Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 30

Tổng truy cập: 1351119

Gạn Đục Khơi Trong

GẠN ĐỤC KHƠI TRONG
Mc 9,30-37

Có người đã nhận định như sau: “Tin mừng là quyển sách kẻ tội các tông đồ”. Quả thật, đọc kỷ các bản văn Tin mừng, chúng ta sẽ dễ dàng thấy được là hầu không có chỗ nào nói về những cái tốt của các tông đồ cả. Và hầu như Chúa Giêsu cũng chẳng có lần nào khen tặng các tông đồ ngoài một lần Ngài đặt câu hỏi: “người ta bào Con Người là ai? Thì Phêrô đại diện các anh em mình trả lời rằng: “Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống”. Nhưng Chúa Giêsu cũng nói thêm, sở dĩ Phêrô trả lời được như thế thù cũng do Thiên Chúa soi sáng cho nói chứ không phải tự ông có khả năng nói lên chuyện hệ trọng ấy. Trái lại, chúng ta chỉ thấy các bản văn Tin mừng kể về các tật xấu và những sai lỗi của các tông đồ như: thiếu lòng tin, chậm tin, chậm hiểu, nóng nảy, hèn nhát, ghen tỵ, thiếu ăn chay và cầu nguyện, phản bội . . . Và trong đoạn Tin mừng hôm nay, chúng ta vừa nghe kể về một chuyện xem ra chẳng tốt đẹp gì nơi các tông đồ, đó là cái thói thích làm lớn!

Thật ra thích làm lớn cũng chưa có gì để gọi là tật xấu, là tội cả. Nếu làm lớn mà biết quan tâm đến người khác, nâng đỡ và yêu thương người khác thì tốt quá đi chứ! Nhưng theo thói thường, khi con người ta làm lớn thì thích dùng quyền cuả mình để hành hạ người khác; bắt người ta phục vụ mình và sai khiến người khác như đầy tớ của mình. Tình trạng này đã và đang xảy ra đầy dẫy trước mắt chúng ta. Ơû ngoài xã hội thì thôi khỏi nói, mà trong gia đình cũng có và thậm chí trong các tôn giáo cũng có. Đạo chúng ta cũng có tình trạng ấy nữa. Có thể nói đó cũng là tội tổ tông truyền!

Các tông đồ ngày xưa theo Chúa Giêsu, có thể nói, động lực ban đầu chưa đúng đắn, chưa trong sáng gì bao nhiêu. Trong suy nghĩ và tính toán của mình, các tông đồ theo Chúa vì muốn tìm cho mình một chỗ đứng, một địa vị cao sang nào đó khi Chúa Giêsu khôi phục nước Israel và lên làm vua. Quả thật, Chúa Giêsu là Vua, một vị Vua trên hết các vua trần gian, nhưng Nước của Ngài không thuộc thế gian này. Ngài đến trần gian là đểå giới thiệu cho con người biết về Nước trời. Ngài kêu gọi tham dự vào Nước trời và không ngừng mở rộng Vương quốc ấy. Nhưng con đường để vào Vương quốc vĩnh cửu ấy đòi hỏi con người phải có nhiều hy sinh và cố gắng lắm. Vì “anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được”. Con đường ấy ngày xưa làm cho các tông đồ khó chấp nhận vì không hiểu và cũng không muốn hiểu nữa. Chúng ta thấy thật là trớ trêu. Ba lần Chúa Giêsu tiên báo về con đường mà Ngài sẽ phải đi qua để mở đường về Thiên quốc cho con người thì 3 lần các tông đồ không muốn nghe, rồi nghe mà không hiểu nên bàn tính với nhau những chuyện hoàn toàn đi ngược lại với con đường mà Chúa Giêsu kêu gọi họ bước đi.

Trong lần thứ 1 Chúa Giêsu tiên báo về cuộc khổ nạn, thì Phêrô đại diện cho anh em của mình ngăn cản và bắt đầu trách Ngài.

Trong lần Chúa Giêsu tiên báo cuộc thương khó lần thứ 2, thì phúc âm ghi lại là các tông đồ không hiểu, mà cũng không dám hỏi lại, nhưng bắt đầu tranh luận xem ai là người làm lớn hơn cả.

Và trong lần Chúa Giêsu báo trước về cuộc thương khó lần thứ 3 thì các ông run sợ. Rồi sau đó, Giacôbê và em nình là Gioan đến gần Chúa Giêsu nói nhỏ với Ngài để xin cho 2 anh em một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Chúa trong Nước của Chúa. Các tông đồ tiếp tục nuôi dưỡng ước mộng làm lớn.

Trước những người môn đệ với những động lực còn mang tính phàm tục như thế, Chúa Giêsu không chê bỏ họ, nhưng từng bước sửa dạy họ, uốn nắn họ và huấn luyện họ để họ từng bước được thanh tẩy tâm hồn, giúp họ hiểu biết ơn huệ lớn lao mà Thiên Chúa đã dành cho họ. Chúa Giêsu đã “gạn đục khơi trong” trong tâm hồn các tông đồ để giúp họ từng bước nên thánh, nên người môn đệ đích thực của Thiên Chúa. Điều đáng quý nơi các tông đồ là họ biết chấp nhận những lời sửa dạy của Chúa Giêsu, không tự ái, không tự cao tự đại. Nhờ đó mà họ được Thiên Chúa đoái thương; nhờ đó mà họ không ngừng tiến triển trên con đường nên thánh, nhất là họ biết nâng đỡ nhau, nương tựa vào nhau, biết yêu thương nhau và giúp nhau chu toàn sứ mạng của mình.

Chúng ta ngày nay hãy nhìn vào các tông đồ để hiểu biết mình hơn. Chắc chắn, chúng ta không hơn các tông đồ đâu. Chắc chắn, chúng ta cũng còn nhiều những khuyết điểm: nóng nảy, tham lam, ghe tỵ, ghen tương, thích được phục vụ, thích hưởng thụ, thích làm lớn để dùng quyền bính của mình cho hả dạ . . . Chúng ta chắc cũng còn muốn theo Chúa để được cái này, cái nọ ngay ở tràn gian này. Không thiếu những người giữ đạo vì thấy mình được ban ơn, được Giáo hội quan tâm hay muốn tìm một uy tín nào đó nhờ mang danh là Kitô hữu. Chúng ta rất cần thanh lọc động lực theo Chúa và giữ đạo của chúng ta. Chúng ta cần khiêm tốn đón nhận những lời dạy bảo của Chúa trong Tin mừng hay qua những thừa tác viên của Giáo hội.

home Mục lục Lưu trữ