitha (Tl 5,24 – Gđt 13,18). Hai phụ nữ đã cứu dân tộc họ vào những ngày nguy khốn nhất. Câu trích dẫn này có phải là ngẫu nhiên không?
“Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ”: đây là một lời khen tặng của một phụ nữ đối với một phụ nữ khác: Luca lấy làm sung sướng nhấn mạnh về một trong những đề tài của ông trong Tin Mừng. Bí mật đầu tiên về Thiên Chúa không được giao phó cho người nam. Ngày nay có những phong trào đấu tranh để giải phóng phụ nữ. Có một số người cho rằng những phong trào đó là nhập nhằng. Nhìn dưới khía cạnh tích cực, những phong trào đó là một dấu chỉ thời đại, một dấu chỉ của Thiên Chúa. Mới đây một phong trào phụ nữ tự cho mình có nhiệm vụ “dám sống như phái nữ…dám nói Đức Giêsu Kitô thuộc phái nữ”. Điều này đã bắt đầu trong Tin Mừng thánh Luca. Trước cả các thánh Tông Đồ vào ngày lễ Ngũ tuần (30 năm trước). Bà Eâlisabét đã được “đầy ơn Thánh Thần”. Ở đây trong bản văn Hy Lạp có dùng cùng một từ như trên. Ta có thể dịch là “‘quả trong lòng bà được chúc phúc”.
Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?.
Ở đây Luca lại trích dẫn một câu Kinh Thánh (2 Sm 6,9) nói về Vua Đavit, đã không tin rằng hòm bia giao ước lại có thể đến nhà ông. Khám giao ước đó là nơi hiện diện của Thiên Chúa. Từ đó về sau Đức Giêsu sẽ nói (Ga 2,19) rằng Thiên Chúa quyết định không cư ngụ trong những “đồ vật” phượng tự nữa, những căn nhà bằng đá, nhưng hiện diện trong thân thể “sống động” của Đức Kitô. Bạn đang tìm một Đấng Cứu chuộc, hãy mở mắt ra mà nhìn ngắm: Thai nhi nhỏ bé và mảnh mai này, đang hiện diện trong bụng Mẹ người… “Có phải chính Người là Con Thiên Chúa, đầy ân sủng và chân lý không ” (Ga l,14). Mầu nhiệm của Thiên Chúa còn đang giấu ẩn. Đó cũng là mầu nhiệm Thánh Thể.
Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng
Nếu dịch từng chữ theo bản văn Hy Lạp thì sẽ là: “Khi lời chào mừng của em vừa đến tai tôi, thai nhi trong bụng tôi đã nhảy lên vì vui mừng (Cùng một từ “Koilia” thế mà ba dịch giả lại dịch ba cách khác nhau!).
Từ “giật mình” hay “nhảy lên”, gợi cho ta nhớ tới một vũ điệu bước khiêu vũ của Vua Đavit trước khám giao ước (2 Sm 6,15-16). Từ “vui mừng” (“agalhasis”) chỉ được dùng trong những Thánh Vịnh (90 lần!) và không bao giờ được dùng trong ngôn ngữ cổ điển Hy Lạp. Đó là sự vui mừng trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Sự vui mừng của Chúa ban cho, không giống như những lạc thú trên đời. Đó là chủ đề vui mừng mà Thánh Thần ban cho, chủ đề điển hình của Thánh Lu ca “các người sẽ nhảy nhót như những chú bê bé nhỏ thoát ra khỏi chuồng” như ngôn sứ đã nói như thế (Mt 3,10). Còn chúng ta những người Kitô hữu thì sao?
Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.
Rõ ràng, toàn thể trình thuật này chìm đắm trong đức tin và chỉ có thể giải thích theo đức tin. Đức Maria đã được gọi là “có phúc”, vì Bà có đức tin: Bà đã tin. Đức Giêsu sẽ nói lại về “mối phúc” này, mối phúc hàng đầu. Khi nghe người ta ca tụng mẹ mình, Đức Giêsu nói ngay: “Nhưng đúng hơn: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa” (Lc 11,28).
Mối phúc này có thể dành cho chúng ta. Trong đời sống, tôi có dùng thời giờ cho việc suy niệm Lời Chúa không? Giờ đây tôi bắt đầu kinh “Magnificat anima mea Dominum” “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi”.
(*) Tựa đề do BTT.GPBR đặt
CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG- C
CUỘC THĂM VIẾNG CỦA ĐỨC MARIA – Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1/. Một cảnh liên hệ chặt với Truyền Tin
Trước khi cáo từ ra đi, Sứ thần Truyền tin đã chỉ dẫn cho Đức Maria một dấu chỉ: “Kìa bà Eâlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là “hiếm hoi”, mà nay đã có thai được sáu tháng”. Thế là Đức Maria, hình ảnh Giáo Hội truyền giáo người mang Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, tức thì “vội vã lên đường đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa”. H. Cousin nhận định: “Luận đề về con đường xuất hiện lần đầu tiên trong một công trình, ở đó các nhân vật di chuyển nhiều. Lời khởi sự cuộc hành trình, và cuộc chạy (“lanh lẹ”) (của Lời cuối cùng dẫn Lời tới Rôma, biểu tượng của những miền đất xa xôi có người ở” (Cv 1,8. 28, 30-31) (L’ Evangile de Luc”, Centurion, trg 30).
Chúng ta chẳng được biết gì hơn về cuộc hành trình của Đức Mẹ xuống miền Nam. Như cha Lagrange tính toán, thì cuộc hành trình ấy có thể phải mất bốn ngày. Chủ tâm của tác giả Luca là muốn tập trung vào lúc tới nơi để có thể tạo cảnh làm nhịp cầu nối kết hai giai đoạn mà trước đây Luca đã triển khai riêng rẽ: giai đoạn của Gioan Tẩy Giả và giai đoạn của Đức Giêsu.
2/. Cho biết số mệnh nhiệm mầu của hai con trẻ sắp sinh ra.
Trong cảnh Truyền tin, Đức Maria vừa mới nhận được lời chào của Thiên thần, liền chuyển lời chào ấy tới người chị họ của mình: “Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Elisalbét”. F. Bovon nhận xét, “Trong những chương này có nhiều lời chào hỏi, vì có nhiều cuộc gặp gỡ, bởi lẽ là Thiên Chúa can thiệp và khai mào ơn cứu độ thông qua những mối tương quan của con người” (Tin Mừng theo thánh Luca 1-9, Labor et Fides, trg 86). Và lời chào hỏi của Đức Maria châm ngòi cho tiến trình ấy. Khi lời chào ấy vừa lọt tai bà Êlisabét thì đứa con trong bụng bà nhảy lên; một sự nhảy mừng mà bản dịch đã dùng một từ làm giảm đi sức mạnh, bởi vì nguyên văn tiếng Hy Lạp là “nhảy cẫng lên”, “nhảy tung lên”, “nhảy múa”.
Vì được đầy tràn Thánh Thần, ngay cả trước khi chào đời, nên Gioan nhìn thấy bình minh của kỷ nguyên mới đang ló dạng và bằng cách thi hành trước sứ mệnh của mình; như vậy ông nói tiên tri không phải bằng lời nói, nhưng bằng cử động nhảy tung lên, rằng Đấng mà người ta trông đợi đến vào ngày tận thế, thì từ nay người đang có mặt đây rồi: “Thiên Chúa không chỉ dùng những lời nói, mà còn sử dụng cả ngôn ngữ của thân xác nữa”. F. Bovon còn nhận xét thêm như vậy.
+ Được đầy tràn Thánh Thần, bà Êlisabél đọc được ý nghĩa của động tác con trong bụng mình nhảy lên vui sướng và ý nghĩa của cuộc hội ngộ mà bà đang sống.
+ Bằng một tiếng kêu lớn bà tỏ vẻ ngỡ ngàng, bà Êlisabét nhìn nhận rằng Đức Maria và “hoa trái của lòng” mà Maria đang cưu mang đều được Chúa chúc phúc.
+ Rồi bằng danh hiệu “Thân mẫu Chúa tôi”, bà tung hô người con của người em họ mình là Đấng mà Tv 109,1 đã loan báo, Đấng Kitô Đức Chúa.
+ Sau cùng theo hình thức một mối phúc, bà tán tụng lòng tin của Đức Maria. “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”. Đức Maria “đã cưu mang trong tinh thần trước khi cưu mang trong thân xác mình”, điều mà thánh Augustinô sẽ chú giải sau này.
Cousin viết: “Mối phúc về lòng tin của Đức Maria, phân biệt tự căn bản người thiếu nữ ấy với ông Dacaria (câu 45) và những câu 42-45 cho phép Luca kết hợp lại trong chính bản thân Đức Maria hai mối phúc: phúc được làm mẹ Thiên Chúa và phúc vì có lòng tin; sau này ở 11, 27-28, hai mối phúc ấy lại được Luca tách riêng ra. Nhờ tin rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói, Đức Maria được làm mẹ: lòng tin của Người cần thiết để Thiên Chúa phải thực hiện những gì Người đã nói! Đức Maria là điển hình kẻ nghe Lời Chúa, là mô hình của người có lòng tin, là tín hữu đầu tiên. Bởi vậy, ta không nên coi thường phần Luca đóng góp vào kinh nguyện và suy niệm của Giáo Hội sau này liên can tới Đức Trinh Nữ Nadarét. Không ai chối cãi được rằng kiểu nói ” Thân Mẫu Chúa ” cũng là phiến đá đặt nền cho tước hiệu đầu tiên sau này, tước hiệu mà cả hai Giáo Hội Rôma cũng như Chính Thống sẽ tôn phong và ca mừng Đức Maria: “Théotokos”, “Mẹ Thiên Chúa”. (“L’evangile de Luc”. Centurion. trg 31)
BÀI ĐỌC THÊM
/1. Thăm viếng: gặp gỡ giữa hai người phụ nữ, giữa hai con trẻ, giữa hai giao ước (H. Voulliez, “Dieu si proche”, Desclée de Brouwer, trg 17- 18).
“Thánh Kinh là cả một chuỗi dài những cuộc viếng thăm mà Thiên Chúa đã thực hiện với dân Người. Mặc dầu những bất trung thất tín của con người, và đôi khi vì chính những bất trung ấy mà từ chín tầng trời cao thẳm, Thiên Chúa vẫn thường xuyên ngự xuống trần gian. Một ngày kia, qua trung gian Sứ thần Gabrien, Người loan báo cho một thiếu nữ làng Nadarét, là Maria, biệt tin con Người đến. Tức thì người thiếu nữ ấy lên đường đi “thăm” người chị họ của mình là Êlisabét.
Hai người phụ nữ gặp nhau, và qua họ hai con trẻ là Gioan và Giêsu cũng gặp nhau. Rồi qua hai con trẻ ấy. hai Giao ước cũ và mới gặp nhau. Tường thuật của Luca về khoảnh khắc có một không hai này có giá trị còn hơn một trang sử giáo dục. Cuộc viếng thăm này mở ra một tương lai cực kỳ mới lạ. Từ nay qua trung gian con người, qua người con đã làm người mà Thiên Chúa viếng thăm nhân loại. Và cũng chính khi thăm viếng người ta, là ta thăm viếng Chúa vậy. Trong chuyến viếng thăm cuối cùng của Chúa vào ngày tận thế, người ta sẽ kêu lên ngỡ ngàng: “Nhưng có khi nào chúng tôi đã viếng thăm Chúa đâu? Và Chúa sẽ đáp lại họ: “Mỗi lần anh em thăm viếng những người ốm đau, nghèo khổ.. và bất cứ ai khác, là anh em đã thăm viếng chính Ta, anh em đã mở ra trên trần gian này, những con đường xuyên đồi đậm tình nghĩa thiết đời đời vậy “.
- /“Cùng với Đức Maria hãy tin vào Thiên Chúa Đấng làm được mọi sự ngay cả những điều không thể được” (G. Boucher, trong “Le ciel sur la terre”).
“Thế là lịch sử chuẩn bị sang trang, để khai trương một kỷ nguyên mới. Vậy mà thế giới vẫn chưa biết điều ấy. Chẳng bao lâu sau, một phần lớn nhân loại sẽ bắt đầu tính số năm và thể kỷ từ một biến cố có vẻ như không có gì quan trọng cả.
Người ta còn gọi thêm nữa là: năm một sau Đức Giêsu Kitô, thế kỷ thứ nhất sau Đức Giêsu Kitô, hai ngàn năm sau Đức Giêsu Kitô.
Trong niềm trông đợi ơn mạc khải về thế giới mới này, rất cả đều tuỳ thuộc vào quyết định của một người phụ nữ rất bình dị. Chỉ một mình người phụ nữ khiêm tốn, không tên tuổi ấy đang nắm giữ bí mật của đất và trời. Người phụ nữ ấy là MARIA, đang mang trong máu thịt mình; những lời hứa về một người con cùng chung một bản tính với Cha trên trời.
Những bà con của Người đã lấy làm lạ lùng. Trong nhà Dacaria và Êlisabét, người ta linh cảm rằng ơn làm mẹ của người em họ trẻ tuổi này là do lời Chúa hứa.
Thật là tuyệt vời khi nghe người phụ nữ sơn cước ấy chúc tụng một phụ nữ làng quê Nadarét, đồng thời cũng chúc tụng luôn cả hài nhi mà phụ nữ Nadarét ấy đang cưu mang và hài nhi ấy không bao lâu nữa sẽ cho người ta biết mặt và kế hoạch cứu nhân độ thế của mình!
Bà Êlisabét nhờ lớn tuổi hơn nên được đặc ân nhận ra một dấu lạ của trời ngay trong tư cách làm mẹ của bà; bà cũng phát hiện cùng một dấu lạ như thế nơi người em họ còn trẻ măng của bà. Khi nghe con mình nhảy mừng trong bụng, bà ức đoán rằng người em họ của mình là một người mẹ dã cùng với Thiên Chúa dấn thân trong cuộc phiêu lưu này.
Ai sẽ nói hết được những nỗi niềm và tâm tư mà hai chị em chia sẻ cho nhau lúc ấy? Ai sẽ kể hết được những lời kinh tuyệt vời mà hai người mẹ ấy cùng dâng lên? Bởi vì Tin Mừng vẫn luôn luôn nhấn mạnh đến một điều, đó chính là lòng tin của hai người phụ nữ này. Nên hạnh phúc thật mà họ có được là vì người này cũng như người kia đều đã tin vào một điều không thể xảy ra được.
Gần tới lễ Giáng sinh, chúng ta tán tụng lòng lin của Đức Maria. Một lòng tin đưa Mẹ đến dấn thân hào một chuyến đi không biết trước hậu quả, trên những miền đất của thiên Chúa. Một lòng tin khiến Mẹ mạo hiểm mang theo gánh nặng Chúa trao, để lặn lội vượt đèo lội suối đi tới nhà người chị họ Êlisabét. Một lòng tin vào Thiên Chúa Đấng làm được mọi sự. Một lòng tin tuyệt đối.
Ta hãy mừng vui ngây ngất trước nhan Mẹ! Nhưng còn mừng vui hơn nữa trước một Thiên Chúa dám chọn con đường của phàm nhân để bắt liên lạc với nhân loại.
Bởi lẽ Đức MARIA cho phép ta nhận ra ân huệ Chúa ban cho Mẹ do lòng tin, ân huệ mà Thiên Chúa cũng có ý định ban cho mỗi người chúng ta. Ta có biết đáp lại kế hoạch của Chúa dành cho ta bằng cũng một niềm tin phó thác như Đức Maria không?
Phúc thay nếu ta tin rằng “Không có gì mà Thiên Chúa không làm được!”.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam