Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 59
Tổng truy cập: 1361371
Em Trở Về Đây Với Bướm Xuân
Cập nhật : 17-11-2011 |
“Em trở về đây với Bướm Xuân,”
“Cho tôi mơ ước một đôi lần.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mt 25: 31-46
Hôm nay đây, Bướm Chúa của Mùa Xuân đã trở về với hình dạng của Đức Vua. Vua vũ trụ. Vua của mọi tâm hồn, như tình tự được thánh sử ghi nhanh ở trình thuật.
Trình thuật, nay có thánh sử rất Mát-thêu ghi về đoạn cuối cuộc sống công khai của Đức Kitô, trước khi Ngài vào với nỗi thống khổ, và rồi sau đó, đã Phục Sinh, để vực dậy hết muôn người.Thánh Mát-thêu làm công việc ấy bằng cung cách của người kể dụ ngôn về ngày sau hết, có phán xét. Đọc trình thuật hôm nay, hẳn rằng người nghe lại liên tưởng đến dụ ngôn của những chiên con và dê hiền. Phụng vụ Hội thánh lại dùng trình thuật hôm nay để mừng kính Đức Kitô Vua, tức Vị Chánh Án vào ngày phán xét cuối cùng.
Nhìn vào ngôn ngữ mà người Công giáo thường sử dụng xưa nay, thì chữ “Vua” không là từ ngữ dễ nghe và dễ chấp nhận cho bằng danh xưng khác. Đã có lúc, danh xưng “Vua” của Đức Chúa được coi như một biểu ngữ nhằm nói lên các giá trị đạo đức hầu đối chọi với ý nghĩa rất chúa của các vua quan ở đời. Thời nay, người người thấy mình không dễ gì thấy được sự khác biệt giữa tính chất rất “vua” của tín hữu Đạo Chúa.
Trình thuật thánh Mát-thêu hôm nay, Đức Giêsu được gán tặng bằng nhiều danh xưng như Con Người, Chúa Chiên (tựa như vua Đavít), Đức Vua, Đức Chúa, Người Con ngự trên ngai vàng cùng Thiên Chúa Cha, vv… Bằng vào các danh xưng ấy, Đức Giêsu Kitô được con dân mọi người tôn kính như vị Chánh Án mọi dân tộc. Và hôm nay, người đọc sẽ thấy Ngài sử dụng quyền tài phán của Chánh Án. Đó là lý do mà thánh sử coi Ngài là “Đức Kitô rất Vua”. Và, điều đó ăn khớp với mọi hiểu biết của chúng ta khi nghĩ về vị Vua của vũ trụ. Bởi, Ngài chính là vị Chánh Án có trọng trách phán xét tất cả những gì con người làm, hoặc không làm.
Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicêa có nói Ngài sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Cũng thế, các bản văn tuyên tín khác cũng có nói dân con mọi người sẽ phải trả lẽ về những gì mình làm. Thánh Kinh của người Do Thái còn tỏ cho thấy “Ngày của Đức Chúa” là ngày mà vị Chánh án đứng lên để phán và xét. Thêm vào đó, truyền thống giáo hội còn dạy con dân phân biệt việc phán xét vào ngày chung cục cuộc đời của mỗi người với việc phán xét hết mọi người vào ngày thế tận. Nhưng, chẳng một ai, kể cả Đức Kitô, biết được thời điểm với nơi chốn xảy đến công cuộc phán xét chung cuộc ấy. Nên, việc này chỉ được kể bằng ngôn từ rất biểu trưng và thông thường rất dễ sợ.
Kể, bằng biểu trưng hay biểu tượng, là nói trước mọi việc trước khi việc ấy xảy đến. Và, trình thuật về sự việc này được giảng rao khắp nơi và khắp chốn, để người Do thái cũng như dân ngoại sẽ hồi hướng trở về. Cả Enoch lẫn Elijah cũng về lại. Ngày ấy sẽ là ngày Cánh Chung, Phản-Kitô sẽ ngự trị một thời gian. Và, không gian vạn vật sẽ chuyển đổi đến rối mù, lửa từ trong/ngoài địa cầu sẽ bốc cháy. Và rồi, có tiếng loa kèn phát lên báo hiệu sự sống lại của muôn loài và khi ấy Con Người cũng sẽ xuất hiện giữa mây trời, rất bảng lảng. Rồi, người người cứ như thể bảo nhau: ngày thế tận đã kề cận. Thế nhưng, lẽ thường tình của con người lại hay chống đối những chuyện như thế. Và, phần đông sẽ không tin rằng chuyện đó là sự thật như đinh đóng cột. Hay nhất là bảo: ta chẳng hiểu gì về việc ấy.
Chẳng hiểu, vì ngôn từ biểu tượng mà thánh Mát-thêu sử dụng chỉ để kể về một gặp gỡ rất riêng tư thân tình giữa Đức Kitô và mỗi một người, khi ta chết. Vào lúc ấy, Ngài muốn biết, không chỉ mỗi việc cuộc sống của ta ra thế nào, nhưng còn nhắn nhủ rằng ta đã làm gì cho lịch sử của con người, tức đóng góp được bao nhiêu cho nhân loại. Lúc thánh Mát-thêu viết lên trang sử này, lên giấy, ngài muốn tỏ bày lập trường để ta biết, là: mỗi người chúng ta cũng nên cải thiện lối hành xử của chính mình, ở đây. Bây giờ. Thánh nhân không mô tả những gì sắp đến cho bằng ngài muốn xác chứng những gì phải xảy ra, ngay bây giờ.
Thánh Mát-thêu diễn tả việc ấy qua ảnh hình và biểu tượng về chiên lành và dê hiền. Ở Do thái thời xưa, chiên lành chịu đựng cơn lạnh hay hơn dê hiền. Bởi thế nên, dê hiền cần được bảo vệ nhiều hơn. Bằng vào mầu sắc, chiên con thường mầu trắng. Còn, dê hiền lại là mầu đen. Ở dụ ngôn, chiên lành đứng bên phải, tức phía rất phải. Còn, dê hiền ở bên trái tức trái rõ đành rành. Đặc biệt hơn, bằng vào biểu tượng thánh sử viết, thì thú đàn ở phiá bên phải, vẫn phải lẽ. Còn dê hiền, là kẻ xấu nên mới trái. Thế nhưng, dưới tầm nhìn của Chúa, thú đàn dù có trái, vẫn rất phải.
Công việc của Chánh án, là tách chiên khỏi dê theo tiêu chuẩn nào đó. Tiêu chuẩn đây, không là 10 điều giáo luật, vì khi bị phán xét không ai bị cật vấn điều đó. Nhưng tiêu chuẩn phán xét, là phán đoán và xét nét về 6 công tác từ thiện rất cổ điển về lòng thương xót mà người Do thái có thói quen gọi đó là hành xử đầy yêu thương.Cũng chỉ là: lo cho cái ăn, thức uống, đón tiếp mời chào, cho áo mặc, trông nom chăm sóc và viếng thăm đỡ đần. Vấn đề là, người người được hỏi có làm thế trong đời mình không?
Thật ra, đó còn là nội qui cuộc sống cộng đoàn do thánh Mátthêu đặt, ở Tin Mừng chương 18: “Không được để con trẻ lạc lõng, mất mát. Không được để thành viên cộng đoàn bị bỏ rơi, cô độc”. Phán và xét, còn là hỏi: anh/chị có tuân giữ nội qui ấy không? Nếu có, anh/chị là chiên lành. Nếu không, anh/chị sẽ là dê hư. Ở đây, thánh Mát-thêu và -Đức Giêsu- đặt tầm quan trọng vào nội qui giản đơn ấy cho cộng đoàn Kitô hữu thời tiên khởi. Để sau này, sẽ không có ai bị án phạt về những gì mình đã làm hoặc định làm; mà về những gì mình quên làm và không bao giờ chịu làm những việc như thế.
Người tốt lành không làm việc đó vì họ thấy người có nhu cầu như chính người anh, người chị của mình. Đức Giêsu nói: nếu người làm điều tốt lành ít là cho người anh, người chị ấy của mình, thì tức là làm cho Chúa. Họ là người thân của Chúa. Ta làm cho người của Chúa, chứ không phải cho người của ta. Thế nên, phán xét tích cực là phán và xét xem ta có mừng đón vào nhà mình, những người của Chúa, thuộc gia đình Ngài, vì họ nhìn ta như là người trong số họ.
Khi nói đến việc phán xét nói chung, ta bao gộp tất cả mọi người. Vậy thì, “nội qui của cộng đoàn” không chỉ là cho người Do thái hoặc cho cộng đoàn Mátthêu thời tiên khởi hoặc những người thuộc giáo phái nào đó, thôi. Mà là, tất cả. Nội qui ấy, là để mọi người biết mà thực hiện. Nội qui được viết trong tâm khảm của mỗi người. Cho mọi văn hóa, sắc tộc. Mọi thời khắc của lịch sử nhân loại. Nội qui rất chung và sẽ có phán xét cũng rất chung như thế.
Chúa có cách để giáo huấn để họ hiểu rằng cuộc sống đích thực không cần lời nói, hoặc thể chế, dù thể chế ấy là Hội thánh. Chúa thiết lập trong ta bản năng riêng của mội người. Cho mỗi người. Bản năng ấy, giúp ta mở lòng ra với người đang thiếu thốn, có nhu cầu. Dù ta là người thế nào đi nữa, Chúa cũng sẽ phán và xét chính ta, về tất cả điều đó. Phán và xét, xem ta có làm những việc giùm giúp như thế không. Chính đó là ý nghĩa của phán xét chung.
Chương 28 cuối Tin Mừng, thánh Mathêu viết: Đức Giêsu truyền lệnh cho nhóm người bé nhỏ của Ngài hãy ra đi mà trở nên đồ đệ của Ngài đến với muôn dân. Không cần biết họ thuộc sắc tộc nào. Có lý lịch ra sao. Họ từ đâu đến. Ngài dạy họ làm những việc như thế bằng cách quan sát xem họ có làm những điều Ngài dạy trong đời mình hay không. Tức, dạy họ sống biết giữ nội qui đề ra cho cộng đoàn của Ngài, như thánh Mátthêu từng ghi lại. Nếu họ làm theo điều Ngài dạy, thì Ngài sẽ ở với họ suốt mọi ngày, cho đến ngày thế tận.
Đọc trình thuật hôm nay, có thể có người nghĩ là thánh Mátthêu muốn tách chia chiên khỏi dê, để dễ bề phân biệt. Nhưng sự thật, đó không là phân và tách mà là đến với nhau như đàn trẻ lạc được tìm thấy. Là, ra đi mà tìm đến với họ. Ra đi, để ở giữa những người từng lỗi phạm nay bị bỏ rơi, quên lãng. Ra đi, giang tay mà chào đón tất cả mọi người, đưa họ về với hòa giải và hòa hoãn. Thế đó, không là tách chia, phân biệt. Mà là, thuộc về nhau. Ở với nhau. Mà là, tất cả ràng buộc vào với nhau để tiến vào với cộng đoàn Nước Trời Hội thánh.
Trong tâm tình cảm kích những điều thánh sử ghi về Đức Kitô Vua, ta lại ngâm lên lời rằng:
“Em trở về đây để nắng hồng,
Hồn xưa còn đẹp ý xưa không?
Trăng tình chưa nguyện lời Hoa Bướm,
Em chẳng về đây để ngỏ long.”
(Đinh Hùng – Bướm Xuân)
Là Bướm Xuân hay Bướm của Mùa Xuân, Ngài vẫn là Vua Vũ Trụ, nơi lòng người. Nay, Ngài trở về để Bướm và Xuân nên một. Một thân. Một mình. Thứ Mình rất thánh của Chúa Xuân.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá lược dịch.
Saturday, 5 November 2011“Ta ngỡ mất, mà chưa đành đánh mất,”Suy niệm Chúa Nhật thứ 33 thường niên năm A 13.11.2011
“Ta ngỡ mất, mà chưa đành đánh mất,”
“Bởi mùi hương ngự trị, cánh hoa tàn.”
(dẫn từ thơ VươngNgọc Long)
Mt 25: 14-30
Mất tình/mất tiền, nào mấy sợ. Bởi, tình/tiền xưa nay còn đó vẫn rất hiền. Cái dễ mất nhất, là niềm tin Chúa gửi nơi lòng dạ con người từ xưa đến nay. Lòng dạ ấy nay đà thấy ở trình thuật, ngày Chúa nhật.
Trình thuật Chúa nhật về niềm tin để luột mất, là ý tứ và ý từ được thánh Mat-thêu đề cập đến qua dụ ngôn kể lại hôm nay. Dụ ngôn, nay kể về “yến bạc” giao cho các người đầy tớ để sinh lời. Dụ ngôn, nay mang nặng tình tiết nối tiếp truyện kể đọc tuần trước, cũng đề cập việc sử dụng và đầu tư của cải vào mọi chuyện.
Thời xưa, “yến bạc” là đơn vị đo lường trọng lượng. Đó, là đồng cân nặng nhất trong hệ thống cần lường. Yến bạc, được dùng để cân đo vàng/bạc, kim loại, và đồ đồng. Mãi về sau, con người mới dùng nó làm đơn vị tiền tệ. Với người Do thái, một yến bạc tương đương với 3,000 shekels, tương tự định mức cân lượng mà người thường mang vác được. Lịch sử sau thời của Chúa và vào thời thánh Mát-thêu, thì một yến bạc tương đương với 6, 000 quan tiền người La Mã. 6,000 quan tiền, tương đương với lợi tức mà công nhân bình thường ở huyện có khả năng kiếm được trong vòng 15 đến 20 năm. Đó, cũng là lối nói thông thường về “một tấn tiền quan” người La Mã.
Người chủ được nói đến ở dụ ngôn, là người bận rộn, phải đi xa một thời gian không biết trước được hạn định. Ông trao cho 3 người tớ của ông 3 lượng tiền khác nhau. Một người, những 5 yến bạc. Kẻ kia chỉ hai yến. Còn người chót, chỉ mỗi yến một. Tất cả đều tuỳ khả năng của mỗi người. Nhưng, ông lại không cho họ biết phải làm gì với số bạc ấy. Ông coi mọi người như kẻ chín chắn. Chững chạc. Ông rất tôn trọng tự do và sức sáng tạo, của mỗi người. Và, ông cũng chẳng hề nghĩ là ông đã trao phần ít ỏi cho người đầy tớ thứ nhì và thứ ba. Bởi, mỗi yến bạc khi ấy nặng cả tấn tiền.
Về cốt truyện thì ai cũng đều đã tỏ. Hai người tớ đầu, đều biết mình phải làm gì với số lượng yến bào do chủ ũy thác. Tức, sử dụng nó một cách mẫn cán. Hiệu quả. Cả hai người này đều làm lợi cho chủ nhiều điều thấy rất rõ. Trong khi đó, người đầy tớ cuối lại không hành xử hệt như thế. Y đào đất chôn tiền quan xuống đó, tưởng rằng làm thế tức tạo sự an toàn, đúng đắn như bỏ vào két sắt/quỹ tiết kiệm, mà chẳng biết đầu tư cũng chẳng sinh lời sinh lãi.
Đó là biện pháp an toàn tối thiểu mà người mà người tệ bạc nhất cũng nghĩ ra. Tức, không sinh lợi nhưng cũng chẳng làm hại, chẳng thua lỗ điều gì. Tức, không tạo tăng trưởng, nhưng cũng chẳng làm ai thiệt thòi. Mất mát. Y ta đem về cho chủ đúng số lượng buổi ban đầu do chủ giao, chẳng dùng vào việc chi hết. Cất như thế, có bỏ công tìm kỹ cũng chẳng thấy được dấu tay, hoặc vết tích.Thật ra, y ta chẳng làm điều gì sai trái cả. Vì có làm gì đâu mà có sai sót.
Dụ ngôn cũng cho thấy: hai người đầy tớ đầu được chủ tặng thưởng rất hậu hỹ. Lại được chủ gọi đích danh “tôi tớ lương hảo và trung trực”. Tức, nhận nhiều trách nhiệm sẽ gặt hái được nhiều niềm vui. Trong khi đó, người tớ chót bị chủ cho là thành phần “bất hảo, lươi biếng”, đáng chê trách. Nói đúng ra, phải gọi anh ta là kẻ vô tích sự, chẳng làm được gì nên chuyện. Một thứ “ăn hại đái nát”, chẳng giống ai. Tức, những loại người ăn không ngồi rỗi, rất đáng buồn. Thế nên, họ mới bị lên án, dù chẳng lỡ lầm. Hoặc, sai trái.
Có lẽ khi viết lên dụ ngôn này, thánh sử Mat-thêu đã mang trong đầu ý tưởng về hai nhóm người Do thái khá quan trọng, vào thời ấy, nếu đem so với nhóm thứ ba. Hai nhóm đầu, là những người đại diện cho cộng đoàn Qumran. Nhóm thứ ba tượng trưng cho đám Biệt Phái, rất Pharisêu.
Qumran là nơi ta tìm ra Cảo Bản Biển Chết. Ở nơi đó, thấy có cộng đoàn sống chia cách/tách rời xã hội mình đang sống. Tách và rời, khỏi đền Giêrusalem để rồi đi vào chốn sa mạc lặng lẽ, trong hang động. Hang động họ sống, quanh Qumran, bị người La Mã phá huỷ vào thời chinh chiến suốt từ năm 68 đến 70 sau Công nguyên. Nên, cũng chẳng tồn tại khi thánh Matthêu viết lên Tin Mừng của thánh nhân vào niên biểu thứ 85. Và, thánh nhân cũng thừa biết là nhóm người này từng chôn giấu yến bạc đạo đức ở đâu đó, trong hầm tối của chính mnình.
Pharisêu là nhóm người có mặt nhiều hồi thánh Mat-thêu còn sống. Họ là những đối tác chuyên kình chống lại thánh nhân. Vào dạo trước, Đức Giêsu cũng có cảm tình với những người này. Và ngược lại, họ cũng biết điều với Ngài trong nhiều chuyện. Nhưng 40, 50 năm về sau, thế giới của họ đã biến đổi một cách khác hẳn. Sau ngày đền thờ Giêrusalem bị phá huỷ, đám Pharisêu lại trổi lên thành nhóm lãnh đạo dân Do Thái quyết tập hợp lại với cuộc sống ở ngoài đời. Trước thời thánh Mat-thêu sống, đám Pharisêu đã củng cố chỗ đứng của họ và phô trương cho mọi người thấy cung cách chỉ biết sống theo luật và luật. Và, cũng từ đó, họ tìm cách rút khỏi tầm ảnh hưởng của người La Mã để còn áp đặt mọi chuyện lên dân con của chính mình. Nói theo ngôn từ đạo đức, thì thời đó, đám Pharisêu là nhóm hướng dẫn việc đạo hạnh quyết đưa mọi người rời thế giới thực tại thời bấy giờ. Họ chính là những người cột chặt tinh thần câu nệ lề luật sau hàng rào bảo vệ của Torah.
Thánh Mat-thêu chẳng ưa gì nhóm người này. Thánh nhân chỉ muốn sống theo tinh thần của Đức Giêsu chủ trương bằng vào tương quan cởi mở, gọn gàng và nhẹ nhàng hơn. Thánh nhân chủ trương tinh thần biết sử dụng các “nén bạc” do Đức Giêsu và Thần Khí Ngài tặng ban. “Nén bạc” nói ở dụ ngôn hôm nay, không chỉ mang nghĩa kim tiền/của cải thôi; nhưng, còn biểu trưng quà tặng về năng khiếu như khi ta đề cập đến kỹ năng âm nhạc, ngôn ngữ, toán học hoặc những thứ khác.
Thông điệp thánh Mát-thêu gửi mọi người bằng dụ ngôn hôm nay, luôn mang tính giản đơn. Thẳng thắn. Trực tiếp. Ý thánh sử muốn nói, là: ân huệ Chúa ban cho mọi người vẫn thừa thãi, tràn đầy, không cạn tiệt. Nếu ta lại đem chôn ân huệ Ngài ban xuống đất, khác nào người đầy tớ vô tích sự,kể ở trên.
Truyện dụ ngôn hôm nay còn làm người đọc liên tưởng đến chuyện “Trân Châu Cảng”. Ở cảng này, tầu thuyền neo đậu đâu nào có nghĩa mình sẽ an toàn thoải mái mãi suốt đời? Chỉ hiện diện sống ở đó thôi, đâu có nghĩa mình sẽ được an toàn cả phần linh thánh lẫn mặt đời.
Tình tự chuyên lo sống an toàn, được ghi rõ ở nhiều thông điệp được Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđíchtô XVI tỏ cho giới trẻ biết trên báo đài lẫn Đại Hội Giới Trẻ ở Cologne, Sydney lẫn Madrid. Đức Giáo Hoàng đề cập đến Đạo Chúa như tình yêu cao cả, và mặc khải quý hiếm. Đối với ngài, làm tín hữu Đức Kitô là nhận lãnh ân huệ cao cả và quý hiếm Chúa vẫn ban. Ân huệ Ngài ban cho mọi người, sẽ là đôi cánh tiên để ta bay cao vút, lên cõi tiên. Ân huệ Chúa ban, còn là sứ mạng gửi đến mọi tín hữu. Sứ mạng ấy, là dự án để ta thực hiện vào mai ngày. Là, đem chân, thiện, mỹ vào cuộc sống rất thực để rồi ta tập trung đời mình vào những gì quan yếu, thiết thực thôi.
Đức Giáo Hoàng từng bảo: giả như Hội thánh mình biết sống thực như thế, ắt hẳn cuộc sống của mình sẽ mãi mãi trẻ trung, suốt mọi thời. Có sống như thế, thánh hội của Chúa sẽ không bao giờ trở nên chai lì, cằn cỗi. Bởi, Hội thánh là hội của các thánh biết kết hiệp với Chúa, tức cội nguồn tuổi trẻ, rất sống động.
Nay, điều cần là mỗi người và mọi người nên để cho qua đi tâm tư mỏi mệt và tâm tình nhiều huỷ hoại. Để rồi, sẽ hướng nhìn về phía về nơi có sự cao cả đích thực là di sản của Đạo Chúa. Đó, còn là “nén bạc” mà Chủ Tể vũ trụ đã trao cho mỗi một người, trong cuộc đời. Đó, là sứ mệnh khiến ta chọn lựa. Chấp nhận. Sứ mệnh, là: sử dụng nén bạc Ngài trao hầu xây dựng tương lai mai ngày cho thế giới mình chung sống. Thế nên, hãy dấn bước thâm trầm mà tiến tới. Tiến về phía trước mặt, dù đời người muôn mặt, để còn sinh lợi “nén bạc’ hiếm quý Chúa trao ban, cho ta. Cho mỗi người.
Trong tâm tình cảm kích chấp nhận nén bạc Ngài ban, ta lại sẽ ngâm nga lời ca, còn đậm nét:
“Xa tít tắp từ rừng xưa cổ tích,
Cỏ xanh mềm ảo hoá giấc phù vân.
Mùa thu ấy đôi mắt buồn man mác
Ngong ngóng chờ hoài niệm hoá rêu xanh.”
(Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)
Nguyệt Quỳnh đây, có thể không là “nén bạc” quý hiếm Chúa gửi gắm. Nhưng, vẫn là huệ ân/ân huệ mọi người trông ngóng biến thành những gì có lợi cho mình. Cho mọi người. Ở đời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá lược dịch.
|
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam